Giáo án Lớp 1 - Tuần 30 - GV: Lương Thị Vinh - Trường tiểu học Luận Thành 1

Giáo án Lớp 1 - Tuần 30 - GV: Lương Thị Vinh - Trường tiểu học Luận Thành 1

Tập đọc

CHUYỆN Ở LỚP

I.Mục tiêu:

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.

 - Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

 - Hiểu nội dung bài : Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?

 - Trả lời được câu hỏi 1,2(SGK).

II.Đồ dùng dạy học:

 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc

III.Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- GV gọi 2 em đọc đoạn 1 và 2 trong bài trả lời các câu hỏi trong SGK.

1. Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gì, chú đã biết làm động tác gì ?

2. Đọc những câu văn tả vẻ đẹp của đuôi công trống sau hai, ba, năm ?

- GV nhận xét và cho điểm

3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài.

- GV đính tranh và hỏi. Trong tranh vẽ gì?

- GV ghi tựa bài lên bảng

b) Luyện đọc

- GV gắn bài tập đọc lên bảng, đọc mẫu toàn bài : Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng , tình cảm

 

doc 28 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 30 - GV: Lương Thị Vinh - Trường tiểu học Luận Thành 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 Ngày soạn : 30 /3/2012
Ngày dạy : Từ 2 đến 6 /4/2012
Thứ hai ngày 2 tháng 04 năm 2012
Tập đọc
CHUYỆN Ở LỚP
I.Mục tiêu: 
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.
 - Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 - Hiểu nội dung bài : Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào? 
 - Trả lời được câu hỏi 1,2(SGK).
II.Đồ dùng dạy học:
 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 em đọc đoạn 1 và 2 trong bài trả lời các câu hỏi trong SGK.
1. Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gì, chú đã biết làm động tác gì ?
2. Đọc những câu văn tả vẻ đẹp của đuôi công trống sau hai, ba, năm ?
- GV nhận xét và cho điểm 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài.
- GV đính tranh và hỏi. Trong tranh vẽ gì? 
- GV ghi tựa bài lên bảng
b) Luyện đọc
- GV gắn bài tập đọc lên bảng, đọc mẫu toàn bài : Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng , tình cảm
+ Luyện đọc tiếng, từ.
- GV dùng phấn màu gạch chân dưới tiếng từ khó. Bừng tai, biết, trêu, tay bẩn, bàn, vuốt.
 - Gọi HS nối tiếp nhau đọc, kết hợp phân tích, dánh vần tiếng khó
- GV theo dõi nhận xét sửa sai.
- GV gạch chân từ khó đọc cho HS đọc thầm.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từ.
- GV theo dõi nhận xét, sửa sai.
- GV giải nghĩa từ:
- Bừng tai: Rất xấu hổ.
* Luyện đọc câu, đoạn, cả bài:
- Khi đọc hết câu thơ em cần phải làm gì?
- GV cho mỗi HS nối tiếp nhau đọc 1 dòng thơ ( 2 lần).
- GV nhận xét sửa chữa.
- GV chia mỗi khổ thơ là 1 đoạn và gọi 3 HS nối tiếp đọc đoạn 1( GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt hơi )
 - GV gọi 3 HS nối tiếp đọc đoạn 2.
 - GV gọi 3 HS nối tiếp đọc đoạn 3.
 - GV gọi HS nhận xét sữa sai.
 - GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn giữa các dãy bàn.
 - GV nhận xét tuyên dương.
 - GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ.
 - GV cho HS đọc đồng thanh toàn 
NGHỈ 5 PHÚT
* Ôn các vần uôt.
 - Gọi 1 em đọc lại bài
 - GV nêu yêu cầu 1 .
 + Tìm tiếng trong bài có vần uôt: Vuốt 
 - GV cho nhiều em tìm đọc
 - GV nhận xét.
 - GV gọi HS đọc yêu cầu 2
 + Tìm tiếng ngoài bài có vần uôt:
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK và hỏi.
 + Trong tranh vẽ gì?
 - GV nhận xét ghi bảng từ máy tuốt lúa và gọi HS phân tích đánh vần và đọc trơn.
 - GV nhận xét.
 - GV cho HS đọc to lại toàn bài
- Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu nâu gạch nó làm động tác xòe cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẽ quạt.
- Sau hai ba năm đuôi Công trống .hàng trăm viên ngọc, lóng lánh.
- Tranh vẽ mẹ và em bé.
- Chuyện ở lớp.
- HS đọc tên bài.
- 1 em đọc lại toàn bài.
- HS đọc thầm : Bừng tai, biết, trêu, tay bẩn, bàn, vuốt.
- Cá nhân nối tiếp nhau đọc, cả lớp đọc.
- Ở lớp, đứng dậy, trêu con, bôi bẩn, vuốt tóc 
- Cá nhân nối tiếp nhau đọc
- Cần nghỉ hơi.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- 3 HS nối tiếp đọc đoạn 1
- 3 HS nối tiếp đọc đoạn 2.
- 3 HS nối tiếp đọc đoạn 3.
- HS 3 dãy mỗi dãy đọc một đoạn.
- HS đọc cá nhân.
- Cả lớp đọc.
- HS tìm và đọc.vuốt
- HS đọc và phân tích
+ Tìm tiếng ngoài bài .
- có vần uôt:
- có vần uôc:
- HS : Máy tuốt lúa.
- 4 HS nối tiếp đọc từ mẫu theo HD của GV.
- HS đọc đồng thanh cả lớp.
 Tiết 2
 - GV cho HS mở SGK và cầm sách nối tiếp nhau luyện đọc câu, đoạn, cả bài nhiều lần.
 - GV theo dõi và nhận xét sữa sai.
 - GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn
 - GV nhận xét tuyên dương.
 - GV cho HS nhìn sách đọc trơn toàn bài.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
 - GV gọi 3 HS nối tiếp đọc 3 khổ thơ, và trả lời câu hỏi:
1) Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp ?
 - GV gọi HS nhận xét bổ sung.
2) Mẹ nói gì với bạn nhỏ ?
- GV gọi HS nhận xét bổ sung.
KNS: Các em phải biết chia sẽ và sẵn lòng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
NGHỈ 5 PHÚT
* Luyện nói:
- GV cho HS mở SGK và gọi 1 em đọc yêu cầu 
- GV giới thiệu tranh trong SGK và HD HS dựa vào bức tranh trong SGK có thể nói cho bạn nghe.
- Hãy kể với cha mẹ ở lớp hôm nay con đã ngoan như thế nào? 
- Mẹ và bạn nhỏ trò chuyện 
Mẹ: 
- Con kể cho mẹ nghe ở lớp con có gì ngoan nào ?
- GV cho nhiều HS tham gia nói về những việc đã làm ở lớp.
- GV nhận xét , tuyên dương HS .
4. Củng cố dặn dò.
- GV cho HS đọc lại toàn bài.
- GV dặn HS về học bài,chuẩn bị bài sau: Mèo con đi học.
- HS nối tiếp đọc theo hướng dẫn của GV: 
 Cá nhân - dãy bàn - cả lớp.
- 3 HS nối tiếp nhau thi đọc mỗi em 1 đoạn.
- HS đọc đồng thanh cả lớp
- Cả lớp đọc thầm.
- Bạn Hoa không thuộc bài, bạn Hùng trêu con, bạn Mai tay đầy mực bôi bẩn ra bàn.
- Mẹ muốn nghe ở lớp con đã ngoan như thế nào? 
- HS làm việc theo nhóm đôi
+ Bạn đã nhặt rác ở lớp bỏ vào thùng rác.
+ Bạn đã giúp bạn mình đeo cặp sách lên vai.
+ Bạn đã dỗ 1 em bé đang khóc. 
+ Bạn đựơc cô cho điểm 10 vì học tốt 
 Con:
 - Mẹ ơi hôm nay con làm trực nhật tốt, được cô giáo khen.
- Cả lớp đọc.
- HS nghe.
........................................................................
Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100
I.Mục tiêu: 
 - Biết đặc tính và làm tính trừ số có hai chữ số(không nhớ)dạng 65-30, 36-4.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Các bó, mỗi bó có 1 chục que tính và một số que tính rời 
 - HS: Bộ thực hành toán 
III.Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
HĐBT
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 1 em lên bảng làm bài, ở dưới cả lớp làm vào bảng con.
- Gv nhận xét chấm điểm.
3.Bài mới:
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
1/ Giới thiệu cách làm tính trừ
Dạng 65 – 30
+ Thực hành trên que tính 
- GV thực hiện và hướng dẫn HS làm .
- GV lần lượt gắn lên bảng 65 que tính và hỏi.
- Trên bảng có bao nhiêu que tính.
- 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Cô bớt ở hàng chục đi mấy que tính chục?
- Bớt đi là làm tính gì?
- Vậy còn lại bao nhiêu que tính?
+ Thực hành đặt tính 
- Khi thực hiện em trừ ở hàng nào trước?
- Lấy mấy trừ mấy ,viết mấy?
- Gọi HS nêu miệng , GV ghi bảng.
* Dạng 36 - 4
- GV HD thực hành trên que tính , rút ra phép tính
+ Trên cách đặt tính 
	NGHỈ 5 PHÚT
Bài 1: 
 - Khi thực hiện tính em cần lưu ý điều gì?
 - Cho HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm bài.
GV kiểm tra kết quả chỉnh sửa cho những 
em còn sai sót 
Bài 2 
 - Gọi 1 em nêu yêu cầu bài 
 - GV nhận xét
Bài 3
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài tập 
- Cho HS thi nhau tính 
- GV gọi HS nhận xét, GV sửa sai.
IV.Củng cố dặn dò: 	
 - Khi thực hiện các dạng tính trừ trong phạm vi 100 em trừ từ hàng nào trước? 
 - Dặn HS về nhà làm bài tập trong vở bài tập . Chuẩn bị bài sau Luyện tập.
1 em lên bảng làm bài, ở dưới cả lớp làm vào bảng con.
57 - 23 = 34, 74 – 11 = 63, 47 – 47 = 0
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài
Chục
Đơn vị
6
-
3
5
0
3
5
- Làm tính trừ.
- Còn lại 3 que tính chục.
-
 65	* 5 trừ 0 bằng 5, viết 5
 30 * 6 trừ 3 bằng 3, viết 3
 35	
	65 – 30 = 35
Chục
Đơn vị
3
- 
6
4
3
2
 36 * 6 trừ 4 bằng 2, viết 2
- 4 * 3 hạ 3, viết 3
 32 
	36 – 4 = 32
a) Tính 
- Tính từ hàng đơn vị sang hàng chục.
-
-
-
-
-
-
 82 75 48 69 98 55
 50 40 20 50 30 55
 32 35 28 19 68 00
b)
-
-
-
-
-
-
 68 37 88 33 79 50
 4 2 7 3 0 40
 64 35 81 30 79 50 
* Bài 2: Đúng ghi đúng sai ghi sai 
 - Cho HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm. 
 a) b)
-
-
 57 57
S
S
 5 5
 50 52
c) d)
-
-
 57 57
Đ
S
 5 5
 07 52 
- Bài 3:Tính nhẩm:
- HS thi nhau tính nhẩm làm bài vào vở, sau đó gọi HS lần lượt nêu miệng két quả. 
 72 – 70 = 2 98 – 90 = 8
 43 – 20 = 23 67 - 7 = 60
 99 – 1 = 98 59 – 30 = 29
- Tính từ hàng đơn vị sang hàng chục
Cột 2 bài 3
Đạo đức
BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG
I. Mục tiêu: 
 - Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người.
 - Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
II.Tài liệu phương tiện:
 - GV :Sử dụng tranh phóng to bài tập1.
 - HS: vở bài tập đạo đức
III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS trả lời.
+ Cần chào hỏi khi nào?
+ Cần chào hỏi như thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới.
a/ giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi bảng.
* Hoạt động 1
Quan sát cây và hoa ở sân trường, vườn hoa ở công viên 
- GV cho HS quan sát cây trên sân trường nêu một số câu hỏi gợi ý: 
+ Ra chơi ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên các em có thích không ?
 + Sân trường, vườn trường, Những nơi này nếu có cây xanh và hoa thì em thấy thế nào?
+ Những nơi được trồng nhiều cây làm cho quang cảnh ở đó thế nào?
- GV nhận xét và kết luận. 
 NGHỈ 5 PHÚT
 * Hoạt động 2
- HS làm bài tập 1 và trả lời câu hỏi .
- Cho HS mở vở bài tập và gọi 1 em đọc yêu cầu 1.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 2 em dựa vào gợi ý của bài tập.
- Gọi HS trả lời.
+ Các bạn nhỏ đang làm gì ?
+ Những việc đó có tác dụng gì?
+ Các em có thể làm được như các bạn không?
 * Hoạt động 3
 - Thảo luận bài tập 2
 - Cho HS quan sát tranh trong vở bài tập
 - GV treo tranh phóng to gọi HS lên trình bày.
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Em khuyên các bạn thế nào?
- HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét tóm ý.
+ Kết luận : 
 Biết nhắc nhở khuyên ngăn bạn không phá hại cây là hành động đúng 
 Bẻ cành, đu cây là hành động sai. 
IV.Củng cố dặn dò
 - GV: vì sao chúng ta lại phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng? 
 - Nhắc nhở các em thực hiện theo bài học
- Khi gặp hoặc tạm biệt người thân hoặc bạn bè
- Cần chào hỏi nhẹ nhàng , lễ phép.
Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài
- HS: Rất thích.
- HS: Rất đẹp.
- HS: Mát và đẹp, không khí trong lành.
	- 
- HS mở vở bài tập quan sát và thảo luận nhóm 2 em.
- Các bạn tưới cây, rào cây, nhổ
cỏ, bắt sâu.
- Đó là những việc làm nhằm bảo vệ chăm sóc cây hoa nơi công cộng làm cho trường em, nơi em sống thêm đẹp thêm trong lành. 
- HS: Có ạ!
HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp. 
- Các bạn đang bẻ cành , hái lá.
- Các bạn không nên phá hại cây như vậy.
- Vì cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành, mát mẻ
BUỔI CHIỀU
Luyện toán
 ... ờ giấy kẻ ô, kéo, hồ dán, thước kẻ, bút chì 
 III.Các hoạt động dạy học: 
 1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nhận xét.
 3. Bài mới 
 Nội dung bài
Phương pháp
 * Hoạt Động 1
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát các nan giấy mẫu và hàng rào (H1)
- Cạnh các nan giấy là những đường thẳng cách đều 
- Hàng rào được dán bởi các nan giấy.
- Số nan đứng số nan ngang .
-Giữa các nan bao nhiêu ô?
 Quan sát nhận xét
* Hoạt động 2
- GV hướng dẫn kẻ, cắt dán các nan giấy
- Kẻ đường thẳng cách đều sẻ được nan giấy hình H2.
- Lật mặt trái của tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ theo các đường kẻ đẻ có hai đường kẻ thẳng cách đều nhau.
 Quan sát	 
* Hoạt Động 3
- HS thực hành kẻ, cắt các nan giấy 
- HS làm 
- GV quan sát lớp 
*Thực hiên theo các bước 
 - Kẻ 4 đoan thẳng cách đều 1 ô làm nan ngang
 - Thực hành cắt các nan giấy khỏi tờ giấy 
4 Củng cố dặn dò:
- GV cho HS dọn giấy vụn.
- Về nhà tập kẻ, cắt dán hàng rào , tiết sau học tiếp.
Thực hành
Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012
Tập đọc
NGƯỜI BẠN TỐT
I.Mục tiêu:
 - Đọc đúng cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bút chì, liền đưa, sữa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài: Nụ và Hoa là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành.
 - Trả lời câu hỏi 1,2(SGK).
II.Đồ dùng dạy học: 
 - GV : Bảng phụ ghi bài tập đọc
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài mèo con đi học và trả lời câu hỏi:
 + Định trốn học mèo con kiếm cớ gì?
 + Vì sao mèo con xin đi học ngay?
 - GV nhận xét cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ GV giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi : Người bạn tốt
b)Luyện đọc
- GV gắn bài tập đọc lên bảng, đọc mẫu toàn bài : Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng , tình cảm
+ Luyện đọc tiếng, từ khó
- GV dùng phấn màu gạch chân dưới tiếng khó đọc: Liền chạy, sửa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu.
- GV hướng dẫn và cho HS phân tích đọc từ khó.
- GV nhận xét sữa chữa.
- GV tiếp tục cho HS nối tiếp phân tích và đọc các tiếng còn lại.
- Lượt 2 GV cho HS đứng lên đọc lại các từ khó đọc: 
- GV giải nghĩa từ:
+ Ngượng nghịu: Tỏ ra mắc cỡ
* Luyện đọc câu, đoạn, cả bài:
- GV gọi HS lần lượt chia câu, GV kí hiệu câu sau đó gọi 2 HS đọc 1 câu
+ Khi đọc câu gặp dấu phẩy em cần làm gì?
- GV HD HS đọc câu dài và cho 1 HS đọc.
- GV nhận xét sữa sai.
- GV gọi HS nối tiếp đọc mỗi em 1 câu.
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương.
* GV lần lượt chia đoạn.
+ Đoạn 1: Trong giờ vẽ ...cho Hà
+ Đoạn 2: Còn lại
- GV lần lượt gọi 2 em đọc 1 đoạn.
+ Các bạn đã nghỉ hơi ở dấu gì?
- GV HD HS đọc các đoạn còn lại tương tự.
- GV gọi HS nhận xét sữa sai.
- GV gọi 2 em đọc trơn cả bài .
- GV cho HS cả lớp đọc trơn toàn bài.
 NGHỈ 5 PHÚT
* Ôn các vần uc - ut
- GV nêu yêu cầu 1 .
- Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut
- GV cho HS phân tích đánh vần và đọc trơn tiếng.
- GV cho HS nêu yêu cầu 2.
+ Tìm tiếng ngoài bài có vần uc hặc ut:
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK và hỏi.
+ Trong tranh vẽ gì?
- GV nhận xét ghi bảng từ mẫu và gọi HS phân tích đánh vần và đọc trơn.
- GV hướng dẫn HS tìm tiếng có vần ut tương tự
- GV nhận xét sữa sai
- GV cho HS đọc to lại toàn bài.
- GV cho HS mở SGK và cầm sách nối tiếp nhau luyện đọc câu, đoạn, cả bài nhiều lần.
- GV theo dõi và nhận xét sữa sai.
- GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV cho HS nhìn sách đọc trơn toàn bài.
- Cái đuôi tôi ốm
- Cừu đe cắt đuôi khỏi hết.
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài.
- 1 em đọc lại bài.
- Cá nhân nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc nối tiếp cá nhân, cả lớp.
- HS đọc nối tiếp cá nhân, cả lớp.
- HS nghe.
- 2 HS đọc 1 câu.
- Cần ngắt hơi.
- HS đọc; 
- HS nối tiếp đọc cá nhân.
- HS theo dõi và dung viết chì đánh dấu
- 2 HS nối tiếp đọc đoạn 1.
- Nghỉ hơi ở dấu chấm.
- 2 HS nối tiếp đọc đoạn 2
- 2 em đọc trơn cả bài .
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
- HS tìm và nêu: Cúc, bút
- HS phân tích đánh vần và đọc trơn theo cá nhân, cả lớp.
- HS tìm và nêu
- Tranh vẽ .2 con trâu đang húc nhau
- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân - cả lớp.
M: Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút
- HS đọc cả lớp
- HS nối tiếp đọc theo hướng dẫn của GV: Cá nhân - dãy bàn - cả lớp.
- 2 HS nối tiếp nhau thi đọc.
- HS đọc đồng thanh cả lớp
 Tiết 2
* Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 1 -2 của bài, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
 + Hà hỏi Cúc mượn bút, Cúc đã nói gì?
 + Ai đã giúp Hà?
 - GV cho HS nhận xét và cho HS nhắc lại nhiều lần.
 - GV gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời:
 + Bạn nào giúp Cúc sữa dây đeo cặp?
 - GV nhận xét và hỏi:
 + Thế nào là người bạn tốt?
 - GV nhận xét tóm ý.
NGHỈ 5 PHÚT
* Hướng dẫn HS luyện nói.
- GV gọi 1 HS đọc đề bài luyện nói.
- GV cho HS mở SGK quan sát tranh và dựa vào câu mẫu luyện nói theo nhóm đôi.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS còn lúng túng, sau đó gọi 1 số nhóm lên làm trước lớp.
- GV gọi HS nhận xét tuyên dương. 
4. Củng cố dăn dò
- GV cho HS nhìn SGK đọc toàn bài
- 2 HS nối tiếp đọc, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Tớ sắp cần đến nó.
+ Cúc đã giúp Hà.
+ HS đọc to đoạn 2 và trả lời:
+ Bạn Hà đã giúp Cúc
+ Là người sẵn sàng giúp bạn bất cứ lúc nào 
- HS đọc:
- HS : Trả lời câu hỏi theo tranh.
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV
+ Trời mưa Tùng rủ Tuấn cùng khoác chung áo mưa đi về 
+ Hải ốm, Hoa đến thămvà mang theo vở đã chép bài giúp bạn 
+ Tùng có chuối, Tùng mời Quân cùng ăn 
- HS nhìn SGK đọc đồng thanh cả lớp.
- HS nghe.
............................................................................
Kể chuyện
 SÓI VÀ SÓC
I.Mục tiêu: 
 - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm.
II.Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh trong SGK phóng to, có thể làm mặt nạ (Sói và Sóc) .
III.Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV cho 2 HS lên kể lại chuyện niềm vui bất ngờ
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài ghi bảng.
b. Hướng dẫn kể chuyện
- GV cho HS mở sgk và kể mẫu:
+ Lần 1: Không chỉ vào tranh
+ Lần 2: GV treo tranh kết hợp kể chỉ vào tranh.
* Hướng dẫn HS kể từng đoạn trong câu chuyện.
- GV chia lớp làm nhiều nhóm 4 cho HS quan sát từng tranh sgk và nêu yêu cầu sau đó dựa vào tranh kể lại từng đoạn cho nhau nghe theo gợi ý sau:
- GV hỏi:
* Tranh 1
+ Chuyện gì xảy ra khi sóc đang chuyền cành?
 * Tranh 2 :
 + Lão sói định làm gì?
 + Sóc đã làm gì? 
* Tranh 3:
 + Sói yêu cầu sóc làm gì?
 + Sóc nói với sói thế nào?
+ Câu chuyện kết thúc thế nào?
- GV bao quát giúp đỡ các nhóm còn lúng túng.
- GV mời đại diện nhóm lên kể từng tranh..
- GV cùng lớp nhận xét.
- GV cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- GV cùng lớp nhận xét tuyên dương.
- GV cho 3 HS đóng vai người dẫn chuyện, trâu, hổ và kể lại câu chuyện.
- GV cùng lớp nhận xét tuyên dương.
+ Qua câu chuyện các em hãy cho biết ý nghĩa của câu chuyện?
- GV cho vài HS nhắc lại.
4. Củng cố dặn dò
- GV cho 1 HS kể lại câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Bông hoa cúc trắng.
- 2 HS lên kể lại chuyện niềm vui bất ngờ.
- HS nghe và nối tiếp nhau nhắc lại tựa bài : Sói và sóc
- HS nghe.
- HS nghe kết hợp quan sát tranh.
- HS quan sát và nêu: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh hãy kể lại nội dung của từng tranh.
- HS kể theo nhóm 4
* Một chú Sóc đang chuyền trên cành cây, bỗng rơi trúng đầu một lão sói đang ngái ngủ.
+ Sói chồm dậy định chén thịt Sóc.
+ Sóc van nài, Hãy thả tôi ra nào !
* Sói nói: Được ta sẽ thả nhưng hãy nói cho ta biết, vì sao bọn Sóc các ngươi lúc nào cũng vui đùa nhảy múa, còn ta lúc nào cũng buồn bực.
* Sóc bảo: Thả tôi ra tôi sẽ nói cho mà biết 
“Anh buồn vì anh độc ác, sự độc ác thiêu đốt tim gan anh, còn chúng tôi tốt bụng không làm điều ác cho ai nên lúc nào cũng vui vẻ” .
- Đại diện nhóm lên kể từng tranh..
- HS kể lại toàn bộ câu chuyên.
- 3 HS đóng vai người dẫn chuyện, sói và sóc kể lại câu chuyện.
+ Ý nghĩa: Sóc thông minh nên thoát khỏi nanh nuốt của Sói 
- 1 HS kể lại câu chuyện.
- HS nghe.
...................................................................
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
Trò chơi : Lửa thiêng
I Mục tiêu: 
Giáo dục HS lòng yêu hòa bình, ghét chiến tranh
II cách tiến hành
Bước 1 : Chuẩn bị: 
GV phổ biến trò chơi
Tên trò chơi : Lửa thiêng
Cách chơi:
Người điều khiển hô : Lửa thiêng! Lửa thiêng!
HS đáp lại: Chúng ta nhóm lửa
Người điều khiển : Lửa chiến tranh căm thù.
HS đáp lại: Chúng ta dập tắt
Người điều khiển :Lửa gia đình êm ấm.
HS đáp lại: Chúng ta nhom lên.
Người điều khiển : Lửa bom đạn oán thù.
HS đáp lại: Chúng ta dập tắt
Người điều khiển : Lửa hữu nghị hòa binh.
HS đáp lại: Hoan hô , hoan hô .
Bước 2 : Tiến hành chơi
HS chơi thử
HS chơi thật
Bước 3 : Đánh giá
.
BUỔI CHIỀU
Luyện tiếng viêt 
Ôn lại bài, làm BTTN
I.Mục tiêu:
 - Đọc đúng cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bút chì, liền đưa, sữa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài: Nụ và Hoa là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành.
...................................................................
Luyện tiếng viêt 
Ôn lại bài, làm BTTN
I.Mục tiêu:
 - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng 6 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học : 24 chữ trong khoãng 10- 15 phút.
 - Điền đúng chữ r, d, gi ; vần in, iên vào chỗ trống.
...................................................................
Luyện toán
Làm BT vở BT, BTTN
I.Mục tiêu: 
 - Biết cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ ; cộng trừ nhẩm ; nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ; giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học.
...................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30.doc