HỌC VẦN
Bài 13: m, n
I- MỤC TIÊU:
- Đọc được m, n, me, nơ; từ ngữ và câu ứng dụng.
- Viết được m, n, me, nơ;
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Bố mẹ, ba má
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:
- Bộ thực hành
- Tranh minh hoạ
III- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A. Bài cũ: HS đọc và viết : i, a, bi, cá
- 2 HS đọc câu ứng dụng: Bé hà có vở ô li
B. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Dạy chữ ghi âm
* n
a. Nhận diện chữ n: GV giới thiệu chữ n in, chữ n thường
- HS quan sát rồi tim và cài chữ n
- So sánh chữ n với i
b. Phát âm và đánh vần
- Gv phát âm : nờ HS phát âm : nờ
- HS ghép tiếng : nơ
- Đánh vần : nờ- ơ- nơ
- Đọc trơn: nơ HS đọc và đánh vần lại : cá nhân, nhóm , tổ, lớp.
- HS nói về cái nơ (theo hiểu biết)
* m ( quy trình tương tự)
- So sánh m với n
Giống : Đều có nét móc xuôi và nét móc hai đầu
Khác nhau: m có nhiều hơn một nét móc xuôi
c. Đọc tiếng từ ứng dụng : no, nô, nơ , mo, mô, mơ.
ca nô bó mạ.
Gv giới thiệu từ và đọc mẫu- HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- GV giải thích về :ca nô, bó mạ.
- Tìm chữ mới trong từ.
d. Hướng dẫn viết
- GV viết mẫu lần lượt: m, n, nơ, me
- Hs viết vào bảng con: m, n, nơ, me
GV nhận xét
Tuần 4 Thứ hai, ngày 12 tháng 9 năm 2010 Học vần Bài 13: m, n I- Mục tiêu: - Đọc được m, n, me, nơ; từ ngữ và câu ứng dụng. - Viết được m, n, me, nơ; - Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Bố mẹ, ba má II- Phương tiện dạy- học: - Bộ thực hành - Tranh minh hoạ III- Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: HS đọc và viết : i, a, bi, cá - 2 HS đọc câu ứng dụng: Bé hà có vở ô li B. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài b. Dạy chữ ghi âm * n a. Nhận diện chữ n: GV giới thiệu chữ n in, chữ n thường - HS quan sát rồi tim và cài chữ n - So sánh chữ n với i b. Phát âm và đánh vần - Gv phát âm : nờ HS phát âm : nờ - HS ghép tiếng : nơ - Đánh vần : nờ- ơ- nơ - Đọc trơn: nơ HS đọc và đánh vần lại : cá nhân, nhóm , tổ, lớp. - HS nói về cái nơ (theo hiểu biết) * m ( quy trình tương tự) - So sánh m với n Giống : Đều có nét móc xuôi và nét móc hai đầu Khác nhau: m có nhiều hơn một nét móc xuôi c. Đọc tiếng từ ứng dụng : no, nô, nơ , mo, mô, mơ. ca nô bó mạ. Gv giới thiệu từ và đọc mẫu- HS đọc cá nhân, tổ, lớp. - GV giải thích về :ca nô, bó mạ. - Tìm chữ mới trong từ. d. Hướng dẫn viết - GV viết mẫu lần lượt: m, n, nơ, me - Hs viết vào bảng con: m, n, nơ, me GV nhận xét Tiết 2 HĐ3: Luyện tập a. Luyện đọc: - Luyện đọc lại âm tiếng ở tiết 1 - Đọc câu ứng dụng + HS xem tranh và nêu nội dung tranh . + Đọc câu ứng dụng dưới tranh : Bò bê có cỏ, bò bê no nê. + HS tìm tiếng mới trong câu. b. Luyện nói: Chủ đề: Bố mẹ, ba má - HS quan sát tranh- GV gợi ý một số câu hỏi + Quê em gọi người sinh ra mình là ai? + Em có mấy anh em? Em là con thứ mấy? + Em hãy kể thêm về bố mẹ của mình và tình cảm của mình đối với bố mẹ cho cả lớp nghe + Em làm gì để bố mẹ vui lòng? c. Luyện viết: HS viết vào vở Tập viết theo mẫu. Chấm, nhận xét IV- Củng cố - Dặn dò: - HS đọc bài ở sgk - Tìm tiếng chứa âm n, m. Toán Bằng nhau, dấu = I- Mục tiêu: - Nhận biết sự bằng nhau về số lượng , mỗi số bằng chính nó ( 3=3, 4=4). - Biết sử dụng từ bằng nhau, dấu = khi so sánh các số II- Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: HS viết bảng con dấu > So sánh 1 2 Nhận xét B. Dạy bài mới: HĐ1:Nhận biết quan hệ bằng nhau - GV đính 3 hình tròn màu xanh và 3 hình tròn màu đỏ lên bảng Hỏi: Có mấy hình tròn màu xanh? Có mấy hình tròn màu đỏ? - GV: Cứ mỗi hình tròn màu xanh lại có một hình tròn màu đỏ nên số hình tròn màu xanh bằng số hình tròn màu đỏ ( Gv vừa nói vừa thao tác) Ta có Ba bằng ba - Viết bảng: 3= 3 "Đọc ba bằng ba" - Dấu "= " là dấu bằng - HS quan sát các hình vẽ trong sách gk so sánh số cốc với số thìa Có mấy cái cốc? Mấy cái thìa? Số cốc so với số thìa thì thế nào? Ta có 4 = 4 GV: Mỗi số bằng chính số đó nên chúng bằng nhau Tương tự số hình vuông và số hươu cao cổ HS nêu và ghi phép tính vào bảng con . HĐ2: Thực hành - HS viết dấu = vào bảng con - HS làm vào vở bài tập bài 1,2,3. Bài 1. Viết dấu bằng theo mẫu: Một dòng dấu =, một dòng 5=5 Bài 2 : Viết theo mẫu : HS đếm số chấm ở mỗi bên rồi nêu 4>3, 3< 4 Tương tự HS làm các bài khác còn lại để có : 4 4, 4=4. Bài 3 Điền dấu ,= HS tự so sánh rồi làm bài ở vở BT : 4 .. 5 1 ... 4 2 2 3 1 5 2 3 3 2 3 2 4 2 5 Chấm chữa bài Trò chơi: Nối với số thích hợp.( bài 4 SGK ) IV- Củng cố- Dặn dò: HS đọc: 1 = 1 2 = 2 3 = 3 4 = 4 Tự nhiên- Xã hội Bảo vệ mắt và tai I- Mục tiêu: - Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai. - KNS : Kĩ năng ra quyết định: nên làm và không nên làm gì để bảo vệ mắt và tai ( HĐ1,2). II- Phương tiện dạy- học: Các hình trong bài 4 SGK. III- Hoạt động dạy học: 1- Khởi động: Cả lớp hát "Rửa mặt như mèo" HĐ1: Làm việc với SGK GV hướng dẫn HS quan sát hình ở trang 10 SGK. Khi có ánh sáng chiếu vào mắt, bạn trong hình lấy tay che mắt việc làm đó đúng hay sai? Chúng ta có nên học tập bạn ấy không? HS trả lời- GV kết luận. HĐ2: Làm việc với SGK HS quan sát trang 11 SGK. Hỏi: Hai bạn trong tranh làm gì? Việc làm đó đúng hay sai? Hỏi: Tại sao chúng ta không nên ngoáy tai cho nhau? Hỏi: Bạn gái trong hình đang làm gì? làm như vậy có tác dụng gì? Hỏi: Các bạn trong hình đang làm gì ? làm như vậy đúng hay sai? Nếu bạn ngồi học gần đấy bạn sẽ nói gì với người nghe nhạc quá to. GV kết luận. HĐ3: Đóng vai: GV giao nhiệm vụ của các nhóm. Các nhóm thảo luận về cách ứng xử và cho ra một cách để dóng vai. HS xung phong nhận vai- hội ý cách trình bày. Các nhóm đóng vai Lớp nhận xét. Kết luận: GV yêu cầu HS phát biểu xem các em đã được học điều gì khi đặt mình vào vị trí của các nhân vật trong những tình huống trên. GV nhận xét. Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011 âm nhạc Mời bạn vui múa ca. Học vần Bài 14: d, đ I- Mục tiêu: - Đọc được d, đ, dê, đò ; từ ứng dụng, câu ứng dụng - Viết được: d, đ, dê, đò - Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve II- phương tiện dạy- học: - Tranh minh hoạ - Bộ thực hành III- Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: - HS đọc , viết bảng con: n, m, nơ, me - 1 HS đọc bài ở sgk B. Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Dạy chữ ghi âm a. Nhận diện chữ d : GV giới thiệu chữ d in và d viết. êtHS so sánh chữ d với chữ b - HS cài chữ d b. Phát âm và đánh vần - GV phát âm mẫu : dờ - HS phát âm: dờ - GV: thêm âm ê sau âm d ta có tiếng :dê. - HS ghép chữ dê - HS xác định chữ d trong tiếng dê - HS đánh vần: dờ- ê- dê - HS đọc dê GV đưa tranh con dê HS xem và nói con dê được nuôi để làm gì ? Nó ăn gì ? - HS đọc lại : d,dê. * đ ( quy trình tương tự) Lưu ý: Chữ đ gồm chữ d và thêm một nét ngang - So sánh d với đ c. Đọc từ ngữ ứng dụng - Gv giới thiệu từng từ và đọc mẫu: da,de,do,đa, đe, đo, da dê, đi bộ. - HS đọc : lớp, cá nhân, nhóm. - GV giải thích từ trên. d. Hướng dẫn viết - GV viết mẫu- Giảng giải quy trình viết lên khuông li . - HS viết vào bảng con lần lượt : d, đ, dê, đò - Nhận xét của giáo viên. Tiết 2 HĐ3: Luyện tập a. Luyện đọc: - Luyện đọc lại các âm, vần, tiếng từ học ở tiết 1 :cá nhân, nhóm, lớp. -Luyện đọc câu ứng dụng + HS nhận xét tranh minh hoạ câu ứng dụng + HS đọc câu ứng dụng : Dì Na đi đò, Bé và mẹ đi bộ. + HS tìm tiếng chứa âm vừa học trong câu. b. Luyện nói: - HS quan sát tranh- GV gợi ý +Tại sao nhiều trẻ em thích những vật này ? +Em biết những loại bi nào nữa ? + Cá cờ thường sống ở đâu ? Nhà em có nuôi cá cờ không ? + Dế thường sống ở đâu ? Em có biết bắt dế không ? Bắt như thế nào ? + Tại sao có hình cái lá đa như trong hình ? Em có biết đó là đồ chơi gì không ? c. Luyện viết: - HS viết vào vở tập viết - Chấm - nhận xét IV- Củng cố: HS đọc bài ở sgk. Tìm tiếng có âm vừa học : HS thi theo tổ. GV nhận xét đánh giá. Toán Luyện tập I- Mục tiêu: - Biết sử dụng các từ "lớn hơn", " bé hơn" " bằng nhau " và các dấu , = để so sánh các số trong phạm vi 5 II- Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: HS viết bảng con dấu , = - Điền dấu : 2 2 3 3 4 5 3 1 GV nhận xét B. Luyện tập - HS làm vào vở bài tập - Gọi hs nêu yêu cầu từng bài tập Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.HS tự làm bài. HS nêu kết quả bài làm theo cột Mỗi HS nêu kết quả một cột theo vở Bài tập. Bài 2: Gv nêu yêu cầu bài tập. HS đếm từng nhóm đồ vật bài mẫu theo hướng trên xuống và dưới lên để có 2 2 HS làm tương tựvới các nhóm đồ vật còn lại trong tranh. Bài 3: Yêu cầu: Làm cho bằng nhau (theo mẫu) HS lựa chọn để thêm vào một số hình vuông màu xanh, màu trắng sao cho sau khi thêm ta đươc số hình vuông màu xanh bằng số hình vuông màu trắng. - HS làm bài- Gv theo dõi Chấm - chữa bài Nhận xét giờ học Thứ tư, ngày 14 tháng 9 năm 2011 Học vần Bài 15: t, th I- Mục tiêu: - Đọc được: t, th, tổ, thỏ; từ ngữ và câu ứng dụng. - Viết được: t, th, tổ, thỏ - Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: ổ, tổ II- Phương tiện dạy- học: - Tranh minh hoạ - Bộ thực hành III- Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: HS viết bảng và đọc: d, đ, dê, đò 3 HS đọc câu ứng dụng ở sgk B. Dạy bài mới HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Dạy chữ ghi âm a. Nhận diện chữ t: GV giới thiệu chữ t in, chữ t thường. - HS cài chữ t - HS so sánh t với đ b. Phát âm và đánh vần - GV phát âm mẫu: tờ. - HS phát âm: lớp, cá nhân. - Có âm t rồi, ta thêm âm ô và thanh hỏi ta có tiếng gì ? HS nêu - HS ghép tiếng :tổ - HS xác định t trong tiếng : tổ - Hướng dẫn đánh vần: tờ- ô- tô- hỏi- tổ - HS đọc : tổ * th ( quy trình tương tự ) Chữ th là chữ được ghép từ hai con chữ t và h( t đứng trước h đứng sau) - So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa t với th HS đọc lại âm ,tiếng trên. c. Đọc tiếng, từ ngữ ứng dụng : to tơ ta tho thơ tha ti vi thợ mỏ. - Tìm gạch chân âm vừa học. - GV giải thích một số từ - HS đọc - Gv theo dõi d. Hướng dẫn viết: - GV viết mẫu- Hướng dẫn quy trình viết HS viết vào bảng con: t, th, tổ, thỏ Nhận xét Tiết 2 HĐ3: Luyện tập a. Luyện đọc - Luyện đọc lại âm, tiếng, từ học ở tiết 1: cá nhân ,nhóm, lớp. - Đọc câu ứng dụng : Bố thả cá mè, bé thả cá cờ + HS quan sát tranh minh hoạ + Tìm tiếng chứa âm vừa học trong câu ứng dụng. + HS luyện đọc b. Luyện nói: Chủ đề: ổ, tổ - HS đọc tên bài luyện nói: ổ, tổ - HS quan sát tranh- GV gợi ý + Con gì có ổ ? Con gì có tổ ? + Các con vật có ổ, tổ còn người ta có gì để ở ? + Em có nên phá ổ, tổ các con vật không ? Tại sao ? c. Luyện viết: - HS viết vào vở tập viết - Chấm nhận xét IV- Củng cố - Dặn dò: - HS đọc bài ở sgk - Tìm chữ vừa học Toán Luyện tập chung I- Mục tiêu: - - Biết sử dụng các từ "lớn hơn", " bé hơn" " bằng nhau " và các dấu , = để so sánh các số trong phạm vi 5 II- Hoạt động dạy học: HĐ1: Ôn bài cũ 3 HS làm bài điền dấu, = vào chỗ chấm 31 54 45 42 33 32 GV nhận xét HĐ2: Luyện tập - HS làm vào vở bài tập - GV hướng dẫn nêu yêu cầu bài tập Bài 1: Làm cho bằng nhau HS đếm các nhóm hoa, con ngựa, con vịt sau đó tìm cách làm cho nó bằng nhau. GV :Em làm cho nó bằng nhau bằng cách nào ? HS nêu, GV nêu thêm nếu cần. a. Bằng cách vẽ thêm b. Gạch bớt để bằng nhau c. Có thể làm theo hai cách trên. Bài 2 .Nối ô trống với số thích hợp. < 2 < 3 < 4 1 2 3 HS tự làm để có kết quả trên. Bài 3: Chuyển thành trò chơi Nối với số thích hợp 2> 3 > 4 > 1 2 3 Nhận xét giờ học ____________________________ Đạo đức Gọn gàng, sạch sẽ (Tiếp) I- Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ. - Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - Biết giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. II- Phương tiện dạy- học: - Vở BT - Lược chải đầu III- hoạt động dạy- học: HĐ1: HS làm vào vở bài tập bài 3 - HS quan sát tranh và nhận xét từng tranh theo các câu hỏi: + Bạn trong tranh đang làm gì? + Bạn có gọn gàng sạch sẽ không? + Em có muốn làm như bạn không? Tại sao ? - HS thảo luận nhóm đôi - HS trình bày trước lớp - GV kết luận: Chúng ta nên làm như các bạn trong tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8 HĐ2: - HS từng đôi một giúp nhau sửa quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. ( BT4) GV nhận xét, bổ sung thêm. HĐ3: Cả lớp hát bài" Rửa mặt như mèo" Em có nên học tập con mèo trong bài hát không ? Vì sao ? HĐ4: Hướng dẫn đọc câu thơ cuối bài Đầu tóc em chải gọn gàng áo quần sạch sẽ trông càng thêm yêu. Dặn dò: Luôn ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng. Nhận xét giờ học. Thứ năm, ngày 15 tháng 9 năm 2011 Học vần Bài 16: Ôn tập I- Mục tiêu: - Đoc được : i, a, m, n, d, đ, t, th; các từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 12 đến bài 16. - Viết được: i, a, m, n, d, đ, t, th ; các từ ứng dụng từ bài 12 đến bài 16. - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Cò đi lò dò II- Phương tiện dạy- học: - Tranh minh hoạ III- Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: HS viết bảng con t, th, tổ, thỏ 2 HS đọc bài ở sgk B. Dạy học bài mới: HĐ1: Ôn tập Trong tuần vừa qua các em được học những âm nào? ( i, a, m, n, d, đ, t, th) Gv treo bảng ôn a. Gv đọc âm và chữ trên bảng ôn - HS đọc âm ở cột dọc và đong ngang trong bảng. b. Ghép chữ từng âm ở cột dọc với âm ở dòng ngang: mi, ma - HS đánh vần, đọc trơn các tiếng vừa ghép được. c. Luyện đọc kết hợp với dấu thanh HS ghép tiếng: mơ, ta với cá dấu thanh để đọc. - GV giải thích một số từ d. Đọc từ ứng dụng. GV giới thiệu từng từ : tổ cò lá mạ da thỏ thợ nề. - HS đọc : cá nhân, lớp. - GV giải thích một số từ e. Tập viết từ ngữ ứng dụng HS viết bảng con: Tổ cò, lá mạ. Nhận xét Tiết2 HĐ3: Luyện tập a. Luyện đọc HS nhắc lại bài ôn ở tiết 1 HS lần lượt đọc bảng ôn, từ ứng dụng : cá nhân, lớp. - Đọc câu ứng dụng : Cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ. + HS xem tranh và nêu: Em nhìn thấy gì trong tranh, những chú cò đang làm gì ? GV chỉ cò bố ,cò mẹ . + HS đọc câu ứng dụng. + HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, tổ, lớp. b. Kể chuyện: Cò đi lò dò - HS đọc tên câu chuyện - Gv kể chuyện lần 1 - GV kể chuyện kết hợp tranh minh hoạ. - HS thảo luận nhóm đôi kể từng đoạn truyện - Thi kể chuyện ( Kể một đoạn theo tranh) - Gv theo dõi - Nêu ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm chân thành giữa cò và anh nông dân c. Luyện viết - HS viết vào vở Tập viết theo mẫu. Chấm - nhận xét Củng cố: HS đọc bài ở sgk Về kể lại cho người khác nghe câu chuyện em vừa kể. Nhận xét gìơ học. mĩ tthuật Vẽ hình tam giác. Toán Số 6 I- Mục tiêu: - Biết 5 thêm 1 được 6, viết được số 6; đọc đếm được từ 1 đên 6. - So sánh các số trong phạm vi 6, biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6. II- Phương tiện dạy- học: - Bộ thực hành III- hoạt động dạy- học: HĐ1: Giới thiệu số 6 - GV cùng HS lấy 5 que tính sau đó lấy thêm một que tính nữa - GV: Có tất cả mấy que tính? - HS lấy 5 hình vuông rồi lấy thêm một hình vuông nữa - GV: Có mấy hình vuông? HS có 6 que tính, có 6 hình vuông Các đồ vật trên đều có số lượng là mấy? HS đọc số 6 Giới thiệu số6 in, 6 viết Số sáu được viết bằng chữ số 6 HS đọc " Sáu" HS viết bảng con số 6 GV: Những số nào các con đã được học? HS: 1, 2, 3, 4, 5, 6 HS đếm xuôi từ 1 đến 6, đếm ngược từ 6 đến 1 HĐ2: Luyện tập - HS làm vào vở bài tập bài 1,2,3. Bài 1: Viết chữ số 6 ở vở BT 2 dòng. Bài 2 : Đếm số chấm rồi ghi vào ô tương ứng hai bên sau đó gộp hai bên số chấm ghi vào ô ở giữa. Bài 3. Viết số thích hợp vào ô trống. + Đếm số hình vuông rồi ghi kêt quả vào ô trống ở dưới . + Điền số còn thiếu vào ô trống. 1 2 6 6 5 3 2 4 6 1 1 5 6 2 - HS làm vào bở bài tập Chấm - chữa bài Củng cố: Tách 6 que tính thành hai phần. Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011 Thủ công Xé, dán hìnhvuông (T1), hình tròn (T2) I- mục tiêu: - HS biết cách xé, dán hình vuông. - Xé dán được hình vuông . Đường xé có thể chưa thẳng ,bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng. II- Phương tiện dạy- học: - Bài mẫu - Giấy màu hồ dán III- Hoạt động dạy- học: HĐ1: Hướng dẫn quan sát nhận xét hình vuông. - HS xem bài mẫu - GV đặt câu hỏi: Các em hãy quan sát và phát hiện một số đồ vật xung quanh có dạng hình vuông ? ( ghạch mem, khăn, xuyến hoa, ) HĐ2: Hướng dẫn mẫu a. Vẽ, xé hình vuông - GV làm mẫu các thao tác và xé ( các bước giống xé dán hình chữ nhật ) + Đếm và vẽ một hình vuông cạnh 8 ô. + Xé lần lượt từng cạnh , xé chậm để đường xé thẳng đẹp ít bị răng cưa. b. Hướng dẫn dán - Xếp hình cân đối lên giấy trước khi dán. - Dán bằng lớp hồ mỏng đều, lấy ngón tay miết nhẹ. HĐ3: HS thực hành - HS thực hành xé hình vuông ở nháp rồi xé trên giấy màu. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm. - GV chấm đánh giá sản phẩm. Nhận xét giờ học. Tập viết Lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve I- Mục tiêu: - Viết dúng các chữ : lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve kiểu chữ viết thường cỡ vừa theo mẫu ở vở Tập viết. II- Hoạt động dạy- học: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn viết - Giới thiệu chữ mẫu: lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve. - HS nhận xét những chữ nào viết 5 đơn vị, 2 đơn vị ? - GV viết mẫu lên bảng vừa viết vừa giảng giải quy trình viết, nhắc HS chú ý các nét nối giữa các chữ cái. - HS viết vào bảng con lần lượt theo hướng dẫn. - GV uốn nắn thêm cho học sinh. HĐ3: HS viết vào vở - HS viết từng dòng vào vở theo mẫu ở vở Tập viết. - GV chấm, nhận xét. Chọn bài viết đẹp tuyên dương trước lớp. Nhận xét tiết học. Tập viết Mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ. I- Mục tiêu: - Viết dúng các chữ : mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ kiểu chữ viết thường cỡ vừa theo mẫu ở vở Tập viết. II- Hoạt động dạy - học: 1- Kiểm tra: GV kiểm tra bài củ- cho HS viết bảng con. Hổ, bi ve. GV nhận xét. 2- Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài. HĐ2: Hướng dẫn viết. HĐ2: Hướng dẫn viết - Giới thiệu chữ mẫu: mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ . - HS nhận xét những chữ đó viết cao bao nhiêu đơn vị ? - GV viết mẫu lên bảng vừa viết vừa giảng giải quy trình viết, nhắc HS chú ý các nét nối giữa các chữ cái đặc biệt là chữ th - HS viết vào bảng con lần lượt theo hướng dẫn. - GV uốn nắn thêm cho học sinh. HĐ3: HS viết vào vở - HS viết từng dòng vào vở theo mẫu ở vở Tập viết. - GV chấm, nhận xét. Chọn bài viết đẹp tuyên dương trước lớp. Nhận xét tiết học. Thể dục Đội hình đội ngũ- Trò chơi vận động I- Mục tiêu: - Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng . - Biết cách đứng nghiêm, đứng nghỉ . - Nhận biết được hướng để xoay người về hướng bên phải hoặc bên trái ( có thể còn chậm). - Trò chơi " Diệt con vật có hại". Biết tham gia chơi. II- Hoạt động dạy- học: HĐ1:Phần mở đầu - Tập hợp lớp thành ba hàng dọc, sau đó quay thành hàng ngang - GV phổ biến y/c tiết học - Đứng vỗ tay hát một bài do HS chọn. HĐ2: Phần cơ bản * Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm , đứng nghỉ, quay phải, quay trái. - Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm , đứng nghỉ. HS tập 3 lần. Sau mỗi lần tập GV nhận xét sữa lỗi. * Học quay trái , quay phải GV làm mẫu động tác quay, Hướng dẫn xác định bên trái, bên phải và quay đúng. Yêu cầu HS làm nhiều lần để nhớ lâu. - Ôn tổng hợp: Tập hợp, dóng hàng, quay trái, quay phải ( 2 lần). - Chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình hàng dọc, ngược lại. * Trò chơi: Diệt con vật có hại Gv cho nhiều em HS lần lượt lên làm quản trò. GV đánh giá ,nhận xét HS chơi. HĐ3: Phần kết thúc - Đứng vỗ tay hát " Em yêu trường em" Nhận xét giờ học Sinh hoạt lớp. I- Mục tiêu: - HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần qua, hướng khắc phục trong tuần tới - Kế hoạch tuần tới II- Hoạt động dạy học: 1. GV nhận xét hoạt động tuần qua + Ưu điểm: - Nề nếp ra vào lớp tốt - ý thức học tập tốt - Vệ sinh trực nhật sạch sẽ, tự giác. - Tuyên dương, phê bình + Tồn tại: - Một số em chưa bọc vở : Linh, Minh, còn Thư, Long dán nhãn vở chưa đúng. - Một số em còn đi học muộn giờ : Long, Vũ. 2. Kế hoạch tuần tới: - Củng cố nề nếp lớp - ổn định nề nếp dạy và học. - Kiểm tra sách vở học sinh. - Trồng hoa, chăm sóc bồn hoa trước lớp. ________________________
Tài liệu đính kèm: