Giáo án Lớp 1 - Tuần thứ 32

Giáo án Lớp 1 - Tuần thứ 32

TIẾT 3 + 4: TẬP ĐỌC.

HỒ GƯƠM.

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).

* HS khá, giỏi: Tìm được tiếng trong bài có vần ươm. Nói được câu chứa tiếng có vần ươm, ươp. Nhìn ảnh biết tìm câu văn tả cảnh trong bài.

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Tranh minh họa.

 - HS: SGK.

 

doc 26 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần thứ 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 32
Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012
Ngày soạn: 13/ 4/ 2012.
Ngày giảng: 16/ 4/ 2012. 
Tiết 1: Hoạt động đầu tuần. 
Theo nhận xét lớp trực tuần.
============================================
Tiết 2: Hát nhạc.
GV chuyên soạn giảng.
============================================
Tiết 3 + 4: Tập đọc.
Hồ gươm.
a. Mục đích yêu cầu :
- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK). 
* HS khá, giỏi: Tìm được tiếng trong bài có vần ươm. Nói được câu chứa tiếng có vần ươm, ươp. Nhìn ảnh biết tìm câu văn tả cảnh trong bài.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Tranh minh họa.
 - HS: SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài: Hai chị em trả lời câu hỏi trong bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- GV treo tranh minh họa.
? Bức tranh vẽ gì?
- Hồ Gươm là một cảng đẹp nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Hôm này lớp chúng ta học bài Hồ Gươm để thấy được cảnh đẹp đó.
- GV ghi đầu bài lên bảng, gọi HS nhắc lại đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc.
a. GV đọc mẫu. Giới thiệu tác giả. Hướng dẫn cách đọc: Giọng chậm, trìu mến.
b. HS luyện đoc:
* Luyện đọc các âm, vần, tiếng khó.
+ GV ghạch chân âm l; Vần âp trên bảng.
- Cho HS đọc.
+ GV ghạch chân tiếng lấp.
- Cho HS đọc.
? Tiếng lấp có âm, vần và dấu thành gì?
- Cho HS đọc đánh vần và đọc trơn tiếng lấp.
(Tương tự với các tiếng xuê, khổng, rêu).
* Luyện đọc từ.
+ GV ghạch chân từ cần đọc.
- Cho HS đọc.
- GV kết hợp giải nghĩa các từ khó.
* Luyện đọc câu.
? Bài này có mấy câu?
- GV chỉ bảng cho HS đọc nối tiếp từng câu.
- GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS.
* Luyện đọc đoạn, bài.
GV chia bài làm 2 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu đến long lanh.
- Đoạn 2: Phần còn lại. 
- GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ ở chỗ có dấu câu.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp trong nhóm.
- Gọi đại diện nhóm thi đọc.
- GV nhận xét khen nhóm đọc tốt.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Cho HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
3. Ôn các vần ươm, ươp.(Dành cho HS khá giỏi).
* GV nêu yêu cầu 1 của bài.
? Vần ươm gồm những âm nào ghép lại với nhau?
- Cho HS đọc.
- Cho HS tìm tiếng trong bài.
* GV nêu yêu cầu 2 của bài.
? Vần ươp gồm những âm gì ghép lại với nhau?
- Cho HS quan sát tranh. Đọc câu mẫu.
- Cho HS trao đổi tập nói câu chứa tiếng có vần ươm, ươp.
- Yêu cầu HS thi nói câu chứa tiếng có vần ươm, ươp.
- GV nhận xét khen.
* Củng cố tiết 1.
- Cho HS hát chuyển tiết.
- HS hát.
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi.
- HS nhắc lại đầu bài.
- HS nghe.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Có âm l đứng trước vần âp đứng sau, dấu sắc trên â.
 - HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê. 
- HS đọc cá nhân, lớp.
- Có 6 câu.
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Đại diện nhóm nhóm thi đọc, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc đồng thanh cả bài.
- Tìm tiếng trong bài có vần ươm.
- HS nêu.
- HS đọc
- HS tìm và nêu: Gươm.
- Nói câu chứa tiếng có vần ươm, vần ươp.
- HS nêu.
- HS quan sát tranh, đọc câu mẫu.
- HS nói trước lớp.
+ Chị đang ướm thử áo.
+ Mẹ em đang ướp cá.
Tiết 2
4. Luyện đọc lại bài. Tìm hiểu bài và luyện nói.
a. Luyện đọc lại bài.
- Cho HS luyện đọc lại bài tiết 1.
- GV uốn nắn, chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Tìm hiểu bài.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
? Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu ?
? Từ trên cao nhìn xuống, mặt Hồ Gươm trông như thế nào ?
- Gọi 2 HS đọc đoạn 2.
- GV cho HS quan sát ảnh chụp Hồ Gươm và giới thiệu: Hồ Gươm là cảnh đẹp ở Thủ đô Hà Nội.
? Muốn được thăm cảnh đẹp ở Hồ Gươm, các em phải làm gì ?
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- GV tóm tắt nội dung bài: Hồ Gươm là cảnh đẹp ở Thủ đô Hà Nội.
c. Luyện nói: “Nhìn ảnh biết tìm câu văn tả cảnh trong bài” (Dành cho HS khá, giỏi )
- GV nêu yêu cầu bài luyện nói.
- Cho HS quan sát tranh minh họa.
- GV gọi HS đọc tên 3 bức ảnh.
- Yêu cầu HS tìm câu văn trong bài tập đọc phù hợp với mỗi bức tranh.
- Gọi HS lên trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, khen. 
d. Hướng dẫn đọc bài trong SGK:
- GV yêu cầu HS mở SGK.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc.
- Gọi một HS đọc bài trong SGK.
IV. Củng cố:
? Hôm nay các em học bài gì?
- GV củng cố nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:	
- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài tiết sau.
- HS luyện đọc nối tiếp câu, đoạn, bài.
- 1 HS đọc.
- Hồ Gươm là cảnh đẹp ở Thủ Đô Hà Nội. 
- Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ trông như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.
- HS quan sát ảnh chụp Hồ Gươm.
- HS trả lời
- Nhìn ảnh tìm câu văn tả cảnh. 
- HS quan sát tranh.
- HS đọc tên 3 bức ảnh.
- HS thảo luận nhóm 2. 
- HS đọc câu văn.
+ Tranh 1: Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm.
+ Tranh 2: Mái đền lấp ló bên gốc đa già.
+ Tranh 3: Tháp Rùa tường rêu cổ kính, được xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.
- HS đọc.
- HS đọc bài trước lớp.
- Hồ Gươm
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
..............................................................................................................................................................................................................................................................
==================================
Cho HS hát chuyển tiết.
Tiết 5: đạo đức.
Dành cho địa phương
Chủ đề: Trường, lớp của em
A. Mục tiêu:
- HS biết tên lớp, tên trường, tên một số thầy, cô giáo và nhân viên trong trường của mình.
- Nói được các hoạt động của lớp, của trường.
- Biết và thực hiện tốt nhiệm vụ của HS trong lớp, trong trường.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh BT, VBT.
- HS: VBT đạo đức.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
? Để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng, các em cần làm gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động 1: Đàm thoại.
? Các em đang học lớp mấy, trường nào?
- Lớp 1, trường tiểu học Hoang Thèn.
? Cô giáo chủ nhiệm lớp em tên là gì?
- HS nêu.
? Kể tên một số thầy, cô giáo trong trường mà em biết? 
? Ngoài các thầy cô, trong trường còn có ai nữa? 
* GV nhận xét kết luận: Các em đang học lớp 1, trường Tiểu học Hoang Thèn. Trong trường, có cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô giáo khác làm nhiệm vụ giảng dạy, ngoài ra còn có các cô, chú làm phục vụ hành chính, bảo vệ.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi: Kể tên các hoạt động của lớp, của trường em?
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS thảo luận nhóm đôi: 
- HS trình bày kết quả.
+ Các hoạt động của lớp, của trường: Thể dục, Lao động, Chào cờ, truy bài đầu giờ, các hoạt động học tập, các hội thi: vở sạch chữ đẹp,...
4. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
? Là học sinh các em có nhiệm vụ gì?
- Đi học đều, đúng giờ. Học bài và làm bài trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến. Lễ phép, vâng lời với thầy cô giáo và người lớn tuổi. Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
? Em đã thực hiện những nhiệm vụ ấy như thế nào?
- HS liên hệ bản thân.
- GV nhận xét, khen.
IV. Củng cố:
- GV tóm tắt nội dung bài, nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ của HS. Chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
..............................................................................................................................................................................................................................................................
**************************************************************
 Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2012
Ngày soạn: 13/ 4/ 2012.
Ngày giảng: 17/ 4/ 2012. 
Tiết 1: toán.
Luyện tập chung
A. Mục tiêu:
- Thực hiện được cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số, tính nhẩm; biết đo dộ dài, làm tính với số đo độ dài; đọc giờ đúng.
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4.
- HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con, VBT.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng, mỗi em cầm 1 mô hình mặt đồng hồ. HS xoay kim để được giờ đúng: 3 giờ, 5 giờ, 7 giờ,
- Gọi HS dưới lớp nhận xét. GV nhận xét, cho điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
- HS hát.
- 3 HS lên bảng.
2. Hướng dẫn luyện tập:
 Bài 1/168: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Đặt tính rồi tính.
- Gọi 3 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con.
- GV nhận xét bài làm của HS. Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính. 
+
37
+
52
-
47
 -
56
+
49
21
14
23
33
20
58
66
24
23
69
Bài 2/168: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
-Tính.
- Gọi 3 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con.
- GV nhận xét, chữa bài.
23 + 2 + 1 = 26 40 + 20 + 1 = 61
 90 - 60 - 20 = 10
 Bài 3/168: Gọi HS đọc bài toán.
- HS đọc bài toán. Lớp đọc thầm.
- Hướng dẫn HS đo độ dài đoạn thẳng AB, BC rồi viết số đo vào ô trống.
- HS đo độ dài đoạn thẳng AB, BC rồi viết số đo vào ô trống.
? Để tính được độ dài đoạn thẳng AC ta làm thế nào?
- Cách 1: Đo rồi cộng các số đo độ dài các đoạn thẳng AB và BC. 
Ta được: 6 cm + 3 cm = 9 cm.
- Cách 2: Dùng thước đo trực tiếp độ dài đoạn thẳng AC, ta được: 
AC = 9 cm.
- Cho HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng.
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét.
- HS làm bài, đổi vở chữa bài.
 Bài 4/168: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Nối đồng hồ với câu thích hợp.
- GV hướng dẫn: Đọc kỹ các câu rồi tìm đồng hồ chỉ giờ đúng ở trong câu, và nối cho đúng.
- Gọi 3 HS lần lượt lên nối trên bảng.
- GV nhận xét.
IV. Củng cố:
- GV tóm tắt nội dung bài, nhận xét tiết học.
V. Dặn dò
- Về nhà học lại bài, chuẩn bị bài tiết sau.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên nối trên bảng. Lớp nhận xét.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
............................................................................................................................................................................................................................................ ... chữa bài. 
- GV nhận xét cho điểm.
- HS làm bài.
Câu a.
9 > 7 2 < 5 	 0 < 1	 
7 2 	 1 > 0	 
Câu b.
6 > 4	3 > 8	5 > 1
4 > 3	8 0
6 > 3	3 0
 Bài 3/170: Gọi HS nêu yêu cầu.
a. khoanh tròn vào số lớn nhất hoặc bé nhất.
b. khoanh tròn vào số bé nhất.
- GV hướng dẫn: So sánh 4 số, số nào lớn nhất ở câu a, và số bé nhất ở câu b thì khoanh tròn vào số đó.
- Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS nghe.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
9
a. Khoanh vào số lớn nhất:
6	3	4 
9
b. Khoanh vào số bé nhất:
	5	7	 8
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét.
- Nhận xét bài của bạn trên bảng.
Bài 4/170: Gọi HS nêu yêu cầu.
Viết các số 10, 7, 5, 9 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- Cho HS làm bài. 2 HS lên bảng làm.
- HS làm bài, 2 HS lên bảng làm.
a. Từ bé đến lớn là: 5, 7, 9, 10
b. Từ lớn đến bé là: 10, 9, 7, 5
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 5/170: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Đo độ dài của các đoạn thẳng.
? Nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng?
- 1 HS nêu.
- Cho HS tự làm vào vở rồi đổi vở kiểm tra.
AB = 5cm, PQ = 2cm, MN = 9cm.
- Gọi HS đọc kết quả. Nhận xét.
IV. Củng cố: 
- GV tóm tắt nội dung bài, nhận xét tiết học.
V. Dặn dò: 
- Làm các BT trong VBT. Chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
..............................................................................................................................................................................................................................................................
==================================
Cho HS hát chuyển tiết.
Tiết 2: chính tả. (Tập chép)
lũy tre
A. Mục đích yêu cầu:
- Tập chép chính xác khổ thơ đầu bài thơ Lũy tre trong khoảng 8 - 10 phút. 
- Điền đúng chữ l hay n vào chỗ trống; dấu hỏi hay dấu ngã vào những chữ in nghiêng. 
 Bài tập (2) a hoặc b.
- Giáo dục cho HS có tính cẩn thận khi viết.
B. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài cần chép và các BT 2.
- HS: Bảng con, vở BTTV.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS tập chép:
- GV treo bảng phụ viết sẵn bài tập chép.
- GV đọc bài.
- Gọi HS đọc bài.
- HS đọc.
* Luyện viết tiếng, từ khó:
- Yêu cầu HS tìm tiếng khó dễ viết sai. 
- Cho HS viết tiếng khó.
- GV chỉnh sửa. Cho HS đọc.
- HS tìm vài nêu: lũy tre, rì, gọng, kéo, lên.
- 1 HS viết trên bảng to, lớp viết bảng con.
* Chép bài vào vở:
- GV nhắc HS cách đặt vở, cầm bút, cách ngồi, cách viết.
- HS quan sát, lắng nghe.
- Yêu cầu HS chép bài vào vở, GV theo dõi, uốn nắn.
- HS viết bài vào vở.
- Yêu cầu HS đổi vở cho nhau, GV đọc cho HS soát lỗi. 
- HS đổi vở cho nhau tự soát lỗi gạch chân những chữ viết sai, viết lại ra lề vở.
*Chấm bài.
- GV thu và chấm 4 bài tại lớp
 - Trả bài, nhận xét, chữa 1 số lỗi phổ biến trên bảng lớp.
- HS theo dõi.
3. Hướng dẫn HS làm BT:
* Gọi HS nêu yêu cầu BT 2a.
- Điền chữ n hay l ?
 - Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào bảng con. 
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS làm bài.
- trâu no cỏ
- chùm quả lê
* Gọi HS nêu yêu cầu BT 2b.
- Gọi 2 HS lên thi làm nhanh.
- HS dưới lớp làm vào phiếu.
- GV nhận xét ghi điểm.
- Cho HS đọc bài theo lời giải đúng.
- Điền dấu hỏi hay dấu ngã ?
- HS làm bài.
+ Bà đưa võng bé ngủ ngon.
+ Cô bé trùm khăn đỏ đã nhớ lời mẹ dặn.
IV. Củng cố:
- GV tóm tắt nội dung bài, nhận xét tiết học, khen những em viết đẹp.
V. Dặn dò
- Về nhà chép lại bài cho đẹp, chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
..............................................................................................................................................................................................................................................................
==================================
Cho HS hát chuyển tiết.
Tiết 3: kể chuyện.
Con Rồng cháu Tiên.
A. Mục đích yêu cầu:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Lòng tự hào của dân tộc về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc.
* HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.
- Giáo dục HS biết tự hào về dòng giống Tiên, Rồng của mình.
B. Đồ dùng dạy học:
GV: Trang minh họa.
HS: SGK 
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại câu chuyện Dê con nghe lời mẹ, nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét, cho điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. GV kể chuyện:
- 2 HS kể.
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2, 3 kết hợp tranh minh họa
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh, ghi nhớ câu chuyện.
3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn theo tranh:
- Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi:
? Tranh 1 vẽ gì?
? Câu hỏi dưới tranh là gì? 
- Gia đình Lạc Long Quân.
- Gia đình Lạc Long Quân sống như thế nào?
- Gọi đại diện các tổ thi kể đoạn 1.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Đại diện các tổ thi kể đoạn 1.
? Tranh 2 vẽ gì?
? Câu hỏi dưới tranh là gì?
- Gọi đại diện các tổ thi kể đoạn 2.
- GV nhận xét, tuyên dương.
? Tranh 3 vẽ gì?
? Câu hỏi dưới tranh là gì?
- Gọi đại diện các tổ thi kể đoạn 3.
- GV nhận xét, tuyên dương.
? Tranh 4 vẽ gì?
? Câu hỏi dưới tranh là gì?
- Gọi đại diện các tổ thi kể đoạn 4.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Rồng bay ra biển.
- Lạc Long Quân hóa Rồng bày đi đâu?
- Đại diện các tổ thi kể đoạn 2.
- Mẹ con Âu Cơ lên đỉnh núi cao gọi Lạc Long Quân trở về. 
- Âu Cơ và các con làm gì?
- Đại diện các tổ thi kể đoạn 3.
- Gia đình Lạc lOng Quân chia tay nhau, một nửa con theo cha xuống biển, một nửa theo mẹ lên núi.
- Cuộc chia tây diễn ra như thế nào?
- Đại diện các tổ thi kể đoạn 4.
4. Hướng dẫn HS kể toàn bộ câu truyện: (Dành cho HS khá, giỏi)
- GV hướng dẫn HS kể toàn bộ câu chuyện. 
- Gọi HS kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét tuyên dương. 
- 2 HS kể chuyện trước lớp. 
5. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
? Câu chuyện muốn nói với mọi người điều gì?
IV. Củng cố:
- GV tóm tắt nội dung bài, nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
- Theo truyện thì tổ tiên của người Việt Nam ta có dòng dõi cao quý. Cha thuộc loài Rồng, mẹ là Tiên. Nhân dân tự hào vì dòng dõi cao quý đó. Bởi vì chúng ta cùng là con cháu của Long Quân, Âu Cơ được cùng một bọc sinh ra.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
..............................................................................................................................................................................................................................................................
==================================
Cho HS hát chuyển tiết.
Tiết 4: tự nhiên xã hội
Bài 32: Gió
A. Mục tiêu:
- Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh kho có gió.
- Giáo dục HS biết tránh gió, bão khi có gió, bão.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: tranh trong SGK.
- HS: VBT.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nhận xét về bầu trời hôm nay?
- GV nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Cho HS quan sát tranh trong SGK. 
- Gọi các nhóm lên bảng trả lời.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Cho HS giải thích các hiện tượng do gió gây nên. Khi có gió, lá cây, ngọn cỏ lay động, gió mạnh hơn làm cho cành lá ngả nghiêng.
? Khi có gió thổi vào người bạn thấy như thế nào?
- GV nhận xét kết luận: Khi trời lặng gió cây cối đứng im, khi gió thổi nhẹ làm cho lá cây, ngọn cỏ lay động, gió mạnh hơn làm cho cành lá ngả nghiêng.
3. Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời.
- Nêu nhiệm vụ trước khi cho HS ra ngoài trời.
? Em nhìn các lá cây, ngọn cỏ ngoài sân như thế nào, chúng có lay động không?
? Gió thổi mạnh hay nhẹ?
- Tổ chức cho học sinh nhận biết về gió ngoài trời.
- GV đến kiểm tra từng em, giúp đỡ các nhóm quan sát, nhận xét.
- Gọi HS nêu kết qủa quan sát.
- GV nhận xét kết luận: Nhờ quan sát cây cối và mọi vật xung quanh mà ta cảm nhận được gió thổi mạnh, nhẹ.
- Khi trời lặng, không có gió cây cối đứng im. Gió thổi nhẹ làm cho lá cây, ngọn cỏ lay động. Gió thổi mạnh làm lá cây ngọn cỏ bị ngả nghiêng. Gió thổi vào người ta cảm thấy mát. 
IV. Củng cố: 
 - GV tóm tắt lại nội dung bài học. Khi có mưa gió to chúng ta không nên trú vào gốc cây to, không nên ra khỏi nhà.
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Về nhà học lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS quan sát, nhận xét tranh nào có gió, tranh nào không có gió.
- HS trả lời trước lớp:
- Khi có gió thổi vào người thấy mát.
- HS nghe.
- HS quan sát theo nhóm dựa vào gợi ý của GV.
- Nêu kết quả quan sát.
- HS nghe.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
..............................................................................................................................................................................................................................................................
===================================
Cho HS hát chuyển tiết.
Tiết 5: Hoạt động cuối tuần.
I. Mục đích yêu cầu:
	- HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần 32.
	- Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động.
II Nội dung 
 * GV nhận xét chung:
 1 .ưu điểm:
 a/ Đạo đức
 - Ngoan ngoãn, lễ phép đoàn kết giúp đỡ bạn bè. 
 b/ Học tập
 - Đi học đều đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Giờ học sôi nổi nhiều em hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Tuyên dương: Xuyến, Anh, Nông Yến Nhi, Điêu Yến Nhi, Lý Quân.
 c/ Các hoạt động khác
 - Các em đều có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, lớp, trường tương đối sạch sẽ. 
 - Thể dục thực hiện tốt, tập đúng động tác.
 - Thầm gia đầy dủ các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
2. Nhược điểm
 - Một số em về nhà không học bài: Trực, Đèo Trường Giang, Hoàng Linh Chi. 
3. HS bổ xung.
4. Vui văn nghệ.
III. Phương hướng tuần sau.
 - Duy trì các nề nếp của lớp. 
 - Khắc phục những nhược điểm.
 - Nâng cao chất lượng học, luyện viết.
***************************************************************
 * Nhận xét của BGH nhà trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1 TUAN 32(2).doc