Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - Phạm Lý Thành

Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - Phạm Lý Thành

1.KTBC : Hỏi bài trước.

Đọc sách kết hợp bảng con.

Đọc câu ứng dụng: ve ve ve, hè về.

Viết bảng con.GV nhận xét chung.

2.Bài mới:

2.1.Giới thiệu bài:

GV treo tranh yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:

- Tranh vẽ gì?

- Trong tiếng bò, cỏ có âm gì và dấu thanh gì đã học?GV viết bảng: bò, cỏ

Hôm nay, chúng ta sẽ học chữ và âm mới: o, c (viết bảng o, c)

2.2.Dạy chữ ghi âm:

a) Nhận diện chữ:

GV hỏi: Chữ o giống vật gì?

GV có thể minh hoạ bằng các mẫu vật và yêu cầu học sinh tìm chữ o trong bộ chữ và cài lên bảng cài.

Nhận xét, bổ sung.

 

doc 24 trang Người đăng truonggiang69 Lượt xem 1128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - Phạm Lý Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 3
Thứ ngày
Môn
Tên bài dạy
Hai
Học vần (2)
Đạo đức
Thủ công
O - c
Gọn gàng sạch sẽ (T1)
Xé dán hình vuông – hình tròn.
Ba
Thể dục
Học vần (2)
Toán
ĐHĐN -Trò chơi.
Ô - ơ
Luyện tập
Tư
Học vần (2)
Toán
TNXH
Mĩ thuật
Ôn tập 
Bé hơn – Dấu <
Nhận biết các vật xung quanh.
Màu và vẽ màu vào hình đơn giản.
Năm
Học vần (2)
Toán
Tập viết
I – a 
Lớn hơn – Dấu >
Lễ, cọ, bờ, hổ
Sáu
Học vần (2)
Toán
Hát 
Sinh hoạt
N – m 
Luyện tập
Mời bạn vui múa ca (T1)
Thứ ngày tháng 9 năm 2006
Môn : Học vần
BÀI : O , C
I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể:
-Đọc và viết được: o, c, bò, cỏ.
-Đọc được các tiếng ứng dụng: bo, bò, bó, co, cò, cỏ và câu ứng dụng bò bê có bó cỏ.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: vó bè.
-Nhận ra được chữ o, c trong các từ của một đoạn văn.
II.Đồ dùng dạy học: 	
-Tranh minh hoạ (hoặc các mẫu vật các từ khoá: bò, cỏ và câu ứng dụng bò bê có bó cỏ).
	-Tranh minh hoạ phần luyện nói: vó bè.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Đọc câu ứng dụng: ve ve ve, hè về..
Viết bảng con.GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV treo tranh yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
Tranh vẽ gì?
Trong tiếng bò, cỏ có âm gì và dấu thanh gì đã học?GV viết bảng: bò, cỏ
Hôm nay, chúng ta sẽ học chữ và âm mới: o, c (viết bảng o, c)
2.2.Dạy chữ ghi âm:
a) Nhận diện chữ:
GV hỏi: Chữ o giống vật gì?
GV có thể minh hoạ bằng các mẫu vật và yêu cầu học sinh tìm chữ o trong bộ chữ và cài lên bảng cài.
Nhận xét, bổ sung.
b) Phát âm và đánh vần tiếng:
-Phát âm.
GV phát âm mẫu: âm o. (lưu ý học sinh khi phát âm mở miệng rộng, môi tròn).
GV chỉnh sữa cho học sinh.
-Giới thiệu tiếng:GV gọi học sinh đọc âm o.GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh.
Có âm o muốn có tiếng bò ta làm như thế nào? Yêu cầu học sinh cài tiếng bò.
GV cho học sinh nhận xét một số bài ghép của các bạn.
GV nhận xét và ghi tiếng bò lên bảng.
Gọi học sinh phân tích .
Hướng dẫn đánh vần
GV hướng dẫn đánh vần 1 lần.
Gọi đọc sơ đồ 1.
GV chỉnh sữa cho học sinh. 
Âm c (dạy tương tự âm o).
- Chữ “c” gồm một nét cong hở phải.
- So sánh chữ “c" và chữ “o”.
-Phát âm: Gốc lưỡi chạm vào vòm mềm rồi bật ra, không có tiếng thanh.
-Viết giống âm o, điểm dừng bút trên đường kẻ ngang dưới một chút.
Đọc lại 2 cột âm.
Viết bảng con: o – bò, c – cỏ.
GV nhận xét và sửa sai.
Dạy tiếng ứng dụng:
Cô có bo, (co) hãy thêm cho cô các dấu thanh đã học để được tiếng có nghĩa.
GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng.Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. Gọi học sinh đọc toàn bảng.
 3.Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học, Đọc lại bài. NX tiết 1.
Tiết 2 : Luyện đọc trên bảng lớp.
Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.GV nhận xét.
- Luyện câu: Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: bò bê có bó cỏ.
Gọi đánh vần tiếng bò, có, bó cỏ, đọc trơn tiếng.Gọi đọc trơn toàn câu.
GV nhận xét.
- Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ?
GV gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.Giáo dục tư tưởng tình cảm.
- Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu.Gọi học sinh đọc sách kết hợp đọc tiếng từ ở bảng con.GV nhận xét cho điểm.
-Luyện viết:GV cho học sinh luyện viết ở vở Tiếng Việt trong 3 phút.
GV hướng dẫn học sinh viết trên bảng.
Theo dõi và sữa sai.Nhận xét cách viết.
4.Củng cố : Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học 
5.Nhận xét, dặn dò:
Học sinh nêu tên bài trước.
6 em.
N1: l – lê, h – hè.
Toàn lớp.
Đàn bò đang ăn cỏ.
Âm b, thanh huyền, thanh hỏi đã học.
Theo dõi.
Giống quả trứng, quả bóng bàn.
Toàn lớp thực hiện.
Lắng nghe.
Quan sát GV làm mẫu, nhìn bảng, phát âm.
6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Lắng nghe.
Thêm âm b đứng trước âm o, dấu huyền ở trên âm o.
Cả lớp cài: bò.
Nhận xét một số bài làm của các bạn khác.
Lắng nghe.
1 em
Đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2.
2 em.
Lớp theo dõi.
Giống nhau: Cùng là nét cong.
Khác nhau: Âm c nét cong hở, âm o có nét cong kín.
Lắng nghe.
2 em.
Nghỉ 5 phút.
Toàn lớp.
Bò, bó, bõ, bỏ, bọ.
Cò, có, cỏ, cọ.
6 em, nhóm 1, nhóm 2.
1 em.
Đại diện 2 nhóm, mỗi nhóm 2 em.
6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Lắng nghe.
Học sinh tìm âm mới học trong câu (tiếng bò, có, bó, cỏ).
6 em.
7 em.
“vó bè”.
Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của GV.
10 em
Nghỉ 5 phút.
Toàn lớp thực hiện.
Lắng nghe.
Thứ ngày tháng 9 năm 2006
Môn : Thủ công
BÀI 3 : XÉ, DÁN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :-Học sinh làm quen với kĩ thuật xé, dán giấy để tạo hình.xé được đường thẳng đường cong.
-Xé được hình vuông, hình tròn theo học sinh và biết cách dán cho cân đối.
II.Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị:
-Bài mẫu về xé dán hình vuông, hình tròn.
 -Hai tờ giấy màu khác nhau (màu tương phản).
-Giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau tay.
Học sinh: -Giấy thủ công màu, giẫy nháp , hồ dán, bút chì, vở thủ công.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.KTBC: KT dụng cụ học tập môn thủ công của học sinh.
3.Bài mới:Giới thiệu bài, ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
Cho các em xem bài mẫu và phát hiện quanh mình xem đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn.
Hoạt động 2: hình vuông
GV lấy 1 tờ giấy thủ công màu sẫm,
Làm các thao tác xé từng cạnh một như xé hình chữ nhật.
Sau khi xé xong lật mặt màu để học sinh quan sát hình vuông.
Yêu cầu học sinh thực hiện trên giấy nháp 
Hoạt động 3: hình tròn
GV thao tác mẫu .
Xé hình vuông ra khỏi tờ giấy màu.
Lần lượt xé sau đó xé dàn dần, chỉnh sửa thành hình tròn.
Yêu cầu học sinh thực hiện trên giấy nháp , tập đánh dấu, vẽ, xé hình tròn từ hình vuông 
Hoạt động 4: Dán hình
Sau khi xé xong hình vuông, hình tròn. GV hướng dẫn học sinh thao tác dán hình: 
Ướm đặt hình vào vị trí cho cân đối trước khi dán.
Pải dán hình bằng một lớp hồ mỏng, đều.Miết tay cho phẳng các hình. 
Hoạt động 5: Thực hành
GV yêu cầu học sinh xé một hình vuông, một hình tròn, nhắc học sinh cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội xé không đều còn nhiều vết răng cưa.
Yêu cầu các em kiểm tra lại hình trước khi dán.Yêu cầu các em dán vào vở thủ công.
4.Đánh giá sản phẩm: 
GV cùng học sinh đánh giá sản phẩm:
Các đường xé tương đẹp, ít răng cưa.
Hình xé cân đói, gần giống mẫu.
Dán đều, không nhăn.
5.Củng cố :Hỏi tên bài, nêu lại cách xé dán hình vuông, hình tròn.
6.Nhận xét, dặn dò, tuyên dương:
Nhận xét, tuyên dương các em học tốt.
Về nhà chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán để học bài sau.
Hát 
Học sinh đưa đồ dùng để trên bàn cho GV kiểm tra.
Nhắc lại.
Học sinh nêu: Ông Trăng hình tròn, viên gạch hoa lót nền hình vuông,
Theo dõi
Xé hình vuông trên giấy nháp 
Theo dõi
Xé hình tròn trên giấy nháp .
Lắng nghe và thực hiện.
Xé một hình vuông, một hình tròn và dán vào vở thủ công.
Nhận xét bài làm của các bạn.
Nhắc lại cách xé dán hình vuông, hình tròn.
Chuẩn bị ở nhà.
Thứ ba ngày tháng 9 năm 2006
MÔN : THỂ DỤC
BÀI 3 : ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI .
I.Mục tiêu : 	
-Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Yêu cầu học sinh tập hợp đúng chỗ, nhanh và trật tự hơn giờ trước.
-Làm quen với đứng nghiêm, đứng nghỉ. Yêu cầu thực hiện động tác theo khẩu lệnh ở mức cơ bản đúng.
-Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II.Chuẩn bị : Còi, sân bãi. Vệ sinh nơi tập 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Phần mở đầu:
Thổi còi tập trung học sinh thành 4 hàng dọc, cho quay thành hàng ngang.
Phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát (2 phút)
Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1 – 2, 1 – 2,  (2 phút) đội hình hàng ngang hoặc hàng dọc.
2.Phần cơ bản:
*Ôn tập hàng dọc, dóng hàng: 2 – 3 lần.
Xen kẽ giữa các lần hô “Nghiêm  ! ”, GV hô “Thôi ! ” để học sinh đứng bình thường. Chú ý sữa chữa động tác sai cho các em.
*Tư thế đứng nghỉ: 2 – 3 lần.
Như hướng dẫn động tác nghiêm.
*Tập phối hợp: Nghiêm, nghỉ: 2 – 3 lần.
*Tập phối hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ: 2 lần. GV cho học sinh giải tán, sau đó hô khẩu lệnh tập hợp, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ. Nhận xét rồi cho học sinh giải tán để tập lần 2.
*Trò chơi:
Diệt các con vật có hại (5 – 6 phút)
GV nêu trò chơi, hỏi học sinh những con vật nào có hại, con vật nào có ích. Cho học sinh kể thêm những con vật có hại mà các em biết.
Cách chơi:
GV hô tên các con vật có hại thì học sinh hô diệt, tên các con vật có ích thì học sinh lặng im, ai hô diệt là sai.
3.Phần kết thúc :
Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1, 2, 1, 2,  
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
GV cùng HS hệ thống bài học.
4.Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn về nhà thực hành.
GV hô “Giải tán”
HS ra  ... á : Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học 
5.Nhận xét, dặn dò:
Học sinh nêu tên bài trước.
Học sinh đọc bài.
N1: lò cò, N2: vơ cỏ.
1 học sinh đọc.
Bi.
Cá.
Có chữ b, c.
Theo dõi và lắng nghe.
Tìm chữ i đưa lên cao cho cô giáo kiểm tra.
Lắng nghe.
Quan sát làm mẫu và phát âm nhiều lần (cá nhân, nhóm, lớp).
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Lắng nghe.
Ta cài âm b trước âm i.
Cả lớp
1 em
CN đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2.CN 2 em.
Lớp theo dõi.
Giống nhau: đều có nét móc ngược.
Khác nhau: Âm a có nét cong hở phải.
Lớp theo dõi hướng dẫn của GV.
CN 2 em.
Nghỉ 5 phút.
Toàn lớp.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
1 em.
Đại diện 2 nhóm, mỗi nhóm 2 em.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Học sinh tìm âm mới học trong câu (tiếng hà, li).
CN 6 em.
CN 7 em.
“lá cờ”.
Học sinh trả lời theo sự hiểu biết của mình..
VD:
3 lá cờ.
Cờ Tổ quốc, cờ Đội, cờ Hội.
.
CN 10 em
Toàn lớp thực hiện.
Lắng nghe.
Thứ sáu ngày tháng 9 năm 2006
Môn : Tập viết
BÀI : LỄ – CỌ – BỜ – HỔ 
I.Mục tiêu :
 	-Giúp học sinh nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ: lễ, cọ, bờ, hổ.
	-Viết đúng độ cao các con chữ.
-Biết cầm bút, tư thế ngồi viết.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu viết bài 3, vở viết, bảng  .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi 4 học sinh lên bảng viết.
Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV hướng dẫn HS quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi HS đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
Yêu cầu học sinh viết bảng con.
GV nhận xét sửa sai.
Nêu yêu cầu số lượng viết ở vở tập viết cho học sinh thực hành.
3.Thực hành :
Cho học sinh viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :
Gọi học sinh đọc lại nội dung bài viết.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
1 học sinh nêu tên bài viết tuần trước,
4 học sinh lên bảng viết: e, b, bé
Chấm bài tổ 3.
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp.
lễ, cọ, bờ, hổ.
Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: l, b, h (lễ, bờ, hổ, còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ.
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.
Thực hành bài viết.
lễ, cọ, bờ, hổ.
TUẦN :4 
Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2006
Môn : Học vần
BÀI : N , M
I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể:
-Đọc và viết được: n, m.
-Đọc được các tiếng và từ ngữ ứng dụng: no, nơ, nô, mo, mô, mê, ca nô, bó mạ và câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố mẹ, ba má.
-Nhận ra được chữ n, m trong các từ của một đoạn văn bản bất kì.
II.Đồ dùng dạy học: Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I
-Một cái nơ thật đẹp, vài quả me.
-Bộ ghép chữ tiếng Việt.
-Tranh minh hoạ từ khoá.
-Tranh minh hoạ câu ứng dụng và phân luyện nói “bố mẹ, ba má”.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Chia lớp thành 2 nhóm viết bảng con.
Đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô li.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:. Giới thiệu bài
GV cầm nơ, quả me trên tay hỏi: Cô có cái gì đây?
Nơ (me) dùng để làm gì?
Trong tiếng nơ và me, chữ nào đã học?
Hôm nay chúng ta sẽ học các chữ mới còn lại: n, m.
GV viết bảng n, m. 
2.2. Dạy chữ ghi âm.
a) Nhận diện chữ: GV viết bằng phấn màu lên bảng chữ n và nói: Chữ n in gồm một nét sổ thẳng và một nét móc xuôi. Chữ n thường gồm một nét móc xuôi và một nét móc hai đầu.
Yêu cầu học sinh tìm chữ n trên bộ chữ.
Nhận xét, bổ sung.
b) Phát âm và đánh vần tiếng:
-Phát âm.GV phát âm mẫu: âm n.
Lưu ý học sinh khi phát âm n, đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra qua cả miệng và mũi.
-Giới thiệu tiếng:
GV gọi học sinh đọc âm n.
GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh.
Có âm n muốn có tiếng nơ ta làm như thế nào? 
Yêu cầu học sinh cài tiếng nơ.
GV nhận xét và ghi tiếng nơ lên bảng.
Gọi học sinh phân tích .
Hướng dẫn đánh vần
GV hướng dẫn đánh vần 1 lân.
Gọi đọc sơ đồ 1.GV chỉnh sữa cho học sinh. Âm m (dạy tương tự âm n).
- Chữ “m” gồm 2 nét móc xuôi và một nét móc hai đầu.
- So sánh chữ “n” và chữ “m”.
-Phát âm: Hai môi khép lại rồi bật ra, hơi thoát ra qua cả miệng và mũi.
-Viết: Lưu ý học sinh nét móc xuôi thứ hai phải rộng gấp hai nét móc xuôi thứ nhất
Đọc lại 2 cột âm.
Viết bảng con: n – ơ, m – me.
GV nhận xét và sửa sai.
Dạy tiếng ứng dụng:
GV ghi lên bảng: no – nô – nơ, mo – mô – mơ. 
GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng.
Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. 
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
 3.Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới họcĐọc lại bài
NX tiết 1.
Tiết 2
Tiết 2 : Luyện đọc trên bảng lớp.
Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.GV nhận xét.
- Luyện câu:
GV trình bày tranh, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
Tranh vẽ gì?
Từ tranh vẽ rút ra câu ứng dụng ghi bảng: bò bê có cỏ, bò bê no nê.
Gọi đánh vần tiếng no, nê, đọc trơn tiếng.Gọi đọc trơn toàn câu.
GV nhận xét.
- Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ?
GV gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề (GV tuỳ trình độ lớp mà đặt câu hỏi gợi ý).
VD:
Ơû quê em gọi người sinh ra mình là gì?
Con có biết cách gọi nào khác không?
Nhà em có mấy anh em? Em là con thứ mấy?
Bố mẹ con làm nghề gì?
Hằng ngày bố mẹ, ba málàm gì để chăm sóc và giúp đỡ em trong học tập?
Em có yêu bố mẹ không? Vì sao?
Em đã làm gì để bố mẹ vui lòng?
Em có biết bài hát nào nói về bố mẹ không?
Giáo dục tư tưởng tình cảm.
- Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc sách kết hợp đọc tiếng từ ở bảng con.
GV nhận xét cho điểm.
-Luyện viết:
GV cho học sinh luyện viết ở vở Tiếng Việt trong 3 phút.
GV hướng dẫn học sinh viết trên bảng.
Theo dõi và sữa sai.
Nhận xét cách viết.
4.Củng cố : Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học 
5.Nhận xét, dặn dò:
Học sinh nêu tên bài trước.
Học sinh đọc bài.
N1: i – bi , N2: a – cá.
1 em đọc.
Nơ (me).
Nơ dùng để cài đầu. (Me dùng để ăn, nấu canh.)
Âm ơ, âm e.
Theo dõi và lắng nghe.
Tìm chữ n và đưa lên cho GV kiểm tra.
Lắng nghe.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Ta cài âm n trước âm ơ.
Cả lớp
1 em
CN đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2.
CN 2 em.
Lớp theo dõi.
Giống nhau: đều có nét móc xuôi và nét móc hai đầu..
Khác nhau: Âm m có nhiều hơn một nét móc xuôi..
Theo dõi và lắng nghe.
CN 2 em.
Nghỉ 5 phút.
Toàn lớp.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
1 em.
Đại diện 2 nhóm 2 em.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Tranh vẽ bò, bê đang ăn cỏ.
Học sinh tìm âm mới học trong câu (tiếng no, nê.).
CN 6 em.
CN 7 em.
“bố mẹ, ba má”.
Học sinh trả lời.
Bố mẹ.
Ba má, bố mẹ, tía – bầm, u, mế,
Trả lời theo ý của mỗi người.
CN 10 em
Nghỉ 5 phút.
Toàn lớp thực hiện.
Lắng nghe.
Thứ ngày tháng 9 năm 2006
Môn : Hát
BÀI 3 : MỜI BẠN VUI MÚA CA (t1)
I.Mục tiêu :
 	-HS biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát.
-Biết bài Mời bạn vui múa ca là một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
II.Đồ dùng dạy học:
	-Hát chuẩn xác bài hát.
-Nhạc cụ, máy cát xét và băng, song loan hoặc thanh phách.
-Chuẩn bị vài động tác vận động phụ hoạ
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Học sinh xung phong hát lại bài hát: “Quê hương tươi đẹp”.
2.Bài mới : 
GT bài, ghi tựa.
Hoạt động 1 :
Dạy bài hát Mời bạn vui múa ca.
Giới thiệu bài hát.
Hát mẫu (hoặc nghe băng).
Trước khi dạy hát, GV đọc lời ca từng câu hát ngắn cho học sinh đọc theo.
Dạy hát từng câu, chú ý những chỗ lấy hơi:
	Chim ca líu lo. Hoa như đón chào
	Bầu trời xanh. Nước long lanh
	La la lá la. Là là la là
	Mời bạn cùng vui múa vui ca.
Hoạt động 2 :
Khi học sinh đã hát được, GV dùng thanh phách (hoặc song loan) gõ đệm theo phách:
	Chim ca líu lo. Hoa như đón chào
	 x	x x x x x x x
	Bầu trời xanh. Nước long lanh
	 x x x x x x 
	La la lá la. Là là la là
	 x x x x x x x x
	Mời bạn cùng vui múa vui ca.
	 x x x x x x x
Cho học sinh vừa hát vừa vổ tay (hoặc gõ theo phách) theo tiết tấu lời ca:
GV thực hiện mẫu:
	Chim ca líu lo. Hoa như đón chào
	 x x x x x x x x
Vừa hát vừa gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca.
Tổ chức cho HS vừa gõ theo tiết tấu lời ca.
Tổ chức cho học sinh biểu diển bài hát.
Thi đua giữa các tổ nhóm biểu diển.
4.Củng cố :
Hỏi tên bài hát.
HS hát có vận động phụ hoạ, gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca.
Nhận xét, tuyên dương.
5.Dặn dò về nhà:
Học thuộc lời ca, tập hát và biểu diễn cho bố mẹ cùng xem.
3 học sinh xung phong hát.
Vài HS nhắc lại
Lắng nghe.
Đọc lời ca theo GV. 
Chú ý lắng nghe và thực hiện theo GV
Học sinh thực hiện 
Các tổ thi biểu diển.
Thực hiện.
Thực hiện ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3(6).doc