Giáo án Lớp 1 - Tuần 29 - Chuẩn KTKN

Giáo án Lớp 1 - Tuần 29 - Chuẩn KTKN

TOÁN

Tiết 113: Phép cộng trong phạm vi 100 (Cộng không nhớ) (154)

I. Mục tiêu:

 - Nắm được cách cộng số có hai chữ số.

 - Biết đặt tính rồi làm tính cộng (không nhớ osoos có hai chữ số.

 - Biết vận dụng để giải toán.

II. Đồ dùng dạy học:

+ Các bó, mỗi bó có 1 chục que tính và 1 số que tính rời .

III. Các hoạt động dạy học

1.Ổn định :

+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập

2.Kiểm tra bài cũ :

+ 2 học sinh lên bảng làm bài 4 / 152 Sách giáo khoa.

+ Cả lớp nhận xét. Giáo viên sửa sai chung

+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới

3. Bài mới :

 

doc 27 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 29 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012
CHÀO CỜ
TOÁN
Tiết 113: Phép cộng trong phạm vi 100 (Cộng không nhớ) (154)
I. Mục tiêu:
 - Nắm được cách cộng số có hai chữ số. 
 - Biết đặt tính rồi làm tính cộng (không nhớ osoos có hai chữ số.
 - Biết vận dụng để giải toán. 
II. Đồ dùng dạy học:
+ Các bó, mỗi bó có 1 chục que tính và 1 số que tính rời .
III. Các hoạt động dạy học
1.Ổn định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ : 
+ 2 học sinh lên bảng làm bài 4 / 152 Sách giáo khoa.
+ Cả lớp nhận xét. Giáo viên sửa sai chung 
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 
Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
 a) Trường hợp phép cộng có dạng 35 + 24. Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 35 que ( gồm 3 bó và 5 que )
- Sau đó lấy thêm 24 que (2 bó và 4 que)
Giáo viên thực hiện trên bảng ( như Sách giáo khoa)
- Hướng dẫn học sinh gộp các bó que tính với nhau và các que rời với nhau 
-Hướng dẫn kỹ thuật làm tính 
35
 24
+
59
- Viết 35 rồi viết 24 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị, viết dấu + , kẻ vạch ngang, rồi tính từ phải sang trái 
 - 5 cộng 4 bằng 9, viết 9 
 - 3 cộng 2 bằng 5, viết 5 
Như vậy 35 + 24 = 59 
 b) Trường hợp : 35 + 20 ; 35 + 2 
(Tiến hành tương tự như trên )
- Lưu ý học sinh : 
Bài 1 : số có 2 chữ số cộng số có 2 chữ số 
Bài 2 : số có 2 chữ số cộng số tròn chục 
Bài 3 : số có 2 chữ số cộng số có 1 chữ số 
Hoạt động 2 : Thực hành bài 1, 2, 3 
Cho học sinh mở Sách giáo khoa. Đọc yêu cầu bài 1 
-Giáo viên treo bảng phụ 
-Giáo viên nhận xét, sửa bài chung cả lớp 
Bài 2 : Đặt tính rồi tính 
-Giáo viên nhận xét, sửa sai chung 
Bài 3 : Yêu cầu học sinh tự đọc đề và giải bài toán 
-Giáo viên ghi tóm tắt : 
-Lớp 1A : 35 cây 
-Lớp 2A : 50 cây 
-Cả 2 lớp :  cây ? 
-Học sinh để các bó chục bên trái, các que rời bên phải 
-Đặt bó chục theo bó chục, que rời thẳng với que rời 
-Học sinh gộp bó que tính với nhau 
 các que rời với nhau 
-Học sinh quan sát lắng nghe và ghi nhớ 
-Vài học sinh nêu lại cách cộng 
- Học sinh nhận xét, ghi nhớ cách đặt tính của 3 bài tính 
- Nhớ nguyên tắc cộng từ phải sang trái, đặt số thẳng cột 
- Học sinh nêu lại cách tính 
- Học sinh làm bài vào phiếu bài tập 
- 2 học sinh lên bảng sửa bài 
- Học sinh nêu cách đặt tính 
- 3 học sinh lên bảng ( 2 bài / em )
- cả lớp làm vào bảng con ( 2 bài / dãy ) 
 - Học sinh tự giải bài toán 
 Bài giải : 
Số cây cả 2 lớp trồng là : 
35 + 50 = 85 ( cây )
Đáp số : 85 cây 
 4.Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
- Chuẩn bị bài cho tiết học hôm sau : Luyện tập 
TẬP ĐỌC
Đầm sen
I. Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Tốc độ cần đạt: 30 tiếng/phút.
 - Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của hoa, lá, hương sắc loài sen.
 - Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
 + HS khá, giỏi: tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần en, oen; nói về sen theo mẫu ở tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 -Bộ chữ của GV và học sinh.
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC: Gọi học sinh đọc bài tập đọc “Vì bây giờ mẹ mới về” trả lời các câu hỏi SGK.
 Cả lớp viết bảng con: cắt bánh, đứt tay, hốt hoảng.
2.Bài mới:
 GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
 Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm rãi, khoan thai). Tóm tắt nội dung bài:
 Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
 Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
 Xanh mát (x ¹ x), xoè ra (oe ¹ eo, ra: r), ngan ngát (an ¹ ang), thanh khiết (iêt ¹ iêc)
 * HS luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
 Các em hiểu như thế nào là đài sen?
 Nhị là bộ phận nào của hoa?
 Thanh khiết có nghĩa là gì?
 Ngan ngát là mùi thơm như thế nào?
Luyện đọc câu:
 Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại.
Luyện đọc đoạn và bài: (theo 3 đoạn)
 Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau. Đọc cả bài.
Nghỉ giữa tiết
* Luyện tập:
Ôn các vần en, oen.
 Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần en?
 Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần en, oen?
Bài tập 3:
 Nói câu chứa tiếng mang vần en hoặc oen?
 Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa.
 Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
 Hỏi bài mới học.
 2 học sinh đọc bài,lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:
 - Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào?
- Đọc câu văn tả hương sen?
 Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
 Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn.
Luyện nói: Nói về sen.
 Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
 Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ: Qua tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề luyện nói.
Nhận xét chung về khâu luyện nói.
5.Củng cố:
 Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. 
 Học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
 Viết bảng con: cắt bánh, đứt tay, hốt hoảng.
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
Đài sen: Bộ phận phía ngoài cùng của hoa sen.
Nhị: Bộ phận sinh sản của hoa.
Thanh khiết: Trong sạch.
Ngan ngát: Mùi thơm dịu, nhẹ.
Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.
Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.
Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.
Nghỉ giữa tiết
Sen.
Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các tiếng có vần en, vần oen ngoài bài, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều tiếng nhóm đó thắng.
Đọc mẫu câu trong bài 
Các em chơi trò chơi thi nói câu chứa tiếng tiếp sức.
2 em.
Cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhuỵ vàng.
Hương sen ngan ngát, thanh khiết.
Học sinh rèn đọc diễn cảm.
Lắng nghe.
Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên.
Chẳng hạn: Các em nói về sen:
Cây sen mọc trong đầm. Lá sen màu xanh mát.Cánh hoa màu đỏ nhạt, đài và nhuỵ màu vàng. Hương sen thơm ngát, thanh khiết nên sen thường được dùng để ướp trà.
Học sinh khác nhận xét bạn nói về sen.
Nhiều học sinh khác luyện nói theo đề tài về hoa sen.
 Nhắc tên bài, đọc bài và nội dung bài.
1 học sinh.
Thực hành ở nhà.
THỂ DỤC
Bài 29: Bài thể dục- Trò chơi
I. Mục tiêu:
Bước đầu biết cách “chuyền cầu theo nhóm 2 người”.
 Bước đầu biết cách chơi trò chơi. “ Kéo cưa lừ a xẻ”.(chưa có vần điệu)
 Rèn luyện sức bền cho các em.
 Kiểm tra chứng cứ 1, 2, 3 của nhận xét 4.
 II. Địa điểm – Phương tiện: 
_ Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
_ GV chuẩn bị 1 còi và có đủ cho 2 HS có 1 quả cầu trinh và cùng HS chuẩn bị dụng cụ.
III. Nội dung: 
NỘI DUNG
Đ L
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
-Khởi động:
 + Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
 + Đi thường theo vòng tròn.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Múa hát tập thể.
2/ Phần cơ bản: 
a) Trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”: 
_ GV nêu tên trò chơi.
_ Chuẩn bị: 
 Cho các em quay mặt vào với nhau thành từng đôi một. Từng đôi, đứng chân trước chân sau xen vào nhau và hai chân hơi co, hai bàn tay nắm lấy hai cổ tay của nhau (h.23) 
_ Cách chơi: 
 + Cho 1 đôi lên làm mẫu cách nắm tay nhau và cách đứng chuẩn bị kết hợp với lời giải thích và chỉ dẫn của GV.
 + Cho 2 HS đó làm mẫu “ Kéo cưa lừa xẻ”.
 + Thực hành: 
 - Cho HS học cách nắm tay nhau.
 GV đi sửa chữa uốn nắn cách cầm tay và tư thế đứng chuẩn bị.
 - Cho HS bắt đầu cuộc chơi.
 Khi có lệnh của GV, các em vừa đọc vần điệu, vừa co kéo giả làm người xẻ gỗ, kéo cưa.
 + Giới thiệu cách cưa để các em chơi ở nhà.
b) Chuyền cầu theo nhóm 2 người: 
_ Cho HS quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một cách nhau 1.5 - 3m.
 Nếu sân hẹp, HS đông, cho HS tập theo 2 đợt, mỗi đợt 2 tổ.
_ Chọn 2 HS có khả năng thực hiện động tác tốt, chỉ dẫn bằng lời cho 2 HS đó làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi cho cả lớp biết, rồi cho từng nhóm tự chơi. 
 3/ Phần kết thúc:
_ Thả lỏng.
 + Đi thường theo nhịp.
 + Ôn động tác vươn thở và điều hòa của bài thể dục.
_ Củng cố.
_ Giao việc về nhà.
1-2 ph
1 phút
50-60m
1 phút
1 lần
1-2 ph
6-8 phút
10-12 phút
8-10 phút
1-2 ph
2 x 8 nhịp
1-2 ph 
1-2 ph
- Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số.
- Làm quen trò chơi “chuyền ... anh để nắm nội dung câu truyện.
Các bạn nhỏ đi qua cổng Phủ Chủ tịch, xin cô giáo cho vào thăm nhà Bác.
Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua cổng Phủ Chủ tịch?
 Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và các học sinh để kể lại câu chuyện.
Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).
Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.
Bác Hồ và thiếu nhi rất yêu quý nhau.
Bác Hồ rất gần gũi, thân ái với thiếu nhi.
Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
Tuyên dương các bạn kể tốt.
TOÁN
Tiết 116: Phép trừ trong phạm vi 100 ( Trừ không nhớ) (158)
I. Mục tiêu:
 - Biết đặt tính rồi làm tính trừ ( không nhớ ) số có hai chữ số.
 - Biết giải toán có phép trừ số có hai chữ số.
 - Rèn luyện năng lực toán.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Các bó que tính, mỗi bó 1 chục que và 1 số que rời 
III. Các hoạt động dạy học
1.Ổn định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ : 
+ 3học sinh lên bảng làm toán : Đặt tính rồi tính,tính: 
36
 20
+
36
 20
+
 30+ 35 = 25cm + 4cm = 
 46 + 22 = 43cm + 15cm =
+ Học sinh dưới lớp làm vào bảng con mỗi dãy theo 1 bài tập trên bảng 
+ Cả lớp nhận xét, sửa bài .
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 
Bài mới : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính. Giáo viên làm song song với học sinh trên bảng. Trình bày trên bảng như Sách giáo khoa 
- Chú ý : thao tác tách ra 2 bó và 3 que tương ứng với phép tính trừ 
- Hỏi : Số que còn lại là bao nhiêu ? 
-Giới thiệu kỹ thuật làm tính trừ 
a) Đặt tính : Viết 57 rồi viết 23 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị – Viết dấu - kẻ ngang 
b) Tính từ phải sang trái :
57
 23
-
34
 * 7 trừ 3 bằng 4 – Viết 4 
 * 5 trừ 2 bằng 3 – Viết 3 
 Vậy 57 – 23 = 34 
- Giáo viên chốt lại kỹ thuật trừ 
Hoạt động 2 : Thực hành bài 1, 2, 3
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở Sách giáo khoa 
Bài 1 : 
a) Tính 
b) Đặt tính rồi tính 
-Giáo viên kiểm tra cách đặt tính 
-Lưu ý học sinh ở học sinh phép tính có kết quả = 0 ở cột chục . Ví dụ : 59 – 53 Kết quả của phép tính này bằng 6 . Chữ số 0 ở bên trái chữ số 6 cho biết hiệu ở cột chục bằng 0 . Ta không cần viết chữ số 0 này vì 06 = 6 
Bài 2: Đúng ghi Đ – Sai ghi S
-Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh tham gia chơi tiếp sức 
-Giáo viên tổ chức chơi công bằng, theo dõi, nhận xét cụ thể 
- Tuyên dương đội thắng 
Bài 3 : giải toán 
- Giáo viên nhận xét, sửa sai .
-Học sinh lấy 57 que ( gồm 5 bó và 7 que rời ).
-Xếp 5 bó bên trái, 7 que bên phải 
- Tiến hành tách 2 bó và 3 que rời xếp xuống dưới 2 bó bên trái 3 que bên phải 
- Còn 3 bó 4 que 
-Học sinh quan sát lắng nghe ghi nhớ 
- Học sinh lặp lại cách trừ 
- a) Học sinh làm vào SGK 
- b) Học sinh làm bảng con 
- Học sinh cử đại diện tổ ( 6 em ) thi đua gắn chữ Đ hay S vào kết quả các phép tính 
- Học sinh đọc bài toán 
- 1 học sinh ghi tóm tắt : 
* Có : 64 trang 
* Đã đọc : 24 trang 
* Còn  trang 
Học sinh giải vào vở ô li 
 4.Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh ngoan hoạt động tốt 
- Chuẩn bị cho bài hôm sau : Phép trừ trong phạm vi 100 
THỦ CÔNG
Cắt – Dán hình tam giác ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán được hình tam giác.
 - Kẻ, cắt, dán được hình tam giác theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng, hình dán tương đối phẳng.
- Học sinh cắt dán được hình tam giác theo 2 cách.
 Kiểm tra chứng cứ 1, 2, 3 của nhận xét 7
 II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Hình tam giác mẫu,tờ giấy kẻ ô lớn.
- HS : Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp : Hát tập thể.
2. Bài cũ : 
 Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét . 
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ÿ Hoạt động 1 : Nhắc lại quy trình kẻ,cắt dán hình tam giác.
 Ÿ Hoạt động 2 : Học sinh thực hành.
 Học sinh kẻ hình tam giác có cạnh dài 8 ô,cạnh nhắn 7 ô.Sau đó vẽ hình tam giác như mẫu theo 2 cách.
 Học sinh lật trái tờ giấy màu kẻ ô và cắt rời hình tam giác.
Ÿ Hoạt động 3 : Trình bày sản phẩm.
 Giáo viên theo dõi,nhắc nhở một số em chậm để hoàn thành nhiệm vụ.
 Học sinh nhắc lại.
 Học sinh thực hành trên giấy màu.
 Học sinh trình bày sản phẩm vào vở.
 4. Củng cố – Dặn dò :
 Nêu lại cách kẻ hình tam giác đơn giản.
Chuẩn bị cắt dán hành rào đơn giản.
 5. Nhận xét :
 - Tinh thần học tập. Chuẩn bị đồ dùng học tập,kỹ thuật kẻ,cắt dán hình.
 - Đánh giá sản phẩm của học sinh.
 - Thu dọn vệ sinh.
Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012
TẬP ĐỌC
Chú công
I. Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Đọc 30 tiếng/1phút.
 - Hiểu nội dung bài: Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công khi trưởng thành.
 - Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
 + HS khá, giỏi: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần oc, ooc. Biết hát về con công.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 - Bộ chữ của GV và học sinh.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC: Hỏi bài trước.
 Gọi 2 học sinh đọc bài: “Mời vào” và trả lời các câu hỏi SGK.
 Gọi 3 học sinh viết bảng, lớp viết bảng con các từ sau: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền.
2.Bài mới:
 GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả vẽ đẹp độc đáo của đuôi công)
 Tóm tắt nội dung bài:
 Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
 Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
 Nâu gạch: (n ¹ l), rẻ quạt (rẻ ¹ rẽ)
 Rực rỡ: (ưt ¹ ưc, rỡ ¹ rở), lóng lánh (âm l, vần ong, anh)
* Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
 - Các em hiểu như thế nào là nâu gạch?
 - Rực rỡ có nghĩa thế nào?
Luyện đọc câu:
 Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu.
 Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy.
Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh)
 Đoạn 1: Từ đầu đến “Rẻ quạt”
 Đoạn 2: Phần còn lại.
 Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm.
 Giáo viên đọc diễn cảm lại cả bài.
Đọc đồng thanh cả bài.
Nghỉ giữa tiết
* Luyện tập:
 Ôn các vần oc, ooc:
 Bài tập 1:Tìm tiếng trong bài có vần oc?
 Bài tập 2:Tìm tiếng ngoài bài có vần oc, ooc?
 Giáo viên nêu tranh bài tập 3:
 Nói câu chứa tiếng có mang vần oc hoặc ooc.
 Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện đọc:
 Hỏi bài mới học.
 Gọi học sinh đọc bài cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:
 - Lúc mới chào đời chú công xó bộ lông màu gì, chú đã biết làm động tác gì?
 - Đọc những câu văn tả vẽ đẹp của đuôi công trống sau hai, ba năm.
 Giáo viên đọc diễn cảm lại bài văn.
Luyện nói: Hát bài hát về con công.
Giáo viên cho học sinh hát: Tập tầm vông con công hay múa . Hát tập thể nhóm và lớp.
5.Củng cố:
 Hỏi tên bài, đọc bài, nêu nội dung bài.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
 Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
 Học sinh viết bảng, lớp viết bảng con các từ sau: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền.
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ trên bảng.
Nâu gạch: Màu lông nâu như màu gạch.
Rực rỡ: Màu sắc nỗi bật, rất đẹp mắt.
Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.
Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy.
4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn xem bạn nào đọc hay nhất, tuyên dương bạn đọc hay nhất.
1 học sinh đọc lại bài, lớp đọc đồng thanh cả bài.
Nghỉ giữa tiết
Ngọc.
 Thi đua theo nhóm tìm và ghi vào bảng con, trong thời gian 1 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng nhiều từ thì thắng cuộc.
Đọc mẫu câu trong bài.
 Từng học sinh đặt câu. Sau đó lần lượt nói nhanh câu của mình. Học sinh khác nhận xét.
2 em đọc lại bài.
Con công.
1. Lúc mới chào đời chú công  cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt.
2. Đuôi lớn thành  đính hàng trăm viên ngọc.
Học sinh đọc lại bài văn.
Quan sát tranh và hát bài hát: Tập tầmvông con công hay múa.
Nhóm hát, lớp hát.
Nêu tên bài và nội dung bài học.
Thực hành ở nhà.
SINH HOẠT
Sơ kết tuần 29
( Nội dung ghi sổ sinh hoạt)
 Kiểm tra: Ngày tháng 3 năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T 29 CKTKN va giam tai.doc