Giáo án lớp 1 - Tuần 28 năm 2011

Giáo án lớp 1 - Tuần 28 năm 2011

A.Mục tiêu:

- Đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài : Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.

 Trả lời được câu hỏi 1 (SGK).

B. Đồ dùng dạy học:

- GV : Bảng phụ, bảng con.

- HS : Bảng con

C. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: Mưu chú sẻ

- 3 HS đọc và trả lời các câu hỏi:

? Khi Sẻ bị mèo chộp được Sẻ đã nói gì với mèo ?

? Sẻ làm gì, khi Mèo đặt Sẻ xuống đất ?

? Tìm tiếng trong bài có vần uông ?

→ Nhận xét, ghi điểm

 

doc 12 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 28 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
 Thứ hai ngày 14 tháng 03 năm 2011
Tiết 19+20: Môn: Tập đọc	
 Bài: Ngôi nhà 	SGK / 82,83	 Thời gian dự kiến: 70/
A.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài : Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà. 
 Trả lời được câu hỏi 1 (SGK).
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ, bảng con.
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Mưu chú sẻ
- 3 HS đọc và trả lời các câu hỏi: 
? Khi Sẻ bị mèo chộp được Sẻ đã nói gì với mèo ?
? Sẻ làm gì, khi Mèo đặt Sẻ xuống đất ?
? Tìm tiếng trong bài có vần uông ? 
→ Nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: 
2.1: Giới thiệu bài: 
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc: 
a. Luyện đọc tiếng, từ khó:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Học sinh (đọc thầm) xác định các dòng thơ.
- Học sinh tiếp tục đọc thầm và tìm các tiếng, từ khó đọc-> HS nêu ->GV gạch chân: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc.
=>Hướng dẫn học sinh phát âm lại các tiếng, từ khó.
- GV giảng từ: xao xuyến
b. Luyện đọc dòng, khổ, bài:
- GV hướng dẫn học sinh đọc từng dòng -> hết bài.( 2 lượt )
- GV hướng dẫn học sinh đọc khổ -> hết bài.
	* Thư giãn :
- Học sinh đọc nối tiếp từng dòng -> hết bài.
- Học sinh đọc trơn cả bài: CN + ĐT.
2.3 : Ôn vần: iêu, yêu.
- GV yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần yêu
- GV đính và giới thiệu 2 vần - HS đọc
- GV đính 2 câu nói mẫu -> HS đọc và tìm tiếng có vần iêu, yêu
- HS nói câu có vần iêu, yêu
TIẾT 2
2.4: Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài và luyện nói : 
a. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài: 
- Học sinh mở sách đọc thầm
- HS đọc tiếng toàn bài
- HS luyện đọc theo dãy, đọc mời
Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu bài:
(?)Ở ngôi nhà của mình bạn nhỏ : nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy gì ?
(?)Đọc những câu thơ nói lên tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước ?
- GVHD HS đọc thuộc lòng một khổ thơ yêu thích
- HS thi đua học thuộc lòng
b.Luyện nói: Nói về ngôi nhà em mơ ước
- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi tranh phần luyện nói
- HS trình bày
-> Nhận xét, chốt ý .
3. Củng cố: 
- HS thi đua đọc bài theo dãy
- GV hỏi lại nôi dung bài.
* NX – DD :
D. Bổ sung:
	Tiết 28 + 29: Môn: Đạo đức	
	 Bài: Chào hỏi và tạm biệt	
 	 Thời gian dự kiến mỗi tiết : 35/
A.Mục tiêu:
- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt. 
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể quen thuộc hằng ngày .
- Có thái độ tôn trọng,lễ độ với người lớn tuổi, thân ái với bạn bè và em nhỏ.
+ Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh
- HS : Vở bài tập đạo đức.	
	C. Các hoạt động dạy học: 
	* Khởi động : HS nghe hát bài : Con chim vành khuyên
	+ Bài hát nói về điều gì ? 
	+ Khi nào các em nói lời chào hỏi ? Khi nào các em nói lời tạm biệt ?
	- HS nêu ý kiến, GV chốt ý, giới thiệu bài 
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
+ Mục tiêu : HS biết cần chào hỏi khi gặp gỡ, cần nói lời tạm biệt khi chia tay 
- GV yêu cầu HS quan sát lần lựơt tranh 1,2 SGK 42, theo các câu hỏi gợi ý :
? Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
? Vì sao các bạn lại nói lời chào hỏi, tạm biệt ?
? Chúng ta cần nói lời chào hỏi khi nào ?
? Đối với người lớn khi chào chúng ta cần phải làm gì ?
? Chúng ta cần nói lời tạm biệt khi nào ?
- HS thảo luận, đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung
→ GV nhận xét, kết luận : Chúng ta cần biết nói lời chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay. Chào hỏi va 2tam5 biệt thể hiện sự lễ phép, tôn trọng lẫn nhau.
	* Thư giãn : 
*Hoạt động 2: Thảo luận.
+ Mục tiêu : HS biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống 	
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi: Các bạn trong tranh cần nói gì ?
+ Tổ 1,2 : Tranh 1
+ Tổ 3,4 : Tranh 2
- Các nhóm quan sát, thảo luận, nêu ý kiến
- GV nhận xét, kết luận: Các em cần biết quý trọng những người biết nói lời chào hỏi. tạm biệt
* Hoạt động 3 : Đóng vai
+ Mục tiêu :HS có kĩ năng chào hỏi, tạm biệt trong một số tình huống cụ thể.
GV chia nhóm, yêu cầu HS đưa ra thình huống và đóng vai theo tình huống đó.
HS thảo luận, đóng vai, các nhóm khác nhận xét ý kiến
GV đặt câu hỏi
? Em cảm thấy thế nào khi được người khác chào hỏi, em chào họ và được họ đáp lại ?
- GV nhận xét những cách ứng xử phù hợp 
	Tiết 2
* Hoạt động 4: Thảo luận nhóm
+ Mục tiêu : HS biết cách chào hỏi trong những tình huống đặc biệt
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận tình huống a, b của bài tập 3
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- GV kết luận : Khi gặp người quen trong bệnh viện, trong rạp hát, rạp chiếu phim lúc đang giờ biểu diễn không nên chào hỏi ồn ào, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến những người xung quanh. Trong những tình huống như vậy, em có thể chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu, mỉm cười hay vẫy tay.
* Hoạt động 5: Trò chơi : Vòng tròn chào hỏi
+ Mục tiêu : Rèn kĩ năng chào hỏi trong một số tình huống cho HS.
- GV cho HS đứng theo 2 vòng tròn , bên trong quay mặt lại với vòng tròn bên ngoài
- GV hướng dẫn cách chơi - HS chơi
- GV tổ chức thảo luận sau khi chơi
+ Cách chào hỏi/ tạm biệt trong mỗi tình huống có giống nhau không ?
+ Chào hỏi và tạm biệt thể hiện đều gì ?
- Gv kết luận : Mỗi tình huống cần thể hiện cách chào hỏi cho phù hợp. Chào hỏi và tạm biệt là thể hiện sự lễ phép, tôn trọng người khác.
* NX, DD:
D. Bổ sung:
 Thứ ba ngày 15 tháng 03 năm 2011
	Tiết 4: Môn: Tập viết	
 Bài: Tô chữ hoa H, I, K	
 Thời gian dự kiến: 35/
A.Mục tiêu:
- Tô được các chữ hoa: H, I, K 
- Viết đúng các vần : iêt, uyêt, iêu, yêu; các từ ngữ : hiếu thảo , yêu mến, viết đẹp, duyệt binh, kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập 2.(Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần.)
+ HS Khá giỏi: Viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng,số chữ qui định trong vở tập viết 1, tập 2.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Khung bảng, mẫu chữ viết.
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ :
- Gv nhận xét bài tiết trước
- HS luyện viết lại các chữ hoa : E, Ê, G
2. HDHS tô chữ hoa:
*Cho học sinh quan sát chữ mẫu H, I, K.( Theo thứ tự )
- HS quan sát chữ mẫu và nhận xét: độ cao con chữ, cấu tạo các nét; qui trình viết.
- GVHDHS về qui trình viết.
- HS luyện viết trên không
3.HDHS viết vần, từ ngữ ứng dụng:
- HS đọc vần và các từ
- GV yêu cầu HS luyện viết bảng con
- GV nhận xét, kiển tra , chỉnh sửa
	* Thư giãn : 
4. HDHS thực hành viết:
- GV chỉnh sửa và nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
- HS thực hành viết – GV quan sát
* GV thu vở HS chấm điểm – Nhận xét bài viết.
5. Củng cố : 
- HS luyện viết các vần , từ chưa đạt
* NX - DD:
D. Bổ sung : ...
Tiết 7: Môn: Chính tả	
Bài: Ngội nhà	 Thời gian dự kiến: 35/
A.Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng khổ thơ 3 bài: Ngôi nhà trong khoảng 10-12 phút.
- Điền đúng vần : iêu, yêu; chữ c, k vào chỗ trống.
 Làm được bài tập 2, 3 (SGK).
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ.
- HS : Bảng con
C.Các hoạt động dạy học: 
1.Bài mới:
a. GTB:
b. HDHS tập chép:
- GV đính khổ thơ cần viết.
- HS đọc khổ thơ: CN + ĐT
- HS luyện viết các tiếng khó dễ viết sai.
c. HS tập chép:
- GV nhắc nhở HS trước khi viết
- HS nhìn và tập chép vào vở
- GV đọc lại bài → HS soát lỗi bằng bút chì
- HS đổi vở kiểm tra bài viết 
- GV thu và chấm vở cho Hs
	* Thư giãn :
d. HDHS làm bài tập chính tả:
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài tập
- Cả lớp nhận xét, sửa bài
2. Củng cố:
- GV nhận xét bài viết của HS
- HS luyện viết các tiếng, từ viết sai
* NX – DD :
D. Bổ sung:
..
Tiết 109: Môn: Toán	
Bài: Giải toán có lời văn (tt) SGK: 148	 Thời gian dự kiến: 35/
A. Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt : Hiểu bài toán có một phép trừ: bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Biết trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2, bài 3.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Củng cố về cách giải và cách trình bày bài giải
- GV đính đề bài toán SGK / 148 – HS đọc bài toán.
- HS phân tích đề toán, viết lại tóm tắt theo nhóm đôi
- Các nhóm trình bày, nhận xét
- GV yêu cầu HS dựa vào tóm tắt giải bài toán trên nháp.
- 1HS làm bảng phụ
- Cả lớp nhận xét, chỉnh sửa
- HS nêu các bước trình bày bài giải
* Thư giãn:
	2.Hoạt động 2: Luyện tập
	Bài 1: Thực hiện được bước còn thiếu trong bài giải toán có lời văn
HS đọc đề bài toán, tự phân tích đề toán dựa vào tóm tắt .
 HS làm bài – 1 HS làm bảng phụ
Hs đọc bài giải , nhận xét
Bài 2: Giải được bài toán có lời văn.
- Học sinh đọc y/c đề bài , trình bày nội dung bài mẫu
- HS làm bài - 01 học sinh làm bảng phụ 
 -> giáo viên nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Giải được bài toán có lời văn
- Học sinh đọc y/c đề bài , trình bày nội dung bài mẫu
- HS làm bài - 01 học sinh làm bảng phụ 
 -> giáo viên nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động 3 : Củng cố 
- Hs nêu lại các bước giải toán có lời văn
*NX-DD:
D. Bổ sung:
 Thứ tư ngày 16 tháng 03 năm 2011
Tiết 21+22: Môn: Tập đọc	
 Bài: Quà của bố 	SGK / 85,86	 Thời gian dự kiến: 70/
A.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lần nào, luôn luôn, về phép, vững vàng. Biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài : Bố là bộ đội ngoài đảo xa, bố rất nhớ và yêu em . 
 Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK).
- Học thuộc lòng 1 khổ thơ của bài.
+ Yêu cầu phát triển: HS khá giỏi học thuộc lòng bài thơ.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ, bảng con, tranh 
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Ngôi nhà
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi: 
(?)Ở ngôi nhà của mình bạn nhỏ : nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy gì ?
(?)Đọc những câu thơ nói lên tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước ?
? Tìm tiếng có vần iêu ?
→ Nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: 
2.1: Giới thiệu bài: 
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc: 
a. Luyện đọc tiếng, từ khó:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Học sinh (đọc thầm) xác định các dòng thơ 
- Học sinh tiếp t ...  bài: 
- Học sinh mở sách đọc thầm
- HS đọc tiếng toàn bài
- HS luyện đọc theo dãy, đọc mời
Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu bài:
(?)Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu ?
(?)Bố gửi cho bạn nhỏ những quà gì ?
→ GV chốt lại nội dung bài.
* GVHDHS đọc thuộc lòng 1 khổ thơ yêu thích
- Gv tổ chức cho Hs thi đọc thuộc lòng.
- HS khá đọc thuộc lòng toàn bài thơ
b.Luyện nói: Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố (mẹ)-
- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi tranh phần luyện nói
- Đại diện 1 nhóm lên làm mẫu – Các nhóm thảo luận 
- Mời các nhóm lên hỏi đáp
-> Nhận xét, chốt ý .
3. Củng cố: 
- HS thi đua đọc bài theo dãy
- GV hỏi lại nôi dung bài.
* NX – DD :
D. Bổ sung:
Tiết 110: Môn: Toán	
	 Bài: Luyện tập 	 SGK : 150	
 Thời gian dự kiến: 35/
A. Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt : Biết giải bài toán có phép trừ; thực hiện được cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 20.
- Bài tập cần làm : bài 1, bài 2 , bài 3.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ, các phiếu bài tập
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: Giải được bài toán có phép trừ
- HS làm bài 
- 1 HS làm bảng phụ
- Hs kiểm tra nhận xét.
Bài 2: Giải được bài toán có phép trừ
- HS làm bài 
- 1 HS làm bảng phụ
- Hs kiểm tra nhận xét.
	 * Thư giãn:
Bài 3: Thực hiện được cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 20
- HS làm bài 
- 3 HS chọn bông hoa số đính bảng phụ
2. .Hoạt động 2: Củng cố 
- Hs nêu lại các bước giải toán có lời văn
D. Bổ sung:
Thứ năm, ngày 17 tháng 03 năm 2011
	Tiết 28: Môn: Tự nhiên – Xã hội	
	 Bài: Con muỗi	SGK : 	58,59	 Thời gian dự kiến: 35/
A. Mục tiêu: 
- Nêu một số tác hại của muỗi
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.
- Yêu cầu phát triền : Biết cách phòng trừ muỗi.
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về muỗi.
+ Kĩ năng tự bảo vệ: Tìm kiếm các lựa chọn và xác định cách phòng tránh muỗi thích hợp.
+ Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm bảo vệ bản thân và tuyên truyền với gia đình cách phòng tránh muỗi.
+ Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người cùng phòng trừ muỗi.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Tranh con muỗi, các loại thuốc diệt muỗi.
- HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học: 
* Khởi động : Trò chơi : Con muỗi
*Hoạt động 1: Quan sát, thảo luận
+ Mục tiêu: Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ
Giáo viên yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận theo các câu hỏi:
? Muỗi gồm những bộ phận nào ?
? Đầu muỗi gồm những bộ phận nào ? Muỗi dùng vòi để làm gì ?
? Chân muỗi ntn, dài hay ngắn, to hay nhỏ ? Muỗi dùng chân, cánh để làm gì ?
Các nhóm thảo luận 
Các nhóm trình bày nội dung
GV nhận xét, bổ sung : Muổi gồm có các bộ phận bên ngoài: Đầu, mình, chân cánh; Đấu muỗi gồm mắt, vòi , râu; muỗi nhỏ bằng con ruồi; muỗi dùng vòi để hút máu; chân muỗi dài, nhỏ dùng để đậu, đứng, muỗi dùng cánh để bay.
	Thư giãn :
* Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận
+Mục tiêu: Học sinh biết được nơi sống của con muỗi, một số tác hại, một số cách diệt muỗi. Có ý thức tham gia diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt. Đảm nhận trách nhiệm bảo vệ bản thân và tuyên truyền với gia đình cách phòng tránh muỗi.
- GV yêu cầu HS quan sát 1 tranh SGK/ 59: 
(?) Muỗi thường sống ở đâu ?
(?) Khi bị muỗi đốt em cảm thấy ntn ?
(?) Nêu các bệnh do muỗi gây ra ?
(?) Hãy nói về các cách diệt muỗi trong tranh ? Ngoài những cách này còn có những cách nào khác ?
(?) Khi ngủ ta cần làm gì để tránh muỗi đốt ?
 - Các nhóm thảo luận và trình bày ỳ kiến
Kết luận: => Giáo dục HS về ý thức giữ vệ sinh và phòng tránh muỗi đốt . 
Hoạt động 3: Củng cố 
Trò chơi : Chiếc hộp thông tin
D. Bổ sung:
Tiết 8: Môn: Chính tả	
 Bài: Quà của bố 	SGK/ 87	 Thời gian dự kiến: 35/
A.Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng khổ thơ 2 bài : Quà của bô khoảng 10 - 12 phút.
- Điền đúng chữ s hay x; vần im hay iêm vào chỗ trống.
 Làm được bài tập 2 a hoặc b (SGK).
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ.
- HS : Bảng con
C.Các hoạt động dạy học: 
1.Bài mới:
a. GTB:
b. HDHS tập chép:
- GV đính khổ thơ cần viết.
- HS đọc khổ thơ: CN + ĐT
- HS luyện viết các tiếng dễ viết sai.
c. HS tập chép:
- GV nhắc nhở HS trước khi viết cách trình bày khổ thơ
- HS nhìn và tập chép vào vở
- GV đọc lại bài → HS soát lỗi bằng bút chì
- HS đổi vở kiểm tra bài viết 
- GV thu và chấm vở cho Hs
	* Thư giãn :
d. HDHS làm bài tập chính tả:
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài tập thi đua theo dãy
- Cả lớp nhận xét, sửa bài
2. Củng cố:
- GV nhận xét bài viết của HS
- HS luyện viết các từ viết sai
* NX – DD :
D. Bổ sung:
..
..
 Tiết 4 : Môn: Kể chuyện	
 Bài: Bông hoa cúc trắng 	 Thời gian dự kiến: 35/
 A.Mục tiêu:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh .
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện : Lòng hiếu thảo của cô bé làm cho đất trời cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
+ HS khá-giỏi: kể được 2-3 đoạn của câu chuyện.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Tranh truyện.
- HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học: 
1. GV giới thiệu câu chuyện
2. GV kể mẫu câu chuyện:
- GV kể chuyện lần 1
- GV kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa 
3. GV HDHS kể chuyện:
- GV gợi ý cho HS kể từng đoạn truyện → HS luyện kể
- GV + HS nhận xét, bổ sung
	* Thư giãn: 
4.GVHDHS kể phân vai:
- GV yêu cầu HS đóng vai luyện tập và lên kể theo nhóm → chỉnh sửa lời thoại cho Hs 
5. Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ về câu chuyện
- GV nhận xét chốt lại về ý nghĩa câu chuyện.
6. Củng cố, dặn dò:
D. Bổ sung:
Tiết 111: Môn: Toán	
	 Bài: Luyện tập 	 SGK : 151	
 Thời gian dự kiến: 35/
Mục tiêu:
	- Yêu cầu cần đạt: Biết giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép trừ.
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ, - HS : 
C. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: Biết giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép trừ 
- HS làm bài, 1 HS làm vào bảng phụ, cả lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2: Biết giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép trừ
- HS làm bài, 1 HS làm vào bảng phụ, cả lớp nhận xét, sửa bài.
 * Thư giãn : 
Bài 3: Biết giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép trừ
- HS làm bài, 1 HS làm vào bảng phụ, cả lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4: Biết giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép trừ
- HS làm bài, 1 HS làm vào bảng phụ, cả lớp nhận xét, sửa bài.
2. Hoạt động 2: Củng cố 
- HS nêu lại các bước giải toán.
D. Bổ sung:
 Thứ sáu, ngày 18 tháng 03 năm 2011
Tiết 23+24: Môn: Tập đọc	
 Bài: Vì bây giờ mẹ mới về 	SGK / 88,89	 Thời gian dự kiến: 70/
A.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khóc òa, hoảng hốt, cắt bánh , đứt tay. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài : Cậu bé làm nũng mẹ nên đợi mẹ về mới khóc. 
 Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK).
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ, bảng con 
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Quà của bố
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi: 
? Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu ?
? Bố gửi những quà gì cho bạn nhỏ ?
? Tìm tiếng có vần oan ?
→ Nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: 
2.1: Giới thiệu bài: 
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc: 
a. Luyện đọc tiếng, từ khó:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Học sinh (đọc thầm) xác định các câu 
- Học sinh tiếp tục đọc thầm và tìm các tiếng, từ khó đọc-> HS nêu ->GV gạch chân: khóc òa, hoảng hốt, cắt bánh , đứt tay
=>Hướng dẫn học sinh phát âm lại các tiếng, từ khó.
- GV giảng từ: hoảng hốt 
b. Luyện đọc câu, đoạn, bài:
- GV hướng dẫn học sinh đọc từng dòng-> hết bài.( 2 lượt )
- HS đọc mỗi em 1 đoạn
- GV hướng dẫn học sinh đọc toàn bài.
	* Thư giãn :
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn -> hết bài.
- Học sinh đọc trơn cả bài: CN + ĐT.
2.3 : Ôn vần: ưt - ưc.
- GV yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần ưc.
- GV đính và giới thiệu 2 vần - HS đọc
- HS tìm tiếng ngoài bài có vần ưt- ưc 
- HS đọc, phân tích.
TIẾT 2
2.4: Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài và luyện nói : 
a. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài: 
- Học sinh mở sách đọc thầm
- HS đọc tiếng toàn bài
- HS luyện đọc theo dãy, đọc mời
Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu bài:
(?) Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không ?
(?) Lúc nào cậu bé mới khóc ? Vì sao ?
→ GV chốt lại nội dung bài.
* GVHDHS đọc diễn cảm bài văn
- Gv tổ chức cho Hs đọc phân vai 
- HS luyện đọc phân vai
b.Luyện nói: Bạn có hay làm nũng bố mẹ không
- HS hỏi đáp nhau theo nhóm đôi
-> Nhận xét, chốt ý .
3. Củng cố: 
- HS thi đua đọc bài theo dãy
- GV hỏi lại nôi dung bài.
* NX – DD :
D. Bổ sung:
Tiết 112: Môn: Toán 
 Bài: Luyện tập chung SGK : 152 
 Thời gian dự kiến: 35/
A. Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt : Biết lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán; biết cách giải và trình bày bài giải bài toán.
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ.
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: Biết lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán; biết cách giải và trình bày bài giải bài toán.
- Hs quan sát tranh vẽ, nêu phần còn thiếu trong đề bài toán, hoàn chỉnh tóm tắt rồi giải bài toán.
HS sửa và đính bài làm theo nhóm
Nhận xét, kiểm tra
 * Thư giãn .
Bài 2: Biết lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán; biết cách giải và trình bày bài giải bài toán.
- Hs quan sát tranh vẽ, nêu phần còn thiếu trong đề bài toán, hoàn chỉnh tóm tắt rồi giải bài toán.
HS sửa và đính bài làm theo nhóm
Nhận xét, kiểm tra
2. Hoạt động 2: Củng cố 
- Trò chơi : Điền nội dung còn thiếu vào đề bài toán 
* NX-DD:
D. Bổ sung:
Tiết 28: Sinh hoạt tập thể: 	
 Tổng kết tuần
- Giáo viên nhận xét lại tất cả các hoạt động mà học sinh thực hiện được trong tuần qua.
- Giáo viên chỉ cho học sinh biết được những việc mà mình đã thực trong tuần và nhắc nhở các em phát huy những điều đã làm tốt.
- Nêu ra những mặt mà các em chưa thực hiện được (vệ sinh thân thể, nề nếp nhặt giấy rác cuối giờ và yêu cầu các em cố gắng ở tuần sau).
- Hướng dẫn bầu học sinh xuất sắc.
	- GVHDHS một số trò chơi dân gian.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 Tuan 28(1).doc