Giáo án Lớp 1 - Tuần 10 - GV: Nguyễn Thị Diễm - Trường TH Hướng Đạo

Giáo án Lớp 1 - Tuần 10 - GV: Nguyễn Thị Diễm - Trường TH Hướng Đạo

Học vần

Bài 39: au - âu (2 tiết)

A- Mục đích yêu cầu:

- HS đọc và viết đợc: au, âu, cây cau, cái cầu.

- Đọc đợc các câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

B- Đồ dùng dạy - Học:

- Tranh minh hoạ cho từ khoá, bài ứng dụng, phần luyện nói.

C- Các hoạt động dạy - học.

I- Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Viết và đọc: Cái kéo, leo trèo, trái đào

- Đọc đoạn thơ ứng dụng SGK

- GV nhận xét, cho điểm.

II- Dạy - học bài mới:

1- Giới thiệu bài :

2- Dạy chữ ghi âm:

au:

a- Nhận diện vần:

- Viết lên bảng vần au

- Vần au do mấy âm tạo nên ?

- Hãy phân tích vần au ?

b- Đánh vần vần và tiếng khoá.

- Vần au đánh vần nh thế nào ?

- Giao việc

- GV theo dõi, chỉnh sửa.

+ Đánh vần tiếng khoá.

- Yêu cầu HS tìm và gài vần au, cau

- Hãy đọc tiếng em vừa ghép

- ghi bảng: Cau

- Hãy phân tích tiếng cau

 

doc 34 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 10 - GV: Nguyễn Thị Diễm - Trường TH Hướng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10:
Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010.
Học vần
Bài 39: au - âu (2 tiết)
A- Mục đích yêu cầu: 
- HS đọc và viết được: au, âu, cây cau, cái cầu.
- Đọc được các câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.
B- Đồ dùng dạy - Học:
- Tranh minh hoạ cho từ khoá, bài ứng dụng, phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy - học.
I- Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Viết và đọc: Cái kéo, leo trèo, trái đào
- Đọc đoạn thơ ứng dụng SGK
- GV nhận xét, cho điểm.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 3 HS đọc
II- Dạy - học bài mới: 
1- Giới thiệu bài : 
2- Dạy chữ ghi âm:
- HS đọc theo GV: au - âu
au: 
a- Nhận diện vần: 
- Viết lên bảng vần au
- Vần au do mấy âm tạo nên ?
- Vần au do 2 âm tạo nên là âm a và u.
- Hãy phân tích vần au ?
- Vần au có a đứng trước, u đứng sau.
b- Đánh vần vần và tiếng khoá.
- Vần au đánh vần như thế nào ?
- Giao việc
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Đánh vần tiếng khoá.
- Yêu cầu HS tìm và gài vần au, cau
- Hãy đọc tiếng em vừa ghép
- ghi bảng: Cau
- Hãy phân tích tiếng cau 
- a - u - au 
- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp)
- HS sử dụng bộ đồ dùng gài.
- au - cau.
- HS phân tích.
- Hãy đánh vần tiếng cau ?
- Yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Từ khoá: 
- Tranh vẽ gì ?
- Ghi bảng: Cây cau (gđ)
- Cờ - au - cau 
- CN, nhóm, lớp
- Tranh vẽ cây cau
- HS đọc trơn; CN, nhóm, lớp
âu: (quy trình tương tự)
- So sánh vần âu và au
Giống: Kết thúc = u
Khác: âu bắt đầu bằng â.
 c- Hướng dẫn viết: 
- GV viết mẫu, nêu quy trình.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS quan sát viết vào bảng con.
d- Đọc từ ứng dụng: 
- Ghi bảng từ ứng dụng
- GV đọc mẫu và giải thích
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Cho HS đọc lại toàn bộ bài
- 3 HS đọc
- HS luyện đọc CN, nhóm, lớp
- HS đọc ĐT.
Tiết 2
3- Luyện tập: (30’)
a- Luyện đọc: 
+ Đọc lại bài tiết 1 (bảng lớp)
+ Đọc câu ứng dụng (GT tranh)
- Tranh vẽ gì ?
+ Viết câu ứng dụng lên bảng.
- GV hướng dẫn, đọc mẫu
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS quan sát và nhận xét
- HS nêu, một vài em
- 3 HS đọc
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
b- Luyện viết: 
- Nêu yêu cầu và giao việc
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- Nhận xét bài viết của HS.
- HS tập viết theo mẫu trong vở
c- Luyện nói:
- Nêu yêu cầu và giao việc
+ Gợi ý: 
- Trong tranh vẽ gì ?
- Người bà đang làm gì ?
- Hai cháu đang làm gì ?
- Trong nhà em ai là người nhiều tuổi nhất ?
- Bà thường dạy các cháu điều gì ?
- Em có quý Bà không ?
- Em đã giúp Bà những việc gì ?
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
III- Củng cố - dặn dò: ( 5’)
+ Trò chơi: Thi viết chữ có vần vừa học
+ Đọc lại bài trong SGK
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặ hs về nhà học bài
- Chơi theo tổ
- 1 vài em
 Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu:
HS được:
- Củng cố về phép trừ, thực hiện phép tính trừ trong phạm vi 3.
- Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
B. Đồ dùng dạy học.
- SGK
C. Các hoạt động dạy học.
I. Kiểm tra bài cũ. (5’)
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
HS 1
HS 2
2 + 1 = 3
3 - 1 = 2
3 - 2 = 1 
1 + 2 = 3
- yêu cầu HS đọc đọc bảng trừ trong phạm vi 3
- HS đọc
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy - Học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. HD HS lần lượt làm BT trong SGK.
Bài 1:
- Bài yêu cầu gì?
- Tính
- Yêu cầu HS làm tính nêu miệng.
- HS làm và nêu miệng kết quả.
 1 + = 3
 1 + = 2
1 + 3 = 4
 2 - 1 = 1
1 + 4 = 5
2 + 1 = 3
- Gọi HS dưới lớp nêu NX.
- GV NX bài và cho điểm.
Bài 2:
- Bài yêu cầu gì?
- Làm tính và ghi kết quả vào ô tròn.
- HD và giao việc.
- HS làm sau đó lên bảng chữa
- GV nhận xét và cho điểm.
- HS khác nhận xét bài của bạn.
Bài 3:
- HD HS nêu cách làm.
- Điền dấu (+) hoặc (-) vào ô trống để có phép tính thích hợp.
- Giao việc.
- HS làm và đổi bài KT chéo.
- HS đọc bài của bạn và NX.
- GV nhận xét, cho điểm.
1 + 1 = 2
2 + 1 = 3
2 - 1 = 1
3 - 2 = 1
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.
- 1HS.
- HS quan sát tranh nêu đề toán và viết phép tính thích hợp.
a) Tùng có 2 quả bóng. Tùng cho Nam 1 quả. Hỏi Tùng còn mấy quả bóng.
 2 - 1 = 1
b) Có 3 con ếch nhảy đi 2 con hỏi còn mấy con ếch.
- GV nhận xét và cho điểm.
3 - 2 = 1
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn hs về nhà ôn bài.
Chiều:
Học vần
Luyện đọc bài 39
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách đọc, viết được: au, âu, cây cau, cái cầu.
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Mở rộng lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: eo, ao
2. Hoạt động 2: Ôn và làm vở bài tập (20’)
Đọc:
- Gọi HS yếu đọc lại bài: au, âu
Viết:
- GV đọc cho HS viết: au, âu, cây cau, cái cầu.
* Tìm từ mới có vần vừa học cần ôn:
- Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ, có chứa vần au, âu.
* Cho HS làm vở bài tập.
- HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối từ và điền vần.
- Hướng dẫn HS yếu đánh vần để đọc được các từ cần nối.
- Cho HS đọc lại các từ vừa điền và nối, GV giải thích một số từ mới.
- HS đọc từ cần viết sau đó viết đúng khoảng cách.
- Thu và chấm một số bài.
3. Hoạt đông 3: Củng cố, dặn dò (5’)
- Thi, đọc viết nhanh tiếng, từ có vần cần ôn.
- Nhận xét giờ học.
Toán
luyện tập thực hành
A. Mục tiêu:
HS được:
- Củng cố về phép trừ, thực hiện phép tính trừ trong phạm vi 3.
- Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
B. Đồ dùng dạy học.
- SGK
C. Các hoạt động dạy học.
I. Kiểm tra bài cũ. (5’)
- yêu cầu HS đọc đọc bảng trừ trong phạm vi 3
- HS đọc
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy - Học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. HD HS lần lượt làm BT trong SGK.
Bài 1:
- Bài yêu cầu gì?
- Tính
- Yêu cầu HS làm tính, nêu kết quả và nêu miệng.
- HS làm và nêu miệng kết quả.
 1 + = 3
 1 + = 2
1 + 3 = 4
 2 - 1 = 1
1 + 4 = 5
2 + 1 = 3
- Gọi HS dưới lớp nêu NX.
- GV NX bài và cho điểm.
Bài 2:
- Bài yêu cầu gì?
- Làm tính và ghi kết quả vào ô tròn.
- HD và giao việc.
- HS làm sau đó lên bảng chữa
- GV nhận xét và cho điểm.
- HS khác nhận xét bài của bạn.
Bài 3:
- HD HS nêu cách làm.
- Điền dấu (+) hoặc (-) vào ô trống để có phép tính thích hợp.
- Giao việc.
- HS làm và đổi bài KT chéo.
- HS đọc bài của bạn và NX.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.
- 1HS.
- HS quan sát tranh nêu đề toán và viết phép tính thích hợp.
- Làm bài vào vở bài tập.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố - Dặn dò. (3’)
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn hs về nhà ôn bài.
Đạo đức
lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ ( T2)
A. Mục tiêu:
-HS hiểu va biết hoà thuận, đoàn kết với anh , chi, em.
- HS biết cư sử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống. - HS có thái độ yêu quý chị em trong gia đình mình.
B. Đồ dùng dạy học.
	- Vở BTđạo đức 1.
	- Một số đồ dùng, dụng cụ để đi sắm vài.
C. Các hoạt động dạy học.
I. KTBC. (5’)
- Đối với anh, chị, em phải như thế nào?
- Đối với em nhỏ, em phải làm gì?
- Một vài em trả lời.
GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy - Học bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: HS trình bày.
-Em đã vâng lời nhường nhịn ai chưa?
- SH lần lượt kể hành vi của mình.
- Khi đó việc gì xảy ra?
- Em đã làm gì?
- Tại sao em làm như vậy?
- Kết quả như thế nào?
- GV nêu nhận xét, khen ngợi HS.
3. Hoạt động 2: Quan sát tranh.
- Trong từng tranh có những ai?
- Họ đang làm gì?
- Việc nào đúng thì nối tranh đó với chữ "Nên", việc làm nào sai thì nối tranh đó với "Không nên".
- Từng cặp HS làm bài tập.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả theo tranh.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận theo từng tranh.
- Chú ý lắng nghe.
4. Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai.
- GV cho hs quan sat tranh.
- Trong từng tranh có những ai? Họ đang làm gì?
- HS thực hiện trò chơi sắm vai theo từng tranh.
-Người chị, người anh cần phải làm những gì với quả táo, chiếc ô tô đồ chơi.
- GV nhận xét chung và kết luận.
- Nghe , ghi nhớ.
5. Củng cố dặn dò. ( 5’)
- HD HS đọc phần ghi nhớ.
- HS nghe.
- NX chung giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010.
Học vần
Bài 40: iu – êu (2 tiết)
A- Mục tiêu: 
Sau bài học, học sinh có thể: 
- Đọc, viết được iu, êu, lưỡi dìu, cái phễu.
- Đọc được từ, câu ứng dụng
- Phát triểnlời nói tự nhiên theo chủ đề: Ai chịu khó ?
B- Đồ dùng dạy - học: 
- Sách Tiếng việt 1, tập 1.
- Bộ ghép chữ tiếng việt 1
- Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy - học.
I- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Viết và đọc: Rau cải, sáo sậu, châu chấu
- Đọc từ, câu ứng dụng.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 3 HS viết trên bảng, mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 2 - 3 em.
II- Dạy - học bài mới.
1- Giới thiệu bài: 
2- Dạy vần.
iu: 
a- Nhận diện vần.
- GV ghi bảng vần iu
- Vần iu do mấy âm tạo nên ?
- HS đọc theo GV: iu - êu
- Vần iu do hai âm tạo nên là i và u
- Hãy phân tích vần iu
b- Đánh vần: 
- Vần iu có i đứng trước, u đứng sau.
- Vần iu, đánh vần NTN ?
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- i - u - iu
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp
+ Tiếng khoá:
- Y/c HS tìm và gài iu sau đó làm thêm chữ ghi âm r gài bên trái vần iu rồi gài thêm dấu( \ )
- HS sử dụng bộ đồ dùng gài iu - rìu
- Hãy phân tích tiếng rìu ?
- Tiếng rìu có r đứng trước iu đứng sau, dấu ( \ ) trên i
- Hãy đánh vần tiếng rìu ?
- Rờ - iu - riu - huyền - rìu
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp 
- Y/c đọc trơn.
+ Từ khoá: 
- GV giơ lưỡi rìu cho HS xem và hỏi.
- Đây là cái gì ?
- GV ghi bảng: Lưỡi rìu (gt)
- Y/c HS đọc: iu, rìu, cái rìu
êu: ( Quy trình tương tự)
c- Hướng dẫn viết chữ:
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- HS đọc rìu.
- HS quan sát
- Cái rìu
- HS đọc trơn: CN, nhóm, lớp
- HS đọc ĐT.
- Viết chữ vào bảng con.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
Giống: Kết thúc bằng u 
Khác: êu bắt đầu từ ê
d- Từ ứng dụng:
- Viết lên bảng từ ứng dụng
- GV đọc mẫu, giải nghĩa nhanh, đơn giản
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- 1 -3 em đọc
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
Tiết 2
3- Luyện tập: ( 35’)
a- Luyện đọc: 
+ Đọc bài tập 1 (bảng lớp)
- HS đọc CN, nhóm, lớp
+ Đọc câu ứng dụng: GT (tran ... h:
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước xé, dán ở tiết 1
- HD & giao việc.
- 1 vài em
B1: Xé hình thân gà.
B2: Xé hình đầu gà.
B3: Xé hình duôi gà.B4: Xé hình mỏ, chân và mắt gà.
B5: Dán hình.
3. Học sinh thực hành:
- Yêu cầu HS lấy giấy màu (chọn theo ý thích của các em) đặt mặt kẻ ô lên.
- Lần lượt đếm ô đánh dấu, vẽ hình.
- Xé rời các hình khỏi giấy màu.
- Dán hình.
- HS lần lượt thực hành theo các bước đã học.
- GV theo dõi, HD thêm HS yếu.
+ Lưu ý HS: - Khi dán hình dán theo thứ tự, cân đối, phẳng.
- Khuyến khích HS khá, Giỏi trang trí thêm cho đẹp.
- Xé xong, dán hình theo HD.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà tập xé dán.
Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010.
Học vần
bài 41: iêu – yêu (2 tiết)
A- Mục tiêu: 
Sau bài học, học sinh có thể: 
- Đọc và viết được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.
- Đọc được từ, câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bé tự giới thiệu.
B- Đồ dùng dạy học: 
- Sách tiếng việt 1, tập 1.
- Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy và học.
I- Kiểm tra bài cũ: 
- Viết và đọc: líu lo, chịu khó, cây nêu
- Đọc từ và câu ứng dụng.
- GV nhận xét cho điểm.
- Mỗi tổ viết một từ vào bảng con 
- 1 vài em.
II- Dạy - học bài mới: 
1- Giới thiệu 
2- Nhận diện vần: 
- HS đọc theo GV: iêu - yêu.
a- Nhận diện vần: 
- Ghi bảng vần iêu và nói: Vần iêu do nguyên âm đôi iê và âm u tạo nên.
- Hãy phân tích vần iêu ?
- Vần iêu đánh vần NTN ?
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
b- Đánh vần tiếng, từ khoá: 
- Y/c HS gài vần iêu
- Hãy thêm d và dấu ( \ ) vào iêu để được tiếng diều.
- Ghi bảng: Diều
- Hãy phân tích tiếng diều ?
- Hãy đánh vần tiếng diều.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Y/c đọc.
+ Cho HS xem tranh vẽ (diều sáo)
- Tranh vẽ gì ?
- Ghi bảng: Diều sáo (là loại diều có gắn sáo lên khi thả bay lên thì phát ra tiếng vi vu như tiếng sáo) 
- Y/c đọc: Diều sáo
- Vần iêu có iê đứng trước, u đứng sau.
- iê - u - iêu
HS đánh vần CN, nhóm, lớp
- HS sử dụng hộp đồ dùng gài:
iêu - diều
- HS đọc: diều
- Tiếng diều có d đứng trước iêu đứng sau, dấu ( \ ) trên ê
- Dờ - iêu - diêu - huyền - diều (CN, nhóm, lớp)
- HS đọc: Diều
- Cánh diều
- HS đọc trơn CN, nhóm, lớp.
Yêu: ( quy trình tương tự)
- So sánh yêu với iêu
- Giống: Phát âm giống nhau
- Khác: Yêu bắt đầu = y.
c- Viết: 
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
d- Đọc từ ứng dụng.
- Quan sát viết vào bảng con.
- Ghi bảng từ ứng dụng:
- GV giải nghĩa nhanh, đơn giản.
- GV đọc mẫu và giao việc
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Cho HS đọc lại toàn bài.
- GV nhận xét chung giờ học.
- 3 Hs đọc
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- 3 HS đọc nối tiếp.
Tiết 2
3- Luyện đọc: 
a- Luyện đọc: 
+ Luyện đọc bài tiết 1
- GV nhận xét, chỉnh sửa
- HS đọc CN, nhóm, lớp
+ Đọc câu ứng dụng: 
 - Cho HS quan sát tranh
- HS quan sát và nhận xét.
- Tranh vẽ gì ?
- Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh để hiểu rõ nội dung tranh.
- GV đọc mẫu, giao việc
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- 1 Hs nêu, HS khác nhận xét
- 3 HS đọc.
- HS đọc CN, nhóm, lớp
b) Luyện viết: 
- GV HD và giao việc
- GV quan sát, chỉnh sửa, uốn nắn cách viết cho HS.
- HS tập viết trong vở tập viết.
c) Luyện nói theo chủ đề: Bé tự giới thiệu 
+ Yêu cầu thảo luận: 
- Trong tranh vẽ những gì?
- Theo em các con vật trong tranh đang làm gì? 
- Trong những con vật đó con nào chịu khó? 
- Đối với HS lớp 1 chúng ta thì NTN gọi là chịu khó?
- Em đã chịu khó học bài và làm chưa?
- Để trở thành con ngoan trò giỏi, chúng ta phải làm gì? và làm NTN?
- Cấc con vật trong tranh có đáng yêu không? Con thích con vật nào nhất? Vì sao
- HS quan sát tranh, thảo luận.
4. Củng cố - Dặn dò: (5’)
Trò chơi: Thi viết tiếng có vần vừa học 
- Đọc lại bài trong SGK
- Nhận xét chung trong giờ học 
- Dặ hs về nhà đọc lại bài, xem trước bài 41
- Chơi theo tổ 
- 1 vài em
Thể dục
ôn thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
I. Mục tiêu.
- Ôn động tác kiễng gót, hai tay chống hông.
- Thực hiện được động tác đứng kiễng , hai tay chống hông tương đối chính xác.
- Yêu thích môn học.
II. Địa điểm phương tiện:
	Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập, chuẩn bị 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
A. Phần mở đầu:
1. Nhận lớp.
- KT cơ sở vật chất.
 x x x x
- Điển danh.
 x x x x
- Phổ biến mục tiêu giờ học.
2. Khởi động.
- Đứng vỗ tay và hát.
- Chạy nhẹ nhàng 30 -> 50m 1 lần.
- Thành 1 hàng dọc.
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
B. Phần cơ bản.
1. Ôn phối hợp.
- Đứng đưa hai tay ra trước giang ngang.
N1: Từ TTĐCB đưa 2 tay ra trước.
 x x x x
N2: Về tư thế ĐCB.
 x x x x
N3: Đứng đưa hai tay dang ngang.
N4: Về TTĐCB
+ Đứng đưa hai tay ra trước, lên cao.
- Chia tổ tập luyện (tổ trưởng điều khiển)
N1: Từ thể đứng chuẩn bị đứng đưa hai tay dang ngang.
N2: Về tư thế chuẩn bị.
N3: Đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
N4: Về TTĐCB.
+ Ôn đững kiễng gót, hay tay chống hông.
- Tập đồng loạt sau khi GV đã lam mẫu.
- Nêu tên, làm mẫu, giải thích động tác.
GV quan sat sửa sai cho HS.
C. Phần kết thúc.
- Hồi tĩnh: Vỗ tay và hát.
- Nhận xét chung giờ học (khen, nhắc nhở, giao bài về nhà)
- HS chú ý và ghi nhớ.
 x x x x
 x x x x 
Tự nhiên xã hội
ôn tập con người và sức khoẻ
A. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức cơ bản về các bộ phận bên ngoài của cơ thể và các giác quan.
- HS tự vệ sinh hàng ngày, các hoạt động thức ăn có lợi cho sức khoẻ.
Có thói quen làm vệ sinh hàng ngày.
B. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh về các hoạt động vui chơi, học tập, các hoạt động nên và không nên để bảo vệ mắt và tai.
C. Các hoạt dộng dạy học.
I. KTBC. ( 5’)
- Chúng ta cần phải nghỉ ngơi khi nào?
- Thế nào là nghỉ ngơi đúng cách.
Vài HS nêu.
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy học bài mới.
1. Khởi động.
Trò chơi "Alibaba"
- HS chơi theo hướng dẫn.
- HS hát đại đệm "Alibaba"
VD: GV hát: "Hôm nay Alibaba yêu cầu chúng ta học hành thật chăm"
2. Hoạt động1: Làm việc với phiếu.
- GV phát phiếu cho các nhóm.
ND phiếu như sau:
- Cơ thể người gồm có: .. phần. Đó là ..
- Các bộ phận bên ngoài của cơ thể là: 
- Chúng ta nhận biết thế giới xung quang nhờ có .
- GV gọi đại diện các nhóm nêu kết quả.
3. Hoạt động 2: Gắn tranh theo chủ đề
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ bìa to.
- Yêu cầu HS gắn tranh vào bìa với các hoạt động nên và không nên.
- HS thảo luận nhóm 4 và làm vào phiếu bài tập.
- Các nhóm cử đại diện nêu kết quả.
- HS nhóm khác nhận xét bổ xung.
- HS làm việc theo tổ, gắn tranh theo yêu cầu của giáo viên.
-Yêu cầu nhóm lên trình bày sản phẩm của mình, các nhóm khác xem và NX.
- Đại diện các nhóm lên trình bày SP của mình giải thích cho cả lớp nghe về bức tranh vừa dán.
- KL. GV khen ngợi các nhóm đã làm việc tích cực, có nhiều tranh ảnh đẹp.
4. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
- yêu cầu HS nhớ và kể lại những việc làm hàng ngày của mình cho cả lớp nghe.
- HS lần lượt kể.
- GV gợi ý:
- Buổi sáng ngủ dậy em làm những gì?
- Buổi trưa em ăn những thứ gì?
- Đến trường giờ ra chơi em chơi những trò gì?
KL: Những việc lên làm hàng ngày để giữ vệ sinh có một sức khoẻ tốt.
 HS nghe và ghi nhớ.
5. Củng cố dặn dò
Trò chơi: Nhanh tay, nhanh mắt.
- HS chơi tập thể.
- NX chung giờ học.
chiều:
Học vần
luyện đọc bài 41
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách đọc, viết được: iêu, diều sáo, yêu, yêu quý.
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Mở rộng lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bé tự giới thiệu.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: iu, êu
- Viết: líu lo, chịu khó.
2. Hoạt động 2: Ôn và làm vở bài tập (20’)
Đọc:
- Gọi HS yếu đọc lại bài: iêu, yêu.
Viết:
- GV đọc cho HS viết các từ ứng dụng.
* Tìm từ mới có vần cần ôn:
- Cho hs tìm thêm các từ có chứa vần iêu, yêu.
* Cho HS làm vở bài tập.
- HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối từ và điền vần.
- Hướng dẫn HS yếu đánh vần để đọc được các từ cần nối.
- Cho HS đọc lại các từ vừa điền và nối, GV giải thích một số từ mới.
- HS đọc từ cần viết sau đó viết đúng khoảng cách.
- Thu và chấm một số bài.
3. Hoạt đông 3: Củng cố, dặn dò (5’)
- Thi, đọc viết nhanh tiếng, từ có vần cần ôn.
- Nhận xét giờ học. 
Toán
luyện tập
A. Mục tiêu.
Sau bài học, học sinh.
- Củng cố về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.	
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5.
- Giải được bài toán trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 5.
B. Đồ dùng dạy - học. 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ
II. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập 
Bài 1:
- Bài yêu cầu gì?
 - Tính
Giáo viên hướng dẫn giao việc
- HS tính bài rồi lên bảng chữa
 2 - 1 = 1 4 -1 =3
Giáo viên nhận xét sửa sai
 3 - 1 = 2 5 - 1 = 4
Bài 2: Sách 
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài 
 - Tính
- HD và giao việc 
- HS làm bài rồi đổi vở kiểm tra chéo. 
 Ghi bảng
 1 + 4= 5 5 - 1= 4
 4 +1 = 5 5 - 1 = 4
Bài3: Bảng con:
 - HS chú ý lắng nghe
 - HS làm bài tập 
 - HS làm bài tập 
 - HS làm bài tập 
 - HS làm bài tập 
- Cho 3 học sinh lên bảng, dưới lớp làm vào bảng con theo tổ .
HS chú ý lắng nghe 
 HS làm bài tập
 - GV nhận xét, chỉnh sửa
- HS nhận xét kết quả 
- HS làm rồi lên bảng chữa
 Bài 4: Sách:
- cho HS quan sát từng phần, nêu đề toán và viếtphép tính thích hợp.
 a) 5 - 3 = 2
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 b) 5 - 1 = 4
4. Củng cố - dặn dò: ( 5’)
- Cho học sinh thi đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 5 
 - Mổi tổ cử 2 em thi đọc
- Đại diện tổ nào đọc thuộc, to sẽ thắng
 - NX chung giờ học
Sinh hoạt
sơ kết tuần
A. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm: 
- Đi học đầy đủ, đúng giờ 
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Ngoài ngoãn, biết giúp đỡ bạn bè.
2. Tồn tại: 
- ý thức giữ gìn sách vở chưa tốt, còn bẩn, nhàu, quăn mép
- Chưa cố gắng trong học tập 
- Vệ sinh cá nhân còn bẩn:
B. Kế hoạch tuần 11: 
- Duy trì tốt những ưu điểm tuần 10
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt.
- Tìm biện pháp khắc phục tồn tại của tuần qua. 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 tuan 10(3).doc