Giáo án Lớp 1 - Tuần 8 - GV: Nguyễn Thị Thùy - Trường tiểu học Vừ A Dính Cư Jút

Giáo án Lớp 1 - Tuần 8 - GV: Nguyễn Thị Thùy - Trường tiểu học Vừ A Dính Cư Jút

Học vần(65+66) Bài 30: ua – ưa

I/ Mục tiêu:

- Đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ, từ và câu ứng dụng.

- Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ .

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Giữa trưa.

II/ Đồ dùng dạy học: tranh, ảnh minh họa từ khóa: cua bể, ngựa gỗ

- Tranh minh họa câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.

III/ Các hoạt động dạy-học:

1.Khởi động: Hát tập thể

2.Bài cũ: - HS đọc các từ: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá.

- 2 HS đọc câu ứng dụng: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá.

- Các tổ viết: ia, lá tía tô.

 

doc 21 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 8 - GV: Nguyễn Thị Thùy - Trường tiểu học Vừ A Dính Cư Jút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU BÁO GIẢNG TUẦN 8 TỪ NGÀY 3 / 10 / 2011 ĐẾN 7/10/ 2011
Thứ
Môn
Tiết
Tên bài
2
Chào cờ
Mỹ thuật
Học vần
Học vần
Toán
8
65
66
29
Tập trung đầu tuần.
Vẽ hình vuông hình chữ nhật
 ua ,ưa
 ua ,ưa
Số 10
3
Thủ công
Âm nhạc
Học vần
Học vần
8
8
67
68
Xé dán hình cây đơn giản 
Học hát bài Lý cây xanh
ôn tập
ôn tập
4
Thể dục
Học vần
Học vần
Toán
8
69
70
30
Đội hình đội ngũ. Thể dục RLTTCB
oi , ai
oi , ai
Phép cộng trong phạm vi 5.
5
Học vần
Học vần
Toán
TN- XH
71
72
31
8
ôi , ơi
ôi , ơi
Luyện tập 
Ăn uống hàng ngày
6
Học vần
Học vần
Toán
Đạo đức
ATGT
73
74
32
8
Bài 4
ui , ưi
ui , ưi
Số 0 trong phép cộng
Gia đình em
Đi bộ và an toàn qua đường.
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011
Chào cờ: TẬP TRUNG ĐẦU TUẦN
Chào cờ
Triển khai kế hoạch tuần 8
 *****************************
Mỹ thuật (T8): Vẽ hình vuông hình chữ nhật
 Có G/V chuyên
 ****************************
Học vần(65+66) Bài 30: ua – ưa
I/ Mục tiêu:
- Đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ, từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ .
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Giữa trưa.
II/ Đồ dùng dạy học: tranh, ảnh minh họa từ khóa: cua bể, ngựa gỗ
- Tranh minh họa câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé. 
III/ Các hoạt động dạy-học:
1.Khởi động: Hát tập thể
2.Bài cũ: - HS đọc các từ: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá.
- 2 HS đọc câu ứng dụng: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá. 
- Các tổ viết: ia, lá tía tô.
3.Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Dạy vần
 *Vần ua
a/ Nhận diện vần
- Vần ua được tạo nên bởi u và a
- So sánh ua với ia
b/ Đánh vần và đọc tiếng từ: 
- GV hướng dẫn đánh vần: u- a- ua
- Đọc trơn: ua
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- Ghép tiếng cua
- Em hãy nêu vị trí của chữ c và vần ua trong tiếng cua
- Hướng dẫn đánh vần: c-ua –cua
 - Đọc trơn: cua 
 - GV cho HS xem tranh con cua, giải thích từ và ghi bảng: cua bể
* Vần ưa (quy trình tương tự)
- Vần ưa được tạo nên bởi ư và a
- So sánh ua với ưa.
Hoạt động 3:Hướng dẫn viết chữ: 
- HD viết: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng:
- GV viết từ ứng dụng lên bảng:
 cà chua tre nứa 
 nô đùa xưa kia 
- GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa từ.
 TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
* Hướng dẫn HS đọc bài trên bảng
- Hướng dẫn HS đọc trong SGK
* Đọc câu ứng dụng: 
- GV cho HS quan sát tranh câu ứng dụng.
Hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Mua những quà gì?
- GV cho HS đọc câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
 Hoạt động 2: Luyện viết
Chữ ghi vần: Viết chữ u sau đó lia bút nối với a. Viết ưa, tương tự như ua.
Chữ ghi tiếng, từ: 
Viết c nối với ua
Viết b nối với ê, dấu hỏi trên ê
Viết ng nối với ưa, dấu nặng dưới ư
Viết g lia bút nối với ô, dấu ngã trên ô
 * Lưu ý HS: 
- Nét nối giữa u và a, giữa c và ua, ng và ưa.
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng là một chữ o.
Hoạt động 3: Luyện nói
- GV cho HS xem tranh
- Em hãy đọc tên bài luyện nói: Giữa trưa
- Tranh vẽ gì?
- Vì sao em biết đây là bức tranh vẽ giữa trưa mùa hè?
-Giữa trưa là lúc mấy giờ?
-Buổi trưa mọi người thường ở đâu và làm gì?
-Có nên ra nắng vào buổi trưa không? 
 Tại sao? 
4. Củng cố:
- GV chỉ bảng, HS theo dõi và đọc.
- 2 HS đọc nối tiếp trong SGK
- Trò chơi tìm vần mới học có trong đoạn văn do GV đưa ra.
5. Nhận xét-Dặn dò: 
- Khen ngợi một số em học tốt.
- Về nhà học bài. Xem trước bài 31
- HS đọc đồng thanh: ua - ưa
- Giống nhau: đều có a đứng sau.
- Khác nhau: ia có i đứng trước.
 ua có u đứng trước
- Nhìn bảng đánh vần, đọc trơn (cá nhân nhóm, lớp)
- Đọc cá nhân, cả lớp
- Âm c đứng trước,vần ua đứng sau. - Đánh vần, đọc tiếng cua (lớp, nhóm, cá nhân)
- HS đọc từ khóa: cá nhân, cả lớp.
- HS tập viết trên bảng con
- Đọc từ, tìm tiếng mang vần mới học.
 -Luyện đọc tiếng, từ.
- HS đọc đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.Kết hợp phân tích 1 số tiếng có vần mới học.
- HS thảo luận, nhận xét và trả lời.
- Một bạn nhỏ cùng mẹ đi chợ
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Tìm tiếng mang vần mới học (mua, dừa)
- HS viết ua, ưa
- HS viết cua bể
- HS viết ngựa gỗ
- HS quan sát tranh và luyện nói theo gợi ý của GV.(G, K, TB, Y)
-Giữa trưa mùa hè.
- HS trả lời theo suy nghĩ.
 ****************************
Toán (29) Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4.
- Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ, tranh bài tập 1 trang 45 SGK
III/ Các hoạt động dạy-học:
 1. Khởi động: Hát tập thể
 2. Bài cũ: Kiểm tra miệng các phép cộng trong phạm vi 4
 3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập trang 48 SGK
Bài 1: Tính 
+
+
+
+
+
+
+
 3 2 2 1 1
 1 1 2 2 3
GV nhận xét chung.
 Bài 2: Số? 
- GV hỏi: “1 cộng 1 bằng mấy ?” 
- GV ghi số 2 vào ô trống.
Bài 3: Tính: 1 + 1 +1 = ?
- GV hướng dẫn: từ trái qua phải ta lấy hai số đầu cộng cho nhau được bao nhiêu ta cộng với số còn lại. Lấy 1 + 1 = 2 , 2 + 1 = 3, ghi số 3 sau dấu bằng.
- Vậy: 1 + 1 + 1 = 3
4. Củng cố:
- 2 em đọc các phép cộng trong phạm vi 4
