Tập đọc (7+8):
BÀN TAY MẸ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hiểu từ ngữ: rám nắng, xương xương. Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ. Trả lời được các câu hỏi 1, 2(SGK).
2. Kĩ năng: - Đọc trơn được cả bài: “Bàn tay mẹ”. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng.
3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu quý mẹ và cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV : Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ.
- HS : SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài: “Cái nhãn vở”
Tuần 26: Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011 Chào cờ Tập đọc (7+8): Bàn tay mẹ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu từ ngữ: rám nắng, xương xương. Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ. Trả lời được các câu hỏi 1, 2(SGK). 2. Kĩ năng: - Đọc trơn được cả bài: “Bàn tay mẹ”. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng. 3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu quý mẹ và cô giáo. II. Đồ dùng dạy - học: - GV : Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ. - HS : SGK, bảng con. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài: “Cái nhãn vở” 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài - GV đưa tranh minh hoạ bài tập đọc 2. Hướng dẫn HS luyện đọc * GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung bài * Luyện đọc tiếng, từ ngữ (kết hợp phân tích tiếng, giảng từ ngữ khó) * Giải nghĩa từ: rám nắng, xương xương * Luyện đọc câu: - GV chỉnh sửa ghi số thứ tự câu * Luyện đọc đoạn - GV chỉnh sửa, HD đọc đoạn * Luyện đọc toàn bài Nghỉ giải lao * Ôn các vần an, at: a. Tìm tiếng trong bài có vần an, at: b. Nói câu chứa tiếng có vần an, at: - GV chia nhóm, nêu yêu cầu hoạt động nhóm - GV nhận xét chung, chỉnh sửa (nếu cần), tính điểm thi đua, khen đội thắng cuộc * Củng cố tiết 1 Tiết 2 *Đọc lại bài trên bảng lớp. 3. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói * Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và đoạn 2 * Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình? - Yêu cầu HS đọc đoạn văn “ Bình yêu lắm... của mẹ - GV chốt kiến thức - Đọc toàn bài Nghỉ giải lao + Luyện nói (nhóm 2) - Yêu cầu nhìn tranh SGK thực hành hỏi, đáp theo mẫu. - Yêu cầu 3 cặp cầm SGK đứng tại chỗ thực hành hỏi đáp theo gợi ý dưới các tranh 2,3,4. - Lưu ý HS phải nói câu đầy đủ, không nói câu rút gọn. - Yêu cầu tự hỏi đáp - GV chỉnh sửa, khen, tuyên dương - HS đọc thầm tìm tiếng, từ ngữ cần luyện đọc: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương, làm việc, lại đi chợ. - HS đọc các tiếng từ ngữ vừa tìm - rám nắng: da bị nắng, làm cho đen lại. - xương xương: bàn tay gầy. * Đọc các tiếng có âm, vần, dấu, thanh đối lập:làm việc - thuốc nam, rám nắng - nước lắng, yêu nhất - nhấc bổng lên , llàm việc - con diếc - HS đọc thầm, chia câu - HS đọc từng câu (cá nhân, đồng thanh) - Đọc nối tiếp câu - HS đọc thầm chia đoạn - Đọc từng đoạn - Đọc nối tiếp đoạn - 2 HS đọc - đọc đồng thanh 1 lần - Nêu yêu cầu 1 -HS đọc thầm, tìm tiếng có an, at: (bàn) - HS nêu yêu cầu2 - HS quan sát 2 bức tranh trong SGK, đọc câu mẫu trong SGK - HS hoạt động nhóm 2 (Tập nói câu chứa tiếng có vần an hoặc vần at) - Nhóm thi nói câu chứa tiếng có vần an, at: - HS tự nhận xét, sửa câu - HS đọc bài - 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi + Mẹ phải làm rất nhiều việc: đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy. + Nhiều HS đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ: “Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng / các ngón tay gầy gầy / xương xương của mẹ.