Giáo án Lớp 1 - Tuần 30 -Năm học 2009-2010

Giáo án Lớp 1 - Tuần 30 -Năm học 2009-2010

1. KTBC:

- Gọi 2 học sinh đọc lại câu tục ngữ cuối bài tiết trước.

+ Tại sao phải chào hỏi, tạm biệt?

- GV nhận xét KTBC.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài ghi tựa.

b. Hướng dẫn bài:

Hoạt động 1 : Quan sát cây và hoa ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên (hoặc qua tranh ảnh)

- Cho học sinh quan sát.

- Đàm thoại các câu hỏi sau:

+ Ra chơi ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên em có thích không?

+ Sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên có đẹp, có mát không?

+ Để sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên luôn đẹp, luôn mát em phải làm gì?

 

doc 26 trang Người đăng truonggiang69 Lượt xem 1465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 30 -Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
=˜&™=
Từ ngày 12/ 4/ 2010 đến 16/ 4 /2010
Thứ 2
 Buổi sáng
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc 
Tập đọc
Buổi chiều
Luyện toán
HĐ ngoài giờ
Luyện Thủ công
Luyện viết
Chào cờ
Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng
Chuyện ở lớp
Chuyện ở lớp
Luyện Phép trừ trong phạm vi 100 ( trừ không nhớ)
Tìm hiểu lịch sử địa phương
Luyện Cắt dán hình tam giác
S Sóng gió
 Thứ 3
 Buổi sáng
Toán
Chính tả
Tập viết
Tự nhiên xã hội
Buổi chiều
Luyện TNXH 
Luyện Toán
Luyện Tiếng Việt
Phép trừ trong phạm vi 100 ( trừ không nhớ)
Chuyện ở lớp
Tô chữ hoa o,ô,ơ,p
Trời nắng Trời mưa
Luyện Trời nắng Trời mưa 
Luyện Phép trừ trong phạm vi 100 ( trừ không nhớ)
Luyện đọc Chuyện ở lớp
Thứ 4
Buổi chiều
Sinh hoạt chuyên môn
Thứ 5
Buổi chiều
Luyện Âm Nhạc
Luyện Tiếng Việt
HĐ ngoài giờ
GVBM dạy
 Luyện viết chính tả Mèo con đi học
Ôn trò chơi dân gian
Thứ 6
 Buổi chiều
Luyện toán
Luyện Tiếng Việt
Sinh hoạt
Luyện Các ngày trong tuần lễ
Luyện đọc Người bạn tốt 
Sao
 Ngày soạn: 10/ 4 / 2010
 Ngày giảng: Thứ hai, 12 / 4 / 2010
BUỔI SÁNG
Tiết 1: 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TUẦN 30
---------------------=˜&™=----------------------
Tiết 2: Đạo đức
BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
 1. Học sinh hiểu:
- Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.
	- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
	- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên. 
 - Biết bảo vệ cây và hoa ỏ trường ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; biết nhác nhở bạn bè cùng thực hiện
 - Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em.
- Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
 2. Tích hợp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị: Vở bài tập đạo đức.
- Bài hát: “Ra chơi vườn hoa”(Nhạc và lời Văn Tuấn)
	- Các điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế quyền trẻ em.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1. KTBC: 
- Gọi 2 học sinh đọc lại câu tục ngữ cuối bài tiết trước.
+ Tại sao phải chào hỏi, tạm biệt?
- GV nhận xét KTBC.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài ghi tựa.
b. Hướng dẫn bài:
Hoạt động 1 : Quan sát cây và hoa ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên (hoặc qua tranh ảnh)
- Cho học sinh quan sát.
- Đàm thoại các câu hỏi sau:
+ Ra chơi ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên em có thích không?
+ Sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên có đẹp, có mát không?
+ Để sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên luôn đẹp, luôn mát em phải làm gì?
Giáo viên kết luận: 
 Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành, mát mẻ. 
 Các em cần chăm sóc bảo vệ cây và hoa. Các em có quyền được sống trong môi trường trong lành, an toàn. 
 Các em cần chăm sóc bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1:
+ Các bạn nhỏ đang làm gì?
+ Những việc làm đó có tác dụng gì?
Giáo viên kết luận : Các em biết tưới cây, nhổ cỏ, rào cây, bắt sâu. Đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường em, nơi em sống thêm đẹp, thêm trong lành.
Hoạt động 3: Quan sát thảo luận theo bài tập 2:
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và thảo luận theo cặp.
+ Các bạn đang làm gì ?
+ Em tán thành những việc làm nào? Tại sao?
- Cho các em tô màu vào quần áo những bạn có hành động đúng trong tranh.
Giáo viên kết luận :
 Biết nhắc nhở khuyên ngăn bạn không phá hại cây là hành động đúng.
 Bẻ cây, đu cây là hành động sai.
3. Củng cố: Hỏi tên bài.
Nhận xét, tuyên dương. 
4. Dặn dò: Học bài, chuẩn bị tiết sau.
2 HS đọc câu tục ngữ, học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng chưa.
+ Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
Vài HS nhắc lại.
Học sinh quan sát qua tranh đã chuẩn bị và đàm thoại.
+ Ra chơi ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên em rất thích.
+ Sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên đẹp và mát.
+ Để sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên luôn đẹp, luôn mát em cần chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cối . 
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh làm bài tập 1 và trả lới các câu hỏi:
+ Tưới cây, rào cây, nhổ có cho cây, 
+ Bảo vệ, chăm sóc cây.
- Học sinh lắng nghe.
Quan sát tranh bài tập 2 và thảo luận theo cặp.
+ Trèo cây, bẻ cành, 
+ Không tán thành, vì làm hư hại cây, nguy hiểm cho bản thân.
- Tô màu 2 bạn có hành động đúng trong tranh.
-Các em trình bày ý kiến của mình trước lớp.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nêu tên bài học và liên hệ xem trong lớp bạn nào biết chăm sóc và bảo vệ cây.
Tuyên dương các bạn ấy.
Tiết 3,4: Tập đọc
CHUYỆN Ở LỚP
I. Mục tiêu:
 1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngư: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Bước đầu biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 2 Hiểu nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?
Trả lời được câu hỏi 1,2 ở SGK
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bộ chữ của GV và học sinh.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC : - Hỏi bài trước.
- Gọi 2 học sinh đọc bài Chú công và trả lời các câu hỏi trong bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. GV giới thiệu bài (giới thiệu tranh, và rút tựa bài ghi bảng).
b.Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chận rãi, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
- Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc
Trêu ở chúng ta còn gọi là gì?
Bôi bẩn em hiểu muốn nói gì?
* Luyện đọc câu:
- Nhận xét, chỉnh sửa.
* Luyện đọc cả bài:
- Giáo viên đọc diễn cảm lại cả bài.
- Luyện đọc trong nhóm
- Thi đọc cả bài giữa các nhóm.
- Nhận xét.
c. Luyện tập:
Ôn các vần uôt, uôc.
Giáo viên treo bảng yêu cầu 
Bài tập1: - Tìm tiếng trong bài có vần uôt ?
Bài tập 2: - Tìm tiếng ngoài bài có vần uôc, uôt ?
- Nhận xét, tính điểm thi đua.
3. Củng cố tiết 1:
- Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
Tiết 2
d. Tìm hiểu bài và luyện đọc:
- Hỏi bài mới học.
Đọc khổ thơ 1,2
+ Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?
Đọc khổ thơ 3.
+ Mẹ nói gì với bạn nhỏ ?
- Nhận xét học sinh trả lời
* Đọc diễn cảm lại bài.+
6
e. Luyện nói: - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập: Hãy nói với cha mẹ, hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào.
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ: Qua tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề luyện nói.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố:
- Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
5. Nhận xét dặn dò: 
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
- Học sinh nêu tên bài trước.
- 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
- Học sinh khác nhận xét bạn đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
- Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
 (5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.)
- Nối tiếp đọc các câu.
Chọc ghẹo 
Bôi bẩn tức là làm bẩn lên tường hoạc một vật gì đó.
- Nhận xét.
- Luyện đọc trong nhóm 4
- Thi đọc cả bài: cá nhân, nhóm.
- Lớp đồng thanh.
- Tìm tiếng trong bài có vần uôt: vuốt.
- Đọc mẫu từ trong bài 
- Các em chơi trò chơi thi tìm tiếng tiếp sức:
Tiếng có vần uôc: ruốc, chuốc chuốc, thuốc lá...
Tiếng có vần uôt: Tuốt lúa, ...
- Nhận xét.
- 2 em.
- 2-3 em đọc khổ thơ 1,2 lớp theo dõi
+ Chuyện bạn Hoa không thuộc bài, bạn Hùng trêu con, bạn Mai tay đầy mực
-2 HS đọc
+ Mẹ không nhớ chuyện bạn nhỏ kể. Mẹ muốn nghe bạn kể chuyện của mình và là chuyện ngoan ngoãn.
- 2 hs đọc lại bài.
- Lắng nghe.
- Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên.
Chẳng hạn: Các em nói theo cặp, một em hỏi và một em trả lời và ngược lại.
Bạn nhỏ đã làm được việc gì ngoan?
Bạn nhỏ đã nhặt rác ở lớp vứt vào thùng rác. Bạn đã giúp bạn Tuấn đeo cặp. 
 Hoặc đóng vai mẹ và con để trò chuyện:
Mẹ: Con kê xem ở lớp đã ngoan thế nào?
Con: Mẹ ơi, hôm nay con làm trực nhật, lau bảng sạch, cô giáo khen con giỏi.
Nhiều học sinh khác luyện nói theo đề tài trên.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhắc tên bài và nội dung bài học.
- 1 học sinh đọc lại bài.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Luyện toán 
LUYỆN PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100
( Trừ không nhớ )
I. Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố:
 - Lại cách trừ trong phạm vi 100 và đặt tính trừ ( trừ không nhớ ) thành thạo.
 - Giải toán có lời văn
 - Phụ đạo hs yếu.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở BT Toán 1
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn bài:
a. Ôn các kiến thức đã học ở buổi sáng:
- Kiểm tra một số cá nhân.
- Nhận xét, đánh giá.
b. Làm bài tập:
 Bài 1: Tính:
 _ 58 _ 94 _ 89 _ 95 _ 53
 46 52 27 35 51
Đặt tính rồi tính (theo mẫu):
 76 – 22 49 – 29 65 – 61 33 – 33 
 _ 76 
 22 
 54
 Bài 2: Đọc đề toán 
 Tổ chức trò chơi đố bạn
Cách chơi: HS1 Tôi đố bạn 78 – 53 = 25 đúng hay sai; HS 2: 78 – 53 = 25 là đúng HS1: Cảm ơn bạn đã trả lời đúng rồi mời bạn đố tiếp.Tương tự HS tham gia chôi đến hêt
Bài 3 : Tính: cách làm tương tự bài 1: 
Bài 4: Đọc đề toán
Bài toán cho biết gì?
Bài toán muốn ta tìm gì?
- Nhận xét và chấm điểm một số vở.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc lại các số cách giải toán vừa được học buổi sáng.
- Nêu lại các bước đặt tính trừ, các bước tính 
- 2 HS đọc yêu cầu bài toán. Lớp theo dõi.
 _ 58 _ 94 _ 89 _ 95 _ 53
 46 52 27 35 51
 12 42 62 60 2
 b) HS nêu yêu cầu
76 – 22 49 – 29 65 – 61 33 – 33 
 _ 76 _ 49 _ 65 _ 33
 22 29 61 33
 54 20 4 00
Lắng nghe GV phổ biến trò chơi cách chơi
HS tham gia chơi
- Nêu đề bài toán: Tự làm vào vở bài tập.
 Bài giải:
 Có : 75cái ghế Cây chanh có là:
đưa ra: 25 Cái ghế 75 - 25 = 50 (Cái ghế)
 Còn: ... Cái ghế? Đáp số: 50 Cái ghế
- Lắng nghe GV nhân xét.
Tiết 2: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ QUÊ HƯƠNG
HỌC ÔN CHUYÊN HIỆU 3 “CHĂM HỌC”
I/ Yêu cầu: Giúp HS hiểu được ...  Có vần uôc: vuốt 
* HS làm bài vào vở bài tập :
Viết tiếng ngoài bài :
-Có vần uôc : ruốc; thuốc, ...
-Có vần uôt: Thuồn thuột, chuột nhắt, ...
- Đọc lại đề bài.
 .Bạn hoa không học bài.
X
. Bạn Lan được cô khen.
 Bạn Mai tay đầy mực.
- HS làm vào vở bài tập :
Mẹ chẳng nhớ nổi đâu. Nói mẹ nghẻơ lớp con ngoan như thế nào?
- hs cả lớp.
 Ngày soạn: 12 /4 / 2010
 Ngày giảng: Thứ năm, 15 / 4 / 2010 
 BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Luyện Âm nhạc
GV CHUYÊN TRÁCH DẠY
Tiết 2: Luyện viết chính tả:
 MÈO CON ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
	- HS chép lại chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn: Mèo con đi học.
	- Ngồi viết đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung đoạn văn cần chép và các bài tập 2, 3.
- Học sinh cần có VBT.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Giới thiệu bài ghi tựa bài.
2. Hướng dẫn học sinh tập chép:
* Luyện viết từ ngữ khó:
- Gọi học sinh nhìn bảng đọc đoạn văn cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai: 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa.
* Thực hành bài viết (chép chính tả).
- Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, sau dấu chấm phải viết hoa.
- Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết.
* Dò bài: Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
* Thu bài chấm 1 số em.
 + Bài 2 
a) Điền r, d, gi? 
 Thầy ...áo dạy học. Bé nhảy ...ây.
Đàn cá ...ô lội nước. Trồng cây gây ...ừng
...a đình hoà thuận. ...ân giàu nước mạnh
b) Điền iên hay in?
Yêu cầu HS quan sát tranh và đọc từ cần điền ở dưới mỗi bức tranh để tìm vần điền cho có nghĩa
3. Nhận xét, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà chép lại đọan văn cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
- Học sinh nhắc lại.
- 2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.
- Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp.
- Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai.
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh tiến hành chép bài vào vở.
- Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
- Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Nêu yêu cầu 1em đọc bài tập 2Lớp làm vào vở.
 Thầy giáo dạy học. Bé nhảy dây.
Đàn cá rô lội nước. Trồng cây gây rừng.
Gia đình hoà thuận. Dân giàu nước mạnh
Đàn kiến đang đi. Ông đọc bản tin
Bé giữ gìn sách vở. Thiên nhiên tươi đẹp.
Tiết 3 Hoạt động NGLL
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
 A/ Mục tiêu : - HS ôn các bài hát múa của sao nhi đồng.
 - Chơi TC « Mèo đuổi Chuột ».
 B/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tổ chức cho HS múa hát tập thể :
- Yêu cầu lớp trưởng tập hợp lớp thành một vòng tròn và điều khiển cho các bạn ôn các bài : Con gà trống, Bông hồng tặng mẹ và cô, Em yêu trường em, ...
- Ôn bài Nhanh bước nhanh nhi đồng.
* Tổ chức cho HS chơi TC « Mèo đuổi Chuột ».
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi. Tập cho HS đọc bài đồng dao.
- Cho HS chơi thử rồi chơi chính thức.
- Biểu dương những em thực hiện TC tốt, những em thua cuộc phải nhảy lò cò 1 vòng.
* Dặn dò : 
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương những em tích cực học tập.
- Về nhà ôn luyện thêm.
- Cả lớp tiến hành hoạt động dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- Hát bài : Nhanh bước nhanh nhi đồng.
HS đọc thuộc bài đồng dao :
Mèo đuổi chuột Mèo đuổi đằng sau
Mời bạn ra đây Trốn đâu cho thoát
Tay nắm chặt tay Thế rồi chú chuột 
Đứng thành vòng rộng Lại đóng vai mèo
Chuột lòn chổ hỏng Co cẳng đuổi theo 
Chạy vội chạy mau Bắt mèo hoá chuột
- Tham gia chơi TC « Mèo đuổi chuột» một cách chủ động, tích cực.
- Vè nhà ôn lại bài hát vừa tập.
 Ngày soạn: 10 /4 / 2010
 Ngày giảng: Thứ sáu, 16 / 4 / 2010 
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Luyện toán
CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ
I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
 	 - Nắm chắc Các ngày trong tuần lễ.
 - Phụ đạo hs yếu.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở BT Toán 1
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn bài:
a. Ôn các kiến thức đã học ở buổi sáng:
- Kiểm tra một số cá nhân.
- Nhận xét, đánh giá.
b. Làm bài tập:
 Bài 1: Viết tiếp vào chổ chấm
Nếu hôm nay là thứ hai thì:
- Ngày mai là thứ .........
- Ngày kia là thứ ..........
- Hôm qua là .................
- Hôm kia là thứ ............
- Chữa bài tập nhận xét đánh giá
 Bài 2: Đọc các tờ lịch trên hình vẽ dưới đây rồi viết vào chổ chấm:
- Ngày 8 là thứ ....................
- Ngày 9 là thứ..................
- Thứ năm là ngày ..............
- Thứ hai là ngày ..................
Tháng 3
4
Thứ hai
Tháng 3
5
Thứ ba
Tháng 3
6
Thứ tu
Tháng 3
7
Thứ năm
Tháng 3
8
Thứ sáu
Tháng 3
9
Thứ bảy
- Chữa bài nhận xét đánh giá
- Hai HS lên bảng nhận xét
Luyện HS Giỏi
 Bài 3: Kì nghỉ Tết vừa qua em được nghỉ 1 tuần lễ và 2 ngày. Hỏi em được nghỉ tất cả bao nhiêu ngày?
- Nhận xét và chấm điểm một số vở.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc lại bài học buổi sáng.
Nêu yêu cầu bài: 
Nếu hôm nay là thứ hai thì:
- Ngày mai là thứ ba
- Ngày kia là thứ tư
- Hôm qua là chủ nhật
- Hôm kia là thứ bảy.
Nêu yêu cầu bài toán
 - Ngày 8 là thứ sáu.
- Ngày 9 là thứ bảy.
- Thứ năm là ngày 7.
- Thứ hai là ngày 4..
Bài giải:
Em được nghỉ Tết là:
7 + 2 = 9 (ngày)
 Đáp số: 9 ngày
- Nhận xét nộp vở chấm điểm .
Tiết 2: Luyện Đọc
NGƯỜI BẠN TỐT
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS
 1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngưkhó đọc. Bước đầu biết nghỉ hơi sau mỗi cấu.
 2. Rèn đọc cho HS yếu . Rèn đọc diễn càm cho HS khá giỏi
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu tiết học:
2. Hướng dẫn bài:
a. Luyện đọc:
- Cho HS lấy sách ra đọc bài.
- Chữa lỗi phát âm cho hs.
- HS thành thạo đọc diễn cảm bài Chuyện ở lớp
- Đọc đồng thanh 2 lần
- Yêu cầu hs đọc trong nhóm, đọc cá nhân
- Theo dõi giúp đỡ hs đọc còn chậm
b. Làm bài tập:
- Hướng đẫn hs làm các bài tập trong vở.
 Bài 1:Viết tiếng trong bài có vần :
+ Có vần uc:
+ Có vần ut:
 Bài 2: Viết câu chứa tiếng có vần uc (hoặc ut):
Nhận xét đánh giá,chữa bài
-Chấm, chữa bài. Nhận xét đánh giá
-Bài 3 :Ghi dấu x vào ô trống trước tên người đã cho hà mượn bút:
 Cúc. Hoa. Nụ.
Bài 4: Người giúp Cúc sửa dây đeo cặp là bạn :.....
-Nhận xét đánh giá, chữa bài .
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Ñoïc laïi baøi ôû nhaø.
- Đọc các tiếng, từ khó trong bài. 
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Một HS khá đọc trơn toàn bài
- Lớp Mở sách đọc lại toàn bài (nhóm, cá nhân, đồng thanh)
- HS thi đọc đoạn trong nhóm ,lớp.
- hs nhận xét nhóm đọc hay diễn cảm.
- Quan sát lắng nghe
* Viết tiếng : trong bài 
+ Có vần uc: cúc 
+ Có vần ut: bút chì 
Nêu yêu cầu bài tập
Mẹ mua cho Cúc một ngòi bút chì rất đẹp. ....
X
X
- Đọc lại đề bài.
 Cúc . Hoa Nụ
.Người giúp Cúc sửa dây đeo cặp là bạn: Nụ
 .
 Tiết 3 Hoạt động tập thể
SINH HOẠT SAO
NỘI DUNG:
 	I /Yêu cầu : HS có ý thức tự giác trong học tập, trong sinh hoạt.
-GD học sinh tự nhận khuyêt điểm của mình để tự sửa chữa khuyết điểm của mình
Sinh hoạt theo chủ điểm về (QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC)
Chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột, Đi chợ về chợ, Chơi ô ăn quan”
II/ Các sao tự sinh hoạt tự quản theo các bước sau:
1. Điểm danh báo cáo.
2. Kiểm tra vệ sinh cá nhân . 
Sao trưởng nhận xét đánh giá, tuyên dương những bạn ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. Vệ sinh tay ,chân áo quần sạch
3. Các sao viên kể việc làm tốt, điểm tốt của mình. Toàn sao khen bạn
Sao trưởng nhận xét đánh giá
4. Đọc lời hứa: 
Vâng lời Bác Hồ dạy 
Em xinh hữa sẵn sàng
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu
 	 5. Toàn sao sinh hoạt theo chủ điểm về Quê hương đất nước
- Thi hát, kể chuyện, đọc thơ...Về quê hương đát nước
-Tổ chưc chơi trò chơi dân gian : “ Mèo đuổi chuột, Đi chợ về chợ, Chơi ô ăn quan”
-Cho HS đứng thành vòng tròn GV phổ biến cách chơi, luật chơi
-HS tham gia chơi Các nhóm chia ra mỗi nhóm 6em Chia thành hai đội tham gia chơi
-Chú ý: trong khi chơi các em tham gia chơi tự giác.
6. Nêu kế hoạch tuần tới: tuần 29
- Học tập : tiếp tục ôn tập để chuẩn bị tốt cho học kì II
- Về nhà giúp đỡ bố mẹ công việc vừa sức của mình.
- Ổn định học tập ở nhà
- Tập luyện tốt để tham gia thi phụ trách sao, soa tự quản tốt.
-Về nhà tham gia tốt các hoạt động vệ sinh đường làng ngõ xóm.
 	I. Mục tiêu:
 - Đánh giá quá trình hoạt động của lớp trong tuần 29.
 - Đề ra kế hoạch thực hiện cho tuần tới. 
II. Chuẩn bị:
 - Nội dung đánh giá tuần 30 và kế hoạch hoạt động tuần 31
III. Phần lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
 - Hát tập thể 1 - 2 bài.
2. Đánh giá qua trình hoạt động của tuần 30:
 a. Về nề nếp:
 - Tất cả học sinh trong lớp đều đi học đúng giờ.
 - Thực hiện tương đối nghiêm túc nề nếp, nội quy trường lớp.
 - Một số HS đến trường chưa thực hiện đúng đồng phục (không bỏ áo vào quần).
 - Việc ăn quà vặt trong trường vẫn còn tồn tại. 
 b. Về học tập:
 - Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ.
 - Nhiều học sinh có ý thức tham gia học tập tốt: Khánh Linh, Giang, Lâm...
 - Bình chọn học sinh tiêu biểu trong tuần.
 * Tồn tại: 
 - Một số hs còn thiếu đồ dùng học tập cũng như sách vở: Long, Tiến, Quý, ...
 - Một số hs còn thiếu ý thức trong việc giữ gìn sách vở
 - Còn nói chuyện riêng trong giờ học và trong sinh hoạt đầu giờ.
 - Kế hoạch nhỏ thực hiện không đạt chỉ tiêu.
3. Kế hoạch Tuần 31:
 - Tiếp tục xây dựng nề nếp lớp học.
 - Duy trì phong trào “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp”
 - Tăng cường phong trào giữ gìn lớp học sạch, đẹp và xanh hoá trường học.
 - Tăng cường công tác phụ đạo hs yếu.
 - Hưởng ứng phong trào ủng hộ bạn đến trường.
 - Ôn tập để chuẩn bị cho thi HKII
---------------------=˜&™=----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L1 CKTKN ca ngay Tuan 30.doc