5. Nhận xét - Dặn dò: 
 - Khen HS học tốt 
 - Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 4.
- HS đọc đề bài
- 2 HS làm trên bảng lớp.
- HS dưới lớp nhận xét bài của bạn.
- Bằng 2
- Tương tự các em làm tiếp các phần còn lại.
- 3 HS làm trên bảng.
- Cá nhân chữa bài, nhận xét.
- HS quan sát bài mẫu.
- Các bài còn lại HS làm trên bảng con.
- Hai HS làm trên bảng lớp.
- 2 em nhận xét bài của bạn.
 ***********************************************************
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011
 Thủ công (T8): Xé dán hình cây đơn giản
 Có G/V chuyên
 ********************************
 Âm nhạc(T8): Học hát bài Lý cây xanh
 Có G/V chuyên
 *********************************
Học vần(67+ 68) Bài 31: Ôn tập
I/ Mục tiêu:
- Đọc được: ia, ua, ưa ; Các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 28 đến bài 31.
- Viết được: ia, ua, ưa; Các từ ngữ ứng dụng .
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Khỉ và Rùa.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng ôn trang 64 SGK
- Tranh minh họa cho truyện kể: Khỉ và Rùa.
 - Tranh minh họa đoạn thơ ứng dụng: “Gió lùa kẽ lángủ trưa”
III/ Các hoạt động dạy-học:
1. Khởi động: Hát, múa
2. Bài cũ: - 3 HS đọc: ua, cua bể, ưa, ngựa gỗ, cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia.
 - 2 HS đọc câu ứng dụng: “Mẹ đi chợ mua  cho bé.”
 - Các tổ viết: cua bể, ngựa gỗ, tre nứa.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Ôn tập
 v Các vần vừa học
- GV kẻ sẵn bảng ôn, cho HS chỉ trên bảng ôn các chữ đã học: u, ư, i , tr, ng, ngh, ua, ưa, ia.
- GV đọc âm 
v Ghép chữ và vần thành tiếng
- GV chỉ trong bảng ôn, hướng dẫn: 
- Ghép chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang để được tiếng có nghĩa.
v Đọc từ ứng dụng:
 mua mía ngựa tía
 mùa dưa trỉa đỗ
v Tập viết
- GV viết lên bảng: mùa dưa, ngựa tía
- GV lưu ý HS vị trí dấu thanh và các nét nối giữa các chữ trong từ mùa dưa, ngựa tía.
TIẾT 2
Hoạt động 1:Luyện đọc
* Đọc tiếng trên bảng ôn
 - Đọc từ ứng dụng
* GV treo tranh: 
- Tranh vẽ gì?
- GV cho HS đọc đoạn thơ ứng dụng:
 “Gió lùa kẽ láBé vừa ngủ trưa”
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
 Hoạt động 2: Luyện viết
- Em hãy nêu lại cách viết từ mùa dưa, ngựa tía.
- Lưu ý HS viết đúng khoảng cách các chữ.
Ghi dấu thanh đúng vị trí.
Hoạt động 3: Kể chuyện: Khỉ và Rùa.
 - GV kể lại câu chuyện có kèm theo tranh minh họa (SGK trang 65)
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 đại diện thi kể.
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
§ Ý nghĩa: Ba hoa là một đức tính xấu rất có hại.Khỉ cẩu thả đã bảo Rùa ngậm vào đuôi mình. Rùa ba hoa nên chuốt vạ vào thân.
4. Củng cố:
 - GV chỉ bảng ôn cho HS đọc. 
 - HS tự chỉ bảng ôn đọc.
 - GV đọc tiếng HS tìm trong bảng ôn.
5. Nhận xét-Dặn dò:
 - Tuyên dương HS học tốt
 - Về nhà học bài, xem trước bài 32
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
- HS chỉ chữ
- HS đọc âm và chỉ chữ.
- HS ghép tiếng và đọc: 
 tru, trua, trư, trưa, tri, tria.
 ngu, ngua, ngư, ngưa.
 nghi, nghia.
- Đọc toàn bộ bảng ôn.
- Đọc cá nhân, tìm tiếng chứa vần vừa ôn.
- Luyện đọc tiếng, từ.
- Tập viết trên bảng con. 
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS phân tích 1 số tiếng có vần vừa ôn.
- HS quan sát
- Vẽ một em bé đang ngủ trên võng.
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Tìm tiếng có vần vừa ôn.
- HS nêu cách viết
- Viết vào vở từng dòng
- HS lắng nghe
- Quan sát tranh, thảo luận và cử đại diện thi kể
Tranh 1: Rùa và Khỉ là một đôi bạn thân. Rùa tới thăm nhà Khỉ
Tranh 2: Khỉ bảo Rùa ngậm chặt vào đuôi mình để lên nhà Khỉ.
Tranh 3: Vừa tới cổng, vợ Khỉ ra chào. Rùa quên cả việc ngậm đuôi Khỉ. Rùa rơi xuống đất.
Tranh 4: Rùa rơi xuống đất nên mai bị rạn nứt. Thế là từ đó trên mai Rùa có vết rạn.
 ***********************************************************
Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2011
 Thể dục (T8) : Đội hình đội ngũ thể dục RLTTCB
 Có G/V chuyên
 *******************************
 Học vần (69+70) Bài 32 : oi – ai
I/ Mục tiêu:
- Đọc được: oi, ai, nhà ngói, bé gái, từ và câu ứng dụng.
- Viết được: oi, ai, nhà ngói, bé gái.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: sẻ, ri, bói cá, le le.
II/ Đồ dùng dạy-học: tranh, ảnh minh họa từ khóa: nhà ngói.
- Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói của bài.
III/ Các hoạt động dạy-học:
1.Khởi động: Hát tập thể
2.Bài cũ: - HS đọc các từ: mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ.
- 2 HS đọc đoạn thơ ứng dụng: “Gió lùangủ trưa”
 - Các tổ viết: mùa dưa, ngựa tía.
3.Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Dạy vần
 *Vần oi
a/ Nhận diện vần
- Vần oi được tạo nên bởi o và i
- So sánh oi với o
b/ Đánh vần và đọc tiếng từ: 
- GV hướng dẫn đánh vần: o- i- oi
- Đọc trơn: oi
 - GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- Ghép tiếng ngói
- Em hãy nêu vị trí của chữ ng và vần oi trong tiếng ngói
- Hướng dẫn đánh vần: ngờ- oi- ngoi- sắc- ngói. - Đọc trơn: ngói
- GV cho HS xem tranh nhà ngói, giải thích  ... Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập trang 50 SGK
Bài 1: Tính 
- GV chỉ vào phép tính 2 + 3 và 3 + 2 cho HS nêu kết quả sau đó GV nêu kết luận, ghi lên bảng cho HS thấy rõ: 2 + 3 = 3 + 2
- Tương tự với 4 + 1 và 1 + 4
Bài 2: Tính 
- GV nhắc HS viết số thẳng cột với nhau.
Bài 3: Tính: ( giảm tải hàng thứ 2)
Ví dụ: 2 + 1 +1 = ?
- GV hướng dẫn: từ trái qua phải ta lấy hai số đầu cộng cho nhau được bao nhiêu ta cộng với số còn lại. 
- Lấy 2 + 1 = 3, 3 + 1 = 4 , ghi số 4 sau dấu =
- HS đọc: 2 + 1 + 1 = 4
Bài 5: Viết phép tính thích hợp:
a) 3 + 2 = 5
b) 2 + 3 = 5
4. Củng cố: - 2 em đọc các phép cộng trong phạm vi 5
5. Nhận xét - Dặn dò: - Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 5.
- HS đọc đề bài
- 3 HS làm trên bảng lớp.
- HS dưới lớp nhận xét bài của bạn.
- HS nêu thêm ví dụ với các phép tính khác trong bảng cộng trong phạm vi 5.
- HS làm bảng con
- 3 em làm trên bảng lớp.
- Tương tự các em làm tiếp các phần còn lại (Làm hàng 1)
- Cá nhân chữa bài, nhận xét.
- HS nêu bài toán rồi viết phép tính tương ứng với bài toán vừa nêu. 
 *******************************
 Tự nhiên xã hội (T8): Ăn uống hàng ngày
 Có G/V chuyên
*************************************************************
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011
 Học vần (73 + 74) Bài 34 : ui - ưi
I/ Mục tiêu:
- Đọc được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư, từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Đồi núi.
II/ Đồ dùng dạy-học: Tranh, ảnh minh họa từ khóa: đồi núi, gửi thư.
 - Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói của bài.
III/ Các hoạt động dạy-học:
1.Khởi động: Hát tập thể
2.Bài cũ: - HS đọc: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội, cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi.
 - 2 HS đọc câu ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.
- Các tổ viết: trái ổi, bơi lội, ngói mới.
3.Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Dạy vần
 *Vần ui 
a/ Nhận diện vần
- Vần ui được tạo nên bởi u và i
- So sánh ui với oi
b/ Đánh vần và đọc tiếng từ: 
- GV hướng dẫn đánh vần: u - i - ui
- Đọc trơn: ui
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- Ghép tiếng núi
- Hướng dẫn đánh vần: nờ- ui- nui- sắc- núi. Đọc trơn: núi
- GV cho HS xem tranh vẽ đồi núi, giải thích và ghi bảng: đồi núi
* Vần ưi (quy trình tương tự)
- Vần ưi được tạo nên bởi ư và i
- So sánh ưi với ui
Hoạt động 3:Hướng dẫn viết chữ: 
- HD viết: ui, ưi, đồi núi, gửi thư
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng:
- GV viết từ ứng dụng lên bảng:
 cái túi gửi quà 
 vui vẻ ngửi mùi 
- GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa từ.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
* Hướng dẫn HS đọc bài trên bảng
- Hướng dẫn HS đọc trong SGK
* Đọc câu ứng dụng: 
- GV cho HS quan sát tranh câu ứng dụng.
Hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Gia đình em có hay nhận thư của người thân từ xa gửi về không? 
- Khi nhận thư em cảm thấy thế nào?
- GV cho HS đọc câu ứng dụng: 
 Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
 Hoạt động 2: Luyện viết
Chữ ghi vần: Viết chữ u nối với chữ i.
 - Viết chữ u nối với chữ i, ghi dấu móc phụ trên nét thứ hai của chữ u
Chữ ghi tiếng, từ: 
- Viết chữ: đồi cách một con chữ o, viết n nối với ui, dấu sắc trên u. (không nhấc tay)
 - Viết g nối với ưi, dấu hỏi trên ư cách một con chữ o viết chữ núi
* Lưu ý HS: 
- Nét nối giữa các con chữ và dấu thanh.
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng là một chữ o.
Hoạt động 3: Luyện nói
- Em hãy đọc tên bài luyện nói?
- GV cho HS xem tranh
- Tranh vẽ gì?
- Em đã đi tới những nơi có nhiều đồi núi chưa?
- Trên đồi núi thường có những gì?
- Theo em đồi khác núi ở chỗ nào?
- GV chỉ vào tranh vẽ giúp HS phân biệt đồi và núi. 
4. Củng cố:
- GV chỉ bảng, HS theo dõi và đọc.
- Trò chơi tìm vần mới học có trong đoạn văn do GV đưa ra.
5. Nhận xét-Dặn dò: 
- Khen ngợi một số em học tốt.
- Về nhà học bài. Xem trước bài 35
- HS đọc đồng thanh: ui- ưi
- Giống nhau: đều có i đứng sau
- Khác nhau: ui có u đứng trước
 oi có o đứng trước
- Nhìn bảng đánh vần, đọc trơn vần (cá nhân nhóm, lớp)
- n đứng trước, ui đứng sau, dấu sắc trên u
- Đánh vần, đọc tiếng (lớp, nhóm, cá nhân)
- HS đọc từ khóa: cá nhân, cả lớp.
- Giống nhau: đều có i đứng sau
- Khác nhau: ưi có ư đứng trước
 ui có u đứng trước
- HS tập viết trên bảng con
- Đọc từ, tìm tiếng mang vần mới học.
 -Luyện đọc tiếng, từ.
- HS đọc đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Phân tích 1 số tiếng có vần mới học.
- HS thảo luận, nhận xét và trả lời.
-Bố mẹ và các con đang đọc thư.
- HS trả lời theo suy nghĩ.
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Tìm tiếng mang vần mới học (gửi, vui) 
- HS viết: ui, ưi
- HS viết: đồi núi
- HS viết: gửi thư
- HS đọc: Đồi núi
- Vẽ cảnh đồi núi.
- HS quan sát tranh và luyện nói theo gợi ý của GV.(G, K, TB, Y)
- HS trả lời theo suy nghĩ.
 ********************************
Toán (32) Số 0 trong phép cộng
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết kết quả phép cộng một số với số 0
- Biết số nào cộng với 0 cũng bằng chính nó
- Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh 1 SGK phóng to, 2 cái đĩa, 3 quả táo bằng nhựa.
III/ Các hoạt động dạy-học:
 1. Khởi động: Hát tập thể
 2. Bài cũ: HS đọc bảng cộng trong phạm vi 5.
 3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng một số với 0
* Giới thiệu phép cộng 3 + 0 = 3, 0 + 3 = 3
- GV treo tranh 1 
- GV nêu bài toán: Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai không có con chim nào. Hỏi cả hai lồng có bao nhiêu con chim?
- 3 con chim thêm 0 con chim là mấy con chim?
- Em làm phép tính gì? 
- GV ghi lên bảng: 3 + 0 = 3 
- Phép cộng 0 + 3 = 3: tiến hành tương tự
* Cho HS xem hình vẽ sơ đồ chấm tròn ở SGK
 GV nêu câu hỏi để HS nhận biết:
 3 + 0 = 3, 0 + 3 = 3, tức là 3 + 0 = 0 + 0 = 3.
- Cho HS lấy thêm ví dụ: 2 +0, 0 + 2. Từ đó GV giúp HS rút ra kết luận: 
àMột số cộng với 0 bằng chính số đó. 0 với một số bằng chính số đó.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Tính
 1 + 0 = 5 + 0 = 0 + 2 = 4 + 0 =
 0 + 1 = 0 + 5 = 2 + 0 = 0 + 4 =
Bài 2: Tính 
 +
+
+
+
+
 5 3 0 0 1
 0 0 2 4 0
Bài 3: Số?
- Tổ chức làm bài dưới hình thức tiếp sức.
Bài 4: (giảm tải)
4. Củng cố: - Cho HS nêu lại KL một số cộng với 0, 0 cộng với một số.
5.Nhận xét - Dặn dò: - Xem lại bài. Ghi nhớ kết luận.
- HS đọc đề bài
- Quan sát hình vẽ.
- Là 3 con chim
- Phép cộng, lấy 3 + 0 = 3
- Đọc phép tính trên bảng.
Nhiều HS nhắc lại. 
- HS đứng tại chỗ đọc kết quả
- HS làm trên bảng con.
- Cá nhân làm bảng lớp.
- Mỗi tổ 2 em thi tiếp sức.
- Chữa bài, nhận xét.
 *****************************
Đạo đức(8) Gia đình em (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
- Biết được những việc cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
-Biết yêu quý gia đình của mình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Đạo đức. Các bài hát “Cả nhà thương nhau”, “Mẹ yêu không nào”
III/ Các hoạt động dạy-học:
1. Khởi động: Điểm danh, hát.
2. Bài cũ: Đối với ông bà, cha mẹ em phải làm gì
 để xứng đáng là con cháu ngoan?
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Tiểu phẩm”Chuyện của bạn Long”
- Yêu cầu HS diễn vai phải có lời nói thích hợp với tình huống.
- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long?
àGV nhận xét, chốt ý chính: Các em không nên bắt chước bạn Long.
Hoạt động 3: Liên hệ
- Sống trong gia đình em được cha mẹ quan tâm như thế nào?
- Em đã làm gì để ông bà, cha mẹ vui lòng?
àTrẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng ông bà, cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, che chở, chăm sóc, nuôi dưỡng dạy bảo.
 - Cần thông cảm chia sẻ với những bạn bị thiệt thòi không được sống cùng gia đình.
- Trẻ em có bổn phận phải yêu quý gia đình, kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
4.Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài học. 
- Cả lớp hát bài: “Cả nhà thương nhau”
5.Nhận xét- Dặn dò : 
- Chuẩn bị bài: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- HS đọc đề bài theo GV
- 3 HS đóng vai: mẹ Long, Long, Nam
- Hai em ngồi cùng bàn thảo luận, trao đổi.
- HS trả lời theo suy nghĩ
- Em khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
 **********************************
An toàn giao thông 
 Bài 5: Đi bộ và qua đường an toàn 
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nhận biết những nơi an toàn khi đi bộ ttrên đường và khi qua đường.
- Nhận biết vạch đi bộ qua đường là lối đi dành cho người đi bộ khi qua đường.
- Nhận biết tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô, xe máy.
- Biết nắm tay người lớn khi qua đường, quan sát các hướng đi của các loại xe trên đường.
II/Đồ dùng dạy học:
 SGK của G/V và H/S, một số tranh nội dung bài.
 III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động: 
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Quan sát đường phố
+ Cho HS quan sát trên hình vẽ thể hiện một ngã tư đường phố 
+ Đường phố rộng hay hẹp?
+ Đường phố có vỉa hè không?
+Các loại xe chạy ở đâu? 
Kết luận: Đi bộ và qua đường phải an toàn. Không đi một mình mà phải cùng đi với người lớn. Phải nắm tay người lớn khi qua đường.
- Nhìn tín hiệu đèn giao thông. Quan sát xe cọ cẩn thận trước khi qua đường.
- Nếu đường có vạch đi bộ qua đường, khi qua đường phải đi ở nơi có vạch đi bộ qua đường.
Hoạt động 3: Thực hành 
- GV hướng dẫn HS thực hành trước lớp
3. Củng cố: 
- Khi đi ra đường phố các em cần phải đi với ai? Đi ở đâu?
- Khi qua đường các em cần phải làm gì?
- Khi qua đường cần đi ở đâu? Vào khi nào?
- Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải làm gì?
4. Dặn dò:- Thực hiện tốt quy định khi đi bộ và qua đường.
- Hát, múa tập thể.
- HS hoạt động theo nhóm 4
- HS lắng nghe.
- HS đi theo hướng dẫn của GV
- Đi với người lớn, trên vỉa hè.
- Nắm tay người lớn, nhìn tín hiệu đèn.
- Đi ở nơi có vạch đi bộ qua đường, khi tín hiệu đèn “có hình người” màu xanh bật lên.
- Đi xuống lòng đường nhưng phải đi sát vỉa hè.
 ****************************************
Sơ kết tuần 8

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 8-2011.doc