Tập đọc:
ANH HÙNG BIỂN CẢ
A- Mục đích yêu cầu:
1- HS đọc bài "Anh hùng biển cả". Luyện đọc các TN: Thật nhanh, săn lùng, bờ biển, nhảy dù. Luyện ngắt , nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
2- Ôn các vần uân, ân
- Tìm tiếng trong bài có vần uân
- Nói câu chứa tiếng có vần ân, uân
3- Hiểu nội dung bài.
Cá heo là sinh vật thông minh, là bạn của con người, cá heo đã nhiều lần giúp người thoát nạn trên biển.
Thứ hai ngày Chào cờ __________________________________ Tập đọc: Anh Hùng biển cả A- Mục đích yêu cầu: 1- HS đọc bài "Anh hùng biển cả". Luyện đọc các TN: Thật nhanh, săn lùng, bờ biển, nhảy dù. Luyện ngắt , nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. 2- Ôn các vần uân, ân - Tìm tiếng trong bài có vần uân - Nói câu chứa tiếng có vần ân, uân 3- Hiểu nội dung bài. Cá heo là sinh vật thông minh, là bạn của con người, cá heo đã nhiều lần giúp người thoát nạn trên biển. B- Đồ dùng dạy - học: - Phóng to tranh minh hoạ trong SGK - Bộ chữ HVTH C- Các hoạt động dạy - học: GV HS I- Kiểm tra bài cũ: Đọc bài "Người trồng na" - 2 HS đọc H: Vì sao cụ già vẫn trồng na dù người hàng xóm can ngăn ? - GV nhận xét, cho điểm. II- Dạy bài mới: 1- Giới thiệu bài (linh hoạt) 2- Hướng dẫn HS luyện đọc - 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm + Luyện đọc tiếng từ khó - Cho HS tìm và luyện đọc các từ: thật nhanh, săn lùng, bờ biển, nhảy dù. - HS tìm và luyện đọc CN - GV theo dõi và chỉnh sửa. - Cho HS ghép từ: Bờ biển, nhảy dù + Luyện đọc câu - HS dùng bộ HVTH để ghép H: Bài có mấy câu ? H: Khi đọc câu gặp dấu phẩy em làm thế nào ? - Bài có 7 câu - Khi đọc gặp dấu phẩy em phải ngắt hơi - Cho HS luyện đọc từng câu - GV theo dõi, NX, cho HS đọc lại những chỗ yếu. - HS đọc nối tiếp CN. + Luyện đọc đoạn bài: H: Bài có mấy đoạn ? - 2 đoạn H: Khi đọc đoạn văn gặp dấu chấm em phải làm gì ? - HD và giao việc - Phải nghỉ hơi - HS luyện đọc nối tiếp theo bàn, nhóm - GV theo dõi, nhận xét và Y/c HS luyện đọc lại những chỗ yếu. + GV đọc mẫu lần 1. - HS đọc cả bài (4 h/s) - Cả lớp đọc ĐT (1 lần) Nghỉ giữa tiết Lớp trưởng đk' 3- Ôn các vần ân, uân: H: Tìm tiếng trong bài có vần uân ? H: Nói câu có tiếng chứa vần uân ? ân ? - Huân chương - HS thi nói câu giữa các tổ Bây giờ là mùa xuân. Sân bóng đông người. - GV theo dõi, NX và chỉnh sửa - Cả lớp đọc lại bài (một lần) - NX tiết học Tiết 2 4- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a- Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài. + Cho HS đọc đoạn 1 H: Cá heo bơi giỏi như thế nào ? - 4 - 5 HS đọc - Cá heo có thể bơi nhanh vun vút như tên bắn. + Cho HS đọc đoạn 2 H: Người ta có thể dạy cá heo làm những việc gì ? - Dạy cá heo canh gác bờ biển dẫn tàu thuyền vào ra các cảng, săn lùng tàu thuyền giặc + GV đọc mẫu lần 2. - HS đọc cả bài (3, 4 HS) b- Luyện nói: H: Nêu Y.c luyện nói ? - Hỏi nhau về cá heo theo ND bài - GV chia nhóm, HD, giao việc - HS thảo luận nhóm 2 theo các câu hỏi trong SGK H: Cá heo sống ở biển hay trên bờ. TL: Cá heo sống ở biển. - NX chung giờ học ờ: Chuẩn bị trước bài: ò, ó, o - HS nghe và ghi nhớ. 5- Củng cố - dặn dò: - Cả lớp đọc lại bài (1 lần) Tập viết: Viết chữ số: 0, 1, 2, 3, 4 A- Mục đích - Yêu cầu: - HS tập viết các chữ số 0, 1, 2, 3, 4 - Tập viết chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ, đều nét các vần ân, uân, các TN, thân thiết, huân chương. B- Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung của bài. C- Các hoạt động dạy - học: GV HS I- Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra vì bài dài) II- Dạy bài mới: 1- Giới thiệu bài (trực tiếp) 2- Hướng dẫn cách viết các chữ số - Treo mẫu chữ số lên bảng. - HS quan sát và NX - Chữ số 0 gồm 1 nét , cao 4 li - Chữ số 1 gồm 2 nét: nét xiên phải và nét thẳng - Chữ số 2 gồm 2 nét - Chữ số 3 gồm 2 nét cong - Chữ số 4 gồm 2 nét. - GV hướng dẫn và viết mẫu - HS theo dõi quy trình viết - GV theo dõi, chỉnh sửa - Cho HS luyện tô chữ trên không sau đó luyện viết trên bảng con. 3- Hướng dẫn tập viết vần và từ ứng dụng. - Treo chữ mẫu - 2 HS đọc vần và từ ứng dụng. - HS quan sát và NX về cỡ chữ số nét, cách nối nét. - HD và viết mẫu - GV theo dõi, chỉnh sửa - HS luyện viết trên bảng con Nghỉ giữa tiết Lớp trưởng đk' 4- Hướng dẫn viết vào vở: - GV HD và giao việc - HS tập viết trong vở theo HD - GV theo dõi và KT tư thế ngồi, cách cầm bút, HD và uốn nắn cho những HS yếu. + GV chấm 6, 7 bài tại lớp - Nêu và chữa lỗi sai phổ biến - HS chữa lỗi trong vở. 5- Củng cố - dặn dò: - Tuyên dương những HS viết chữ đẹp - NX chung giờ học. ờ: Luyện viết phần B. - HS nghe và ghi nhớ. Toán: Ôn tập các số đến 100 A- Mục tiêu: Giúp HS củng cố về. - Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100, viết số liền trước, số liền sau của một số đã cho. - Thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến hai chữ số - Giải toán có lời văn. B- Các hoạt động dạy - học: GV HS I- Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng đặt tính và tính - GV KT và chấm một số vở BT ở nhà. 21 74 96 68 11 35 89 63 61 II- Luyện tập: Bài 2: Sách H: Nêu Y/c của bài ? - Viết số thích hợp vào ô trống H: Nêu cách tìm số liền trước và só liền sau của một số ? - Tìm số liền trước là lấy số đó trừ đi 1. - Tìm số liền sau là lấy số đó cộng với 1. - HD và giao việc - Cho Lớp nhận xét và sửa chữa Bài 3: sách - Cho HS tự nêu Y.c của từng phần rồi làm BT - HS làm bài và nêu miệng Kq' a- 59, 34, 76, 28 b- 66, 39, 54, 58 - Gọi HS nêu nhận xét Bài 1: Vở - Bài Y.c gì ? - Y/c HS nêu cách đặt tính và cách tính. - Đặt tính và tính - HS nêu - Giao việc - HS làm vở, 3 HS lên bảng chữa 68 98 52 31 51 37 Bài 5: Vở 37 47 89 - Cho HS tự đọc đề, tự TT và giải Tóm tắt Thành gấp: 12 máy bay Tâm gấp: 14 máy bay Cả hai bạn: máy bay ? - HS làm vở, 1 HS lên bảng Bài giải Số máy bay cả hai bạn gấp được 12 + 14 = 26 (máy bay) Đ/s: 26 máy bay III- Củng cố - Dặn dò: - Trò chơi: Viết các phép tính đúng - NX chung giờ học - HS chơi theo tổ ờ: Làm BT (VBT) - HS nghe và ghi nhớ. Chính tả: Loài cá thông minh A- Mục tiêu: - Chép lại đúng và đẹp bài: Loài cá thông minh - Biết cách trình bày các câu hỏi và lời giải - Điền đúng vần ân hay uân, chữ g hay gh - Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp B- Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ chép sẵn bài: Loài cá thông minh và 2 bài tập - Bộ chữ HVTH. C- Các hoạt động dạy - học: Giáo viên HS I- ổn định tổ chức + KT bài cũ: - Đọc cho HS viết - Thấy mẹ về chị em phương reo lên. - Gọi 1 vài HS lên bảng viết lại các TN mà tiết trước viết sai - 2 HS lên bảng viết. - GV nhận xét, cho điểm II- Dạy - học bài mới: 1- Giới thiệu bài (linh hoạt) 2- Hướng dẫn HS tập chép - Treo bảng phụ đã ghi sẵn đoạn văn cần viết. - 1, 2 HS đọc các câu văn trên bảng phụ. H: Hãy tìm và đọc hai câu hỏi trong bài ? - 2 Hs đọc H: Hãy nêu NX của em về cách viết hai câu hỏi ? - Cuối câu hỏi có dấu hỏi chấm H: Nêu những tiếng em thấy khó viết trong bài. - 3, 5 HS đọc bài, tìm các tiếng khó viết, phân tích và viết vào - GV chữa nếu HS viết sai bảng con - HS chép bài - GV đọc thong thả lại bài cho HS soát lỗi + GV chấm một số bài tại lớp - Nêu và chữa lỗi sai phổ biến. - HS đổi vở KT chéo Nghỉ giữa tiết Lớp trưởng đk' 3- Hướng dẫn HS làm BT chính tả Bài 2a: Điền vần ân hay uân - Gọi HS đọc Y/c - 1 HS đọc - Treo tranh và hỏi ? H: Bức tranh vẽ cảnh gì ? - Công nhân khuân vác hàng, hộp phấn trắng - HS làm vào vở, 2 HS lên bảng Bài 2b: Điền g hay gh Tiến hành tương tự phần a. - GV chữa bài, NX. - Đáp án: Ghép cây, gói bánh 4- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS nhớ cách chữa các lỗi chính tả mà các em viết sai, HS nghe và ghi nhớ trong bài. Tập đọc: ò - ó - O A- Mục tiêu: 1- Đọc: - HS đọc đúng, nhanh được cả bài ò, ó, o - Đọc đúng các TN: Quả na, trứng cuốc, uốn câu, con trâu - Đọc đúng thể thơ tự do. 2- Ôn các vần oăt, oăc: - HS tìm được tiếng có vần oăt, oăc. - Nói được câu chứa tiếng có vần oăt, oăc 3- Hiểu: - HS hiểu được nội dung bài. Tiếng gà gáy báo hiệu một ngày mới đang đến, muôn vật đang lớn lên, đơm hoa, kết quả. B- Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói. - Bộ chữ HVTH. C- Các hoạt động dạy - học: GV HS I- Kiểm tra bài cũ: - Y/c HS đọc đoạn 2 của bài "Anh hùng biển cả" H: Người ta có thể dạy cá heo làm những việc gì ? - 1 vài HS đọc và trả lời câu hỏi H: Vì sao cá heo được gọi là anh hùng biển cả. - GV nhận xét, cho điểm II- Dạy - học bài mới: 1- Giới thiệu bài (linh hoạt) 2- Hướng dẫn HS luyện đọc: a- GV đọc mẫu lần 1: - Chu ý nhịp điệu thơ nhanh mạnh b- Hướng dẫn HS luyện đọc: + Luyện đọc tiếng, từ khó. - GV ghi các TN luyện đọc lên bản - Yêu cầu HS đọc, phân tích tiếng khó và ghép TN: Trứng quốc, uốn câu + Luyện đọc câu: - Yêu cầu mỗi HS đọc 1 câu - GV theo dõi, uốn nắn + Luyện đọc đoạn, bài: - Cho HS đọc đoạn 1 - HS theo dõi - 3 -5 HS đọc CN - Cả lớp đọc ĐT - HS thực hiện - Đọc theo hình thức nối tiếp - 3 HS - Cho HS đọc đoạn 2 - Cho HS đọc toàn bài - GV theo dõi, cho điểm - 3 HS - 2 HS - Cả lớp đọc ĐT - Nghỉ giữa tiết Lớp trưởng điều khiển 3- Ôn lại các vần oăc, oăt: a- Tìm tiếng trong bài có vần oăt: - Yêu cầu HS tìm tiếng có vần oăt trong bài - Yêu cầu HS tìm tiếng ngoài bài có vần oăc, oăt ? - HS tìm và phân tích. Nhọn hoắt - oăt: Chỗ ngoặt, nhọn hoắt. b- HS thi nói câu chứa tiếng có vần oăt, oăc? - oăc: Dờu ngoặc, hoặc. - Chia lớp thành 3 nhóm, tổ chức cho HS thi - HS thực hiện theo yêu cầu đua cùng nhau. - GV theo dõi, tính điểm thi đua - Nhận xét chung giờ học Tiết 2 4- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a- Tìm hiểu bài đọc, luyện nói: + GV đọc mẫu lần 2 H: Gà gái vào lúc nào trong ngày ? H: Tiếng gà gáy làm quả na, hàng tre, buồng chuối có gì thay đổi ? - 3 HS đọc toàn bài - Buổi sáng là chính - Quả na mở mắt, hàng tre mọc nhanh - 3 HS đọc phần còn lại. H: Tiếng gà làm đàn sáo, hạt đậu, ông trời có gì thay đổi ? - Hạt đậu nảy mầm nhanh bông lúa chóng chín - Yêu cầu HS đọc toàn bài - GV nhận xét, cho điểm - 2 HS b- Luyện nói: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu - GV treo tranh cho HS quan sát và hỏi H: Bức tranh vẽ con gì ? - GV chia nhóm 2 và giao việc - Nói về các con vật nuôi trong nhà. - Con vịt, con ngỗng - 2 HS nói cho nhau nghe về 1 bức tranh H: Nhà bạn nuôi con gì ? T: Nhà mình nuôi con mèo .. - Gọi các nhóm lên hỏi đáp trước lớp. - Các nhóm khác theo dõi, - GV nhận xét, cho điểm nhận xét 3- Củng cố - dặn dò: - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài - Nhận xét chung giờ học ờ: Học thuộc lòng bài - HS nh ... m cho cảnh vật xung quanh ra sao ? - 1 vài em - GV nhận xét, cho điểm II- Dạy - học bài mới: 1- Giới thiệu bài (trực tiếp) 2- Hướng dẫn HS luyện đọc: a- GV đọc mẫu lần 1, toàn bài - Giọng đọc bình tĩnh, rõ ràng, to b- Hướng dẫn HS luyện đọc: + Luyện các tiếng, từ ngữ, cành cây, chích choè, chim non, bay lượn - HS chú ý nghe - GV viết các từ khó lên bảng - Cho HS nghép các TN: chích choè, bay lượn + Luyện đọc câu: - HS đọc CN, ĐT - HS dùng bộ đồ dùng để gài - Luyện đọc từng câu theo hình thức nối tiếp. + Luyện đọc đoạn bài: - Mỗi câu 2 HS đọc - Cho HS đọc đoạn 1 - Cho HS đọc đoạn 2: - 3 HS - 3 HS đọc - Cho HS đọc toàn bài - GV nhận xét, cho điểm - 1 vài em - Nghỉ giữa tiết - Lớp trưởng điều khiển 3- Ôn lại các vần ich, uych a- Tìm tiếng có vần ích, uych: - Gọi HS nêu yêu cầu bài - 1 HS nêu - HS tìm, nêu và phân tích: ich b- Cho các nhóm thi tìm tiếng có vần ích, uych ở ngoài bài ? - Yêu cầu lần lượt từng nhóm nêu những từ đã - Hs thi tìm và nêu ich: quyển lịch, lịch sử.. tìm được. - GV ghi và tính điểm thi đua cho các nhóm uych: huých tay - Cho HS đọc lại bài - GV nhận xét, giao việc - Cả lớp đọc ĐT Tiết 2 4- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: + GV đọc mẫu lần 2 - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 H: Trên cành cây có con gì ? - 2, 3 HS đọc - Ba con chim mới nở H: Thấy em bắt chim non chị khuyên em như thế nào ? - Không nên bắt chim non, hãy đặt nó vào tổ - Yêu cầu HS đọc đoạn 2 H: Nghe lời chị, bạn nhỏ đã làm gì ? - 1 vài con - Đặt chim non vào tổ - Yêu cầu HS đọc cả bài - GV nhận xét, cho điểm - 3 HS đọc - Nghỉ giữa tiết - Lớp trưởng điều khiển b- Luyện nói: Đề tài: Bạn đã làm gì để bảo vệ các loài chim? - GV chia nhóm 4 và giao việc - Các nhóm thoả luận: Kể với nhau, em đã làm gì để bảo vệ các loài vật và cử đại diện kể trước lớp - GV nhận xét, cho điểm - Cả lớp nghe các nhóm trình bày 5- Củng cố - dặn dò: - Cho HS đọc toàn bài H: Vì sao chúng ta không nên phá tổ chim ? - GV nhận xét tiết học và giao việc. - 2 HS đọc - 1 vài em trả lời - HS nghe và ghi nhớ Kể chuyện: Sự tích dưa hấu A- Mục tiêu: - Ghi nhớ được nội dung câu chuyện. Dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi của GV, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Biết thể hiện giọng kể, lôi cuốn người nghe - Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Chính 2 bàn tay chăm chỉ cần cù đã mang lại hạnh phúc cho vợ chồng An Tiêm, họ đã chiến thắng trở về cùng với giống dưa quý. B- Đồ dùng dạy - học: - Phóng to bức tranh trong SGK và câu hỏi gợi ý - Tranh vẽ quả dưa hấu C- Các hoạt động dạy - học: Giáo viên Học sinh I- Kiểm tra bài cũ: - Kể lại câu chuyện "2 tiếng kì lạ" - 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện - GV nhận xét, cho điểm - 3 HS nối tiếp nhau kể II- Dạy - học bài mới: 1- Giới thiệu bài (linh hoạt). 2- GV kể chuyện sự tích dưa hấu: - GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1. - GV kể lần 2 kết hợp với tranh. - HS nghe để nghi nhớ chi tiết của câu chuyện. 3- Hướng dẫn HS tập kể từng đoạn theo tranh: Tranh 1: - GV treo bức tranh cho HS quan sát và hỏi. H: Trong bữa tiệc An Tiêm nói gì ? - Mọi thứ trong nhà đều do mình làm ra. H: Chuyện gì xảy ra khiến vợ chồng An Tiêm Bị đày ra đảo hoang ? - An Tiêm nói vậy và 1 tên quan đã tâu với vua. - Yêu cầu HS kể lại nội dung bức tranh 1. - GV gọi HS nhận xét bạn kể. - 3, 4 HS kể + Hướng dẫn tương tự với các bức tranh 2, 3,4 Bức tranh 2: H: An Tiêm nói gì với vợ ? - Còn 2 bàn tay trắng ta còn sống được. H: Gia đình An Tiêm làm gì ? ở đâu ? - Dệt vải, uốn cung để bắn chim Bức tranh 3: H: Nhờ đâu vợ chồng có được giống dưa quý? - An Tiêm nhặt được mấy hạt mầu đen và đem đi trồng. H: Quả dưa có đặc điểm gì ? H: Tới mùa họ thu hoạch như thế nào ? - Quả có mầu xanh, ruột đỏ. - An Tiêm khắc tên mình vào quả dưa và thả xuống biển Bức tranh 4: H: Vì sao nhà vua cho đón vợ chồng An Tiêm trở về ? - 1 người dân vớt được dưa đem dâng vua, Vua hối hận sai người đón An Tiêm về. 4- Hướng dẫn HS kể toàn bộ câu chuyện: - GV hướng dẫn và giao việc - 1 vài HS kể 5- Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: H: Vì sao An Tiêm được vua đón về cung ? - GV chốt lại ý nghĩa câu chuyện - Bì chăm chỉ, cần cù lao động III- Củng cố - dặn dò: H: Các em học tập An Tiêm đức tính gì ? ờ: Tập kể lại câu chuyện - HS tự nêu Toán: Luyện tập chung A- Mục tiêu: HS được củng cố về: - Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100 - Thực hiện phép cộng, phép trừ, các số trong phạm vi 100 - Giải toán có lời văn - Đo dộ dài đoạn thẳng B- Đồ dùng dạy - học: - Đồ dùng phục vụ luyện tập, trò chơi C- Các hoạt động dạy - học: Gáo viên Học sinh I- Kiểm tra bài cũ: - Cho HS đọc các số theo thứ tự và theo yêu cầu của GV. - 1 vài HS đọc - GV nhận xét, cho điểm - HS khác nhận xét II- Dạy - học bài mới: 1- Giới thiệu bài (trực tiếp): 2- Luyện tập: Bài 1: Thực hiện tương tự bài 1của tiết 132 Bài 2: HS nêu yêu cầu tính - Tính - HS làm bài, 2 HS lên bảng Chữa bài: GV yêu cầu HS nhận xét và nêu cách thực hiện phép tính. Bài 3: H: Bài yêu cầu gì ? - Điền dấu thích hợp vào chỗ - GV hướng dẫn và giao việc chấm. HS làm trong sách, 2 HS lên - Yêu cầu HS giải thích vì sao lại điền dấu bảng như vậy ? H: Khi so sánh 35 và 42 em làm như thế nào ? - Em đã so sánh như thế nào ? - So sánh hàng chục, 42 có hàng chục là 4, 35 có hàng chục là 3, 4 > 3 nên 42 > 35 Bài 4: - Cho HS tự đọc bài toán, viết tóm tắt sau đó giải và viết bài và giải. Tóm tắt - HS thực hiện theo hướng dẫn Bài giải Thứ sáu ngày Âm nhạc: ÔN tập A- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hát thuộc tất cả những bài hát đã học trong năm. - Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo nhịp, theo phách B- Chuẩn bị: - Hát chuẩn xác các bài hát đã học trong học kỳ 2 - Một số nhạc cụ gõ: Trống nhỏ, song loan, thanh phách. C- Các hoạt động dạy - học: GV HS I- Kiểm tra bài cũ: H: Giờ trước các em ôn tập những bài hát nào ? - Bài: Đi tới trường Đường và chân - Yêu cầu HS hát lại - 2 HS hát, mỗi HS hát một bài. - GV nhận xét, đánh giá. II- Ôn tập: 1- Ôn tập lại những bài hát đã học trong học kỳ 2. - Yêu cầu HS nêu tên bài hát đã học từ tuần 19. - HS nêu tên các bài hát + Bầu trời xanh Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Quỳ + Tập tầm vông. Nhạc sĩ: Lê Hữu Lộc + Bài quả: Nhạc sĩ: Xanh Xanh + Hoà bình cho bé. Nhạc sĩ: Huy Trân + Đi tới trường. Nhạc sĩ: Đức Bằng - Cho HS hát ôn từng bài - GV theo dõi, uốn nắn. - HS hát cả bài theo nhóm, cá nhân, cả lớp. 2- Cho HS ôn tập lại cách gõ đệm theo bài hát. - GV bắt nhịp bất kỳ bài nào yêu cầu HS hát và kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, theo phách hoặc theo nhịp. - HS hát tập thể và kết hợp gõ đệm theo yêu cầu. - GV theo dõi, chỉnh sửa. - Một nhóm hát, một nhóm gõ đệm (đổi bên). 3- Củng cố - dặn dò: - Trò chơi: Thi hát - Cho HS bốc thăm và hát thi. - HS lên bốc thăm vào bài nào sẽ hát bài đó. - GV nhận xét, đánh giá. - Yêu cầu bất kỳ bạn nào nêu tên và nhạc sĩ sáng tác bài mình vừa hát. - Nhận xét chung giờ học. Đạo đức: Tìm hiểu về giao thông ở địa phương A- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được: - Những đường giao thông ở địa phương. - Biết được từng loại phương tiện đi trên từng loại đường. - Có ý thức tuân thủ đúng luật khi đi trên đường giao thông đó. B- Chuẩn bị: - Một số tranh ảnh về một số loại đường ở nông thôn. C- Các hoạt động dạy - học: GV HS I- Kiểm tra bài cũ: H: Giờ trước các em học bài gì? - Thực hành kỹ năng chào hỏi H:; Hãy cho một ví dụ và nêu cách chào hỏi cho phù hợp - Một vài HS II- Bài mới: 1- Giới thiệu bài (ghi bảng) 2- Hoạt động 1: Tìm hiểu các đường giao thông ở địa phương em - CN chia nhóm - Phát cho mỗi nhóm một phiếu - HS thảo luận nhóm 5 - Cử nhóm trưởng - Cử thư ký + Kiểm tra kết quả thảo luận: H: Nơi em ở có những loại đường giao thông nào? - Các nhóm cử đại diện nêu: + Nơi em ở có các loại đường giao thông sau: Đường bộ, đường sắt, đường sông - CN nhận xét và chốt ý 3- Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương tiện ứng với từng loại đường ở hoạt động 1 - CN nêu yêu cầu và chia nhóm - Kiểm tra kết quả thảo luận -HS trao đổi nhóm 2 + Đường bộ: Xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe trâu, xe ngựa..... + Đường sắt: Tàu + Đường sông: Xuồng, thuyền 4- Hoạt động 3: Liên hệ thực tế - CN nêu câu hỏi: H: Khi tham gia các phương tiện giao thông trên từng loại đường trên, em cần làm gì để giữ an toàn cho bản thân và mọi người? - Đi bộ: đi vào lề đường phía tay phải + Ngồi sau xe máy, xe đạp phải bám vào người ngồi trước + Đi thuyền trên sông phải ngồi im giữa khoang thuyền không được đùa nghịch H: Khi đi học về qua đường sắt em cần chú ý gì? + Đi tàu: Phải đóng cửa không thò đầu ra ngoài...... H: Em có đượcđi bộ trên đường tàu không? vì sao? - Phải nhìn trước nhìn sau nhìn trên, dưới nếu không có tàu hoặc xe thì mới được đi qua - Không được đi bộ trên đường tàu vì đó không phải đường dành cho người đi bộ và rễ bị tai nạn 5- Củng cố - Dặn dò: H: Kể tên các loại đường giao thông ở địa phương? - CN nhận xét chung giờ học - Một vài HS nêu Tự nhiên xã hội: Thời tiết A- Mục tiêu: 1- Kiến thức: HS nắm được. - Thời tiết luôn thay đổi. 2- Kỹ năng: Biết sử dụng vốn từ của mình để nói lên sự thay đổi của thời tiết. 3- Thái độ: Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khoẻ. B- Đồ dùng dạy học: - Các hình ảnh trong bài 34 SGK. - Sưu tầm một số tranh ảnh về thời tiết. C- Các hoạt động dạy - học: GV HS I- Kiểm tra bài cũ: H: Giờ trước các em học bài gì? - Thực hành kỹ năng chào hỏi H:; Hãy cho một ví dụ và nêu cách chào hỏi cho phù hợp - Một vài HS II- Bài mới: 1- Giới thiệu bài (ghi bảng) 2- Hoạt động 1: Tìm hiểu các đường giao thông ở địa phương em - CN chia nhóm - Phát cho mỗi nhóm một phiếu - HS thảo luận nhóm 5 - Cử nhóm trưởng - Cử thư ký + Kiểm tra kết quả thảo luận: H: Nơi em ở có những loại đường giao thông nào? - Các nhóm cử đại diện nêu: + Nơi em ở có các loại đường giao thông sau: Đường bộ, đường sắt, đường sông - CN nhận xét và chốt ý Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 34 ___________________________
Tài liệu đính kèm: