Giáo án Lớp 1 - Tuần 27 - GV: Nguyễn Thị Thùy - Trường tiểu học Vừ A Dính Cư Jút

Giáo án Lớp 1 - Tuần 27 - GV: Nguyễn Thị Thùy - Trường tiểu học Vừ A Dính Cư Jút

 Chào cờ: Tập trung đầu tuần

Tập đọc (13+14) HOA NGỌC LAN

I/ Mục tiêu : HS biết:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn.

Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Hiểu nội dung bài : Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2 / SGK

II/ Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc Hoa ngọc lan và phần luyện nói trong SGK

III/ Các hoạt động dạy - học

 

doc 21 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 27 - GV: Nguyễn Thị Thùy - Trường tiểu học Vừ A Dính Cư Jút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
(Từ ngày 12/3 đến ngày 16/3/ 2012)
Thứ
Môn dạy
Tiêt ct 
Tên bài
2
Chào cờ
Mỹ thuật
Tập đọc
Tập đọc
 Toán
27
27
13
14
105
Tập trung đầu tuần
Vẽ nặn cái ô tô
Hoa ngọc lan
 Hoa ngọc lan
Luyện tập
3
Thủ công
Âm nhạc
 Tập viết 
Chính tả
27
27
26
5
Cắt dán hình vuông
Ôn 2 bài hát Hoà bình cho bé, Quả
Tô chữ hoa E, Ê, G
Tập chép: Nhà bà ngoại
4
Thể dục 
Toán
 Tập đọc
Tập đọc
27
106
15
16
Bài thể dục ,trò chơi vận động
Bảng các số từ 1 đến 100 
Ai dậy sớm
Ai dậy sớm
5
Chính tả
Kể chuyện 
 Toán
 TNXH
6
3
107
27
T.chép: Ai dậy sớm
Trí khôn
Luyện tập
Con mèo
6
Tập đọc
Tập đọc
 Toán
Đạo đức
Sinh hoạt
17
18
108
27
27
Mưu chú Sẻ
Mưu chú Sẻ
Luyện tập
Cảm ơn và xin lỗi
Sơ kết lớp
***********************************
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
 Chào cờ: Tập trung đầu tuần
 **********************************
Tập đọc (13+14) HOA NGỌC LAN
I/ Mục tiêu : HS biết:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn.
Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài : Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 / SGK
II/ Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc Hoa ngọc lan và phần luyện nói trong SGK
III/ Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Đọc và trả lời câu hỏi bài: Cái Bống 
3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
 GV đưa tranh giới thiệu : Bức tranh vẽ cây hoa ngọc lan, bà đang cài một búp lan lên mái tóc bạn nhỏ. Để biết nụ hoa, hương lan như thế nào và hiểu tình cảm của bạn nhỏ, qua bài tập đọc này cô trò cùng tìm hiểu nhé.
- GV viết tên bài lên bảng
Hoạt động 2 : Luyện đọc
+ Giáo viên đọc mẫu : chậm rãi, nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm. 
+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ : hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn.
Giải nghĩa các từ:
 ngan ngát: mùi thơm dễ chịu, lan toả khắp nơi.
lấp ló: lúc ẩn lúc hiện
+ Luyện đọc câu: GV cho HS đọc thầm và xác định câu trong bài đọc (bài văn có 8 câu)
+ Luyện đọc đoạn, bài: 
- Đoạn 1 : “Ở ngay đầu hè xanh thẫm”.
- Đoạn 2 : “Hoa lan lấp ló khắp nhà”.
- Đoạn 3 : “Vào mùa lan mái tóc em”.
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 3 : Ôn các vần ăm, ăp
- GV nêu vần cần ôn là : ăm, ăp
a) Tìm tiếng trong bài :
- Có vần ăp
- Yêu cầu HS tìm tiếng ngoài bài 
 Có vần ăm
 Có vần ăp
c) Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp 
- GV đưa tranh 1, đọc câu mẫu:
 M: Vận động viên đang ngắm bắn.
- GV đưa tranh 2:
M: Bạn HS rất ngăn nắp.
 Tiết 2
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài đọc
- GV đọc mẫu lần 2
- Cho HS đọc đoạn 1 và đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Nụ hoa lan có màu gì?
- Đọc đoạn 2 và 3 : 
+ Hương hoa lan thơm như thế nào?
+ Vào mùa lan, buổi sáng bà thường làm gì?
- GV đọc diễn cảm bài văn.
- Nhắc HS nghỉ hơi đúng sau các dấu câu : dấu chấm, dấu phẩy.
*GV chốt ý chính : Tình cảm của bạn nhỏ đối với cây hoa ngọc lan.
Hoạt động 2 : Luyện nói
Đề tài: Kể tên các loài hoa em biết
- GV cho HS quan sát tranh, hoa thật rồi yêu cầu HS gọi tên hoa đó.
4. Củng cố : 
- Đọc lại toàn bài.
- Nêu các chi tiết tả nụ hoa ngọc lan, hương hoa ngọc lan?
5. Dặn dò - Nhận xét :
- Dặn HS đọc bài nhiều lần, xem trước bài : Ai dậy sớm.
- Khen HS học tốt, tích cực xây dựng bài.
- Hát tập thể
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
Bống làm gì để giúp mẹ nấu cơm?
Bống giúp mẹ làm gì khi mẹ đi chợ về? 
- HS quan sát tranh
- HS đọc đề bài
- HS lắng nghe
- Đọc cá nhân kết hợp phân tích tiếng khó.
- HS xác định câu 
- mỗi câu 2 em đọc
- HS đọc nối tiếp câu
- Mỗi đoạn 2 – 3 em đọc
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn
- 2 em đọc toàn bài, cả lớp đọc đồng thanh.
- Thi đọc toàn bài : Mỗi tổ cử 1 đại diện đọc. Cả lớp nhận xét, chấm điểm.
HS hát bài: Tập tầm vông
+ HS tìm tiếng và nêu : khắp
- HS phân tích tiếng có vần vừa ôn.
- So sánh vần ăm và ăp
+ Vần ăm: lọ tăm, rằm, con tằm, thăm , chăm sóc, thứ năm,
+ Vần ăp : bắp ngô, khắp, thắp đèn, chắp nối, cái cặp
- Cả lớp đọc các tiếng tìm được. 
- HS đọc mẫu câu trong SGK, luyện nói theo yêu cầu:
Chúng em đi thăm bạn bị ốm.
Thứ năm chúng em được nghỉ học.
Rằm trung thu, em đi rước đèn.
Bắp nướng ăn rất ngon .
Bướm bay lượn khắp nơi.
Cặp sách này của em.
- HS lắng nghe.
- 2 – 3 em đọc 
- Nụ hoa lan có màu trắng ngần.
- 3 em đọc 
 - Thơm ngan ngát, toả khắp vườn, khắp nhà.
 cài một búp lan lên mái tóc em.
- 3 HS đọc toàn bài
- Cả lớp đọc đồng thanh
- HS kể tên các loại hoa trong ảnh: hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa râm bụt, hoa đào, hoa sen.
- Kể tên các loại hoa khác.
- HS nhận xét.
- HS trả lời.
******************************
Toán (105) LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 
- Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số
- Biết tìm số liền trước, số liền sau của một số.
- Biét phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Thanh thẻ từ, bảng phụ.
III/ Các hoạt động day - học:
Hoạt động dạy
hoạt động học
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Bài 1 trang 143/ SGK
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập ở SGK trang 143
Bài 1 : Viết số
- GV hỏi HS trong các số đó số nào là số tròn chục?
Bài 2: Viết (theo mẫu) 
Số liền sau của 23 là: 24 
 Số liền sau của 70 là: 
Số liền sau của 84 là :
 Số liền sau của 98 là :
Bài 3 : >, <, = ?
a) 34  50 b) 47  45
 78  69 81  82
 72  81 95  90
 62  62 61  62
Bài 4 : Viết (theo mẫu)
a) 87 gồm 8 chục và 7 đơn vị; ta viết: 87 = 80 + 7
b) 59 gồm  chục và đơn vị; ta viết: 59 = +
c) 20 gồm chục và đơn vị; ta viết: 20=  + ...
d) 99 gồm  chục và  đơn vị; ta viết:99= ... + 
4. Củng cố: Đọc các số theo thứ tự từ: 20 – 40 
50 – 60; 80 – 90 
5. Dặn dò- Nhận xét:
- Khen HS làm bài tốt
- Chuẩn bị bài Bảng các số từ 1 đến 100
- HS hát tập thể
- 3 HS làm bài, mỗi em 1 cột.
- HS làm theo nhóm, mỗi nhóm 2 em.
+ 1 em đọc, 1 em viết số
+ HS chữa bài, nhận xét.
- HS nêu bài mẫu
- Tìm số liền sau của một số, ta lấy số đã cho cộng thêm 1
- HS làm bài, cá nhân đọc chữa bài.
- 2em lên bảng làm bài
- HS khác đứng tại chỗ đọc kết quả, diễn đạt cách so sánh.
- Cho HS nêu yêu cầu
- 3 HS làm trên bảng
- Cá nhân làm bài vào vở.
- HS đọc bài làm.
************************************************************
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
Thủ công (27) CẮT DÁN HÌNH VUÔNG(tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách kẻ cắt,dán hình vuông.
- Kẻ cắt dán được hình vuông. Có thể kẻ, cắt, dán được hình vuông theo hai cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
II/ Đồ dùng dạy-học: 
- Bút chì, thước kẻ, kéo.
- HS: Vở thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
3.Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Ôn lại cách kẻ, cắt, dán hình vuông
* Cách kẻ hình vuông
- Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A đếm xuống dưới 7 ô theo đường kẻ, ta được điểm D
- Từ D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B 
- Nối lần lượt các điểm ta được hình chữ nhật ABCD. 
* Hướng dẫn cắt rời hình vuông và dán:
- Cắt theo cạnh AB, BC,CD, DA
- Bôi lớp hồ mỏng, dán cân đối, phẳng
* Hướng dẫn cách kẻ, cắt hình vuông đơn giản
- Gợi ý để HS nhớ lại cách kẻ hình chữ nhật
rồi thực hiện tương tự như bài 25 để vẽ hình vuông.
Hoạt động 3 : Học sinh thực hành
- GV quan sát uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng.
4. Nhận xét- Dặn dò: 
- Nhận xét về tinh thần học tập và sự chuẩn bị của HS
- Đánh giá sản phấm của HS.
* Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Cắt, dán hình tam giác.
- Hát 
- HS nêu cách kẻ và cắt
- Em khác nhận xét.
- HS kẻ, cắt hình vuông trên giấy màu
- Dán sản phẩm vào vở.
- HS trình bày sản phẩm.
**********************************
Âm nhạc (26) ÔN 2 BÀI HÁT: HOÀ BÌNH CHO BÉ, QUẢ
Giáo viên bộ môn dạy
*******************************
Tập viết (26) TÔ CHỮ HOA: E, Ê, G
I/ Mục tiêu : 
- Tô được các chữ hoa : E, Ê, G
- Viết đúng các vần : ăm, ăp, ươn, ương; Các từ ngữ : chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương kiểu chữ thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1
II/ Đồ dùng day - học 
- Bảng phụ viết sẵn trong khung chữ :
+ Chữ hoa : E, Ê, G
+ Các vần :ăm, ăp, ươn, ương; Các từ ngữ : chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương
III/ Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : HS viết bảng : gánh đỡ, sạch sẽ, 
3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tô chữ hoa
- GV treo mẫu chữ E, (Ê, G)
- Chữ hoa E gồm những nét nào?
- GV chỉ lên mẫu chữ và giới thiệu : Chữ hoa E gồm một nét cong trên, một nét cong thắt giữa và một nét cong dưới nối liền nhau không nhấc bút.
- Hướng dẫn quy trình viết chữ hoa E
- Các chữ Ê, G thực hiện tương tự.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vần và từ ngữ ứng dụng
- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài : Các vần :ăm, ăp, ươn, ương; Các từ ngữ : chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương
- GV nhắc lại cách nối giữa các con chữ.
- GV nhận xét.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn viết vào vở
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cầm bút.
- Quan sát HS viết kịp thời uốn nắn các lỗi.
- Thu vở chấm và chữa một số bài viết.
4. Củng cố : 
- Tìm thêm những tiếng có vần ăm, ăp, ươn, ương
5. Dặn dò - Nhận xét :
- Dặn HS tập viết thêm ở nhà 
- GV nhận xét, tuyên dương HS viết đẹp
- Hát tập thể
- 2 HS viết bảng lớp
- HS đọc đề bài
- HS lắng nghe và quan sát.
- Tập viết trên bảng con. 
- HS đọc các vần và từ ngữ
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS viết vào bảng con
- HS tập viết vào vở.
- Cá nhân tìm và nêu ra.
****************************
Chính tả (5) NHÀ BÀ NGOẠI
I/ Mục tiêu : 
- Nhìn bảng chép lại đúng bài Nhà bà ngoại : 27 chữ trong khoảng 10 - 17 phút.
- Điền đúng các vần : ăm, ăp; chữ c, k vào chỗ trống.
- Làm được bài tập 2 – 3 / SGK
II/ Đồ dùng day - học 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn và hai bài tập.
III/ Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Chấm điểm của HS phải viết lại bài Cái Bống
3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệ ... ố bài.
- GV sửa trên bảng những lỗi sai phổ biến.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2 (a): Điền ch hay tr?
- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập
- GV kết luận và nhận xét.
3. Nhận xét -Dặn dò 
- Dặn HS viết lại những chữ đã viết sai.
- Khen HS viết đẹp.
- Hát tập thể
- HS viết bảng con.
- Nhắc lại quy tắc chính tả viết c, k
- HS đọc đề bài
- 3 – 5 HS đọc bài.
- HS tìm và nêu : chăm chỉ, suốt, khắp, vườn, gây mật.
- Phân tích tiếng khó và viết vào bảng con.
- HS chép bài vào vở.
- HS dùng bút chì để sửa lỗi, tự ghi số lỗi ra lề vở.
- HS đọc yêu cầu, quan sát tranh
- 1 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp vào vào vở.
- Cá nhân đọc bài làm : thi chạy, tranh bóng.
***************************
Kể chuỵện : (2) TRÍ KHÔN
I/ Mục tiêu : 
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện : Trí khôn của con người giúp con người làm chủ được muôn loài.
II/ Đồ dùng day - học 
- Tranh minh hoạ câu chuyện Trí khôn
III/ Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Rùa và Thỏ
3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : GV kể chuyện Trí khôn
+GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1
+ Kể lần 2 kết hợp chỉ lên từng bức tranh để HS nhớ chi tiết của câu chuyện.
- Lời người dẫn chuyện : giọng chậm rãi, khoan thai..
- Lời Hổ : tò mò, háo hức.
- Lời trâu : an phận, thật thà.
- Lời bác nông dân : điềm tĩnh khôn ngoan.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tập kể từng đoạn theo tranh.
Tranh 1:-Tranh vẽ cảnh gì?
 - Hổ nhìn thấy gì?
 - Thấy cảnh ấy, Hổ đã làm gì?
Tranh 2:- Hổ và Trâu đang làm gì?
 - Hổ và Trâu nói gì với nhau?
Tranh 3:Muốn biết trí khôn Hổ đã làm gì?
 - Cuộc nói chuyện giữa Hổ và bác nông dân còn tiếp diễn như thế nào?
Tranh 4 : - Bức tranh vẽ cảnh gì?
 - Câu chuyện kết thúc như thế nào?
Hoạt động 4 : Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- Câu chuyện này cho em biết điều gì?
GV : Chính trí khôn đã giúp con người làm chủ muôn loài.
3. Củng cố- Dặn dò
- Em thích nhất nhân vật nào trong câu chuyện?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS nhớ lại câu chuyện, kể cho cả nhà nghe.
- Hát tập thể
- 4 HS tiếp nói nhau kể lại câu chuyện 
- HS đọc đề bài
- HS lắng nghe và quan sát tranh.
- 1 -2 HS kể lại nội dung tranh 1
- HS khác nhận xét.
- Các tranh khác thực hiện tương tự.
- Hổ to xác nhưng ngốc, không biết trí khôn là gì. Con người tuy nhỏ bé nhưng có trí khôn
********************************
Tự nhiên- xã hội (27) CON MÈO
I/ Mục tiêu : 
- Kể tên và nêu ích lợi của con mèo
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ. 
II/ Đồ dùng dạy- học: 
- Các hình trong bài 27 SGK. 
- Vở BTTNXH
III/ Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Nêu một số ích lợi của gà?
-Nêu các bộ phận bên ngoài của con gà?
3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Quan sát con mèo
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK
+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo?
+ Mô tả màu lông của con mèo?
à Toàn thân mèo được bao phủ bằng bộ lông mềm, mượt.
- Mèo có đầu, mình, đuôi, và bốn chân. Mắt mèo sáng, con ngươi dãn nở trong bóng tối. Mũi, tai thính, răng mèo sắc
Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp
- Hướng dẫn quan sát tranh và trả lời câu hỏi trong SGK
+ Người ta nuôi mèo để làm gì?
+ Tại sao không nên trêu chọc mèo làm cho nó tức giận?
+ Em cho mèo ăn gì và chăm sóc nó như thế nào?
GV kết luận
4 . Củng cố :
 - Trò chơi bắt chước tiếng kêu của mèo.
5. Dặn dò - Nhận xét :
- Liên hệ chăm sóc mèo
- Chuẩn bị bài: Conmuỗi
- Hát tập thể
- HS trả lời, em khác nhận xét.
- HS đọc đề bài
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời, em khác bổ sung. 
*************************************************************
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
Tập đọc (17+18) MƯU CHÚ SẺ
I/ Mục tiêu : HS biết:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : chộp được, hoảng lắm, nén sợ, lễ phép.
 Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài : Sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến cho chú có thể tự cứu mình thoát nạn.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 / SGK
II/ Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc Mưu chú Sẻ và phần luyện nói trong SGK
III/ Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Đọc và trả lời câu hỏi bài Ai dậy sớm
3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Luyện đọc
+ Giáo viên đọc mẫu : Giọng kể hồi hộp ở các câu đầu, giọng thoải mái ở các câu cuối.
+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ : chộp được, hoảng lắm, nén sợ, lễ phép
- Giải nghĩa các từ: nén sợ, hoảng lắm.
+ Luyện đọc câu: GV chỉ cho HS đọc thầm và xác định câu trong bài đọc (bài văn có 6 câu)
+ Luyện đọc đoạn, bài: 
- Đoạn 1 : “Buổi sớm lễ phép nói”.
- Đoạn 2 : “Thưa anh rửa mặt”.
- Đoạn 3 : “Nghe vậy mất rồi”.
Hoạt động 3 : ôn các vần ăm, ăp
a) Tìm tiếng trong bài :
- Có vần uôn
- GV nêu vần cần ôn là : uôn, uông
b)Tìm tiếng ngoài bài :
- Có vần uôn
- Có vần uông
c) Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp 
M : Bé đưa cho mẹ cuộn len.
 Bé lắc chuông.
 Tiết 2
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài đọc
- GV đọc mẫu lần 2
- Cho HS đọc đoạn1, trả lời câu hỏi:
+ Buổi sớm, điều gì đã xảy ra?
- Đọc đoạn 2 : 
+ Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo?
- Đọc đoạn 3: 
+ Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất?
- Xếp chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
- Nhắc HS nghỉ hơi đúng sau các dấu câu : dấu chấm, dấu phẩy.
GV chốt ý chính : Sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến cho chú có thể tự cứu mình thoát nạn.
Hoạt động 2 : Luyện nói
- Hướng dẫn đọc bài văn theo cách thức phân vai.
4. Củng cố : 
- Đọc lại toàn bài.
- Theo em, trong bài Sẻ là con vật như thế nào?
5. Dặn dò - Nhận xét :
- Dặn HS đọc bài nhiều lần, xem trước bài : Ngôi nhà
- Khen HS học tốt, tích cực xây dựng bài.
- Hát tập thể
- 3 HS đọc bài, HS khác nhận xét.
- HS đọc đề bài
- HS lắng nghe
- Đọc cá nhân kết hợp phân tích tiếng khó.
- HS xác định câu , mỗi câu 2 em đọc
- HS đọc nối tiếp câu
- Mỗi đoạn 2 – 3 em đọc
- 3 HS, mỗi em đọc 1 đoạn
- 2 em đọc toàn bài, cả lớp đọc đồng thanh.
- Thi đọc toàn bài : Mỗi tổ cử 1 đại diện đọc. Cả lớp nhận xét, chấm điểm.
+ HS tìm tiếng và nêu : muộn
- HS phân tích tiếng có vần vừa ôn.
- So sánh vần uôn và uông
+ Vần uôn: bánh cuôn, buồn bã, cuộn len, mong muốn, suôn sẻ
+ Vần ăp : cái chuông, chuồng gà, rau muống, uống thuốc, cuống quýt, lên xuống 
- Cả lớp đọc các tiếng tìm được. 
- HS đọc mẫu câu trong SGK, luyện nói theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- 2 – 3 em đọc 
- Một con Mèo chộp được một chú Sẻ.
- 2 em đọc 
 - Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt.
- 2 em đọc
- Sẻ vụt bay đi.
- Sẻ thông minh.
- 3 HS đọc toàn bài
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Người dẫn chuyện, Sẻ, Mèo.
- Mỗi tổ cử 3 đại diện thi đọc trước lớp.
**************************************
Toán (108) LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu : 
- Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số.
- Biết giải toán có một phép cộng..
II/ Đồ dùng dạy học :
- Đồ dùng phục vụ luyện tập
III/ Các hoạt động day - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động : 
2.Bài cũ Bài 2 (c) trang 146/ SGK
3.Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập trang 147/ SGK
Bài 1 : Viết các số:
a) Từ 15 đến 25
b) Từ 69 đến 79
- GV hướng dẫn HS làm bài:
- Phần a yêu cầu viết dãy số theo thứ tự.
- Số đầu tiên phải viết là số nào? Tiếp theo là số nào? Các số trong dãy số hơn kém nhau mấy đơn vị?
- Phần b thực hiện tương tự.
Bài 2: Đọc số sau: 35, 41, 64, 85, 69, 70
Bài 3: >, <, = ?
b) 85  65 c) 15  10 + 4
 42  76 16  10 + 6
 33  66 18  15 + 3 
- Yêu cầu HS so sánh: 72  76
Bài 4 : Giải bài toán
- GV gọi HS đọc bài giải.
Bài 5 : Viết số lớn nhất có hai chữ số
- GV mở rộng thêm: 
+ Số bé nhất có 2 chữ số là số nào?
+ Số lớn nhất có 1chữ số là số nào?
4. Củng cố: - Đọc số theo yêu cầu của GV
5. Dặn dò- Nhận xét:
- Khen HS làm bài tốt
- Chuẩn bị bài Giải toán có lời văn 
- HS hát tập thể
- 2 HS lên bảng làm.
- HS khác đọc số, nhận xét.
 là 15
 là 16, các số hơn kém nhau 1 đơn vị.
- HS làm bài và chữa bài.
- Nhiều HS đọc số đã cho.
- Diễn đạt: vì 72 và 76 đều có hàng chục giống nhau là 7 chục nên ta so sánh hàng đơn vị, 2< 6, nên 72 < 76
- 2 HS làm trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét.
- HS đọc bài toán.
- Nêu cách giải.
- Làm bài vào vở.
 số 10
 số 9
*********************************
Đạo đức (27) CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (Tiết 2)
I/ Mục tiêu : 
- Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi.
- Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
II/ Đồ dùng dạy- học: 
- Hai tranh bài tập 1 phóng to.
- Vở BTĐĐ
III/ Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Khi nào em nói cảm ơn? Khi nào em cần nói lời xin lỗi?
3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Làm bài tập 3
- GV yêu cầu HS nêu cách ứng xử theo các tình huóng ở bài tập 3
GV kết luận : 
a) Tình huống 1: Cần nhặt hộp bút lên trả cho bạn và nói lời xin lỗi vì mình có lỗi với bạn.
b) Tình huống 2: Cần nói lời cảm ơn bạn vì bạn đã giúp đỡ mình.
* Như vậy, khi được người khác quan tâm, giúp đỡ thì chúng ta phải nói lời cảm ơn; Khi có lỗi, làm phiền người khác thì phải xin lỗi.
Hoạt động 3 : Trò chơi sắm vai
- GV đưa ra một số tình huống để các cặp thảo luận cách ứng xử và phân vai cho nhau để diễn.
- GV tổng kết :
+ Bạn Thắng cần nói cảm ơn bạn về quyển sách và xin lỗi bạn vì đã làm hỏng sách. Nga cần tha lỗi cho bạn. – “Không có gì bạn đừng lo”
4 . Củng cố : Liên hệ thực tế
5. Dặn dò - Nhận xét :
- Thực hiện điều đã được học
- Khen HS học tốt.
- Hát tập thể
- 2 HS trả lời, em khác nhận xét.
- HS đọc đề bài
- Từng HS độc lập làm bài 
- Theo từng tình huống HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
- Từng cặp HS chuẩn bị.
- HS diễn vai.
- Nhận xét cách ứng xử có đúng không, có cách nào khác không?
SINH HOẠT LỚP

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 1 tuan 27Vu A Dinh Cu Jut.doc