Giáo án lớp 1 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Thanh Bình

Giáo án lớp 1 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Thanh Bình

Học vần

p - ph- nh

I. Mục tiêu:

- Học sinh đọc được p, ph, nh, phố xá, nhà lá ; câu và từ ứng dụng.

- Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.

- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : chợ, phố, thị xã

II. Chuẩn bị:

 - GV: Tranh minh họa SGK

 - HS: SGK

III. Hoạt động dạy và học:

 1. Ổn định: Hát

 2. Bài cũ:

 - Hôm qua em học vần bài gì?

 - HS đọc bài SGK

 - HS viết bảng con

 3. Bài mới:

 - Giới thiệu, ghi đầu bài.

 

doc 24 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
 Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2013
Học vần
p - ph- nh
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc được p, ph, nh, phố xá, nhà lá ; câu và từ ứng dụng. 
- Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : chợ, phố, thị xã
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh minh họa SGK
 - HS: SGK
III. Hoạt động dạy và học:	
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - Hôm qua em học vần bài gì?
 - HS đọc bài SGK
 - HS viết bảng con
 3. Bài mới:
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
Tiết 1
Hoạt động 1: dạy âm p - ph
- Gv cho HS quan sát tranh và hỏi HS ? (phố xá)
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng phố, gv ghi bảng : phố
- Trong tiếng phố có âm gì, dấu gì đã học rồi ? (âm ô, dấu sắc), còn lại âm ph là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm ô, dấu sắc
- Khi viết âm ph GV viết chữ viết thường, GV ghi ph viết thường phía dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.
- GVgọi HS viết bảng âm ph gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng phố viết như thế nào? (ph trước ô sau, dấu sắc trên ô).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn (2em)
* HS lấy cài:
 - GV gọi HS cài âm ph, tiếng phố, HS đọc phân tích, đọc trơn (2em).
 - Tìm tiếng có âm ph (phố, phở, phá)
Hoạt động 2: day âm nh
* GV giới thiệu “nhà lá”
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng nhà, gv ghi bảng : nhà
- Trong tiếng nhà có âm gì đã học rồi ? ( a, dấu huyền ), còn lại âm nh là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm a, dấu huyền.
- Khi viết âm nh GV viết chữ viết thường, GV ghi nh viết thường xuống dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.
- GVgọi HS viết bảng âm nh gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng nhà viết như thế nào? (nh trước a sau, dấu huyền trên a ).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn (2em)
* HS lấy cài:
- GV gọi HS cài âm nh, tiếng nhà, HS đọc phân tích, đọc trơn (2em).
- Tìm tiếng có âm nh ( nhà, nho, nhổ)
* HS nghỉ giải lao :
Hoạt động 3: HD HS viết bảng con
* Muốn viết âm ph viết như thế nào ?
- GV viết mẫu ph HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm ph, gọi HS đọc.
- Gọi HS tìm tiếng có âm ph viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng.
- Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm. (phố, phở, phá)
* Muốn viết âm nh viết như thế nào ?
- GV viết mẫu nh HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm nh, gọi HS đọc.
- Gọi HS tìm tiếng có âm nh viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng
- HS đọc những tiếng vừa tìm ( nhà, nho, nhổ). GV ghi từ mới, giảng từ
- GV gọi HS đọc lại bài.(3em) 
Tiết 2
Hoạt động 4: giới thiệu bài 
* GV đính tranh hỏi HS tranh vẽ gì ?
- Nhà dì na ở đâu ?(nhà dì na ở phố)
- Nhà dì có gì ? (nhà dì có chó xù)
- Hôm nay chúng ta học : nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc (2em)
- Trong câu tiếng nào chứa âm vừa học ? (nhà, phố)
- Gọi cả lớp đọc đồng thanh câu trên.
Hoạt động 5: đọc SGK
- Gọi HS mở SGK trang 47
- Gọi HS đọc bài 2/3 lớp (chú ý HS yếu)
	GV nhận xét.
* HS nghỉ giải lao:
Hoạt động 6: Luyện nói 
* GV đính tranh giới thiệu chủ đề luyện nói “chợ, phố, thị xã”.
- Trong tranh vẽ những cảnh gì ? (chợ, phố, thị xã)
- Chợ có gần nhà em không?( . )
- Ở phố em có gì?.
- Thị xã, nơi em ở có tên là gì ?
Hoạt động 7: HD HS viết bảng con
- GV đọc : ph, nh HS viết, gọi HS đọc lại(2em)
- GV đọc tiếng : phố
- GV đọc ph-ô-phô-sắc-phố, HS viết theo, GV đọc lại phố, HS viết xong đọc nhẩm
- Gọi HS đọc lại (2em)
- GV đọc tiếng : nhà
- GV đọc lại nh-a-nha-huyền-nhà, HS viết theo, GV đọc lại nhà, HS viết xong đọc nhẩm.
- Gọi HS đọc lại (2em)
* GV nhận xét.
Hoạt động 8: HD – HS viết vở tập viết
- GV yêu cầu HS lấy vở tập viết.
- Nội dung bài viết hôm nay là gì? (ph, nh, phố, nhà)
- GV yêu cầu HS viết ½ số dòng quy định
- Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút để vở, sau đó HD-HS viết từng hàng đến hết. 
- GV đến từng bàn theo dõi KT-HS
- Gọi HS xếp vở lại, lấy vở tập trắng .
- GV HD-HS viết mẩu âm ph, HS viết theo GV (một chữ mẫu)
- GV HD-HS viết mẩu âm nh, HS viết theo GV (một chữ mẫu)
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài.
- Về nhà viết 1 dòng âm ph, 1 dòng âm nh, bỏ một dòng kẽ viết 1 chữ
- Chuẩn bị bài :
@Rút kinh nghiệm:	
 **************************************
Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2013
TOÁN
SỐ 10
I. Mục tiêu:
- Biết 9 thêm 1 được 10; viết số 10, đọc, đếm được từ 0 đến 10
 - Biết so snh cc số trong phạm vi 10; Biết vị trí ssố 10 trong dãy số từ 0 đến 10 
- Yêu thích môn toán, giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. 
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh minh họa SGK, Bảng phụ ghi sẵn bài tập.
 - HS: SGK, Bảng con, 
III. Hoạt động dạy và học:	
 1. Ổn định: Hát
 2: Bài cũ:
 - Hôm qua các em Toán bài gì?
 - HS thực hiện bài tập ở bảng con.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu số 10
Bước 1 : Lập số 10
- GV hướng dẫn học sinh xem tranh hỏi :
- Có 9 bạn đang chơi 1 bạn nữa chạy tới như vậy có? (Có 10 bạn đến chơi)
- Tương tự: 10 chấm tròn,10 hình vuông đều có số lượng là 10. Đây chính là bài
Bước 2 : Giới thiệu chữ số 10 
+ Số 10 in. 	+ Số 10 nhàờng 
- Số 10 được biểu thị bằng 2 chữ số, số 1 trước so 0 sau. Đọc là 10
- Cài chữ số 10 – viết mẫu 
- Học sinh cài. Học sinh viết và đọc chữ số 10
- Số 10 khác số 9 ở chỗ nào? (Số 10 có 2 chữ số)
Bước 3 : Nhận biết số 10 trong dãy số từ 0đến 10
 	- Các số đứng trước 10 đều bé hơn 10 
- Đọc từ 0 đến 10; 10 đến 0
- Số 10 đứng sau những số nào?
- Số nào đứng liền trước số 10?
- HS giải lao:
Hoạt động 2 : Thực hành 
Mục tiêu : Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập 
* Bài 1: Viết số 10 
- Viết mẫu số10 hướng dẫn viết
- Giáo viên quan sát sửa sai học sinh yếu 
* Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống
- Làm miệng
- HD học sinh điền số còn thiếu 
* Bài 5: Khoanh vào số lớn nhất
-GV chấm bài - nhận xét
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài và thực hiện BT.
- Chuẩn bị: g, gh.
@Rút kinh nghiệm:	
*******************************************
Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2013
 ĐẠO ĐỨC
 GIỮ GÌN SÁCH VỞ-ĐDHT
I. Mục tiêu:
 -Biết được tác dụng của sách vở, đdht
 -Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đdht
 -Thực hiện giữ gìn sách vở và đdht của bản thân
 -Nội dung tích hợp là tiết kiệm tiền của
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh minh họa SGK
 - HS: SGK
III. Hoạt động dạy và học:	
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - Tiết Đạo đức vừa rồi các em học bài gì?
 - HS đọc bài SGK, trả lời câu hỏi gợi ý của GV.
 - GV nhân xét, đánh giá.
 3. Bài mới
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
 Hoạt động 1:Thảo luận cặp đôi theo BT3
 -HS thảo luận để xác định những bạn nào trong những tranh ở BT biết giữ gìn sách vở và đdht
 -HS nêu kết quả trước lớp
 Hoạt động 2: Thi sách vở, đồ dùng ai đẹp nhất(bt4)
 -HS xếp sách vở, đdht của mình lên bàn sao cho gọn gàng, đẹp mắt
 -GV thông qua thể lệ, tiêu chuẩn đánh giá
 -BGK ở tổ chọn những bạn nào có bộ sách mới, đồ dùng đẹp nhất
 -HS có sách vở, đdht giữ gìn tốt nhất kể cho lớp nghe, mình đã giữ gìn như thế nào ?
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài.
- Về nhà viết 1 dòng âm g, 1 dòng âm gh, bỏ một dòng kẽ viết 1 chữ
- Chuẩn bị bài : Gia đình em
@Rút kinh nghiệm:	
*******************************************
Thứ ba, ngày 24 tháng 09 năm 2013
HỌC VẦN
g - gh
I. Mục tiêu:
	- Học sinh đọc được :g, gh, gà ri, ghế gỗ, câu và từ ứng dụng 
	- Viết được: g, gh, gà ri, ghế gỗ viết đúng mẫu, đều nét, đẹp
	- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: gà ri, gà gô 
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh minh họa SGK
 - HS: SGK
III. Hoạt động dạy và học:	
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - Hôm qua em học vần bài gì?
 - HS đọc bài SGK
 - HS viết bảng con
 3. Bài mới
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
Tiết 1
Hoạt động 1: dạy âm g
- Gv cho HS quan sát tranh và hỏi HS ? (gà ri)
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng gà, gv ghi bảng : gà
- Trong tiếng gà có âm gì, dấu gì đã học rồi ? (âm a, dấu huyền), còn lại âm g là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm âm a, dấu huyền
- Khi viết âm g GV viết chữ viết thường, GV ghi g viết thường phía dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.
- GVgọi HS viết bảng âm g gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng gà viết như thế nào? (g trước a sau, dấu huyền trên a).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn (2em)
* HS lấy cài:
 - GV gọi HS cài âm g, tiếng gà, HS đọc phân tích, đọc trơn (2em).
 - Tìm tiếng có âm g (gà, ga, gô)
Hoạt động 2: day âm gh
* GV giới thiệu “ghế gỗ”
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng ghế, gv ghi bảng : ghế
- Trong tiếng ghế có âm gì đã học rồi ? ( ê, dấu sắc), còn lại âm gh là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm a, dấu huyền.
- Khi viết âm gh GV viết chữ viết thường, GV ghi gh viết thường xuống dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.
- GVgọi HS viết bảng âm gh gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng ghế viết như thế nào? (gh trước ê sau, dấu sắc trên ê ).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn (2em)
* HS lấy cài:
- GV gọi HS cài âm gh, tiếng nhà, HS đọc phân tích, đọc trơn (2em).
- Tìm tiếng có âm gh ( ghế, ghề, ghi)
* HS nghỉ giải lao :
Hoạt động 3: HD HS viết bảng con
* Muốn viết âm g viết như thế nào ?
- GV viết mẫu g HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm g, gọi HS đọc.
- Gọi HS tìm tiếng có âm g viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng.
- Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm. 
* Muốn viết âm gh viết như thế nào ?
- GV viết mẫu gh HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm gh, gọi HS đọc.
- Gọi HS tìm tiếng có âm gh viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng
- HS đọc những tiếng vừa tìm. GV ghi từ mới, giảng từ
- GV gọi HS đọc lại bài.(3em) 
Tiết 2
Hoạt động 4: giới thiệu bài 
* GV đính tranh hỏi HS tranh vẽ gì ?
- Nhà bà có gì ? (nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ)
- Hôm nay chúng ta học : nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ
- GV đọc mẫu, gọi HS ...  dán quả cam.
5. Dặn dò:
 - Nhận xét, đánh giá tiết học.
 - Tinh thần,thái độ.
 - Chuẩn bị đồ dùng.
 - Chuẩn bị giấy màu và đồ dùng cho tiết sau hoàn thành sản phẩm.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ năm, ngày 26 tháng 9 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Củng cố về thứ tự của mỗi trong dãy các số từ 0 đến 10.
- So sánh các số trong phạm vi 10, sắp xếp các số theo thứ tự đã xác định.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn toán, tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. 
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh minh họa SGK, Bảng phụ ghi sẵn bài tập.
 - HS: SGK, Bảng con, 
III. Hoạt động dạy và học:	
 1. Ổn định: Hát
 2: Bài cũ:
 - Hôm qua các em Toán bài gì?
 - HS thực hiện bài tập ở bảng con.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài trực tiếp 
Hoạt động II: Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.
 Mục tiêu: Thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10. Sắp xếp các số theo thứ tự đã xác định. So sánh các số trong phạm vi 10. 
Cách tiến hành :
* Bài tập1: HS làm phiếu học tập.
- Hướng dẫn HS. HS làm bài. Chữa bài: HS đọc:
0, 1, 2 	 ; 	1, 2, 3 	; 	8, 9, 10 ;
0, 1, 2, 3, 4 ; 	 8, 7, 6, 5.
- GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
* Bài 2 :Cả lớp Làm vở Toán 1.
- HS đọc YC bài 2” Điền dấu , =”
- Cả lớp làm vở : 0 9 ; 3 < 4 < 5 .
 - GV chấm điểm, nhận xét bài viết của HS.
* Bài 3 : HS làm bảng lớp, cả lớp bảng con.
- Kết luận : GV củng cố: Số liền trước số 1 là số 0. Số liền sau số 9 là số 10. Số ở giữa số 3 và số 5 là số 4. 
- GV nhận xét bài làm của HS.
* Bài 4 : HS đọc yêu cầu bài 4, HS làm bảng lớp, CL làm ở bảng con.
a/ Theo thứ tự từ bé đến lớn: 
2, 5, 6, 8, 9.
b/ Theo thứ tự từ lớn đến bé:
9, 8, 6, 5, 2.
- GV nhận xét kết quả HS làm bài
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài và thực hiện BT.
- Chuẩn bị:
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ sáu , ngày 27 tháng 9 năm 2013
TNXH
CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG
I. Mục tiêu:
 -Cách giữ VS răng miệng để phòng sâu răng
 -Biết cách chăm sóc răng đúng cách
 -KN tự bảo vệ:Chăm sóc răng
 -KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ răng
 -Phát triển KN giao tiếp thông qua tham gia các hoạt đông học tâp
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh minh họa SGK
 - HS: SGK
III. Hoạt động dạy và học:	
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - Tiết TNXH vừa qua các em đã học bài gì?
 - HS đọc bài SGK kết hợp trả lời câu hỏi gọi ỳ của GV.
 - Nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
 - Giới thiệu, ghi đầu bài. 
Hoạt động 1: Ai có hàm răng đẹp
 -HS biết thế nào là răng khỏa đẹp, răng bị sâu,bị sún hay thiếu vệ sinh
 -Hai hs quan sát lẫn nhau và nhận xét xem răng bạn ntn?
 -Khen ngợi những em có răng khỏe
 -Nhắc nhở những em có bị sún phải chăm sóc thường xuyên
 -HS quan sát mô hình răng và nêu
Hoạt động 2:Quan sát tranh
 -HS biết những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng
 -Chia nhóm và HS quan sát hình ở SGK
 -Việc nào làm đúng việc nào làm sai
 -Đại diện nhóm lên trả lời
 Hoạt động 3:Làm thế nào để chăm sóc và bảo vệ răng
 -HS quan sát một số bức tranh về răng
 -Nên đánh răng và súc miệng vào lúc nào là tốt nhất
 -Vì sao không nên ăn nhiều đồ ngọt như kẹo, bánh, sữa 
 -Khi răng đau hoăc lung lay, chúng ta phải làm gì?
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài và thực hiện BT.
- Chuẩn bị: Thực hành Đánh răng và rửa mặt
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ sáu , ngày 27 tháng 9 năm 2013
Học Vần
y tr
I. Mục tiêu:
- HS đọc được : y, tr, y tá, tre ngà; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được : y, tr, y tá, tre ngà; 
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : nhà trẻ
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh minh họa SGK
 - HS: SGK
III. Hoạt động dạy và học:	
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - Hôm qua em học vần bài gì?
 - HS đọc bài SGK
 - HS viết bảng con
 3. Bài mới:
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.	 Tiết 1
Hoạt động 1: dạy âm y
- Gv cho HS quan sát tranh và hỏi HS ? (y tá)
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng y, gv ghi bảng : y
- Trong tiếng y, nó chỉ có một mình, nó là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay.
- Khi viết âm y, GV viết chữ viết thường, GV ghi y viết thường phía dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.
- GVgọi HS viết bảng âm y gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng y viết như thế nào ? .
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn (2em)
* HS lấy cài:
 - GV gọi HS cài âm y, HS đọc, đọc trơn (2em).
 - Tìm từ có âm y (y tá, y tế, chú ý)
Hoạt động 2: day âm tre.
* GV giới thiệu “tre ngà”
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng tre, gv ghi bảng : tre
- Trong tiếng tre có âm gì đã học rồi ? ( e ), còn lại âm tr là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm e.
- Khi viết âm tr GV viết chữ viết thường, ghi tr viết thường xuống dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.
- GVgọi HS viết bảng âm tr gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng tre viết như thế nào? (tr trước e sau ).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn (2em)
* HS lấy cài:
- GV gọi HS cài âm tre, tiếng nhà, HS đọc phân tích, đọc trơn (2em).
- Tìm tiếng có âm tr ( tre, trê, trí)
* HS nghỉ giải lao :
Hoạt động 3: HD HS viết bảng con
* Muốn viết âm y viết như thế nào ?
- GV viết mẫu y HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm y, gọi HS đọc.
- Gọi HS tìm tiếng có âm y viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng.
- Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm. 
* Muốn viết âm tr viết như thế nào ?
- GV viết mẫu tr HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm tr, gọi HS đọc.
- HS tìm tiếng có âm tr viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng
- HS đọc những tiếng vừa tìm. GV ghi từ mới, giảng từ
- GV gọi HS đọc lại bài.(3em) 
Tiết 2
Hoạt động 4: giới thiệu bài 
* GV đính tranh hỏi HS tranh vẽ gì ?
- Bé bị ho, mẹ bé đưa bé đi đâu ? (Bé bị ho, mẹ bé đưa bé ra y tế xã)
- Hôm nay chúng ta học : Bé bị ho, mẹ bé đưa bé ra y tế xã
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc (2em)
- Trong câu tiếng nào chứa âm vừa học ? (y tế)
- Gọi cả lớp đọc đồng thanh câu trên.
Hoạt động 5: đọc SGK
- Gọi HS mở SGK trang 55
- Gọi HS đọc bài 2/3 lớp (chú ý HS yếu)
	GV nhận xét.
* HS nghỉ giải lao:
Hoạt động 6: Luyện nói 
* GV đính tranh giới thiệu chủ đề luyện nói “nhà trẻ”
- Trong tranh vẽ cảnh gì ? 
- Các em bé đang làm gì ? . 
- Hồi bé, em có đi nhà trẻ không ?
- Nhà trẻ quê em ở đâu ?. 
Hoạt động 7: HD HS viết bảng con
- GV đọc : y, tr HS viết, gọi HS đọc lại(2em)
- GV đọc tiếng : y
- GV đọc y, HS viết theo, GV đọc lại y, HS viết xong đọc nhẩm
- Gọi HS đọc lại (2em)
- GV đọc tiếng : tre
- GV đọc tr-e-tre, HS viết, GV đọc lại tre, HS viết xong đọc nhẩm
- Gọi HS đọc lại (2em)
* GV nhận xét.
Hoạt động 8: HD – HS viết vở tập viết
- GV yêu cầu HS lấy vở tập viết.
- Nội dung bài viết hôm nay là gì? (ph, nh, phố, nhà)
- GV yêu cầu HS viết ½ số dòng quy định
- Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút để vở, sau đó HD-HS viết từng hàng đến hết. 
- GV đến từng bàn theo dõi KT-HS
- Gọi HS xếp vở lại, lấy vở tập trắng .
- GV HD-HS viết mẩu âm y, HS viết theo GV (một chữ mẫu)
- GV HD-HS viết mẩu âm tr, HS viết theo GV (một chữ mẫu)
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài.
- Về nhà viết 1 dòng âm y, 1 dòng âm tr, bỏ một dòng kẽ viết 1 chữ
- Chuẩn bị bài :
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2013
SINH HOẠT TẬP THỂ
TỔNG KẾT TUẦN 6
I. Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Học sinh nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của mình trong tuần.
- Học sinh nhận biết ưu điểm và tồn tại của bản thân.
- Học sinh nêu được phương hướng phấn đấu phù hợp.
- Học sinh nắm được nội dung cần thực hiện trong tuần tiếp theo..
2) Kĩ năng:
- Học sinh mạnh dạn, tự tin, nói lưu loát trước tập thể.
- Học sinh biết phê bình và tự phê bình.
3) Thái độ:
- Học sinh có tính tự quản, biết đoàn kết và giúp đỡ bạn.
II. Chuẩn bị:
+ Giáo viên:	- Ghi nhận các mặt hoạt động của lớp trong tuần.
- Biên soạn nội dung thi đua tuần sau.
- Các bài hát SHTT cho học sinh tham gia.
+ Học sinh:	- Nhận xét các mặt hoạt động của lớp trong tuần.
- Ý kiến cần phát biểu.
III. Hoạt động dạy và học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
a. Hoạt động 1: GV nhận xét tuần qua
Học tập:
Có đủ các đồ dùng học tập cần thiết: Sách giáo khoa, tập vở, giấy bút, bảng con, thước kẻ
Có cố gắng chú ý nghe lời thầy cô và ghi chép bài vở đầy đủ.
Có chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Hạnh kiểm:
Biết lễ phép chào hỏi thầy cô giáo.
Biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập, sinh hoạt.
Hoạt động khác:
Đi học đều, đúng giờ.
Xếp hàng ra vào lớp.
Xây dựng “Đôi bạn cùng tiến”.
Đóng tiền đầu năm.
b. Hoạt động 2: Bình chọn tổ, học sinh xuất sắc, học sinh tiến bộ
+ Tổ (Cá nhân) xuất sắc:
+ Tổ (Cá nhân) tiến bộ:
c. Hoạt động 3: Giáo viên nhắc nhở một số yêu cầu cần khắc phục và thực hiện tốt kế hoạch học tập, thi đua tuần tiếp theo
Học tập:
Có đủ các đồ dùng học tập cần thiết: Sách giáo khoa, tập vở, giấy bút, bảng con, thước kẻ
Cố gắng chú ý nghe lời thầy cô và ghi chép bài vở đầy đủ.
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Hạnh kiểm:
Biết lễ phép chào hỏi thầy cô giáo.
Biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập, sinh hoạt.
Hoạt động khác:
Đi học đều, đúng giờ.
Xếp hàng ra vào lớp.
Xây dựng “Đôi bạn cùng tiến”.
Trang trí lớp, vệ sinh trường lớp.
Tiếp tục đóng tiền đầu năm.
d. Hoạt động 4: Kết thúc
- Sinh hoạt văn nghệ – vui chơi tập thể.
- Hát
- Tổ trưởng báo cáo các mặt hoạt động trong tuần. 
- Học sinh cả lớp tham gia nhận xét, nêu ý kiến bổ sung.
- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của lớp về các hoạt động:
1. Học tập:	
2. Hạnh kiểm:	
3. Hoạt động khác:	
- Trong tuần qua có những bạn tiến bộ trong học tập:
+ Hăng say phát biểu xây dựng bài:
+ Bên cạnh đó còn có những em chưa chăm học:
- Học sinh bình chọn cá nhân xuất sắc.
- Học sinh bình chọn cá nhân tiến bộ.
- Học sinh nêu phương hướng phấn đấu trong tuần tiếp theo.(bổ sung) 
@Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 6 1 cot.doc