// ” - HS đọc toàn bài ( cá nhân, nhóm, lớp) * Ai nấu cơm cho bạn ăn? + Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn * Ai mua quần áo mới cho bạn? + Bố mẹ tôi mua quần áo mới cho tôi * Ai chăm sóc bạn khi bạn ốm? + Bố mẹ chăm sóc khi tôi ốm * Ai vui khi bạn được đểm 10? + Bố, mẹ, ông bà cả nhà vui khi tôi được điểm 10 - HS không nhìn SGK tự hỏi đáp và hỏi thêm những câu hỏi không có ở trong SGK. - Đại diện một số nhóm nói trước lớp - HS khác nhận xét, bổ sung 4. Củng cố: - Hôm nay học bài tập đọc gì? Mẹ đối với em như thế nào? Để mẹ vui lòng em phải làm gì? 5. Dặn dò: - HS đọc kỹ lại bài văn. Chuẩn bị bài “ Cái bống” Tập viết (Tiết 24): Tô chữ hoa c, d, đ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS tô được các chữ hoa: C, D, Đ 2. Kĩ năng: - Viết đúng các vần an, at , anh, ach, các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở TV1, tập 2 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS ý thứcrèn chữ, giữ vở. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng kẻ ô ly, phấn màu. - HS: Bảng con, vở tập viết, bút mực III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: - HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Viết bảng con: sao sáng, mai sau 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: Tô các chữ hoa C, D, Đ 2. Nội dung bài: a- Hướng dẫn tô chữ hoa - GV đính chữ C, D, D lên bảng yêu cầu quan sát nhận xét về số lượng nét và kiểu nét - GV vừa tô lại vừa nêu quy trình viết, yêu cầu HS heo dõi quy trình chữ - Yêu cầu HS tập viết trên bảng con. b- Hướng dẫn cách viết vần và từ ngữ: - Yêu cầu đọc vần và từ ngữ ứng dụng - Hướng dẫn thực hành tô và viết chữ. - Theo dõi, giúp HS tô đúng, viết đẹp - GV chấm, chữa bài, nhận xét đánh giá - Bình chọn bài viết đẹp - HS quan sát, nhận xét chữ hoa và nêu số lượng nét, kiểu nét. - Chữ C được viết bởi 1 nét, kiểu nét cong. - Chữ D được viết bởi 1 nét theo quy trình từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. - Chữ D giống chữ D thêm một nét thẳng ngang ngắn, khoảng 2/3 đơn vị chữ. - HS tập viết trên bảng con - HS theo dõi quy trình viết chữ - HS viết bảng con: C D D an bàn tay at hạt thúc anh gỏnh đỡ ach sạch sẽ - HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng - HS thực hành tô chữ hoa và viết từ ngữ ứng dụng. - HS viết bài vào vở tập viết - HS xem bài viết đẹp. 4. Củng cố: - Nhắc lại cách tô các chữ hoa C, D, D và viết vần, từ ngữ ứng dụng. 5. Dặn dò: - Về luyện viết thêm phần B Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011 Âm nhạc: ( GV bộ môn dạy). Toán (Tiết 101): Các số có hai chữ số I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nhận biết về số lượng, biết đọc, viết, đếm các số từ 20 đến 50 nhận biết được thứ tự của các số từ 20 đến 50 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức hoàn thành bài tập: 1, 3, 4 (136) 3. Thái độ: - Giáo dục tính kiên trì, độc lập khi làm toán II. Đồ dùng dạy - học: - GV: 4 bó (chục que tính) và 10 que tính rời - HS : Que tính, bảng con, vở ô ly, SGK III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: - HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Không 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Giới thiệu bài: Các số có hai chữ số. 2. Nội dung baứi: a- Giới thiệu các số từ 20 đến 30 - Hướng dẫn thực hành bằng que tính - Yêu cầu HS lấy 2 bó que tính (mỗi bó có 1 chục que tính, lấy thêm 3 que tính nữa là? * Tương tự như hướng dẫn thực hành bằng que tính để nhận ra số lượng, đọc, viết các số: 36, 42 - Hướng dẫn như đối với số 23 - Yêu cầu HS làm bài 1 trên bảng con - GV đọc, yêu cầu HS viết số - GV viết số, yêu cầu HS đọc - GV nhận xét đánh giá - Cho HS viết vào SGK, 1 HS làm bảng phụ b. HD nhận biết các số từ 30 đến 39. * GV nêu bài số 2: - Giải thích yêu cầu của bài - Cho HS viết vào SGK, 1 HS làm bảng phụ - GV chữa bài, nhận xét đánh giá. c. Nhận biết các số từ 40 đến 50 * Hướng dẫn thực hành * GV nêu bài số 3: - Giải thích yêu cầu của bài - Cho HS viết vào SGK, 1 HS làm bảng phụ - GV chữa bài nhận xét đánh giá. * GV nêu bài số 4: - Giải thích yêu cầu của bài - Yêu cầu HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV chữa bài - Nhận xét đánh giá. - Lấy 2 bó que tính ( 2 chục) và 3 que tính rời * Nêu: Hai chục que tính và 3 que tính là hai mươi ba que tính. - Viết: hai mươi ba - 23 - Đọc: 23 - hai mươi ba - Nhận biết cách đọc, cách viết các số: 36, 42 Bài 1 (137): a.Viết số: 20: Hai mươi 21: hai mươi mốt 22: hai mươi hai 23: hai mươi ba 24: hai mươi tư 25: hai mươi lăm 29: hai mươi chín b.Viết số vào dưới mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó. - HS thực hành viết vào tia số ở SGK 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 Bài 2 (136): Viết số - HS thực hành viết vào vở ô li. Ba mươi : 30 Ba mươi lăm : 35 Ba mươi mốt : 31 Ba mươi sáu : 36 Ba mươi hai : 32 Ba mươi bảy : 37 Ba mươi ba : 33 Ba mươi tám : 38 Ba mươi tư : 34 Ba mươi chín : 39 Bài 3(137): Viết số - HS thực hành viết số vào bảng con Bốn mươi : 40 Bốn mươi sáu : 46 Bốn mươi mốt : 41 Bốn mươi bảy : 47 Bốn mươi hai : 42 Bốn mươi tám : 48 Bốn mươi ba : 43 Bốn mươi tư : 44 Bốn mươi chín : 49 Năm mươi : 50 Bốn mươi lăm : 45 Bài 4(137): Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số đó. - HS chơi trò chơi Tiếp sức. 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 4. Củng cố: - GV nhắc lại số lượng, cấu tạo, cách đọc, cách viết. 5. Dặn dò: - HS xem lại bài. Tiếng Việt: Kiểm tra định kỳ ( Giữa học kỳ II) Chính tả (Tập chép) (Tiết 3): Bàn tay mẹ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng đoạn: "Hằng ngày ... chậu tã lót đầy" 35 chữ trong khoảng 15 - 17 phút. Điền đúng vần an - at, chữ g, gh vào chỗ trống 2. Kĩ năng: - Rèn luyện cho HS kĩ năng chép bài nhanh chính xác. 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS luôn có ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Đồ dùng dạy - học: - GV:Viết sẵn đoạn văn từ hàng ngày....chậu tã lót đầy, bảng phụ, phấn màu. - HS : Bảng con, vở chính tả, bút III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: - HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Điền n hăy l: nụ hoa, con cò bay lả bay la 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: Tập chép bài “Bàn tay mẹ”. 2. Nội dung bài: a- Hướng dẫn tập chép - GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn lên bảng - Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn. - Yêu cầu HS phân tích chữ dễ viết sai. - Hướng dẫn chép đoạn văn vào vở: chú ý viết chữ hoa chữ bắt đầu mỗi câu, đặt dấu chấm khi kết thúc câu. - Hướng dẫn soát và chữa lỗi chính tả. b- Hướng dẫn làm bài tập: - Cho HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài vào vở - GV chấm, chữa bài, nhận xét đánh giá - HS quan sát bảng phụ, nhẩm đọc. - 2 HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn (Chú ý ngắt, nghỉ khi gặp dấu câu) - Chữ dễ viết sai: hàng ngày, bao nhiêu, là, việc, nấu cơm, giặt. tã lót ... - HS tập viết các chữ khó ra bảng con ( nhẩm đánh vần để viết) - HS chép đoạn văn vào vở ô li - HS soát bài: dùng bút chì nghe GV đọc bài để soát lỗi, gạch chân chữ viết sai * Điền vần an hăy at? kéo đàn tát nước * Điền vần g hăy gh? nhà ga cái ghế - HS đọc lại các tiếng, từ đã điền 4. Củng cố: - Nhắc lại cách trình bày và cách viết một bài tập chép 5. D ... của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: Con gà. 2. Nội dung bài: a- Hoạt động 1: Làm việc với SGK - Cho HS quan sát tranh bài 26 (54-55) - Yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi. * Con gà ở hình thứ nhất là gà trống hay gà mái? * Gà trống, gà mái, gà con giống và khác nhau ở điểm nào? * Mỏ gà, móng gà dùng để làm gì? * Gà di chuyển thế nào? nó có bay được không? * Nuôi gà để làm gì? * Ăn thịt và trứng gà có lợi gì? * Kết luận: Con gà có đầu, cổ, mình, 2 chân và 2 cách. Toàn thân gà có lông che phủ ... - Gà trống, gà mái, gà con khác nhau ở kích thước, màu lông và tiếng kêu. - Thịt gà và trứng gà cung cấp nhiều chất đạm và rất tốt cho sức khoẻ. b. Hoạt động 2: Trò chơi “Đóng vai ...” - Tổ chức cho trò chơi” Đóng vai con gà” - Yêu cầu đóng vai con gà trống, con gà mái và con gà con. - HS quan sát tranh theo cặp đọc và trả lời câu hỏi trong SGK - Cả lớp tập trung thảo luận theo câu hỏi. - Gà mái. - Mô tả con gà ở (Trang 55) SGK - HS nêu ý kiến - Bới tìm và mổ thức ăn. - Gà di chuyển bằng chân, cánh dài giúp nó bay được một quãng ngắn. - Lấy thịt và trứng làm thức ăn. -Thịt và trứng gà có nhiều đạm, tốt cho sức khoẻ. - HS nghe để nhớ. - Vai con gà trống đánh thức mọi người vào buổi sáng - Vai con gà mái cục tác và đẻ trứng - Vai con gà con kêu chíp chíp 4. Củng cố: - Hát tập thể bài” Đàn gà con” 5. Dặn dò: - HS tập vẽ con gà. Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011 Đạo đức (Tiết 26) Cảm ơn và xin lỗi ( Tiết1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. Vì sao cần nói lời cảm ơn, xin lỗi. Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng 2. Kĩ năng: - HS tìm hiểu cần nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. HS có thái độ tôn trọng, chân thành khi giao tiếp. 3. Thái độ: - Quý trọng những nguời biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Vở BT đạo đức 1- sử dụng tranh SGK - HS : Vở bài tập, đồ dùng để đóng vai. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Không KT 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: “ Cảm ơn và xin lỗi” 2. Nội dung bài: a. Hoạt động1: Quan sát tranh bài tập 1. * Yêu cầu quan sát tranh bài tập 1 và cho biết. * Các bạn trong tranh đang làm gì? * Vì sao các bạn lại làm như vậy? * Kết luận: Tranh 1: Cảm ơn khi được bạn tặng quà Tranh 2: Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn. b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài 2 - Chia lớp thành 4 nhóm giao cho mỗi nhóm thảo luận một tranh. - Yêu cầu thực hành nói trước mỗi tình huống. - Yêu cầu đại diện 4 nhóm trình bày - Yêu cầu trao đổi bổ sung * Kết luận: - Tranh 1: Cần nói lời cảm ơn - Tranh 2: Cần nói lời xin lỗi - Tranh 3: Cần nói lời cảm ơn - Tranh 4: Cần nói lời xin lỗi c- Hoạt động 3: Thực hành đóng vai * GV chia nhóm và giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm - Yêu cầu các nhóm đóng vai - GV chốt lại tình huống đúng - GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận. * Em cảm thấy thế nào khi được bạn cảm ơn? * Em cảm thấy thế nào khi nhận được lời xin lỗi? * Kết luận: Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. - Cần nói xin lỗi khi làm phiền người khác. - HS quan sát tranh bài tập 1 và nêu ý kiến: - Các bạn trong tranh đang nói lời cảm ơn và xin lỗi - Các bạn cảm ơn vì được tặng quà - Các bạn xin lỗi vì đến lớp muộn. - HS nghe- thực hiện khi nhận quà - HS nghe thực hiện - HS thảo luận theo nhóm 4: Các bạn Lan, Hương, Vân, Tuấn cần nói gì trong mỗi trường hợp ? vì sao? - Tranh 1: Chúc mừng sinh nhật Lan ( Lan nói: mình cảm ơn các bạn) - Tranh 2: Hương sơ ý làm rơi hộp bút của bạn ( Hương nói: mình xin lỗi bạn) - Tranh 3: Vân được bạn cho mượn bút Vân cầm bút mà dùng (Vân cảm ơn bạn) - Tranh 4: Tuấn ý làm ... bình hoa (Tuấn xin lỗi mẹ) - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - HS cả lớp trao đổi bổ xung. - HS nghe hiểu rõ khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. - Đóng vai theo bài tập 4 - HS thảo luận nhóm, chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm đóng vai theo tình huống. - HS cả lớp nhận xét cách ứng xử trong tiểu phẩm của các nhóm. - HS thảo luận. - Cảm thấy vui. - Hài lòng. - HS lắng nghe 4. Củng cố: - GV nhắc lại khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi 5. Dặn dò: - HS thực hành nói lời cảm ơn, xin lỗi khi mình gặp các tình huống. Luyện viết ( Nghe đọc) Cái nhãn vở I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết nghe GV đọc để viết lại chính xác, không mắc lỗi, viết đủ, đúng đoạn văn từ “Giang lấy bút đến ....con gái đã tự viết được nhãn vở” 2. Kĩ năng: - Tốc độ viết: 2 chữ trên một phút. Biết trình bày sạch đẹp, khoa học 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, phấn màu - HS : Bảng con, vở ô ly III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Không 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Giới thiệu bài: Chính tả “cái nhãn vở” 2. Nội dung bài: a. Luyện viết chữ khó - GV đưa ra một số chữ khó viết, đọc và yêu cầu HS viết bảng con - Yêu cầu HS phân tích các chữ vừa viết. b- Hướng dẫn viết chính tả - GV đọc mẫu đoạn văn - Hướng dẫn cách viết và cách trình bày - GV đọc chính tả ( Mỗi câu đọc 3 lần) - Hướng dẫn soát và chữa lỗi chính tả - Tập viết chữ khó vào bảng con: Giang, nắn nót, trường, lớp, những, ngay ngắn, con gái, viết được - Phân tích cấu tạo của các chữ vừa viết được để tránh viết sai. VD: Giang: Gi + ang Nắn: n + ăn + dấu sắc trên ăn Ngay: ng + ay - HS đọc đoạn văn, nghe GV đọc - HS nhận biết cách viết và cách trình bày: Trình bày đúng một đoạn văn, chữ cái đầu mỗi câu phải viết hoa, hết một câu phải ghi dấu chấm - HS nghe đọc viết bài vào vở - HS soát lỗi chính tả, dùng bút chì gạch chân chữa viết sai, sửa vào bên lề vở 4. Củng cố: - GV nhắc lại cách trình bày một bài viết chính tả. 5. Dặn dò: - HS tập viết thêm cho đẹp. Toán Ôn: các Số có hai chữ số I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nhân biết về số lượng, biết đọc, viết, đếm các số từ 20 đến 50, nhận ra thứ tự của các số có hai chữ số từ 20 đến 50 2. Kĩ năng: - HS biết vận dụng những kiến thức đã học đề giải đúng bài tập. 3. Thái độ: - Giáo dục tính kiên trì, độc lập khi làm toán II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Vở bài tập, phấn màu, bảng phụ. - HS: Vở bài tập, bảng con, vở ô ly. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc số: 24, 67 ,55 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Giới thiệu bài: Ôn Các số có hai chữ số 2. Nội dung bài: a- Hướng dẫn thực hành * GV nêu bài số 1 - Giải thích mẫu - Cho HS luyện bảng con. - GV chữa bài, nhận xét, đánh giá. * GV giải thích yêu cầu của phần b - Yêu cầu làm bài vào vở BT - GV chữa bài, nhận xét, đánh giá * GV nêu bài số 2 - Giải thích yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài vào phiếu theo nhóm 2. - Cho đại diện nhóm báo cáo - GV chữa bài - Nhận xét, đánh giá * GV nêu bài số 3 - Giải thích yêu cầu của bài - Tổ chức học cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở ô li. - GV chữa bài - Nhận xét, đánh giá Bài 1( 32 -VBT) a. Viết theo mẫu: Mẫu: Hai mươi : 20 Hai mươi mốt : 21 Hai mươi sáu : 26 Hai mươi hai : 22 Hai mươi bảy : 27 Hai mươi ba : 23 Hai mươi tám : 28 Hai mươi tư : 24 Hai mươi chín : 29 Hai mươi lăm : 25 Ba mươi : 30 b- Viết vào dưới mỗi vạch của tia số: 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 41 43 - HS làm bài vào vở bài tập, rồi chữ bài - HS đọc lại các số viết trên tia số. Bài 2 (32- VBT): Viết số: - HS học theo nhóm đôi làm bài trên phiếu học tập. Ba mươi : 30 Ba mươi sáu: 36 Ba mươi mốt: 31 Ba mươi bảy: 37 Ba mươi hai: 32 Ba mươi tám: 38 Ba mươi ba: 33 Ba mươi chín: 39 Ba mươi tư: 34 Bốn mươi : 40 Ba mươi lăm: 35 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - HS tham gia chữa bài Bài 3 (32 VBT): Viết số Bốn mươi : 40 Bốn mươi sáu:46 Bốn mươi mốt: 41 Bốn mươi bảy: 47 Bốn mươi hai: 42 Bốn mươi tám: 48 Bốn mươi ba: 43 Bốn mươi chín: 49 Bốn mươi tư: 44 Năm mươi : 50 Bốn mươi lăm: 45 4. Củng cố: - GV nhắc lại cách đọc, cách viết các số từ 20 đến 50. 5. Dặn dò: - HS xem kĩ lại các bài đã chữa. Toán: Luyện tập chung I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:- HS củng cố về số tròn chục và cộng trừ các số tròn chục. Củng cố về nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình 2. Kĩ năng: - HS biết vận dụng các kiến thức đã học để giải đúng bài tập. 3. Thái độ: - Giáo dục tính kiên trì, độc lập khi làm toán II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ, tranh minh hoạ SGK - HS : Bảng con, vở ô li, SGK III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng tính 30 + 10 + 20 = 60 60 – 20 – 10 = 30 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Giới thiệu bài: Luyện tập chung để củng cố về các số tròn chục và giải toán và nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình 2. Nội dung bài: a- Hướng dẫn thực hành * GV nêu bài số 1: - Giải thích yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài vào bảng phụ theo nhóm 2. - GV chữa bài - Nhận xét, đánh giá. * GV nêu bài số 3: - Giải thích yêu cầu của bài. - Cho HS làm bảng con - GV chữa bài - Nhận xét, đánh giá. * GV nêu bài số 4: - Yêu cầu HS đọc bài. - Hướng dẫn tìm hiểu bài + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Để tìm được số bức tranh cả hai lớp vẽ được ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài vào vở ô ly. - GV chữa bài, nhận xét, đánh giá. Bài 1(30- VBT): - Đại diện nhóm báo cáo kết quả đ a- Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị s b. Số 18 gồm 8 chục và 1 đơn vị đ c. Số 60 gồm 0 chục và 6 đơn vị s d. Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị Bài 3(30- VBT): Đặt tính rồi tính - HS thực hiện trên bảng con 30 50 40 90 50 20 20 50 80 80 20 40 Bài 4( 30- VBT) Tóm tắt Ngăn 1 : 40 quyển sách Ngăn 2 : 50 quyển sách Cả hai ngăn : ... quyển sách? Bài giải: Cả hai ngăn có tất cả số sách là: 40 + 50 = 90 (quyển sách) Đáp số: 90 quyển sách 4. Củng cố: - Nhắc lại cách thực hiện phép tính cộng, trừ các số tròn chục (Trong phạm vi 100). 5. Dặn dò: - HS xem kĩ lại các bài đã chữa
Tài liệu đính kèm: