Giáo án Lớp 1 - Tuần 8 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Mai

Giáo án Lớp 1 - Tuần 8 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Mai

* Hoạt động 1: Luyện đọc

Luyện đọc lại các âm ở tiết 1

- Học sinh lần lượt phát âm: oi, ngói, nhà ngói và ai, gái, bé gái

- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp

- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa nhịp đọc cho học sinh

 Đọc câu ứng dụng:

- HS quan sát tranh minh họa câu ứng dụng, thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp

- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh

- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng

- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng

* Hoạt động 2: Luyện viết

- Học sinh lấy vở tập viết ra và chuẩn bị tư thế ngồi viết bài

- Học sinh lần lượt viết vào vở: oi, ngói, nhà ngói và ai, gái, bé gái

- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh

- Giáo viên chấm, nhận xét

* Hoạt động 3: Luyện nói

- Học sinh đọc tên bài luyện nói: sẻ, ri, bói cá, le le

- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Trong tranh vẽ những con vật gì ?

+ Em biết con vật nào trong số con vật này ?

+ Chim bói cá và le le sống ở đâu và thích ăn gì ?

+ Trong số này, có con chim nào hót hay không ? Tiếng hót như thế nào ?

3. Củng cố, dặn dò:

- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo, học sinh tìm vần vừa học

- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 33

- Nhận xét giờ học

 

doc 20 trang Người đăng truonggiang69 Lượt xem 1359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 8 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
 Ngày soạn: 23/ 10/ 2009
 Ngày giảng: Thứ hai 26/10/ 2009
ĐẠO ĐỨC: 	GIA ĐÌNH EM ( T2)
A. YÊU CẦU:
- Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu tương, chăm sóc.
- Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
- Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập đạo đức, bài hát ''Cả nhà thương yêu nhau''
- Các điều 5, 7, 10, 18, 20, 21, 27 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em
- Các điều 3, 5, 7, 9, 12, 16, 17, 27 trong luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em Việt Nam
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy kể tên các thành viên trong gia đình em?
- Em hãy giới thiệu về bố và mẹ của em cho cả lớp biết?
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới: 
* Hoạt động 1: Tiểu phẩm " Chuyện của Long " 
 - GV cho HS xem tiểu phẩm do các bạn trong lớp đóng vai.
- HS thảo luận sau khi xem tiểu phẩm:
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long?
+ Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Long không vâng lời mẹ?
- HS trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung.
ð Giáo viên kết luận 
* Hoạt động 2: HS tự liên hệ
- GV nêu yêu cầu tự liên hệ:
+ Sống trong gia đình, em được bố mẹ quan tâm như thế nào?
+ Em đã làm những gì để bố mẹ vui lòng?
- HS từng đôi tự liên hệ.
- Gọi một số lên trình bày trước lớp.
ð Giáo viên kết luận chung
3. Hoạt động nối tiếp:
- Các em có bổn phận gì đối với ông, bà, cha mẹ ?
- Về nhà ôn lại bài và làm theo bài học.
- Nhận xét giờ học.
____________________________
TIẾNG VIỆT: 	HỌC VẦN: UA, ƯA 
A. YÊU CẦU:
Đọc được: ua, ưa, cua bẻ, ngựa gỗ; từ và câu ứng dụng
- Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Giữa trưa
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa các từ khóa, đoạn thơ ứng dụng, phần luyện nói.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 4 học sinh lên bảng đọc và viết : tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá.
- 1 học sinh đọc đoạn thơ ứng dụng: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá. 
2. Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên: Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em vần ua, ưa. 
- Giáo viên viết lên bảng: ua - ưa
- Học sinh đọc theo giáo viên: ua, ưa.
* Hoạt động 2: Dạy vần 
ua 
a. Nhận diện vần:
- Giáo viên yêu cầu học sinh ghép vần ua trên đồ dùng 
+ Vần ua có mấy âm, đó là những âm nào ?
- Học sinh: thảo luận so sánh ua với ia
+Giống: đều kết thúc bằng a
+ Khác: ua bắt đầu bằng u
b. Đánh vần:
Vần 
- Giáo viên phát âm mẫu: ua
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
- GV hướng dẫn HS đánh vần: u - a - ua.
- HS đánh vần theo nhóm bàn, cá nhân, cả lớp
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
- Học sinh ghép tiếng cua và trả lời câu hỏi:
+ Vị trí các chữ và vần trong tiếng cua viết như thế nào ?
+ tiếng cua đánh vần như thế nào?
- HS đánh vần: cờ - ua - cua (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV đưa ra bức tranh "con cua" và hỏi: Tranh vẽ con gì?
- GV rút ra từ khoá cua bể
- Học sinh tự đánh vầ và đọc trơn từ ngữ khóa: 
 	u - a - ua
 cờ - ua - cua 
cua bể 
- Học sinh đọc theo: nhóm, cá nhân, lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
ưa (Dạy tương tự như ua)
- Giáo viên: vần ưa được tạo nên tư ư và a
- Học sinh thảo luận: So sánh ưa với ua
+ Giống: kết thúc bằng u
+ Khác: ưa bắt đầu bằng ư, ua bắt đầu bằng u
- Đánh vần: ư - a - ưa
 ngờ - ưa - ngưa - nặng - ngựa 
 ngựa gỗ 
c. Viết:
Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu: ua, vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: ua
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
Viết tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: cua và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: cua 
- Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : cà chua 	tre nứa 
	 nô đùa 	 xưa kia
- Giáo viên giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng.
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại, GV chỉnh sửa cho HS. 
TIẾT 2
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: ua, cua, cua bể và ưa, ngựa, ngựa gỗ. 
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh 
* Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh quan sát tranh minh họa của đoạn thơ ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
- Giáo viên đọc mẫu đoạn thơ ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại đoạn thơ ứng dụng
* Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh lấy vở tập viết ra và chuẩn bị tư thế ngồi viết bài 
- Học sinh lần lượt viết vào vở: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. 
- Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết vào vở 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
* Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Giữa trưa 
- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Tại sao em lại biết đây là bức tranh giữa trưa mùa hè?
+ Giữ trưa là lúc mấy giờ?
+ Buổi trưa mọi người thường ở đâu và làm gì?
+Có nên ra nắng vào buổi trưa không? Tại sao?
+ nếu thấy bạn ra ngoài vào buổi trưa nắng thì em sẽ làm gì?
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm vần vừa học.
- Về nhà ôn lại bài và xem trước bài 31.
- Nhận xét giờ học.
 ___________________________________________________________
 Ngày soạn: 25/ 10/ 2009
 Ngày giảng: Thứ tư 28/ 10/ 2009
 TOÁN: 	PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5
A. YÊU CẦU:
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 5, biết làm tính cộng các số trong phạm vi 5; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng dạy toán của giáo viên và học sinh
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 học sinh lên bảng:	 3 = 2 + o 	2 = o + 1	 4 = o + 2
- Cả lớp làm bảng con:	 2 + 2 = 	1 + 3 = o
2. Dạy - học bài mới: 
*Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5
a. Hướng dẫn học sinh học phép cộng: 4 + 1 = 5
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ 1 trong sách giáo khoa và nêu:
+ Có 4 con cá, thêm 1 con cá nữa. Hỏi tất cả có mấy con cá ?
+ Gọi vài học sinh nhắc lại bài toán 
- Gọi học sinh nêu lại câu trả lời: "4 con cá thêm 1 con cá được 5 con chim''
- Gọi vài học sinh nêu lại câu trả lời trên 
- Giáo viên: 4 thêm 1 bằng mấy ?
- Học sinh: 5 ð gọi học sinh nhắc lại 
- GV: Ta có thể làm phép tính gì?
- HS nêu phép tính, GV viết bảng: 4 + 1 = 5
- GV cho HS đọc ''Bốn cộng một bằng năm''
b. Hướng dẫn học sinh học phép tính: 1 + 4 = 5, 3 + 2 = 5, 2 + 3 = 5 (Tương tự như trên)
c. Giáo viên cho HS học thuộc:	4 + 1 = 5
 	1 + 4 = 5
 	3 + 2 = 5
 	2 + 3 = 5
- Gọi học sinh đọc lại các con tính trên: nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp
*Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: ( Hoạt động cá nhân )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài toán 
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi học sinh chữa bài, đọc kết quả của từng phép tính
Bài 2: ( Hoạt động nhóm )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên giới thiệu phép tính theo cột dọc, HS làm bài.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau.
- Gọi học sinh chữa bài, nêu kết quả của từng phép tính 
- Học sinh và giáo viên nhận xét . 
Bài 4: ( Hoạt động nhóm )
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thảo luận nhóm 2, đọc bài toán và viết phép tính vào ô trống
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS lên bảng viết phép tính.
- GV nhận xét, HS chữa bài ( nếu sai )
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi học sinh đọc lại các con tính vừa học
- Về nhà ôn lại bài, học thuộc các con tính, làm bài tập trong vở bài tập.
- Nhận xét giờ học 
______________________________
TIẾNG VIỆT:	HỌC VẦN OI, AI 
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: oi, ai, nhà ngói, bé gái; từ và các câu ứng dụng
- Viết được: oi, ai, nhà ngói, bé gái;
- Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 4 học sinh lên bảng viết : mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ 
- 1 học sinh đọc đoạn thơ ứng dụng 
2. Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên: Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em vần oi, ai 
- Giáo viên viết lên bảng: oi - ai, và cho học sinh đọc oi, ai
- Học sinh đọc theo giáo viên: oi, ai
* Hoạt động 2: Dạy vần 
oi 
a. Nhận diện vần:
- GV viết lại vần oi lên bảng và hỏi: vần oi được tạo nên bởi những âm nào ? 
- Học sinh: từ o và i 
- Giáo viên: Vần oi và o giống và khác nhau ở chỗ nào ?
+Giống: đều có o
+ Khác: oi có thêm i 
b. Đánh vần:
Vần 
- Giáo viên phát âm mẫu: oi
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa cho học sinh 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: o - i - oi 
- Học sinh nhìn bảng đánh vần : cá nhân, nhóm, cả lớp. 
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
- Giáo viên: Thêm chữ ng và dấu sắc vào vần oi, ta được tiếng gì ?
Học sinh: ngói ð Giáo viên viết bảng và đọc: ngói 
+ Vị trí các chữ và vần trong tiếng ngói viết như thế nào ?
Học sinh: ng đứng trước, vần oi đứng sau, dấu sắc trên oi
- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: 
 o- i - oi
 ngờ - oi - ngoi - sắc - ngói 
 nhà ngói 
 - HS đọc theo: nhóm, cá nhân, lớp, giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
ai (Dạy tương tự như oi)
- Giáo viên: vần ai được tạo nên tư a và i
- Học sinh thảo luận: So sánh ai với oi
+ Giống: kết thúc bằng i
+ Khác: ai bắt đẩu bằng a, oi bắt đầu bằng o
- Đánh vần: a - i - ai
 gờ - ai - gai - sắc - gái 
 bé gái 
- Viết: chú ý các nét nối trong tiếng 
c. Viết:
Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu: oi, ai vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: oi, ai
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
Tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: ngói, bé gái và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: ngói, bé gái 
- Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : ngà voi gà mái 
 cái còi bài vở 
- GV giải ... i trong tiếng 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : 	cái chổi ngói mới 
	 thổi còi đồ chơi 
- GV giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại 
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: ôi, ổi, trái ổi và ơi, bơi, bơi lội 
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa nhịp đọc cho học sinh 
Đọc câu ứng dụng:
- HS quan sát tranh minh họa câu ứng dụng, thảo luận và trả lời câu hỏi: 
+ Tranh vẽ gì?
+ Em đã được bố mẹ dẫn đi chơi phố bao giờ chưa?
- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh lấy vở tập viết ra và chuẩn bị tư thế ngồi viết bài 
- Học sinh lần lượt viết vào vở: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
*Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Lễ hội 
- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Em đã được nghe hát quan họ bao giờ chưa?
+ Em có biết ngày hội Lim ở Bắc Ninh không?
+ Ở quê em có những lễ hội gì? Vào mùa nào?
+ Trong lễ hội thường có những gì?
+ Em thích lễ hội nào nhất?
*Trò chơi 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo, học sinh tìm vần vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 34
- Nhận xét giờ học. 
_______________________________
TOÁN: LUYỆN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 5
- Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, bộ DDHT
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 học sinh lên bảng làm:	 3 + 2 =	 4 + 1 = 	2 + 3 =
 - Cả lớp làm bảng con: 	 1 + 4 = 
- 1 học sinh đọc lại công thức cộng trong phạm vi 5
2. Dạy - học bài mới: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Làm việc cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( tính )
- HS làm bài, Gọi 3 HS lên bảng làm bài 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu 
-HS và GV nhận xét, chữa bài
Bài 2: Tính 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài
- Học sinh là bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi học sinh đọc kết quả 
- Giáo viên nhận xét chung 
Bài 3: (dòng 1) Hoạt động nhóm
- Học sinh tự nêu yêu cầu rồi làm bài 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Học sinh đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau 
- Học sinh nhận xét bài của bạn 
- Giáo viên nhận xét, chữa bài cho học sinh 
Bài 5: Thảo luận nhóm
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
- Từng cặp HS quan sát tranh, đọc bài toán và ghi phép tính thích hợp vào ô trống.
- Gọi đại diện 2 cặp HS trình bày trước lớp.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và ghi điểm.
* Hoạt động 2: Trò chơi ''Ai nhanh, ai đúng''(Bài 4) 
- GV yêu cầu mỗi tổ cử đại diện 1 bạn lên chơi .
- GV nêu yêu cầu của trò chơi, HS thực hiện trò chơi.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Về nhà ôn lại bài đã học, làm bài tập trong vở bài tập.
- Nhận xét giờ học.
 ____________________________________________________________
 Ngày soạn: 27/ 10/ 2009
 Ngày giảng: Thứ sáu 30/ 10/ 2009
TOÁN: 	SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG
A. YÊU CẦU:
- Biết kết quả phép cộng một số với số 0, biết số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó, biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
- HS say mê học toán.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng dạy toán của giáo viên và học sinh
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 học sinh lên bảng đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 5.
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới: 
*Hoạt động 1: Giới thiệu một số phép cộng với 0
a. Hướng dẫn học sinh học phép cộng 3 + 0 = 3 và 0 + 3 = 3
- GV treo tranh phóng to hình thứ nhất trong SGK lên bảng cho HS quan sát.
- GV nêu bài toán: Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai không có con chim nào Hỏi cả hai lồng có mấy con chim ?
+ Gọi vài học sinh nhắc lại bài toán 
- Gọi HS nêu lại câu trả lời: ''3 con chim thêm 0 con chim được 3 con chim''
- Gọi vài học sinh nêu lại câu trả lời trên 
- Giáo viên: 3 thêm 0 bằng mấy ?
- Giáo viên viết bảng: 3 + 0 = 3, đọc là: ''ba cộng không bằng ba''
- Gọi vài học sinh đọc lại phép tính trên 
- Gọi học sinh lên bảng viết: 3 + 0 = 3
Hỏi lại: 3 cộng 0 bằng mấy ?
Học sinh: 3
b. Hướng dẫn học sinh học phép tính: 0 + 3 = 3 (Tương tự như trên)
c. GV cho HS lấy ví dụ : 
Ví dụ: 4 + 0 = 4, 0 + 4 = 4. Vậy 4 + 0 = 0 + 4 
Hỏi: Em có nhận xét gì khi một số cộng với 0 hay 0 cộng với 1 số.
- GV kết luận: " Một số cộng với 0 bằng chính số đó ", " 0 cộng với 1 số bằng chính số đó ".
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: ( Hoạt động cá nhân )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài toán 
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi học sinh chữa bài, đọc kết quả của từng phép tính
Bài 2: ( Hoạt động nhóm )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên giới thiệu phép tính theo cột dọc, HS làm bài.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau.
- Gọi học sinh chữa bài, nêu kết quả của từng phép tính 
- Học sinh và giáo viên nhận xét . 
Bài 3: Trò chơi "Tiếp sức"
- Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi.
- HS các nhóm lên thực hiện trò chơi, HS còn lại cổ vũ cho bạn mình.
- HS và GV nhận xét tính điểm thi đua.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi học sinh đọc lại các con tính vừa học
- Về nhà ôn lại bài, học thuộc các con tính, làm bài tập trong vở bài tập.
- Nhận xét giờ học 
__________________________________
TIẾNG VIỆT:	BÀI 34 : UI - ƯI
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủđề: Đồi núi
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS lên bảng viết: cái chổi, thổi còi, ngói mới.
- Cả lớp viết bảng con: đồ chơi
-1 học sinh đọc câu:	 Bé trai, bé gái đi chơi với bố mẹ.
2. Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên: Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em vần ui, ưi 
- Giáo viên viết lên bảng: ui - ưi, và cho học sinh đọc ui, ưi
- Học sinh đọc theo giáo viên: ui, ưi.
*Hoạt động 2: Dạy vần 
ui 
a. Nhận diện vần:
- Giáo viên viết lại vần ui lên bảng và hỏi: 
+Vần ui được tạo nên bởi những âm nào ? 
- GV: Hãy so sánh vần ui và oi
+Giống: đều kết thúc bằng i
+ Khác: ui bắt đầu bằng u
b. Đánh vần:
Vần 
- Giáo viên phát âm mẫu: ui
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa cho học sinh 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: u - i - ui
- Học sinh nhìn bảng đánh vần : cá nhân, nhóm, cả lớp. 
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
- Giáo viên: Thêm chữ n và đấu sắc vào vần ui, ta được tiếng gì ?
Học sinh: núi ð Giáo viên viết bảng và đọc: núi
+ Em có nhận xét gì về tiếng núi?
- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: 
 u - i - ui
 	nờ - ui - nui - sắc - núi
 đồi núi 
- HS đọc theo: nhóm, cá nhân, lớp, GV nhận xét, sửa sai cho học sinh 
c. Viết:
Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu: ui, vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: ui
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
Tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: núi và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: núi
- Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh 
ưi (Dạy tương tự như ui)
- Giáo viên: vần ưi được tạo nên tư ư và i
- Học sinh thảo luận: So sánh ưi với ui
+ Giống: kết thúc bằng i
+ Khác: ưi bắt đẩu bằng ư, ui bắt đầu bằng u
- Đánh vần: ư - i - ưi
 gờ - ưi - gưi - hỏi - gửi
 gửi thư 
- Viết: chú ý các nét nối trong tiếng 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : cái túi gửi quà
	 vui vẻ ngửi mùi 
- GV giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại 
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: ui, núi, đồi núi và ưi, gửi, gửi thư 
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa nhịp đọc cho học sinh 
Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh quan sát tranh minh họa câu ứng dụng, thảo luận và trả lời câu hỏi: 
+ Tranh vẽ gì?
- HS đọc câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.
- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh lấy vở tập viết ra và chuẩn bị tư thế ngồi viết bài 
- Học sinh lần lượt viết vào vở: ui, ưi, đồi núi, gửi thư
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
*Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Đồi núi 
- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Đồi núi thường có ở đâu?
+ Em đã được đi đến những nơi có đồi núi chưa? Cảnh vật ở đó như thế nào?
+ Trên đồi núi thường có những gì?
+ Đồi khác núi ở những điểm nào?
* Trò chơi 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo, học sinh tìm vần vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 35
- Nhận xét giờ học.
______________________________
\ SINH HOẠT: SINH HOẠT SAO
A. MỤC TIÊU: 
- Học sinh thuộc mô hình sinh hoạt sao .
- Giáo dục học sinh ý thức tập thể
- Sinh hoạt văn nghệ
B. CHUẨN BỊ:
- Nội dung sinh hoạt, trò chơi
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
* Hoạt động 1: Học sinh sinh hoạt sao 
- Học sinh nhắc lại các bước sinh hoạt sao
- Học sinh thực hiện quy trình sinh hoạt sao 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi HS thích
- Học sinh chọn trò chơi.
- GV điều khiển, học sinh thực hiện trò chơi.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt dộng 3: Sinh hoạt văn nghệ
- HS hát cá nhân, tập thể
- Nhận xét giờ học.
————————————————

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 1Tuan 89.doc