Giáo án Lớp 1 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Nậm Mười

Giáo án Lớp 1 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Nậm Mười

Tiết 2 + 3: Học vần (95): oanh – oach

A. Mục đích, yêu cầu:

- HS đọc và viết đơúng : oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.

- Đọc đơựơc từ ứng dụng và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.

B. Đồ dùng dạy - học: - Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.

C. Các hoạt động dạy học:

 Giáo viên Học sinh

I- Kiểm tra bài cũ

- Đọc và viết: áo choàng, dài ngoẵng, liến thoắng, oang oang.

- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa.

II. Dạy bài mới:

1- Giới thiệu bài: (Trực tiếp)

2- Dạy vần:

 * OANH:

a- Nhận diện vần:

- GV viết bảng vần oanh.

H: Vần oanh do mấy âm tạo nên ?

- Cho HS phân tích vần oanh ?

b. Đánh vần:

- Cho HS ghép vần oanh vào bảng cài.

- GV đánh vần mẫu và cho HS đọc.

- GV theo dõi, sửa sai.

- Muốn có tiếng doanh ta phải thêm âm nào?.

- Yêu cầu HS nêu vị trí của âm và vần trong

tiếng doanh.

- Cho HS tìm và gài tiếng doanh.

- Cho HS đánh vần tiếng doanh.

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi:

 

doc 22 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 411Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Nậm Mười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23: 
 Thứ hai ngày 23 tháng 2 năm 2009.
Tiết 1: HĐTT: Chào cờ
	 _____________________________________________________
Tiết 2 + 3: Học vần (95): oanh – oach
A. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết đúng : oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.
- Đọc đựơc từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
B. Đồ dùng dạy - học: - Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.
C. Các hoạt động dạy học:
 Giáo viên
 Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ
- Đọc và viết: áo choàng, dài ngoẵng, liến thoắng, oang oang.
- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
II. Dạy bài mới:
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con.
- 3 HS đọc
1- Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2- Dạy vần:
 * OANH:
a- Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần oanh.
H: Vần oanh do mấy âm tạo nên ?
- HS đọc theo GV: oanh, oach
- Vần oanh do 3 âm tạo nên là o,
a và nh.
- Cho HS phân tích vần oanh ?
b. Đánh vần:
- Vần oanh có o đứng trước a đứng
giữa, nh đứng sau.
- Cho HS ghép vần oanh vào bảng cài.
- HS gài vần oanh.
- GV đánh vần mẫu và cho HS đọc.
- GV theo dõi, sửa sai.
- Muốn có tiếng doanh ta phải thêm âm nào?.
- Yêu cầu HS nêu vị trí của âm và vần trong
tiếng doanh.
- Cho HS tìm và gài tiếng doanh.
- Cho HS đánh vần tiếng doanh.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi:
- o - a – nhờ - oanh (ĐT-CN)
- Ta phải thêm âm d.
- doanh âm d đứng trước vần oanh
đứng sau.
- HS lấy bộ đồ dùng gài tiếng doanh.
- dờ – oanh – doanh
Tranh vẽ gì ?
- GV giải thích và rút ra từ khoá: doanh trại.
- Vừa rồi các em học vần gì mới ? GV viết
bảng.
- GV đọc trơn: oanh– doanh – doanh trại.
* OACH (Quy trình tương tự )
* So sánh vần oach, oanh:
- Tranh vẽ doanh trại
- 2 HS đọc trơn: danh trại
- HS: vần oanh
- HS đọc CN - ĐT
- Giống nhau: đều bắt đầu bằng o.
- Khác nhau : oach kết thúc bằng ch,
oanh kết thúc nh .
- GV đọc mẫu đầu bài: oanh, oach.
- Cho HS đọc cả 2 vần vừa học.
 Nghỉ giải lao
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV cho HS gạch chân tiếng chứa vần mới.
- 2 HS đọc đầu bài.
 Lớp trưởng điều khiển
 khoanh tay kế hoạch
- Cho HS đánh vần tiếng và đọc trơn cả từ.
 doanh trại loạch xoạch
- GV cho HS đọc ĐT bài một lần.
d- Hướng dẫn viết chữ.
- GV viết mẫu và hướng dẫn vừa viết vừa nêu quy trình viết.
- Cho HS viết bảng con.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS viết hờ trên không sau đó viết
trên bảng con.
 Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc:
 * Đọc ND tiết 1:
- HS đọc CN, nhóm, lớp
 * Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS quan sát tranh rút ra câu ứng dụng.
- Cho HS tìm tiếng chứa vần mới.
- GV cho HS đánh vần tiếng chứa vần mới.
- GV chỉ các tiếng khác nhau cho HS đọc sau
- HS quan sát tranh
 Chúng em tích cực thu gom giấy, 
sắt vụn để làm kế hoạch nhỏ.
đó cho HS đọc theo thứ tự.
- GV đọc mẫu trơn nhanh hơn và cho HS đọc
- GV cho HS đọc cả 2 tiết 1 lần.
b- Luyện viết:
- GVHD học sinh viết bài trong VTV
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- GV thu bài chấm và nhận xét bài viết.
c- Luyện nói: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
- Cho HS quan sát tranh và TLCH:
+ Em thấy gì ở mỗi bức tranh ?
+ Em thích bức tranh nào ?
+ Cửa hàng bán gì ?
- HS đọc theo CN- ĐT
- HS đọc ĐT 1 lần.
- HS viết bài vào vở tập viết.
- 2 HS đọc tên chủ đề.
+ Tranh vẽ nhà máy, cửa hàng, doanh
trại.
+ Các chú bộ đội làm gì ?
- Yêu cầu HS nói câu hoàn chỉnh.
III. Củng cố dặn dò:
- Cho HS đọc toàn bài trong SGK.
- Cho HS thi tìm chữ có chứa vần vừa học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 ______________________________________________________
Tiết 4: 
Toán (86): Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
A- Mục tiêu:
- Giúp HS bước đầu biết dùng thước có chia thành từng xăng ti mét để vẽ đoạn thẳng 
có độ dài cho trước.
- Giải toán có lời văn có số liệu là các số đo độ dài với đơn vị đo xăng ti mét.
B- Đồ dùng dạy - học:
- GV và HS sử dụng thước có vạch chia thành từng xăng ti mét, bảng con 
C- Các hoạt động dạy - học:
 Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Có: 5 quyển vở
 Có: 5 quyển sách
 Có tất cả quyển vở và quyển sách ?
- GV nhận xét, cho điểm
- 1 HS lên bảng, dưới lớp làm vào phiếu
Bài giải
Tất cả có số quyển vở và quyển sách là
 5 + 5 = 10 (quyển)
 Đ/s: 10 quyển.
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu (GT ngắn gọn)
2- Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác
 vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Chẳng hạn: Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm thì làm như sau:
+ Đặt thước (có vạch cm) lên tờ giấy trắng , tay trái giữ thước, tay phải cầm bút, chấm 1 điểm trùng với vạch 0, chấm một điểm trùng với vạch 4.
- HS chú ý lắng nghe và theo dõi.
+ Dùng bút nối điểm ở vạch 0 với điểm ở vạch 4 thẳng theo mép thước. 
+ Nhấc thước ra viết chữ A lên điểm đầu; viết chữ B lên điểm cuối của đt. ta đã vẽ được đt AB có độ dài là 4 cm.
- GV vừa HD vẽ vừa thao tác = tay trên bảng
Mỗi bước đều dừng lại một chút cho HS quan sát.
- HS nhắc lại cách vẽ
3- Luyện tập:
Bài 1: Vẽ đoạn thẳng có độ dài:
 5 cm ; 7cm ; 2cm ; 9cm
- HS vẽ đt có độ dài là 5cm, 7cm, 2cm và 9 cm vào giấy,
- Cho HS thao tác trên giấy nháp và sử dụng chữ cái in hoa để đặt tên cho đoạn thẳng.
- HS thực hiện theo HD của GV
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau.
- 1 HS lên trình bày bài giải.
 Tóm tắt:
 Đoạn thẳng AB : 5 cm
 Bài giải:
 Đoạn thẳng BC : 3 cm
 Cả hai đoạn thẳng:  cm ?
 Cả hai đt có độ dài là
5 + 3 = 8 (cm)
 Đáp số: 8cm
Bài 3: Vẽ đoạn thẳng có độ dài nêu trong bài 2.
- Hãy nêu Y/c của bài:
-Vẽ đt AB; BC có độ dài nêu trong bài2
+ Đoạn thẳng AB và ĐT BC có chung một điểm nào ?
+ Có tác dụng một đầu đó là điểm B 
- GV khuyến khích vẽ theo nhiều cách khác nhau.
- HS thực hiện theo Y/c.
4- Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Vẽ đt có độ dài 13cm
- GV nhận xét và giao bài về nhà.
- HS chơi thi giữa các tổ 
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiết 5:
Đạo đức (23): Đi bộ đúng quy định (T2)
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- HS hiểu đi bộ đúng quy định là đi trên vỉa hè, theo tín hiệu giao thông (đèn xanh) 
theo vạch sơn quy địn, ở những đường giao thông khác thì đi sát lề đường phía tay phải.
- Đi bộ dúng quy định là đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác không gây cản
 trở việc đi lại của mọi người.
2- Kĩ năng: Biết đi bộ đúng quy định
3- Thái độ: Có thái độ tôn trọng quy định về đi bộ theo luật định và nhắc nhỏ mọi 
người cùng thực hiện.
B- Tài liệu và phương tiện:
- Vở bài tập đạo đức1. - Hai tranh BT1 phóng to
C- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
+ Giờ trước các em học bài gì ?
+ Cư xử tốt với bạn em cần làm gì ?
+ Cư xử tốt với bạn em có lợi gì ?
- GV nhận xét, cho điểm.
- Bài: Em và các bạn
- HS trả lời
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài (linh hoạt)
2- Phân tích tranh BT1:
+ Hướng dẫn HS phân tích lần lượt từng tranh BT1.
- HS quan sát tranh
- GV treo tranh phóng to lên bảng, cho HS phân tích theo gợi ý.
Tranh 1:
H: Hai người đi bộ đang đi ở phần nào ?
- Đi trên vỉa hè
H: Khi có đèn tín hiệu giao thông có màu gì?
- Màu xanh
H: ở thành phố, thị xã, khi đi bộ qua đường thì theo quy định gì ?
- Đi theo tín hiệu đèn xanh
Tranh 2:
H: Đường đi nông thông ở tranh 2 có gì khác so với đường ở thành phố ?
H: Các bạn đi theo phần đường nào ?
+ Đường không có vỉa hè
+ Đi theo lề đường phía tay phải
+ GV kết luận theo từng tranh.
- ở thành phố cần đi bộ trên vỉa hè, khi qua đường thì theo tín hiệu đèn xanh, đi vào vạch sơn trắng quy định.
- HS chú ý nghe
- ở nông thôn, đi theo lề đường phía tay phải.
3- Làm bài tập 2 theo cặp:
- Yêu cầu các cặp quan sát từng tranh ở bài tập 2 và cho biết. Những ai đi bộ đúng quy định, bạn nào sai ? Vì sao ? như thế có an toàn không ?
- GV kết luận theo từng tranh.
- Từng cặp HS quan sát tranh và TL
- Theo từng tranh, HS trình bày kết
 quả, bổ sung ý kiến.
Tranh 1: ở nông thôn, 2 bạn HS và 1 người đi bộ đúng vì họ đi đúng phần đường của mình như thế là an toàn.
Tranh 2: ở đường phố có 2 bạn đi theo tín hiệu giao thông mầu xanh, theo vạch quy định là đúng. Hai bạn đang dừng lại trên vỉa hè vì có tín hiệu đèn đỏ là đúng những
bạn này đi như vậy mới an toàn, 1 bạn chạy ngang đường là sai, rất nguy hiểm cho bạn thân vì tai nạn có thể xảy ra.
Tranh 3: ở đường phố 2 bạn đi bộ theo vạch son khi có tín hiệu đèn xanh đúng là đúng, 2 bạn dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ cũng đúng, 1 cô gái đi trên vỉa hè là đúng. Những người nàyđi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn.
- HS chú ý nghe
4- Liên hệ thực tế:
+ Yêu cầu HS tự liên hệ.
H: Hàng ngày, các em thường đi bộ theo đường nào ? đi đâu ?
+ Đi học trên đường bộ
H: Đường giao thông đó như thế nào ? có đèn tín hiệu giao thông không ? có vỉa hè không ?
- HS trả lời
+ Em đã thực hiện việc đi bộ ra sao ?
+ GV kết luận: (Tóm tắt lại ND)
+ Đi đúng theo luật định
5- Củng cố - dặn dò:
- Khen ngợi những HS đi bộ đúng quy định. Nhắc nhở các em thực hiện việc đi lại hàng ngày cho đúng luật định.
Tập đọc:
Trường em
 Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2009.
Tiết 1 + 2: Học vần (96): oAt- oăt
A. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết đúng : oat, oăt, hoạt hình, loắt choắt.
- Đọc đựơc từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Phim hoạt hình.
B. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.
C. Các hoạt động dạy học:
 Giáo viên
 Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ
- Đọc và viết: khoanh tay, kế hoạch, loạch xoạch, doanh trại.
- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
II. Dạy bài mới:
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con.
- 3 HS đọc
1- Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2- Dạy vần:
 * OAT:
a- Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần oat.
H: Vần oat do mấy âm tạo nên ?
- HS đọc theo GV: oat, oăt
- Vần oat do 3 âm tạo nên là o, a 
và t.
- Cho HS phân tích vần oat ?
b. Đánh vần:
- Vần oat có o đứng trước a đứng
giữa, t đứng sau.
- Cho HS ghép vần oat vào bảng cài.
- HS gài vần oat.
- GV đánh vần mẫu và cho HS đọc.
- GV theo dõi, sửa sai.
- Muốn có tiếng hoạt ta phải thêm âm nào và dấu nào?.
- Yêu cầu HS nêu vị trí của âm và vần trong
tiếng hoạt.
- Cho HS tìm và gài tiếng hoạt.
- Cho HS đánh ... ải làm mẫu
b- Hướng dẫn khoảng cách hai đoạn thẳng cách đều:
- Trên mặt giấy có kẻ ô ta kẻ được AB. Từ điểm A và B cùng đếm xuống dưới 2 hoặc 3 ô tuỳ ý. Đánh dấu điểm C và D sau đó nối C với D ta được đt CD cách đều với AB.
4- Thực hành: 
- HS thực hành trên giấy vở kẻ ô 
- GV quan sát, uốn nắn thêm cho HS khi thực hành.
- Chú ý: Nhắc HS kẻ từ trái sang phải.
5- Nhận xét - Dặn dò:
Thực hành luyện tập
+ Đánh dấu điểm A và B, kẻ nối hai điểm đó được đt AB.
+ Đánh dấu hai điểm C, D và kẻ tiếp đt CD cách đều đoạn AB.
- Nhận xét về tinh thần học tập, sự chuẩn bị và KN học tập của học sinh.
ờ: - Thực hành kẻ đt cách đều. 
 - Chuẩn bị trước bài 25
Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2009.
Tiết 1:
 Toán (89): Các số tròn chục
A- Mục tiêu: Bước đầu giúp HS:
- Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số tròn chục
- Biết so sánh các số tròn chục.
B- Đồ dùng dạy - học:
GV: Các bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính, bảng gài, thanh thẻ, bảng phụ.
C- Các hoạt động dạy - học:
I- Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS lên bảng
15 + 3 = 	 8 + 2 =
19 - 4 = 	 10 - 2 =
- Yêu cầu HS nêu các bước giải toán
- GV nhận xét cho điểm
- HS lên bảng làm BT
15 + 3 = 18	 8 + 2 = 10
19 - 4 = 15	 10 - 2 = 8
- 1, 2 HS nêu
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- Hai mươi còn được gọi là bao nhiêu ?
- Vậy còn số nào là số tròn chục nữa? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2- GT các số tròn chục (từ 10 đến 90)
a- Giới thiệu 1 chục:
- GV lấy 1 bó 1 chục que tính theo yêu cầu và gài lên bảng.
+ 1 bó que tính nay là mấy chục que tính?
- GV viết 1 chục còn được gọi là bao nhiêu?
- GV viết số 10 vào cột số 
- GV viết "Mười" vào cột đọc số.
b- Giới thiệu 2 chục (20):
- Cho HS lấy 2 bó que tính theo yêu cầu 
- GV gài 2 bó que tính lên bảng
+ 2 bó que tính này là mấy chục que tính ?
- GV viết 2 chục vào cột chục.
+ 2 chục còn gọi là bao nhiêu ?
- GV viết số 20 vào cột viết số.
- GV viết 20 vào cột đọc số.
c- Giới thiệu3 chục (30):
- HS lấy 3 bó que tính theo yêu cầu .
- GV gài 3 bó que tính lên bảng gài.
- Hai chục
- HS quan sát và làm theo sự HD của GV.
Số chục
Viết số
Đọc số
1 chục
10
mười
2 chục
20
hai mươi
3 chục
30
ba mươi
4 chục
40
bốn mươi
5 chục
50
năm mươi
6 chục
60
sáu mươi
7 chục
70
bảy mươi
8 chục
80
tám mươi
9 chục
90
chín mươi
+ 3 bó que tính làm mấy chúc que tính?
- GV viết 3 chục vào cột chục trên bảng.
- GV nêu: 3 chục còn gọi là bao nhiêu ?
+ GV viết bảng :
- Số 30 viết như sau: Viết 3 rồi viết 0 ở bên phải ở số 3.
d- Giới thiệu các số 40, 50,90
3- Luyện tập:
Bài 1: Viết (theo mẫu):
- Gọi HS nêu yêu cầu 
- GV lật bảng phụ ghi sẵn bài 1
- GV nhận xét, chỉnh sửa
- Viết theo mẫu
- HS làm trong sách, lần lượt lên bảng chữa.
Bài 2: Số tròn chục.
 + Bài yêu cầu gì ?
-Viết số tròn chục thích hợp vào ô trống
- Cho 2 HS đọc lại các số tròn chục từ 10 đến 90 và theo thứ tự ngược lại?
 10, 20, 3, 40, 50, 60, 70,80, 90, 100.
 100, 90, 80, 70, 60, 50, 40, 30, 20,10
- Lưu ý HS: Mỗi ô trống chỉ được viết 1 số.
- GV nhận xét, cho điểm
Bài 3: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
+ Bài yêu cầu gì ?
- Gọi HS viết và đọc kết quả theo cột 
- GV hỏi HS cách so sánh 1vài số
- Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
- HS làm bài theo hướng dẫn
 20 > 10 40 60
 30 40 60 < 90
- GV nhận xét và cho điểm.
 50 < 70 40 = 40 90 = 90
4- Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc các số tròn chục từ 10 đến 90 và từ 90 đến 10.
- HS đọc ĐT
- Trong các số: 10, 20, 30, 40, 50, 60 , 70, 80, 90, chữ số 0 thuộc hàng nào ?
+ Các chữ số còn lại thuộc hàng nào ?
+ Số 0 thuộc hàng đơn vị 
+ Hàng chục
- Nhận xét chung giờ học
ờ: Tập viết lại các số vừa học
- HS nghe và ghi nhớ
Tiết 2: Âm nhạc: giáo viên bộ môn dạy
________________________________________________
Tiết 3 + 4: Học vần (99): uơ - uya
A. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết đúng : uơ, uya, huơ vòi, đêm khuya.
- Đọc đựơc từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.
B. Đồ dùng dạy - học: - Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.
C. Các hoạt động dạy học:
 Giáo viên
I- Kiểm tra bài cũ
- Đọc và viết: tàu thuỷ, khuy áo, đêm khuya.
- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
 Học sinh
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con.
- GV nhận xét và cho điểm.
II. Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Dạy vần:
 * UƠ:
- 3 HS đọc
 a- Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần uơ.
H: Vần uơ do mấy âm tạo nên ?
- Cho HS phân tích vần uơ ?
- Vần uơ do 2 âm tạo nên là u, và ơ.
- Vần uơ có u đứng trước ơ đứng.
b. Đánh vần:
- Cho HS ghép vần uơ vào bảng cài.
- HS gài vần uơ.
- Giáo viên đánh vần mẫu và cho HS đọc.
- GV theo dõi, sửa sai.
- Muốn có tiếng huơ ta phải thêm âm nào ?.
- Yêu cầu HS nêu vị trí của âm và vần trong
tiếng huơ.
- Cho HS tìm và gài tiếng huơ.
- Cho HS đánh vần tiếng huơ.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi:
- u – ơ – uơ (ĐT-CN)
- Ta phải thêm âm h.
- huơ âm h đứng trước vần uơ
đứng sau.
- HS lấy bộ đồ dùng gài tiếng huơ.
- hờ – uơ – huơ 
Tranh vẽ gì ?
- GV giải thích và rút ra từ khoá: huơ vòi.
- Các em học vần gì mới ? GV viết bảng.
- GV đọc trơn: uơ– huơ – huơ vòi.
* UYA (Quy trình tương tự )
* So sánh vần uơ, uya:
- GV đọc mẫu đầu bài: uơ, uya.
- Cho HS đọc cả 2 vần vừa học.
 Nghỉ giải lao
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV cho HS gạch chân tiếng chứa vần mới.
- Tranh vẽ huơ vòi
- 2 HS đọc trơn: huơ vòi
- HS: vần uơ
- HS đọc CN - ĐT
- Giống nhau: đều bắt đầu bằng u .
- Khác nhau : uơ kết thúc bằng ơ, 
uya kết thúc bằng a.
- 2 HS đọc đầu bài.
 Lớp trưởng điều khiển
- Cho HS đánh vần tiếng và đọc trơn cả từ.
 thuở xưa giấy – pơ - luya
- GV cho HS đọc ĐT bài một lần.
d- Hướng dẫn viết chữ.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết.
 huơ tay đêm khuya
- Cho HS viết bảng con.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS viết hờ trên không sau đó viết
trên bảng con.
 Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc:
 * Đọc ND tiết 1:
	* Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS quan sát tranh rút ra câu ứng dụng.
- Cho HS tìm tiếng chứa vần mới.
- GV cho HS đánh vần tiếng chứa vần mới.
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS quan sát tranh
 Nơi ấy ngôi sao khuya
 Soi vào trong giấc ngủ 
- GV chỉ các tiếng khác nhau cho HS đọc sau
đó cho HS đọc theo thứ tự.
 Ngọn đèn khuya bóng mẹ
 Sáng một vầng trên sân.
- GV đọc mẫu trơn nhanh hơn và cho HS đọc
- GV cho HS đọc cả 2 tiết 1 lần.
b- Luyện viết:
- GV hướng dẫn học sinh viết bài vào trong vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- GV thu bài chấm và nhận xét bài viết.
c- Luyện nói: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya
- Cho HS quan sát tranh và TLCH:
+ Cảnh trong mõi tranh là cảnh của buổi nào trong ngày ?
+ Trong mỗi tranh em thấy con vật (con gà, đàn gà) đang làm gì ?
+ Em hãy nói về một số công việc của em hoặc của một người nào đó trong gia đình em thường làm vào từng buổi trong ngày.
- Yêu cầu HS nói câu hoàn chỉnh.
- HS đọc theo CN- ĐT
- HS đọc ĐT 1 lần.
- HS viết bài vào vở tập viết.
- 2 HS đọc tên chủ đề.
+ Cảnh trong mỗi tranh là cảnh của 
buổi sáng sớm, chiều tối, đêm 
khuya.
+ Con gà đang gáy vào sáng sớm.
Đàn gà đang lên chuồng vào chiều 
tối.
III. Củng cố dặn dò:
- Cho HS đọc toàn bài trong SGK.
- Cho HS thi tìm chữ có chứa vần vừa học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 ______________________________________________________
Tiết 5: HĐTT: Sinh hoạt tuần 23 
A. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm: 
 - Các em ngoan ngoãn, lễ phép với các thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè. Trong 
tuần không có em nào vi phạm về đạo đức.
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ 
 - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, chuẩn bị bài đầy đủ.
- Ngoài ngoãn, biết giúp đỡ bạn bè.
 - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
 - Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: 
Anh B, Hà, Tiên, Quỳnh , Tuấn Anh, nguyễn Thảo
 - Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Thể dục đúng các động tác đều và đẹp. 
2. Tồn tại: 
- ý thức giữ gìn sách vở chưa tốt, còn bẩn, nhàu, quăn mép như:
 Trần Mạnh Hưng, Hờ A Sử, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Thanh Bình
- Chưa cố gắng trong học tập như: Quang, Cao Nam, Huy, Hưng.
B. Kế hoạch tuần 24: 
- Duy trì tốt những ưu điểm tuần 23.
- Tìm biện pháp khắc phục tồn tại của tuần qua.
- Hoàn thành các khoản thu của nhà trường.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt để chào mừng các ngày lễ lớn.
Tiết 23:
Mĩ thuật:
Xem tranh các con vật
A- Mục tiêu:
1 - Kiến thức: - Tập quan sát, nhận xét về hình vẽ, mầu sắc, của tranh.
2- Kĩ năng: - Biết quan sát tranh và nhận biết vẻ đẹp của tranh.
3- Giáo dục: - Thêm gần gũi, yêu thích các con vật 
B- Đồ dùng dạy - học:
GV: - Tranh vẽ các con vật của 1 số họa sĩ
 - Tranh vẽ các con vật của thiếu nhi
HS: Vở tập vẽ 1
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS làm theo yêu cầu
II- Dạy - học bài mới:
1- Hướng dẫn HS xem tranh:
GV treo tranh các con vật lên bảng
- HS quan sát và nhận xét
+ Tranh các con vật của bạn Cẩm Hà 
- Tranh của bạn Cẩm Hà vẽ những con vật nào?
- Tranh vẽ con chim, con gà, con Trâu 
- Những hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh?
- Những con vật trong tranh trông như thế nào?
- Trong tranh còn những hả nào nữa ?
Hình ảnh các con vật.
Rất ngộ nghĩnh
- Trong tranh còn có cây cối, hoa quả, mặt trời
- Em hãy nhận xét về mầu sắc trong tranh ?
- Em có thích tranh của bạn Cẩm Hà không? 
Vì sao?
- Mầu sắc đẹp và hài hoa
- HS trả lời
- Cho HS xem tranh "Đàn gà" của Thanh Hữu
- Tranh vẽ những con vật gì ?
- Tranh vẽ gà trống, gà mái, đàn con.
- Những con gà ở đây trông như thế nào ?
- Đẹp, ngộ nghĩng, đáng yêu
- Em hãy chỉ đâu là gà trống, đâu là gà mái, đâu là đàn con?
- HS lên chỉ ở tranh
- Em có thích bức tranh này không ? Vì sao ?
- HS tự trả lời.
2- Giáo viên tóm tắt, kết luận:
- Các em vừa được xem những bức tranh đẹp. Hãy quan sát các con vật và vẽ tranh theo ý thích của mình.
- HS chú ý nghe
3 - Nhận xét, đánh giá, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, khen ngợi những HS tích cực.
ờ: Quan sát và vẽ 1 con vật em yêu thích

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc