Giáo án Lớp 1 - Tuần 5 - GV: Hoàng Thị Thế - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Lớp 1 - Tuần 5 - GV: Hoàng Thị Thế - Trường Tiểu học Kim Đồng

HỌC VẦN

TIẾT 37 - 38 BÀI 17: u - ư

I- Mục tiêu:

- Đọc được: u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng

- Viết được: u, ư, thư, nụ.

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Thủ đô

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: - Bộ ghép chữ

 - 1 nụ hoa hồng, 1 lá thư.

 - Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và phần luyện nói.

Học sinh: - Bộ ghép chữ, vở tập viết.

 

doc 46 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 5 - GV: Hoàng Thị Thế - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Soạn : 03/9/2009
Giảng: Thứ 2, 07/9/2009.
Chào cờ.
Học vần
Tiết 37 - 38 Bài 17: u - ư 
I- Mục tiêu:
- Đọc được: u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng
- Viết được: u, ư, thư, nụ.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Thủ đô
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: - Bộ ghép chữ
 - 1 nụ hoa hồng, 1 lá thư.
 - Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và phần luyện nói.
Học sinh: - Bộ ghép chữ, vở tập viết.
III- Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
* Ôn định tổ chức: 
- Hát
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét.
- Đọc và viết: tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề.
- Đọc câu ứng dụng: cò bố mò cá, cò mẹ.....
2. Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài.
 - Tranh này vẽ gì?
- HS nêu
 - Viết bảng u
 - Đọc u
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
b- Dạy chữ ghi âm.
U: 
 * Nhận diện chữ
- Chữ u gồm: 1 nét xiên phải, 2 nét móc ngược.
-So sánh u với i
- Giống nhau: nét xiên, nét móc ngược
- Khác nhau: - u có 2 nét ngược
 - i: Có dấu chấm ở trên 
* Phát âm và đánh vần tiếng
- Phát âm: GV phát âm u ( miệng mở hẹp như i nhưng tròn môi)
- Nhìn bảng phát âm: cá nhân, nhóm, lớp.
Chỉnh sửa phát âm cho HS.
YC HS ghép tiếng nụ.
- HS ghép
- Đánh vần: 
vị trí của các chữ trong tiếng khoá nụ
Đánh vần: nờ- u- nu- nặng nụ
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
- n đứng trước, u đứng sau, dấu nặng ở dưới u . 
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp.
* Hướng dẫn viết:
- Viết mẫu: u, nụ ( lưu ý: nét nối giữa n và u)
- Quan sát
- Viết vào bảng con: - u
 - nụ 
- Nhận xét và sửa lỗi cho HS.
*Ư: ( Quy trình tương tự)
- Chữ ư viết như chữ u nhưng thêm dấu râu trên nét sổ thứ hai.
- So sánh u với ư.
- Giống nhau: đều có chữ u
- Khác nhau: chữ ư có thêm râu
- Phát âm: miệng mở hẹp nhu đối với i , u nhưng thân lưỡi nâng lên.
- HD viết : ư, thư (lưu ý nét nối giữa th và ư)
* Đọc tiếng, từ ngữ ứng dụng:
- GV viết các tiếng, từ ứng dụng lên bảng 
- GV giải nghĩa một số từ ngữ.
 - Đọc mẫu. 
 - HS đánh vần, đọc trơn( cá nhân, nhóm,lớp).
Tiết 2
c.Luyện tập
+ Luyện đọc: 
- Luyện đọc lại bài tiết 1 đọc nhóm, cá nhân, cả lớp.
* Đọc câu ứng dụng:
- Cho h/s QS tranh minh họa SGK
Tranh vẽ gì?
- Nêu ND câu UD
- Chỉnh sửa lỗi phát âm cho h/s
- Đọc mẫu câu ứng dụng
- Q.sát
- HS nêu
- Đọc, cá nhân, nhóm, lớp
- 2, 3 hs đọc câu ứng dụng
+ Luyện viết :
- YC HS viết bài trong vở tập viết.
QS uốn nắn.
- HS viết vào vở tập viết
+ Luyện nói.
- Cho HS quan sát tranh minh họa SGK
- Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
- Quan sát.
 - Thủ đô
- Tổ chức cho HS luyện nói dựa theo các câu hỏi
- Trong tranh cô giáo đưa các bạn đi thăm cảnh gì ?
- Chùa một cột
- Chùa một cột ở đâu?
- ở Hà Nội
- Hà Nội còn được gọi là gì?
- Thủ đô
- Mỗi nước có mấy thủ đô?
- một
- Em biết gì về thủ đô Hà Nội?
- Kể những điều em biết về thủ đô?
- Tuyên dương, khen ngợi những HS học tốt.
- Qua phim, tranh ảnh, qua các câu chuyện kể về thủ đô,
- HS phát biểu 
3. Củng cố- Dặn dò:
	- Trò chơi: Thi đọc đúng, đọc nhanh
	- GV nhận xét giờ học
 - Ôn lại bài 	
Ôn Tiếng Việt 
Tiết 11 Ôn bài 17: u-ư
I-Mục tiêu : 
 Củng cố cho HS:
 - Đọc và viết được : u- ư, nụ- thư, đu đủ, cử tạ.
- Đọc trơn được các từ ứng dụng .
- Luyện nói theo chủ đề: bố mẹ, ba má.
II. Chuẩn bi: 
GV : Bảng phụ ghi: u, ư, nụ, thư, đu đủ, cử tạ.
HS : Bảng con - Vở ô ly.
III. Các hoạt động dạy - học : 
1. Ôn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
a.Luyện đọc: 
- Hướng dẫn HS luyện đọc
- Cho HS đọc bài trong SGK.
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
- Kiểm tra đọc một số HS.
- Nhận xét, động viên.
+ Thi đọc:
- Nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS .
b. Luyện viết:
- GV cho HS viết vào bảng con u, ư, nụ, thơ, đu đủ, cử tạ.
- Uốn nắn, giúp đỡ, sửa lỗi cho HS 
c. Luyện nói theo chủ đề.
- YC HS quan sát tranh SGK.
- Tổ chức cho HS luyện nói.
- Tranh vẽ gì?
- Thủ đô nước ta tên là gì?
- Mỗi nước có mấy thủ đô?
- Em đã được đi thăm thủ đô Hà Nội chưa?
Nhận xét, khen ngợi.
d. Luyện viết vở ô ly.
- Viết mẫu trên bảng: u, ư, nụ, thư, đu đủ, cử tạ. 
- Theo dõi, giúp đỡ
- Thu chấm bài - nêu NX
4. Củng cố - Dặn dò : 
 - GV nhận xét giờ 
 - Dặn dò : ôn lại bài .
- HS hát 
- Đọc thầm 1 lần .
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Đọc cá nhân.
- Thi đọc cá nhân - nhận xét .
- Thi đọc Theo bàn, nhóm - nhận xét .
Viết bảng con 
- Quan sát tranh - nêu yêu cầu bài luyện nói.
- HS luyện nói theo nhóm dựa vào câu hỏi gợi ý.
- 1 số HS luyện nói trước lớp.
- Quan sát
- Viết vào vở ôly
Đạo đức
Tiết 5 Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ( T1)
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh hiểu được:
 	- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập. 
 	- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, BVMT,làm cho môi trường luôn sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
GV: - Tranh bài tập 1, bài tập 3. 
HS :	- Vở bài tập đạo đức 1
	 - Bút màu, ĐDHT.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giờ trước chúng ta học bài gì ?
- Cho HS bình chọn những em ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.
- Nhận xét.
- Sạch sẽ, gọn gàng.
- HS nêu ý kiến
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Làm bài tập 1.
+ GV giải thích và nêu YC bài tập 1. 
+ Yêu cầu HS trao đổi kết quả BT. 
+ Cho HS trình bày kq’ trước lớp
+ GV kết luận: Những đồ dùng học tập của các em trong tranh là SGK, vở, bút, .
* Giữ gìn sách, vở, DDHTcaanr thận, sạch đẹp là một vịêc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên.
- Tìm và tô màu vào các đồ dùng học tập trong bức tranh. 
- Làm bài vào vở BT
- Trao đổi kq’ BT theo cặp
- HS từng cặp so sánh, bổ sung kết quả. 
- 1 số HS trình bày KQ.
- HS lắng nghe
* HS liên hệ bản thân.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
+ GV nêu YC bài tập 
- Tên đồ dùng học tập?
Đồ dùng đó dùng để làm gì?
Cách giữ gìn đồ dùng học tập? 
 + GV kết luận: Được đi học là một quyền lợi của trẻ em. Giữ gìn đồ dùng học tập chính là giúp các thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
* Hoạt động 3: Bài tập 3.
- GV nêu YC
- Bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm gì?
- Vì sao em cho rằng hành động của bạn đó là đúng?
- Vì sao em cho rằng hành động đó là sai?
* GV giải thích:
 - Hành động của các bạn trong các bức tranh 1, 2, 6 là đúng.
- Hành động của những bạn trong các tranh 3,5,4 là sai.
*GV kết luận: 
- Từng đôi giới thiệu với nhau đồ dùng học tập của mình.
- 1 số HS trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
- Làm BT vào vở 
- Chữa bài và giải thích.
- Lắng nghe.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Tóm tắt nội dungN bài. 
- Chuẩn bị tiết học sau. 
 Soạn : 03/9/2009.
Giảng: Thứ 3, 08/9/2009.
Toán
Tiết 17 Số 7
I- Mục tiêu:
 Sau bài học, học sinh:
- Biết 6 thêm 1 được 7, viết số 7; đọc, đếm được từ 1 đến 7; Biết so sánh các số trong phạm vi 7, biết vị trí số 7 trong dẫy số từ 1 đến 7.
II.Chuẩn bị:
 GV: - Các nhóm có 7 mẫu vật cùng loại
 - Mẫu chữ số 7 in và viết.
 HS: - Bộ đồ dùng học toán.
III- Các hoạt động dạy - Học:
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Y/c HS đếm từ 1 - 6 từ 6 - 1.
- Cho HS nêu cấu tạo số 6.
- Nêu NX 
2- Dạy - bài mới:
a- Giới thiệu bài 
B1- Lập số 7:
- GV treo tranh lên bảng.
 - Lúc đầu có mấy bạn chơi cầu trượt ?
 6 bạn thêm 1 bạn là 7; tất cả có 7 bạn.
- GV nêu: 6 bạn thêm một bạn là bẩy. Tất cả có 7 bạn.
+ Y/c HS lấy 6 chấm tròn & đếm thêm 1 chấm tròn nữa trong bộ đồ dùng.
 - Em có tất cả mấy chấm tròn ?
- HS đọc.
- HS nêu.
- HS quan sát tranh và nói:
- Có 6 bạn đang chơi, 1 bạn khác chạy tới. Có tất cả mấy bạn?
- 1 số HS nhắc lại “ có 7 bạn”
- HS thực hiện theo HD
- 6 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 7; tất cả có 7 chấm tròn.
- Cho HS nhắc lại “ Có 7 chấm tròn”
+ Treo hình vẽ 6 con tính, thêm 1 con tính. Hỏi 
có tất cả bao nhiêu con tính?
- Cho HS nhắc lại.
- HS nhắc lại.
- Có 6 con tính thêm 1 con tính là 7. Tất cả có 7 con tính. 
- 1 vài em .
+ GV KL: 7 HS, 7 chấm tròn, 7 con tính đều có số lượng là 7.
B2- Giới thiệu chữ số 7 in và chữ số 7 viết.
- GV nêu: Để thể hiện số lượng là 7 như trên người ta dùng chữ số 7.
- Đây là chữ số 7 in (treo hình)
- Đây là chữ số 7 viết (treo hình)
- Chữ số 7 viết được viết như sau:
- GV nêu cách viết và viết mẫu:
- GV chỉ số 7 Y/c HS đọc.
- HS quan sát - đọc bảy
- HS tô trên không và viết bảng con 
- HS đọc: bảy
B3- Thứ tự của số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7:
- Yêu cầu học sinh lấy 7 que tính và đếm theo que tính của mình từ 1 đến 7.
- Gọi 1 HS lên bảng viết các số từ 1 đến 7
- HS đếm theo hướng dẫn
- 1 HS lên bảng viết: 1,2,3,4,5,6,7
theo đúng thứ thứ tự. 
 - Số 7 đứng liền sau số nào ?
 - Số nào đứng liền trước số 7 ?
 - Những số nào đứng trước số 7 ?
 - Yêu cầu HS đếm từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1
- Số 6
- Số 6
- 1,2,3,4,5,6
- HS đếm 
b- Luyện tập:
Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài
	- GV theo dõi, giúp HS viết đúng quy định.
Bài 2: 
Bài yêu cầu gì ?
- Yêu cầu cả lớp làm bài rồi nêu miệng
- GV hỏi để HS rút ra cấu tạo số 7
 - Tất cả có mấy chiếc bàn là ?
 - Có mấy bàn là trắng? 
 - Có mấy bàn là đen ?
GV nêu: Bảy bàn là gồm 6 bàn là trắng và 1 bàn là đen ta nói:
“Bảy gồm 6 và 1, gồm 1 và 6”
- Làm tương tự với các tranh khác để rút ra:
 “Bảy gồm 5 và 2, gồm 2 và 5
 Bảy gồm 3 và 4, gồm 4 và 3”
Bài 3:
 - Nêu yêu cầu của bài?
 - Hướng dẫn HS đếm số ô vuông rồi điền kết quả vào ô trống. 
 - Số nào cho em biết cột đó có nhiều ô vuông nhất.
- Viết chữ số 7 vào vở
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài tập và nêu miệng kết quả.
- 7 chiếc
- 6 chiếc
- 1 chiếc
- Một số HS nhắc lại
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS làm theo hướng dẫn
- Số 7
 - Số 7 lớn hơn những số nào ?
Bài 4:
- Cho HS nêu yêu cầu, làm bài tập và nêu miệng kết quả.
- 1,2,3,4,5,6
- Một số HS đọc kết quả
- HS làm bài tập, 2 HS lên bảng
- Lớp nhận xét sửa sai
3- Củng cố- Dặn dò:
- Cho HS đọc lại các số từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1.
- Trò chơi ( GV chọn và tổ chức cho HS chơi).
- Nhận xét chung giờ học.
- Học lại bài 
Học vần 
Tiết 39 - 40 Bài 18: x - ch
I- Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh:
 - Đọc được: x - ch, xe, chó, từ và câu  ... n định tổ chức:
- Hát
2- Kiểm tra : KT đồ dùng của HS
- Thực hiện theo yêu cầu
3. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1 : Quan sát mẫu
- GV giơ từng mẫu cho HS quan sát
- Quan sát - nêu nhận xét
* Hoạt động 2 : Thực hành
- GV thao tác mẫu để đánh dấu, đếm ô vàvẽ một hình vuông có cạnh 8 ô.
- Xé HV rời khỏi tờ giấy màu
- Lần lượt xé 4 góc của HV sau đó chỉnh sửa.
- Quan sát 
- Yêu cầu HS lấy đồ dùng để thực hành
- Thực hành xé hình tròn
- Quan sát - HD sửa sai cho học sinh
- Hướng dẫn dán sản phẩm :
+ Xếp hình cho cân đối
+ Dán hình bằng một lớp hồ mỏng.
- Dán sản phẩm vào vở.
- Nhận xét, động viên, khen ngợi
- Trưng bày và bình chọn sản phẩm đẹp
4. Củng cố- Dặn dò:
	- Giáo viên nhận xét giờ học.
 - Dọn vệ sinh lớp học.
 - Chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau.
 Soạn: 05/9/200.
Giảng: Thứ 6, 11/9/2009.
Toán 
Tiết 20 Số 0
I. Mục tiêu : 
- Viết được số 0; đọc và đếm được từ 0 - 9.
	- Biết so sánh các số trong phạm vi 9; nhận biết số 0 trong phạm vi 9; vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
II. Chuẩn bị :
	GV : - 4 que tính 
	 - 10 miếng bìa nhỏ , viết các chữ số từ 0 đến 9 trên từng miếng bìa 
HS : - Bộ đồ dùng học toán .
III. Các hoạt động dạy - học :
1 ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- GV cho HS đếm xuôi từ 1 đến 9 và ngược lại từ 9 đến 1.
3. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu số 0:
Bước 1: H. thành số 0
- HD HS lấy 4 que tính ,lần lượt bớt đi từng que tính cho đến khi không còn que tính nào nữa.
- Cho HS QS hình vẽ trong SGK .
Lúc đầu có mấy con cá?
Lấy đi 1 con cá còn lại mấy con cá ?
Lấy tiếp 1 con cá nữa , lại lấy 1 con nữa thì còn mấy con cá ? 
- Nêu : để chỉ không còn con cá nào ta dùng số 0. 
Bước 2: GT chữ số 0 in và chữ số 0 viết 
- Nêu: số không được viết bằng chữ số 0 rồi cho HS đọc : không .
Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 0 trong dãy số 0 , 1 , 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Xem hình vẽ trong SGK
- Cho HS đếm xuôi từ 0 đến 9 và ngược lại từ 9 đến 0.
- Giúp HS nhận ra số 0 là số liền trước của số 1 trong dãy số : Từ 0 - 9
b. Thực hành: 
Bài 1: viết số 0
- GV giúp HS viết đúng số 0 
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống 
Bài 3: viết số thích hợp vào chỗ trống.
Bài 4: Điền >, <, =
- Chấm bài.
- GV nhận xét . 
- HS hát 1 bài .
- Đếm : 1 , 2, 3, 4, 5, 6 , 7, 8, 9 ; 
 9 , 8 ,7, 6 , 5 , 4, 3, 2, 1, 
- Lần lượt lấy 4 que tính thực hiện theo GV.
- Nêu : Không còn que tính nào.
- Nêu : có tất cả 3 con cá .
- Còn 2 con cá .
- Không còn con cá nào . 
- Đọc : 0 ( không )
- Đếm : 0 , 1 ,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 , 9
 9 ,8 ,7 , 6, 5, 4, 3 , 2 , 1, 0
- Nêu : 0 là số liền trước số 1 trong dãy số từ : 0 đến 9 và số 0 < 1.
- Viết 1 dòng số 0 vào vở 
- Nêu miệng kết quả .
- HS điền số vào ô trống - Nêu kết quả.
- Làm vào vở
4-Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Ôn lại bài
Học vần 
Tiết 45- 46 Bài 21:ÔN tập
I. Mục tiêu:
- Ghép được các âm với các dấu thanh đã học để tạo thành các tiếng mới
- Đọc, viết được u, ư, x, ch, s, r, k, kh, các từ ngữ ƯD từ bài 17 đến bài 21.
- Nghe, hiểu và kể lại được 1 đoạn truyện theo tranh truyện kể: Thỏ và Sư tử.
II. Chuẩn bị:
GV: - Bảng ôn tr 44 Sgk.
HS: - Bộ ghép chữ học vần.
III. Các hoạt động dạy - học :
Tiết 1
1. Ôn định tổ chức:
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Viết các từ ngữ: kẽ hở, khe đá. 
- 2,3 h/s đọc bài 20 SGK
- Giáo viên nhận xét
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài.
- HS nêu u, ư, x, ch,s, r, k, kh
- Ghi bảng các âm học sinh nêu
- Gắn lên bảng bảng ôn trang 44 và giới thiệu.
b. Ôn tập.
* Các chữ và âm vừa học
- H/s đọc tiếp nối bảng ôn 1
- Giáo viên đọc chữ
- Chỉ âm
* Ghép chữ thành tiếng:
- Treo bảng ôn 1
- Ghép chữ ở hàng dọc với từng chữ ở hàng ngang - đọc các tiếng ghép được. (cá nhân, nhóm, lớp)
- Sửa phát âm cho h/s.
- Treo bảng ôn 2.
 Chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
- Đọc tiếp nối, nhóm, lớp. 
* Đọc từ ngữ ứng dụng
GV chỉnh sửa phát âm - giải thích
- Đọc nhóm, cá nhân, lớp
* Tập viết từ ngữ ứng dụng
- GV viết mẫu.
- Quan sát.
- Viết bảng: xe chỉ, củ sả.
- GV chỉnh sửa chữ viết cho h/s.
- Viết vào vở tập viết
Tiết 2
c. Luyện tập.
+ Luyện đọc
- Đọc lại bài ở T1
- Chỉnh sửa phát âm cho h/s
- Lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các TN theo nhóm, bàn, cá nhân.
- Cho HS quan sát tranh SGK
- Giới thiệu câu ứng dụng
- Quan sát tranh và thảo luận 
- Đọc câu ứng dụng
- Đọc nhóm, cả lớp, cá nhân
- Chỉnh sửa phát âm
- Giáo viên đọc mẫu
- 2, 3 học sinh đọc
+ Luyện viết
- Viết bài ở tập viết
+ Kể chuyện: Thỏ và Sư tử 
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK
- GV kể lần 1.
- Kể lần 2 theo tranh minh hoạ.
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo tranh.
- Chuyện gì xảy ra với khu rừng?
- Thỏ gặp Sư tử vào thời điểm nào?
- Chúng nói với nhau những gì?
- Nhìn xuống dưới giếng Sư tử thấy gì?
.
- Quan sát 
- Theo dõi
- Thảo luận theo nhóm (4 em)
- Tiếp nối kể chuyện theo nhóm.
- Các nhóm thi kể
ý nghĩa : Những kẻ gian ác và kiêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Trò chơi : Tìm chữ và tiếng vừa ôn.
- GV nhận xét giờ.
- Ôn lại bài.
Hoạt động tập thể
Tiết 5 sinh hoạt lớp
I - Mục tiêu : 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả học tập và các hoạt động của học sinh trong tuần 5 .
- Học sinh thấy được những ưu khuyết điểm, của mình trong tuần để có hướng phát huy những việc tốt, khắc phục những tồn tại 
- Đề ra phương hướng cho tuần sau.
II - Nội dung :
	1.Nhận xét chung
* Ưu điểm:
	- Các em ngoan, lễ phép với thầy cô giáo
	- Đoàn kết với bạn bè.
	- Đi học đều, đúng giờ, duy trì được nề nếp. Trong học tập có nhiều em học tốt , hăng hái phát biểu xây dựng bài.
	- Đầy đủ đồ dùng học tập
	- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, có ý thức giữ gìn trường lớp xanh, sạch đẹp.
	- Hoạt động giữa giờ đi vào nền nếp. 
* Tồn tại:
	- Nói chuyện trong giờ : Nguyễn Việt Hoàng, Thế Nam
	- Viết ẩu: Tuấn Anh, An, Hiếu, Tường
	2.Phương hướng tuần 6 :
- Duy trì tốt nề nếp của lớp, của trường. 
- Thi đua học tập tốt dành nhiều điểm 9 điểm 10
- Phát huy tinh thần học tập của mình, biết giúp đỡ các bạn cùng lớp 
3.Tuyên dương: Vinh, Mai Linh, 
4.Vui văn nghệ : - Hát cá nhân - Hát tập thể
Ôn toán
Tiết 15: luyện tập về các số 6, 7, 8, 9, 0.
I-Mục tiêu:
 	 - Củng cố cho học sinh về cách đọc, viết các số 6, 7, 8, 9, 0.
	- Làm được các bài tập theo yêu cầu
 II- Đồ dùng dạy - học:
 	Bảng phụ, bảng con, que tính
 III - Các hoạt động dạy - học:
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài - ghi đầu bài
 Viết bảng con 6, 7, 8, 9, 0.
+ Ôn cách đọc, viết các số 6, 7, 8, 9, 0.
- Giơ từng số.
- Đọc số cho HS viết
- Đọc 6, 7, 8, 9, 0.
+ Hướng dẫn cho HS biết số 0 là số bé nhất
* Thực hành
Bài 1: Viết số vào chỗ chấm.
a) 1, 2,.., 4,., 6, .
b) 6,., .., 3..,., 0
Bài 2:
>
<
=
 7.8 8.9 7.6
 ? 9.4 9.6 1.8
 0.6 6.2 3 3
Bài 3: Số 
- Cho HS viết các số 6, 7, 8, 9, 0. vào vở
- Theo dõi, hướng dẫn học sinh viết đúng
 Hát
- Viết bảng con, 1 HS viết trên bảng lớp.
- Nhận xét
- Đọc theo yêu cầu của giáo viên.
- Viết bảng con
- Giơ que tính tương ứng
- Học sinh lên bảng điền
- Làm bảng con
- Viết vào vở mỗi số 2 dòng
4.Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
- Cho HS đọc lại các số vừa ôn.
- Chuẩn bị bài sau.
Ôn Tiếng Việt 
Tiết 14: Ôn bài 21: ôn tập
I- Mục tiêu:
	- Củng cố cho học sinh đọc và viết thành thạo các âm đã học trong tuần.
	- Rèn cho HS đọc to, rõ ràng, đúng.
	- Luyện viết đúng, đẹp từ ngữ : xe chỉ, củ sả
	- Nghe và tập kể chuyện: Thỏ và Sư tử.
II. Chuẩn bị:
GV : Bảng phụ ghi : xe chỉ, củ sả.
HS : Bảng con, vở ô ly.
III. Các hoạt động dạy - học :
1.ổn định tổ chức :
2- Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới:
a. Luyện đọc: 
- Hướng dẫn luyện đọc
- Cho HS đọc bài SGK.
+ Đồng thanh .
+ Cá nhân
+ Thi đọc nhóm, bàn
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm.
b. Luyện viết. 
- Viết mẫu: xe chỉ, củ sả
- GV cho HS viết vào bảng con : 
- Cho HS viết vào vở
- Uốn nắn giúp đỡ HS viết đúng, đẹp
 - Chấm bài, chữa lỗi .
c. Kể chuyện: Thỏ và Sư tử.
 - Tranh vẽ gì ?
 - GV kể mẫu 1 lần.
- Chuyện gì xảy ra với khu rừng?
- Thỏ gặp Sư tử vào thời điểm nào?
- Chúng nói với nhau những gì?
.
Nhận xét.
- HS hát 
- Đọc toàn bài 21 - SGK
- Đọc thầm 1, 2 lần .
- Cả lớp đọc đồng thanh 
- Thi đọc cá nhân - nhận xét .
- Thi đọc theo nhóm, bàn.
- Viết vào bảng con : xe chỉ, củ sả
- Nhận xét bài.
- Viết vào vở ôly
- Quan sát tranh - nêu yêu cầu - Thảo luận theo câu hỏi gợi ý.
- Một số HS kể chuyện trước lớp.
- Thi kể chuyện giữa các nhóm
4. Củng cố - dặn dò : 
- GV nhận xét giờ 
- Dặn dò : ôn lại bài.
Ôn Mĩ thuật 
Tiết 5 Vẽ nét cong
I-Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về:
 - Cách vẽ nét cong.
 - Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích.
 - Giáo dục HS Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 Giáo viên:
- Một số đồ vật có dạng hình tròn.
- Một vài hình có nét cong.
 Học sinh:
- Vở tập vẽ.
- Bút chì, sáp màu.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Nêu nhận xét 
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài. 
b. Nhắc lại các nét cong.
- HS nêu.
- GV vẽ một số nét cong lên bảng.
- HS quan sát và nhận xét
- Em có nhận xét gì về các nét trên bảng?
- Có nét cong kín, cong hở trái,
- GV vẽ các hình lá, quả, cây, dãy núi lên bảng.
- HS quan sát mẫu.
- Các hình vẽ trên được tạo nên từ những nét vẽ nào?
- Đều được tạo ra từ những nét cong.
c. HD HS cách vẽ .
- GV vẽ mẫu và nêu cách vẽ hình.
- HS theo dõi để biết được cách vẽ.
d. Thực hành:
* Giáo viên HD và giao việc.
- HS sử dụng nét cong để vẽ những gì mình thích: Núi, biển, hoa 
- Yêu cầu HS vẽ to vừa với phần giấy ở vở tập vẽ.
- Vẽ thêm những hình khác và tô màu theo ý thích.
- Tô màu theo ý thích.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
4. Nhận xét, đánh giá.
- Trưng bày sản phẩm - bình chọn bài vẽ đẹp.
 - Cho HS nhận xét một số bài vẽ đạt và chưa đạt về hình vẽ màu sắc.
- HS nhận xét theo ý hiểu.
- Em thích hình vẽ nào nhất? Tại sao?
- HS nêu ý kiến.
- Nhận xét chung giờ học.
* Dặn dò:
- Quan sát hình dáng, màu sắc của cây, hoa, quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5-The.doc