Giáo án Lớp 1 - Tuần 7 và 8

Giáo án Lớp 1 - Tuần 7 và 8

Buổi sáng

Tiết 3,4: Học vần: BÀI 27: ÔN TẬP

A. Mục tiêu. Giúp HS :

- Đọc được: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 22 – 27.

- Viết được : p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi,ng, ngh, y, tr; các từ ngữ ứng dụng.

- Nghe hiểu và kể lại một đoạn câu truyện theo tranh truyện kể: tre ngà.

B. Đồ dùng dạy học

* GV: Bảng ôn tập. * HS: Bộ đồ dùng TV, vở tập viết.

C. Hoạt động dạy và học.

I. Kiểm tra bài cũ:

-Đọc cho HS viết: y, tr, y tá, tre ngà.( Viết theo 2 nhóm tổ)

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

-Nhận xét, đánh giá và cho điểm

II. Dạy học bài mới:

1. Giới thiệu bài

-Hỏi: Các em đã được học những âm gì trong tuần qua?

-GV kết hợp ghi vào bảng ôn và cho HS nhắc lại

2. Ôn tập:

a. Các chữ & âm đã học.

+ Treo bảng ôn.

- Gv chỉ chữ cho HS đọc nối tiếp các âm đã học trong bảng ôn. Cho đọc nhóm, lớp

-Gọi 2 – 3 HS lên bảng chỉ và đọc các âm

 

doc 48 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 7 và 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7:
 Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011
Buổi sáng
Tiết 3,4: Học vần: BÀI 27: ÔN TẬP
A. Mục tiêu. Giúp HS :
- Đọc được: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 22 – 27.
- Viết được : p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi,ng, ngh, y, tr; các từ ngữ ứng dụng.
- Nghe hiểu và kể lại một đoạn câu truyện theo tranh truyện kể: tre ngà.
B. Đồ dùng dạy học
* GV: Bảng ôn tập. * HS: Bộ đồ dùng TV, vở tập viết.
C. Hoạt động dạy và học.
I. Kiểm tra bài cũ:
-Đọc cho HS viết: y, tr, y tá, tre ngà.( Viết theo 2 nhóm tổ)
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
-Nhận xét, đánh giá và cho điểm
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài 
-Hỏi: Các em đã được học những âm gì trong tuần qua?
-GV kết hợp ghi vào bảng ôn và cho HS nhắc lại
2. Ôn tập:
a. Các chữ & âm đã học.
+ Treo bảng ôn.
- Gv chỉ chữ cho HS đọc nối tiếp các âm đã học trong bảng ôn. Cho đọc nhóm, lớp
-Gọi 2 – 3 HS lên bảng chỉ và đọc các âm
b. Ghép chữ thành tiếng:
*Bảng ôn 1
- Bây giờ các em hãy ghép chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang và đọc.
VD: Ghép chữ ph với chữ o ta được tiếng pho; đọc là pho.
-Gọi HS đọc nối tiếp tiếng ghép được theo thứ tự từng hàng
-GV chỉ bảng không theo thứ tự để HS đọc các tiếng vừa ghép được. Kết hợp chỉnh lỗi phát âm 
-Gọi 2 hs đọc nối tiếp toàn bộ bảng ôn 1
*Treo bảng ôn 2
-YC hs đọc nối tiếp tiếng trong bảng ôn 2 theo từng hàng
-GV chỉ bảng không theo thứ tự cho HS đọc các tiếng vừa ghép được
-GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, khen HS đọc tốt
-GV giải thích một số từ cho HS hiểu hoặc đưa từ vào văn cảnh cho HS hiểu
-Gọi 2 HS đọc nối tiếp bảng ôn 2
c. Đọc từ ứng dụng
- Ghi bảng từ ứng dụng: nhà ga tre ngà
 quả nho ý nghĩ
- Cho HS giải thích một số từ.
-Y/c Hs đọc từ ứng dụng. (CN-Nhóm- lớp)
- Gv chỉnh sửa lỗi phát âm cho Hs.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
 + Đọc lại bài tiết 1.
-HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp
- Gv theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS.
+ Đọc câu ứng dụng.
- Gv treo tranh lên bảng.
? Tranh vẽ gì ?
- Giới thiệu câu ứng dụng & giải thích .
Nghề xẻ gỗ: người ta xẻ những cây gỗ to ra thành những cây gỗ mỏng
Nghề giã giò: giã cho thịt nhỏ ra để làm giò.
-Cho HS đọc câu ứng dụng theo nhóm, cả lớp, cá nhân, GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
- Khuyến khích các em đọc trơn
b. Kể chuyện "Tre ngà".
- Gv kể chuyện lần 1, Hs theo dõi
- Gv kể lần 2 sử dụng tranh minh hoạ.
-Gợi ý HS nắm nội dung của từng tranh :
+Chỉ vào tranh 1 : Người mẹ sinh con có đặc biệt gì ?
+Chỉ vào tranh 2 : Khi nghe sứ thần thông báo : Vua cần tìm người đánh giặc, cậu bé đã làm gì ?
+Chỉ vào tranh 3 : Từ khi nhận lời đánh giặc, cơ thể cậu bé có gì lạ ? 
+Chỉ tranh 4,5, : Cậu bé đánh giặc như thế nào ? Khi gậy sắt gãy, cậu làm thế nào ?
+Chỉ vào tranh 6: Khi đất nước đã yên bình, cậu bé đã làm gì? Nhân dân ta gọi cậu bé là gì?
-Cho HS nêu nội dung từng bức tranh
Tranh 1: Có một em bé lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói, biết cười
Tranh 2: Có người rao: Vua cần người đánh giặc.
Tranh 3: Chú nhận lời & từ đó lớn nhanh như thổi.
Tranh 4: Đủ nón sắt, gậy sắt, chú đánh cho giặc chạy tan tác.
Tranh 5: Gậy sắt gãy, chú nhổ 1 bụi tre làm gậy chiến đấu. 
Tranh 6: Dẹp xong giặc chú bay về trời.
-YC hs kể chuyện theo nhóm 3
-Gọi 2-3 nhóm lên bảng kể lại câu chuyện theo nội dung tranh
-GV và HS nhận xét, đánh giá cách kể chuyện của bạn
-Gọi HS kể 2, 3 đoạn truyện theo tranh
-Gọi 1 HS khá kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện
? Truyện nói lên điều gì ? (Nói lên truyền thống cứu nước của trẻ em VN)
-Nhận xét, khen HS kể chuyện tốt
c. Luyện viết:
-GV viết mẫu và HD quy trình, HS viết bảng con
-Yêu cầu HS viết trong vở tập viết
- Gv theo dõi uốn nắn thêm Hs yếu
-Nếu còn thời gian cho HS làm bài tập trong VBTTV
5. Củng cố - dặn dò:
-Cho HS đọc toàn bài trên bảng
- Cho HS đọc bài trong SGK.
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: Về nhà kể lại câu truyện cho bố mẹ nghe
-Chiều nay tiếp tục ôn tập bài 27
Buổi chiều
Tiết 1: Toán: TIẾT 25: TỰ KIỂM TRA.
A. Mục tiêu.
- Đánh giá:
+ Nhận biết số lượng trong phạm vi 10.
+ Đọc, viết các số, nhận biết thứ tự mỗi số trong dãy số từ 0-10.
+Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác
B. Chuẩn bị : VBTT
C. Đề bài : Bài 1,2,3,4 trong VBTT- trang 29
-Cho HS giở VBTT, yêu cầu HS đọc yêu cầu từng bài tập
-HD học sinh làm lần lượt từng bài
Bài 1 : Số ?
-Nhìn tranh và đếm số con vật trong tranh, viết số thích hợp bên cạnh tranh chỉ con vật đó
-Hs làm bài
Bài 2 : Số ?
0
1
2
5
5
7
8
1
2
3
2
1
7
6
4
9
7
Bài 3 : >, <, = ?
-HS làm lần lượt từng hàng
Bài 4 : Số ?
Có.hình vuông
Có hình tam giác
III. Cách cho điểm:
Bài 1 (2 điểm ); bài 2 (3 điểm) ; bài 3 (3 điểm) ; bài 4 (2 điểm )
Tiết 2: Tiếng Việt
Bài : ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- H.sinh đọc viết một cách chắc chắn các âm, tiếng từ ứng dụng đã học trong bài 27
- Mở rộng vốn từ cho học sinh bằng cách tìm tiếng mới 
- Rèn cho học sinh kĩ năng kể chuyện theo tranh 
II. Các hoạt động dạy và học:
1 Luyện đọc:
- Sáng các em được ôn những âm gì? HS nêu nối tiếp
- Giáo viên ghi bảng ôn các âm đã học trong tuần
- Trong các âm đó những âm nào có điểm giống nhau ? 
* Luyện đọc tiếng, từ, câu ứng dụng 
-Cho HS ghép tiếng tạo thành từ việc ghép nguyên âm với phụ âm trong bảng ôn 1
-HS nêu miệng, GV ghi bảng
-HS đọc nối tiếp các tiếng đó
- Giáo viên ghi bảng các từ và câu ứng dụng 
 nhà ga quả nho
 tre già ý nghĩ
Quê bé hà có nghề xẻ gỗ.
 Phố bé nga có nghề giã giò.
-Cho HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
- GV sửa phát âm cho học sinh 
2. Làm bài tập
-Cho HS đọc yêu cầu từng bài tập, HD học sinh cách lam bài, lớp tự làm bài
-Nối tiếp lên bảng làm bài, lớp nhận xét, bổ sung
3.Thi kể chuyện theo tranh 
- Giáo viên chia nhóm 3, mỗi nhóm 2 tranh, dựa vào nội dung chuyện “Tre ngà” cô kể buổi sáng, cho HS kể lại chuyện theo từng tranh
- Cử đại diện các nhóm kể lần lượt trước lớp, mỗi HS kể chuyện theo 2 tranh 
- Giáo viên nhận xét, biểu dương tổ kể đúng nội dung và kể hay
4. HD viết :
-HD viết từ : quả nho, nhà ga, tể già, ý nghĩ
-HS viết, GV nhận xét, sửa chữa bài viết trên bảng con
-HS làm BT trong VBTTV : nối, điền, viết
-Theo dõi, chấm bài cho HS 
III. Củng cố dặn dò
- Đọc lại toàn bài trong SGK
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài
TIẾT 2: Tiếng Việt: Luyện viết bài 27 
I. Mục tiêu
- Học sinh có kĩ năng luyện viết đúng , đẹp các chữ ghi âm và các tiếng đã học trong tuần qua
- Giáo dục học sinh có ý thức luyện viết chữ thường xuyên , giữ vở sạch viết chữ đẹp 
II. Các hoạt động dạy và học 
A. KTBC:
- Nêu các chữ đã được luyện viết trong tuần 
B. Hướng dẫn học sinh luyện viết 
1. Luyện viết bảng con 
* Gv viết mẫu: ph, nh, gi, tr, g, ng, ngh, gh, qu, y, tr
-Cho HS nhắc lại kích thước từng con chữ
- Bao quát và h/d học sinh viết bảng con
2. Hướng dẫn học sinh luyện viết vở 
-Cho HS viết vào vở ô li:
 qu, gi, quả lê, giò chả, ng, ngh, ngã ba, nghỉ hè, y, tr, nhà trẻ, ý nghĩ
*Lưu ý HS:
- Cách trình bày vở và tư thế ngồi luyện viết
-Cầm bút bằng 3 ngón tay, không cầm chặt quá
-Không để vở bị bẩn và quăn mép 
- Giáo viên bao quát và nhắc nhở học sinh tính cẩn thận khi viết
3.Thực hành luyện viết đẹp
-GV viết mẫu lên bảng nội dung bài viết trong Vở THLVĐVĐ, cho HS đọc nội dung
-HS luyện viết trong vở
-GV chấm bài, nhận xét kĩ năng viết, khen HS có ý thức chăm lo vở sạch và viết chữ đẹp
C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét bài luyện viết của học sinh 
- Biểu dương những học sinh có ý thức luyện viết chữ đẹp 
- Về nhà luyện viết thêm ở nhà.
 Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Đạo đức: BÀI 4: GIA ĐÌNH EM( T1)
A. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
 - Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha, mẹ
 - Biết lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ.
*Kĩ năng sống: KN tự giới thiệu về người thân, KN ứng xử, KN ra quyết định và giải quyết VĐ
 B.Tài liệu, phương tiện:
* HS: Vở BT đạo đức 1.
* GV: 1 số bài hát về chủ đề gia đình.
C. Hoạt động dạy và học
I. Kiểm tra bài cũ:
? Giờ đạo đức trước chúng ta học bài gì ?
? Em đã làm gì để giữ gìn đồ dùng sách vở ?
II. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Cho cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau
-GV: Bài hát nói về điều gì? (tình cảm của mọi người trong GĐ)
2. Hoạt động 1: Bài tập 1: Kể về gia đình mình
-GV chia lớp thành nhóm 2, HDhs kể về gđ của mình, ví dụ: Gia đình của em có mấy người? Bố em tên là gì? nhà em có mấy chị (anh ) em? Chị (anh ) của em học lớp mấy?...
*Nhắc nhở: Chỉ nói về những người thân của mình
-Cho HS tự kể về gia đình của mình trong nhóm
-Mời 2-4 HS kể trước lớp về gia đình của mình
*GV kết luận: Chúng ta ai cũng có một gia đình. Gia đình của các con không giống nhau: Có gđ chỉ có bố mẹ và con cái; có gia đình thì có ông bà, cha mẹ và con cái. Tuy vậy, qua cách kể của các con, cô thấy các con rất yêu gia đình mình, tự hào khi kể về những người thân của mình. 
3. Hoạt động 2: Bài tập 2: 
-Yêu cầu: Xem tranh và kể lại nội dung từng tranh
- Cho HS thảo luận theo nhóm 4, quan sát từng tranh và kể lại nội dung từng tranh
 Gợi ý thảo luận:
? Trong tranh có những ai ?
? Họ đang làm gì, ở đâu ? Mọi người trong tranh thể hiện tình cảm như thế nào?
-Các nhóm thảo luận
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp theo từng tranh.
*Gv nhận xét, chốt lại nội dung từng tranh:
+Tranh 1: Bố mẹ đang HD con học bài
+Tranh 2:Bố mẹ đưa con đi chơi ở công viên
+Tranh 3: Một gia đình đang sum họp bên mâm cơm 
+Tranh 4: Một bạn nhỏ trong tổ báo đang đi bán báo
-Hỏi thêm: Bạn nhỏ trong tranh nào được sống vui vẻ, hạnh phúc với gia đình? Bạn nào phải sống xa cha mẹ? Vì sao?
 Gv kết luận: Trong 3 bức tranh 1, 2, 3 các bạn nhỏ được sống trong sự yêu thương quan tâm của ông bà, cha mẹ về việc học hành, vui chơi, ăn uống hàng ngày. Bạn nhỏ trong tranh 4 sống thiếu mẹ phải đi bán báo để kiếm tiền sinh sống. Khi được sống trong gđ hạnh phúc, ta cảm thấy rất sung sướng, Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với các bạn bị thiệt thòi, không được sống ... 
-Gợi ý nêu câu trả lời: ba con chim thêm 0 con chim là mấy con chim?
- Hãy nêu phép tính và kết quả tương ứng!
-Nhận xét và cho HS đọc lại
* Giới thiệu 0 + 3 ( tương tự ):
-Đĩa trên có mấy quả táo? Đĩa dưới có mấy quả táo? Cả hai đĩa có mấy quả táo?
-Hãy nêu bài toán tương tương ứng!
-Hãy nêu câu trả lời đầy đủ!
-Vậy qua bài toán ta có phép tính nào?
-Cho HS đọc phép tính
*Đính tranh gồm 3 chấm tròn và 0 chấm tròn, hỏi:
-Bên trái có mấy hình tròn? Bên phài có mấy hình tròn? Tất cả có mấy hình tròn?
-Cho HS nêu phép tính tương ứng.
-Cho HS đọc tổng hợp: 3 + 0 = 3; 0 + 3 = 3
-Đính bảng: 3 + 0  0 + 3 
-Hãy so sánh: 3 + 0 và 0 + 3 và điền dấu so sánh vào chỗ chấm! 
 -Kết luận: 3 + 0 = 0 + 3
-Cho HS đọc tổng hợp
* GV HD học sinh tính : 2 + 0; 0 + 4 ; 5 + 0...
-Em có nhận xét gì về một số cộng với 0 ( 0 cộng với một số?
* Kết luận; Một số cộng với 0 vẫn bằng chính số đó. O cộng một số cũng bằng chính bằng số đó. 
3. Luyện tập
* Bài 1: Tính. 
1 + 0 = 5 + 0 = 0 + 2 = 4 + 0 = 
0 + 1 = 0 + 5 = 2 + 0 = 0 + 4 = 
-Yêu cầu HS làm bài trong SGK 
- Giáo viên nhận xét, chữa bài 
* Bài 2: Tính
-Yêu cầu làm bài trong SGK
- HD học sinh viết các số thẳng cột với nhau.
-Gọi HS nêu kết quả theo cột, GV nhận xét và viết kết quả đúng
-Củng cố cách cộng dọc
*Bài 3: Số ?
-Cho HS nêu yêu cầu
- HD học sinh làm 
 1 +  = 1 
 ... + 3 = 3 
-Yêu cầu làm bảng con phần còn lại (chỉ ghi số cần điền) bằng cách thi đua.
-Kết hợp đính kết quả lên bảng
*Bài 5: Viết phép tính thích hợp
*Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
Đính tranh và cho HS thi đua viết phép tính thích hợp bằng trò chơi 
-Nhận xét và đính kết quả đúng
III. Củng cố dặn dò. 
-Cho HS nhắc lại tên bài học
-Nhắc lại kết luận: Một số cộng với 0
 - Nhận xét giờ học, dặn làm bài tập trong VBTT
- Làm bảng con theo 3 nhóm tổ
- HS quan sát 
- Nêu bài toán: “Lồng thứ nhất có 3 con chim , lồng thứ hai có 0 con chim. Cả hai lồng có mấy con chim?”
- Học sinh nêu câu trả lời đầy đủ “ Có 3 con chim thêm 0 con chim là 3 con chim”
-Nêu miệng: 3 + 0 = 3
- HS đọc Cn - Đt 
-Đĩa trên có 0 quả táo. Đĩa dưới có 3 quả táo. Cả hai đĩa có 3 quả táo. 
-2HS nêu bài toán
-2 HS nhắc lại câu trả lời
- 0 + 3 = 3
-CN, ĐT
-Quan sát tranh và trả lời:
-Bên trái có
-HS nêu: 3 + 0 = 3 ; 0 + 3 = 3
-HS đọc ĐT
 - HS so sánh kết quả 2 phép tính 
-Đọc cá nhân, lớp: 3 + 0 = 0 + 3
-Nối tiếp đọc tổng hợp:
3 + 0 = 3 ; 0 + 3 = 3 ; 3 + 0 = 0 + 3
- Học sinh nêu miệng nhanh kết quả
-Nêu nhận xét
- Hs nối tiếp nhắc lại 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài trong SGK
- Nối tiếp nêu KQ
-Nêu yêu cầu 
- HS làm bài
 5
 3
 0
 0
 1
+
+
+
+
+
 0
 0
 2
 4
 0
- HS nối tiếp nêu kết quả, lớp nhận xét
-Lớp nhận xét, sửa chữa
- Học sinh nêu yêu cầu 
-Nêu cách làm bài và nêu miệng kết quả
- Làm bảng con:
1 + ... = 2 ... + 2 = 4 
2 + ... = 2 0 + ... = 0 
- Học sinh chữa bài nhận xét 
-Thi đua viết bảng con phép tính thích hợp qua 2 tranh:
3 + 3 = 5 3 + 0 = 3 hoặc 0 + 3 = 3
-1 HS nhắc lại
-2 HS nhắc lại
Tiết 1 + 2: Học vần
Bài 34: ui - ưi
A. Mục tiêu
- Đọc được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư, từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
- Luyện nói được từ 2- 3 câu theo chủ đề: Đồi núi
B. Đồ dùng dạy học.
* GV: Bộ chữ học vần- Vật thật: cái túi.
* HS: Bộ đồ dùng tiếng việt.
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS viết bảng con vần ôi, ơi
- Gọi 2 HS đọc bài trong SGK.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét
II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài - ghi bảng.
2. Dạy vần: *Vần ui
a. Nhận diện vần:
- Ghi bảng vần ui, HS đọc CN, ĐT
-Yêu cầu HS phân tích vần ui : Có 2 âm ghép lại, âm u đứng trước, âm i đứng sau.
-So sánh vần ui và vần ua ? ( Giống nhau : Đều có âm u đứng trước. Khác nhau : Vần ui có âm i đứng sau, vần ua có âm a đứng sau)
- Yêu cầu học sinh gài ui
- Giáo viên nhận xét.
b. Đánh vần:
-GV đánh vần mẫu : u- i- ui, HS đọc cn, đồng thanh
- Muốn có tiếng núi thêm âm gì và dấu gì?
-Cho HS cài tiếng núi
- Gv gài bảng tiếng: núi, yc phân tích tiếng núi ?
-Cho HS đánh vần
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+ Từ khoá:
- Gv đưa vật mẫu ? - Bức tranh vẽ gì ?
- Giáo viên gài: đồi núi
- Luyện đọc tổng hợp 
* Vần ưi (Quy trình tương tự vần ui)
- So sánh vần ui và ưi
c. Đọc từ ứng dụng:
- Ghi bảng từ ứng dụng.
 -Gọi HS luyện đọc 
-Yêu cầu tìm tiếng có vần mới 
-Yêu cầu đánh vần tiếng, đọc trơn từ
- Gv đọc mẫu- giải nghĩa từ:
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
* Trò chơi: 
-Tìm tiếng ngoài bài có vần ui, ưi
 Tiết 2:
3. Luyện đọc:
+ Luyện đọc trên bảng
-Chỉ bảng cho HS luyện đọc.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
-Gọi một số HS lên bảng đọc và chỉ bảng
+ Đọc câu ứng dụng.
- Cho Hs quan sát tranh và nêu nội dung tranh
- Gv ghi bảng: Dì Na gửi thư về, cả nhà vui quá
-Gọi 2-3 HS đọc trơn cả câu
-Yêu cầu tìm tiếng có vần mới, phân tích tiếng và đánh vần
- HD đọc câu có dấu phẩy ta phải nghỉ hơi.
- GV đọc mẫu 
- Gv nhận xét, chỉnh sửa
+Đọc trong sgk
Cho cả lớp đọc thầm, đọc theo cặp
-Gọi 2-3 HS đọc trước lớp
b. Luyện nói 
- Giới thiệu tranh – ghi bảng: Đồi núi
+ Gợi ý luyện nói:
- Tranh vẽ cảnh gì ?
- Nơi em ở có nhiều đồi núi không?...
- Trên đồi núi thường có những gì ?
c. Luyện viết:
-GV viết mẫu và nêu quy trình viết vần, từ khoá
-Cho viết bảng con
-Nhận xét, sửa chữa
-Yêu cầu viết trong vở tập viết
- Gv theo dõi, giúp đỡ Hs yếu.
- NX & chấm 1 số bài viết.
III. Củng cố - dặn dò:
* Trò chơi: Thi tìm tiếng, từ có vần ui, ưi
-Thi chỉ nhanh, đúng tiếng có vần ui, ưi trong bài 
- Cho Hs đọc bài SGK.
- NX chung giờ học.
- VN - Đọc lại bài. - Xem trước bài 35.
- HS thêm âm nờ và dấu sắc
- HS gài: núi - Đọc trơn, phân tích cấu tạo: Tiếng núi gồm n đứng trước vần ui đứng sau, dấu sắc trên đầu âm u
- Hs đánh vần : nờ-ui- nui- sắc -núi.
- Đồi núi
- HS đọc CN, nhóm, ĐT.
- HS đọc CN, nhóm, ĐT
- giống nhau đều có i ở sau
- Khác nhau vần ui có u đứng trước, vần 
ưi có âm ư đứng trước
- Hs đọc nhẩm.
- HS đọc ĐT trơn
- Tìm tiếng mới, phân tích và đánh vần tiếng có vần mới 
- Hs đọc CN, nhóm, ĐT
-Thi đua tìm nhanh trong tổ
2-3 HS lên bảng đọc
- HS nhận xét bạn đọc.
- Hs quan sát tranh và nêu nội dung
- HS đọc thầm
- HS đọc ĐT trơn.
- Tìm và phân tích tiếng mới
- Luyện đọc: Cá nhân,nhóm, ĐT
-HS đọc nhóm, cá nhân
-Nhận xét bạn đọc
- Quan sát tranh - Nêu chủ đề luyện nói
- Đọc ĐT – Tìm tiếng mới và phân tích
- Đọc CN,nhóm, ĐT.
- HS thảo luận nhóm đôi theo nội dung câu hỏi gơi ý.
- Đại diện nhóm nói trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
-HS theo dõi
-Viết bảng con
-Đọc nội dung bài viết
-Viết vở
Thi tìm nhanh trên bảng
-Nêu tiếng có vần mới
 Buổi chiều
Tiết 1: Toán: Ôn: Số 0 trong phép cộng
I. Mục tiêu: + Giúp học sinh củng cố về:
 - Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 4, 5 và phép cộng một số với 0
 - Có ý thức tự giác học bài làm bài 
 II. Đồ dùng dạy học:
 - GV, HS: Sách toán1, que tính 
 III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra :
 - Điền dấu >, <, =
 22+3 55+0 1+00+1
 - Nhận xét- đánh giá. 
3. Dạy học bài mới 
- HS tự làm các bài tập trang 36/VBTT
-Chữa bài
 * Bài 1:Tính
 Cho học sinh nhận xét cách đặt tính của bạn 
-Cho HS đọc nối tiếp kết quả, GV nhận xét, kết luận
 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 -Yêu cầu HS nêu miệng kết quả
-Nhận xét, bổ sung
* Bài 3: Viết phép tính thích hợp
 Gọi học sinh nêu bài toán tướng ứng với phép tính 
-Nhận xét các nêu tình huống
-Yêu cầu viết nhanh bảng con phép tính thích hợp 
 4. Củng cố dặn dò 
 - GV nhắc lại nội dung ôn tập, nhận xét giờ học
 - Dặn học sinh xem lại các bài tập vừa làm và hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK
- Cả lớp hát
- 3 học sinh lên bảng làm, lớp làm bảng con 
- Tự làm các bài tập
- Đổi vở kiểm tra
- Nhận xét cách đặt tính của bạn 
- Nêu miệng
- 3 học sinh lên bảng chữa bài, lớp nhận xét
-3 HS nêu bài toán
- 3 học sinh nêu câu trả lời
-2 HS lên bảng chữa
-Lớp nhận xét, bổ sung 
 Tiết 2: Tiếng Việt Ôn tập: ui - ưi- ôi- ơi
A. Mục tiêu:
- Ôn luyện cho học sinh kĩ năng đọc, viết vần ui, ưi, ôi, ơi, tiếng có chứa vần đã học trong bài 
- Tìm nhanh được tiếng có chứa vần ui, ưi, ôi, ơi và đọc đúng các tiếng, từ chứa vần nêu trên.
- Vận dụng kiến thức đã học làm được các bài tập trong VBT Tiếng việt 
II. Đồ dùng học tập 
- SGK, VBT, tiếng mới ngoài bài
III. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn ôn tập 
a. Luyện đọc 
- Giáo viên cho học sinh nêu lại các vần, tiếng đã học trong buổi sáng 
- GV ghi bảng : ui, ưi, đồi núi, gửi thư
 cái túi gửi quà
 vui vẻ ngửi mùi
 Dì na gửi thư về, cả nhà vui quá
- Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, đồng thanh, HS yếu đánh vần tiếng sau đó đọc trơn
- Sửa sai phát âm cho học sinh
-Thi đua đọc theo tổ, tổ nào có nhiều HS đọc đung và đọc nhanh hơn sẽ thắng
*Đọc trong SGK 
-Cho HS đọc thầm, đọc theo cặp bài 34: ui, ưi, sau đó cho HS luyện đọc bài 33: ôi, ơi
-Gọi HS thi đọc, GV đánh giá, cho điểm
b.Tìm tiếng có chứa vần: ui, ưi, ôi, ơi
- Gv yêu cầu HS thi đua tìm nhanh tiếng có chứa vần ui, ưi, ôi, ơi
-HS nêu nhanh, GV ghi bảng, lớp nhận xét, bổ sung
c Hướng dẫn học sinh làm vở bài tập 
- GV nêu yêu cầu từng bài tập, cho HS đọc các từ trong bài tập và nối, viết 
- Bao quát và giúp đỡ học sinh yếu làm bài , chữa bài, nhận xét 
d. Viết trong vở ô li
-Viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết các từ: chổi mới, mái ngói, đồi núi, giửi quà
-HS luyện viết trong vở ô li, GV theo dõi và nhắc nhở tư thế ngồi viết
-Chấm một số bài viết
C . Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học .
-Dặn dò: Luyện viết thêm trong vở thực hành luyện viết
Tiết 3: HĐTT: Sinh hoạt lớp tuần 8
1. Nhận xét tuần 8:
*Ưu điểm:
-Đi học đều, vệ sinh sạch sẽ
-Nề nếp ra vào lớp khá nghiêm túc.
-Học và làm bài ở nhà đầy đủ
*Tồn tại: 
-Vẫn còn hiện tượng nghỉ học không có lí do: Quang (1 buổi vào thứ hai)
-Hôm thứ năm cò có hai bạn đi học muộn: Lâm và Nam
-Lao động chưa hoàn thành.
-Đã có đủ đồ dùng học tập
2.Kế hoạch tuần 9
-Chuẩn bị bài học chu đáo để đón đoàn kiểm tra của Phòng
-Lao động dọn vệ sinh và chắn cỏ, cắt hoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 1tuan 78hoa yh.doc