Tập đọc
Đầm sen ( 2 tiết).
I Mục tiêu:
Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.
Trả lời được câu hỏi 1,2(SGK).
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức:
Tranh, bộ đồ dùng dạy, học Tiếng Việt 1, Máy tính, máy chiếu.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III.Các hoạt động dạy học:
Tuần 29. ( Từ ngày 28 tháng 03 – 01 tháng 04 năm 2011). Thứ hai ngày 14 tháng 03 năm 2011. Tập đọc Đầm sen ( 2 tiết). I Mục tiêu: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen. Trả lời được câu hỏi 1,2(SGK). II Đồ dùng và các hình thức tổ chức: Tranh, bộ đồ dùng dạy, học Tiếng Việt 1, Máy tính, máy chiếu. Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn dịnh tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. - GV gọi 2 - 3 em đọc lại bài tập đọc - GV nêu câu hỏi HS trả lời: + Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không ? + Lúc nào cậu bé mới khóc ? Vì sao? - GV nhận xét sửa chữa và cho điểm. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tên bài. b) Luyện đọc - GV đọc mẫu ,đọc diễn cảm. Luyện đọc tiếng và từ khó . - GV các em hãy đọc thầm, tìm các tiếng khó đọc trong bài. - GV gạch chân các tiếng khó trên bảng. - GV cho học sinh nối tiếp nhau vừa phân tích vừa đánh vần các tiếng có âm x, s, t –tiếng khó .( từ 1-2 lần ) - GV theo dõi nhận xét sửa sai. - GV nêu từ và giải thích để HS hiểu: + Đài sen: Là bộ phận phía ngoài cùng của hoa sen + Nhị: bộ phận sinh sản của hoa + Thanh khiết: Trong sạch + Ngan ngát: mùi thơm dịu, nhẹ - GV cho học sinh đọc lại từ lần 2 - GV nhận xét sửa sai . Luyện đọc câu - GV gọi học sinh khá chia câu, đọc trơn từng câu.Đồng thời, GV đánh dấu câu . - GV hướng dẫn đọc câu khó và đọc mẫu - GV gọi 2 học sinh đọc 1 câu, lần lượt đọc cho hết bài . - GV theo dõi nhận xét sửa sai. - GV gọi học sinh nối tiếp nhau thi đọc câu - GV theo dõi nhận xét sửa sai, tuyên dương. Luyện đọc đoạn cả bài + Bài chia làm mấy đoạn? - GV đánh dấu doạn * Đoạn 1 : Từ “ Đầm sen..mặt đầm.” * Đoạn “ Hoa senxanh thẫm”. * Đoạn 3: Từ “ Phần còn lại ”. - GV hướng dẫn đọc cách ngắt nghỉ hơi ở dấu chấm , đấu phẩy .và gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn - GV theo dõi nhận xét sửa sai. - GV gọi 3 HS thi đọc đoạn khó - GV đọc mẫu lần hai cả bài. - GV theo dõi nhận xét sửa sai, tuyên dương, ghi điểm. - GV nhận xét ,sửa sai. *Ôn các vần en ,oen. + Tìm tiếng trong bài có vần en? - GV gạch chân. - GV nhận xét sửa sai - GV gọi học sinh đọc yêu cầu 3 - GV hướng dẫn học sinh nói câu chứa tiếng có vần en, oen. - Nhận xét, tuyên dương. - HS đọc bài : Vì bây giờ mẹ mới về. + Cậu bé không khóc + Lúc mẹ về cậu mới khóc . Vì cậu làm nũng mẹ . - HS đọc tên bài :Đầm sen - HS theo dõi GV đọc mẫu, chú ý cách phát âm của và cách ngắt nghỉ theo dấu câu của GV. - HS đọc nhẩm, nêu : sen, dày, khắp, đầm, nhạt, ngát, khiết, dẹt, suốt, rẽ. - HS đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh (dưới dạng đọc nối tiếp) - HS đọc nhẩm: Xanh mát, cánh hoa, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết - HS: đọc nối tiếp cá nhân ,cả lớp. - HS thi đọc cá nhân từng câu - HS đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh (dưới dạng đọc nối tiếp) + Bài chia làm 3 đoạn - HS theo dõi. - HS 1 đọc đoạn 1 - HS 2 đọc đoạn 2 - HS 3 đọc đoạn 3 - 3 HS đại diện 3 nhóm thi đọc. - 3 HS đọc cả bài. - HS cả lớp đọc đồng thanh - 1 h/sinh đọc bài, cả lớp nhẩm thầm. - H/sinh tìm và nêu:Sen, chen, ven. - 2 HS đọc và phân tích các tiếng có vần en vừa tìm được - 1 HS nêu: Nói câu chứa tiếng có vần en: - 2 h/sinh đọc câu mẫu. - Thi nói câu theo yêu cầu. Tiết 2 4.Tìm hiểủ bài và luyện nói *Tìm hiểu bài đọc 1)Khi nở hoa sen đẹp như thế nào? - GV nhận xét và cho học sinh nhắc lại - GV gọi HS đọc câu hỏi 2 + Qua bài này ta thấy được vẻ đẹp gì của cây sen? - GV nhận xét và cho học sinh nhắc lại *Luyện nói - GV gọi 1 em nêu yêu cầu của bài - Từng cặp trao đổi nhanh về bức tranh trong SGK, trả lời: - Cả lớp và GV nhận xét - 3 HS đọc cả bài , cả lớp theo dõi - 2HS đọc câu hỏi 1. Cả lớp đọc thầm đoạn 1 - HS thảo luận nhóm đôi. - Khi nở cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhị vàng. - Đọc câu văn tả hương sen? - HS đọc thầm các câu còn lại và trả lời câu hỏi - Hương sen ngan ngát thanh khiết . - 1 học sinh đọc lại cả bài - Bài cho con thấy được vẻ đẹp của lá, hoa, hương sen - HS nêu chủ đề : Nói về sen. - HS thảo luận trả lời - Cây sen mọc trong đầm, lá sen màu xanh mát. Cánh hoa màu đỏ nhạt. Hương sen ngan ngát lan toả khắp nơi. Sen vừa đẹp mà vừa có ích, ướp trà, lá sen gói cốm.. 4. : Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học, tuyên dương những h/sinh đọc tốt. Hướng dẫn h/sinh đọc chưa tốt về nhà luyện đọc. Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Ôn tập. ________________________________ Toán Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ). I Mục tiêu: Giúp h/sinh: Nắm được cách cộng số có hai chữ số . Biết đặt tính và làm tính cộng (không nhớ) số có hai chữ số . Biết vận dụng để giải toán. II Đồ dùng và các hình thức tổ chức: Bảng phụ bài 1, 2, 3 trang 154 SGK. Bộ đồ dùng học toán 1. Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân. III Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài. Tóm tắt: Bài giải Thùng 1: 2 gói bánh Số bánh cả hai thùng là: Thùng 2: 3 gói bánh 2 + 3 = 5 (gói) Hai thùng: .... gói bánh? Đáp số: 5 gói bánh - GV nhận xét, sửa sai chấm điểm 2 . Bài mới - GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng cho HS nhắc lại :Phép công trong phạm vi 100( cộng không nhớ ) a. Giới thiệu cách làm tính cộng không nhớ GV vừa thao tác mẫu vừa hướng dẫn HS cách thực hiện trên que tính Dạng: 35 + 24. - Lấy 35 que tính ( 3 bó que tính 1 chục và 5 que tính rời ) xếp trên mặt bàn - Giáo viên hỏi: 35 que tính gồm có mấy chục và mấy đơn vị ? - HS : 35 gồm có 3 chục và 5 đơn vị . Giáo viên ghi bảng. - Lấy tiếp thêm 2 bó 1 chục que tính và 4 que tính ta được số bao nhiêu? ( 24). Gồm mấy chục và mấy đơn vị ? ( Gồm 2 chục và 4 đơn vị). + Tất cả cô có bao nhiêu que tính? H/sinh thao tác gộp trên que tính và nêu kết quả ( 59 que tính). + Làm tính gì để được kết quả 59 que tính? ( Tính cộng). Hướngdẫn kỹ thuật làm tính cộng. + Bước 1: Viết 35, sau đó viết 24 dưới 35 sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục. Viết dấu cộng giữa hai số, lệch về bên trái. Kẻ vạch ngang. + Bước 2: Tính từ phải qua trái 35 ¶ 5 cộng 4 bằng 9, viết 9. + ¶ 3 cộng 2 bằng 5, viết 5 24 59 Vậy: 35 + 24 = 59 - 2- 3 h/sinh nêu lại các bước thực hiện. H/sinh, giáo viên nhận xét. Dạng 35 + 20: Hướng dẫn tương tự như với 35 + 24 HS thành lập và nêu cách tính. - Thực hiện theo đặt tính 35 ¶ 5 cộng 0 bằng 5 viết 5 + ¶ 3 cộng 2 bằng 5 viết 5 20 55 Vậy: 35 + 20 = 55 Phép cộng dạng 35 + 2. - Hướng dẫn h/sinh tự đặt tính. Lưu ý h/sinh khi đặt tính phải viết 2 thẳng cột với 5 ở cột đơn vị. 35 ¶ 5 cộng 2 bằng 7 viết 7 + ¶ 3 hạ 3 viết 2 37 Vậy: 35 + 2 = 37 3. Thực hành Bài 1: H/sinh nêu yêu cầu. Tính. H/sinh làm bài trên bảng con, bảng lớp. H/sinh, giáo viên nhận xét. 1 – 2 h/sinh nêu kỹ thuật thực hiện tính cộng theo cột dọc. H/sinh, giáo viên bổ sung. Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập: Đặt tính rồi tính. - GV : Khi đặt tính cần chú ý gì?( Đặt tính thẳng cột) - GV gọi HS lên bảng làm bài. - 1 h/sinh lên bảng làm mẫu: 35 + 12. - H/sinh, giáo viên nhận xét. - H/sinh làm bảng con, bảng lớp: 41 + 34. - H/sinh, giáo viên nhận xét. - Các phép tính còn lại h/sinh làm vào vở. - 4 h/sinh lên chữa, ở dưới đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét. - H/sinh nhận xét bài chữa. - Giáo viên đưa đáp án, nhận xét bài chữa, ghi điểm, chấm một số bài. Bài 3: H/sinh nêu yêu cầu: Giải toán. Hướng dẫn h/sinh đọc đề toán và tìm hiểu đề. Bài toán cho biết gì ? ( Lớp 1A trồng được 35 cây, Lớp 2 A trồng được 50 cây). Bài toán hỏi gì? ( Hai lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây?) Muốn tìm cả hai lớp có tất cả bao nhiêu cây ta làm phép tính gì? ( phép cộng). H/sinh làm bài. 2 H/sinh lên chữa ( 1h/sinh ghi tóm tắt, 1 h/sinh chữa bài giải). H/sinh nhận xét bài chữa. Giáo viên đưa đáp án: Tóm tắt Bài giải Lớp 1A: 35 cây Cả hai lớp trồng được số cây là: Lớp 2A: 50 cây 35 + 50 = 85 ( cây). Cả hai lớp :.cây ? Đáp số: 85 cây. - Giáo viên nhận xét bài chữa, ghi điểm và chấm một số bài. IV Củng cố - Dặn dò: H/sinh nêu kỹ năng đặt tính và thực hiện cộng theo cột dọc các số trong phạm vi 100. Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài : Luyện tập. _________________________________ Đạo đức Chào hỏi và tạm biệt ( tiết 1). I Mục tiêu: Giúp h/sinh: Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt. H//sinh biết nói lờichào hỏi, tạm biệt trong những tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày. Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ. II Đồ dùng và các hình thức tổ chức: Vở bài tập đạo đức. Điều 2 trong Công ước Quốc tế Quyền trẻ em. Đồ dùng để hoá trang đơn giản khi sắm vai. Bài ca “Con chim vành khuyên”. Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân. III. Các hoạt động dạy học : Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh đọc lại câu tục ngữ cuối bài tiết trước - Giáo viên: Tại sao phải chào hỏi, tạm biệt? - Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. - GV nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi bảng. - HS hát bài: Con chim vành khuyên. 1. Hoạt động 1 : Học sinh làm bài tập 2: - Giáo viên nêu yêu cầu và tổ chức cho học sinh làm bài tập trong VBT. Học sinh ghi lời các bạn nhỏ trong tranh 1 và tranh 2 - Tranh 1 : Chúng em kính chào cô ạ ! - Tranh 2 : Cháu tạm biệt cô ( bác) a! Giáo viên chốt lại: Tranh 1: Các bạn cần chào hỏi thầy giáo cô giáo. Tranh2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách. 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 3: Nội dung thảo luận: - Em sẽ chào hỏi như thế nào trong các tình huống sau: Em gặp người quen trong bệnh viện? Em nhìn thấy bạn ở nhà hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn? - Chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày, tổ chức cho lớp trao đổi thống nhất. - Học sinh thảo luận theo nhóm 2 để giải quyết các tình huống. - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Chào hỏi ôn tồn, nhẹ nhàng, không nói tiếng lớn ha ... tập viết. - Nêu nội dung, yêu cầu bài viết. Lưu ý h/sinh quy tắc viết hoa tên địa danh, tên riêng. - Theo dõi, giúp đỡ những h/sinh còn lúng túng. - Thu chấm một số bài, nhận xét. - Nhắc lại quy trình tô chữ hoa: L. - Quan sát, nêu nhận xét về số nét, chiều cao, độ rộng của chữ. - Nhận xét. - Theo dõi. - Viết bảng. - Nhận xét. - H/sinh nhận xét, nêu quy tắc viết hoa. - Viết bảng. - Nhận xét. - Sửa ( nếu sai). - H/sinh mở vở, sửa tư thế ngồi. - Viết bài. IV : Củng cố - Dặn dò: H/sinh bình chọn người viết đẹp, tuyên dương. Nhận xét giờ học. H/dẫn h/sinh chuẩn bị bài: N, M, Hà Nội, Mộ Đức. ___________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 01 tháng 4 năm 2011. Tập đọc Chú công ( 2 tiết). I Mục tiêu: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: nâu gạch, rẻ quạt , rực rỡ, lóng lánh. Bước đầu biết nghỉ hơi ở dấu câu. Hiểu nội dung bài:Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp cảu đuôi công lúc trưởng thành. Trả lời được câu hỏi 1, 2 trong SGK. 2. Đồ dùng và các hình thức tổ chức: Tranh, bộ đồ dùng dạy, học Tiếng Việt 1. Máy tính, máy chiếu. Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân. 3. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1: Kiểm tra bài cũ. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Giới thiệu bài: Ghi bảng. 3. Hướng dẫn h/sinh luyện đọc. a. Giáo viên đọc mẫu bài văn lần 1 (Giọng chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của đuôi công). b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc. Luyện đọc tiếng, từ ngữ. - Ghi bảng ( gạch chân). - Nhận xét bổ sung. Luyện đọc câu. - Bài văn có mấy câu? - Nhận xét, bổ sung. Luyện đọc đoan, bài. - Bài văn được chia thành mấy đoạn? - Nhận xét, ghi điểm cho cá nhân và điểm thi đua cho các nhóm. Lưu ý h/sinh ngắt nghỉ ở dấu câu. - Nhận xét, ghi điểm. 3.Ôn các vần: oc, ooc. a. Giáo viên nêu yêu cầu 1 trong SGK: Tìm tiếng trong bài có vần oc nói với h/sinh vần cần ôn là vần oc, ooc. - Gạch chân ( ghi bảng). - Nhận xét, sửa. - Nhận xét, ghi điểm . b. Giáo viên nêu yêu cầu 3 trong SGK: Nói câu chứa tiếng có vần : oc, vần ooc. - Nhận xét bổ sung, ghi điểm. Tiết 2. 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói. a.Tìm hiểu bài đọc. -Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gì? - Nhận xét, ghi điểm. -Chú đã biết làm động tác gì? - Nhận xét, ghi điểm. -Sau hai, ba năm đuôi công trống thay đổi thế nào? - Nhận xét, ghi điểm. Treo tranh, giải thích. - Giáo viên đọc diễn cảm bài văn. - Nhận xét, ghi điểm và tuyên dương những h/sinh đọc hay. - H/sinh đọc bài: Mời vào và trả lời các câu hỏi. - 2 – 3 h/sinh đọc: Chú công. - Nghe. - Nhẩm thầm tìm, nêu các tiếng, từ khó dễ lẫn; nâu gạch, rẻ quạt , rực rỡ, lóng lánh . - Luyện đọc cá nhân kết hợp phân tích từng tiếng. - Nhận xét. - Bài văn có 5 câu. - Đọc nối tiếp cá nhân từng câu. - Nhận xét. - Bài văn được chia thành 2 đoạn. - Đọc nối tiếp theo đoạn cá nhân, nhóm. - Nhận xét. - 3 – 4 h/sinh đọc cả bài. - Nhận xét. - Đọc đồng thanh. - Thi tìm nhanh và nêu: ngọc. - Đọc cá nhân, nhóm, lớp. - Nhận xét. - Phân tích tiếng: ngọc. - Nhận xét. - Thảo luận nhóm đôi (1 phút). - 2 h/sinh đọc câu mẫu. - Nói theo yêu cầu của giáo viên. - Nhận xét. - Mở SGK trang 97 nhẩm thầm. - 1 h/sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm. -Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu nâu gạch. - Nhận xét. - Sau vài giờ chú đã có động tác xòe cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt. - Nhận xét. - 1 H/sinh đọc đoạn 2. cả lớp nhẩm thầm. - Đuôi công thành một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu - Nhận xét bổ sung. - 2 – 3 h/sinh đọc lại bài. - Nhận xét. 4. : Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học, tuyên dương những h/sinh đọc tốt. Hướng dẫn h/sinh đọc chưa tốt về nhà luyện đọc. Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Ôn tập. _____________________________ Toán Luyện tập I Mục tiêu: Tiếp tục giúp h/sinh: Biết đặt tính và làm tính trừ (không nhớ) số có hai chữ số. Biết giải toán có phép trừ số có hai chữ số. II Đồ dùng và các hình thức tổ chức: Giáo viên: Bảng phụ ( máy tính, máy chiếu). Học sinh: vở luyện tập toán quyển 1 / 2 . Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân. III Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: - H/sinh làm bảng con, bảng lớp: 97 – 45 86 – 5 74 - 40 - H/sinh nhận xét, nêu kỹ năng đặt tính, kỹ năng thực hiện tính trừ theo cột dọc các số trong phạm vi 100 (không nhớ). - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Hướng dẫn h/sinh làm bài tập trang 40 luyện tập toán tiểu học quyển 1/2. Bài 1: H/sinh nêu yêu cầu của bài: Tính. - 1 h/sinh làm mẫu : 57 - 43 14 1 h/sinh nhận xét, nêu kỹ năng tính theo cột doc. Giáo viên nhận xét. H/sinh làm vở các phép tính còn lại. 3 h/sinh lên chữa, ở dưới đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét. Giáo viên đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm bài chữa và chấm một số bài. Bài 2 : H/sinh nêu yêu cầu : Đặt tính rồi tính. - 1 h/sinh làm mẫu : 54 - 34 20 1 h/sinh nhận xét, nêu kỹ năng đặt tính, kỹ năng trừ theo cột doc. Giáo viên nhận xét. H/sinh làm vở các phép tính còn lại. 4 h/sinh lên chữa, ở dưới đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét. Giáo viên đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm bài chữa và chấm một số bài. Bài 3 : H/sinh nêu yêu cầu : Giải toán. Bước 1 : Hướng dẫn h/sinh đọc bài toán và phân tích đề toán. H/sinh tự đọc bài toán. Bài toán cho biết gì ? (dàn gà nhà An có 37 con, mẹ đem bán đi 15 con gà). Bài toán hỏi gì ? (Đàn gà nhà An còn lại bao nhiêu con?) Để tìm số gà còn lại sau khi bán của nhà An con cần làm phép tính gì ? Vì sao ? Bước 3 : Hướng dẫn h/sinh đưa ra câu trả lời hợp lý. Bước 4 : Hướng dẫn h/sinh trình bày bài giải. H/sinh làm bài. 1 h/sinh lên chữa. H/sinh và giáo viên nhận xét bài chữa, gfhi điểm. Giáo viên chấm một số bài. IV: Củng cố - Dặn dò: 2 H/sinh nêu các bước để giải bài toán có lời văn. Nhận xét giờ học. Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Phép trừ trong phạm vi 100 ( không nhớ). _________________________________ Mỹ thuật Vẽ tranh: Đàn gà nhà em. Giáo viên bộ môn. ______________________________ Chiều: Tập đọc Ôn tập I Mục tiêu: H/sinh được: Luyện đọc bài: Chú công. Làm các bài tập trang 41 - 42 vở: Thực hành Tiếng Việt.. II Đồ dùng và các hình thức tổ chức: Giáo viên: Bảng phụ. Học sinh: Vở. Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân. III Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò. 1. Kiểm tra bài cũ. - Nhận xét bổ sung, ghi điểm. 2. Giới thiệu bài. 3. Hướng dẫn h/sinh luyện đọc. - Nhận xét, ghi điểm, đọc mẫu diễn cảm, hướng dẫn h/sinh đọc đúng ở các câu có dấu chấm hỏi, câu có dấu chấm cảm. - Nhận xét, ghi điểm thi đua. - Nhận xét, ghi điểm. 4.Hướng dẫn h/sinh làm bài tập: Bài 1: - Hướng dẫn h/sinh làm bài. - Nhận xét, chấm một số bài. Bài 2: - Gợi ý hướng dẫn h/sinh làm bài. - Đưa đáp án. - Nhận xét, ghi điểm và chấm một số bài. Bài 3: - Hướng dẫn h/sinh dựa vào nội dung của bài tập đọc lựa chọn và làm bài. - Đưa đáp án. - Nhận xét, ghi điểm bài chữa và chấm một số bài. - 2 h/sinh đọc nối tiếp bài: Chú công kết hợp trả lời câu hỏi. - Nhận xét. - Mở SGK trang: 97. - Đọc cá nhân ( 2 – 3 h/sinh ). - Nhận xét. - 2 – 3 nhóm đọc nối tiếp. - Nhận xét. - 2 h/sinh đọc cả bài. - Đọc đồng thanh. - Mở Tiếng Việt thực hành trang 41 – 42. - H/sinh nêu yêu cầu: Viết câu chứa tiếng: Có vần oc. Có vần ooc. - Làm bài cá nhân. - 2 h/sinh lên chữa. Một số đọc kết quả. - Nhận xét bài chữa. - Nêu yêu cầu: Điền âm đầu: x, n, s. - Làm bài nhóm đôi. - 3 h/sinh lên chữa. Một số đọc bài làm. - Nhận xét. - Nêu yêu cầu: Nối đúng. - Làm bài. - 1 h/sinh lên chữa. Một số h/sinh đọc bài làm. - Nhận xét. IV: Củng cố - Dặn dò: Đọc lại các vần, từ vừa được sửa sai. Nhận xét giờ học. Dặn h/sinh đọc kỹ bài chuẩn bị bài: Chuyện ở lớp. _____________________________________ Tập viết Tập viết chữ hoa: N, M, Hà Nội, Mộ Đức ( cỡ nhỏ). 1. Mục tiêu: H/sinh biết viết chữ hoa: N, M cỡ nhỏ. Ghi nhớ và viết đúng các chữ hoa theo quy tắc chính tả. Đưa bút theo đúng quy trình viết, giãn đúng khoảng cách. 2. Đồ dùng và các hình thức tổ chức: Giáo viên: Chữ mẫu, bảng phụ. Học sinh: Vở tập viết. Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1: Kiểm tra bài cũ. - Nhận xét. 2. Giới thiệu bài: Ghi bảng. 3.Hướng dẫn h/sinh viết chữ hoa: ¶Treo chữ N mẫu: - Nêu quy trình viết, vừa nêu vừa dùng bút chỉ theo chiều mũi tên. - Viết mẫu. - Nhận xét, sửa. ¶ Chữ M hướng dẫn tương tự. ¶ Từ: Hà Nội, Mộ Đức. - Nhận xét, viết mẫu, hướng dẫn quy trình. - Nhận xét, sửa. 4. Hướng dẫn h/sinh tập viết. - Nêu nội dung, yêu cầu bài viết. - Theo dõi, giúp đỡ những h/sinh còn lúng túng. - Thu chấm một số bài, nhận xét. - Nhắc lại quy trình tô các chữ hoa: N, M. - Quan sát, nêu nhận xét về số nét (3 nét) chiều cao, độ rộng của chữ. - Nhận xét. - Theo dõi. - Viết bảng. - Nhận xét. - H/sinh giải thích cách viết hoa. - Viết bảng con. - Nhận xét. - H/sinh mở vở, sửa tư thế ngồi. - Viết bài. 4. : Củng cố - Dặn dò: H/sinh bình chọn người viết đẹp, tuyên dương. Nhận xét giờ học. H/dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Lê Lợi, Mai Châu, Ninh Bình. ________________________________ Sinh hoạt Sinh hoạt lớp. I Kiểm diện. Vắng mặt...... h/sinh. II Nội dung. 1. Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. 2. Các tổ trưởng báo cáo. 3 . Giáo viên tập hợp. Ưu: Tồn tại: 4: Phát động phong trào tuần 30: Khắc phục những tồn tại của tuần 29. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “ Rèn chữ, giữ vở”. Nhân điển hình phong trào” Thân thiện với môi trường”. Thực hiện tốt các nề nếp của trường, lớp. Thi đọc nhanh, đọc không đánh vần. Tăng cường kiểm tra bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 đầu giờ truy bài. Hưởng ứng phong trào 4 không: + Không nói ngọng. + Không dùng tay để tính. + Không viết ẩu, viết ngoáy. + Không vứt rác bừa bãi. 5. Các tổ thảo luận. 6. Tuyên dương 7. Nhắc nhở. Sinh hoạt văn nghệ: Cán sự điều khiển. ___________________________________________________________________ Tân Lập, ngày 21 tháng 3 năm 2011. T/M BGH Đã kiểm tra và góp ý. Phó hiệu trưởng. Phan Thị Nga.
Tài liệu đính kèm: