Giáo án lớp 2 - 1 buổi - Tuần 1 đến 7 - Trường tiểu học IaLy

Giáo án lớp 2 - 1 buổi - Tuần 1 đến 7 - Trường tiểu học IaLy

TẬP ĐỌC. Tiết 1, 2.

Có công mài sắt, có ngày nên kim.

A-Mục đích yêu cầu:

I-Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng:

-Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành tài. Các từ có vần khó: quyển, nguệch ngoặc, quay. Các từ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: nắn nót, tảng đá, sắt

-Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

-Bắt đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

II-Rèn luyện kỹ năng đọc-hiểu

-Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

-Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

-Rút được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

B-Đồ dùng dạy học:

Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.

C-Các hoạt động dạy học:

Tiết 1:

I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

II-Hoạt động 2: Bài mới.

1-Giới thiệu bài: Ghi bảng.

2-Luyện đọc đoạn 1, 2:

 

doc 148 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - 1 buổi - Tuần 1 đến 7 - Trường tiểu học IaLy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày tháng năm 2011
TẬP ĐỌC. Tiết 1, 2.
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
A-Mục đích yêu cầu: 
I-Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng:
-Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành tài. Các từ có vần khó: quyển, nguệch ngoặc, quay. Các từ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: nắn nót, tảng đá, sắt
-Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
-Bắt đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
II-Rèn luyện kỹ năng đọc-hiểu
-Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
-Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
-Rút được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
B-Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
C-Các hoạt động dạy học:	
Tiết 1:
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2-Luyện đọc đoạn 1, 2:
1:Kiểm tra bài cũ :
Giới thiệu 8 chủ điểm của sách Tiếng Việt tập một 
HS mở mục lục sách .
2: Giới thiệu bài mới :
- cho học sinh quan sát tranh sách giáo khoa –giới thiệu qua tranh .
Bài mới :
- đọc mẫu:
Luyện đọc câu -sửa sai .
- theo dõi sữa sai cho các em .
- ghi một số từ sai lên bảng yêu cầu HS đọc .
Luyện đọc đoạn 
 - theo dõi kết hợp giải nghĩa từ” .ngáp ngắn, ngáp dài, nắn nót, nguyệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài. “ 
Đọc đoạn theo nhóm .
Thiđọc
 - nhận xét cho điểm .
Đọc dồng thanh bài .
Tiết 2
Tìm hiểu bài :
2 Hs đọc tên 8 chủ điểm .
- Quan sát tranh sách giáo khoa .
- chú ý lắng nghe .
- Mỗi em đọc một câu ,đọc theo nhóm .
- lắng nghe nhận xét .
- đọc cá nhân .
- mỗi em đọc một đoạn – 4 em một nhóm
Nhóm trưởng hướng dẫn ,
Thi đọc giữa các nhóm .
Các nhóm khác nghe – đánh giá .
- đọc đồng thanh bài .
- thảo luận câu hỏi trong nhóm .trả lời câu hỏi.
1/Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào 
Cho nhiều học sinh trả lời .sau đó giáo viên chốt ý
Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì ?
Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì ?Gv chốt ý :
Bà cụ giảng giải như thế nào ?
Câu chuyện này khuyên em điều gì ?
Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ “có công mài sắt, có ngày nên kim “
* Luyện đọc phân vai .
nhận xét cho điểm .
CỦNG CỐ
Em thích nhân vật nào trong câu chuyện ?Vì sao ?
DẶN DÒ 
 Về nhà đọc kĩ bài , xem tranh minh hoạ bài kể chuyện .
Nhận xét tiết học .
Mỗi khi cầm đến cậu chỉ học được vài dòng là chán và bỏ đi chơi ,khi tập viết chỉ nắn nót được vài chữ rồi nguyệch ngoạc cho xong chuyện 
 Bà cụ cầm thỏi sắt mài vào tảng đá .
Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm thành một cái kim khâu 
Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí . . .sẽ có ngày cháu thành tài
Câu chuyện khuyên chúng ta không ngại khó, ngại khổ kiên trì có ngày sẽ thành tài .
Ai chăm chỉ chịu khó thì làm việc gì cũng thành công .
Các nhóm tự phân vai đọc chuyện .
Bình chọn nhóm đọc hay .
- tự nêu theo ý mình .
Tốn. Tiết 1 
 ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ ĐẾN 100.
 1.MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh củng cố về:
 -Viết các số từ 0 đến 100. Thứ tự các số.
 -Số có một, hai chữ số. Số liền trước, liền sau của một số .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
Bài cũ: GV kiểm tra sách vở của HS
Bài mới:GV giới thiệu bài ôn tập.
HD HS tìm hiểu bài:
Bài 1. HS nêu tiếp số có 1 chữ số.
HỌC SINH
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Viết số bé nhất có 1 chữ số.
Viết số lớn nhất có 1 chữ số.
Bài 2. Gọi HS nêu tiếp số có 2 chữ số.
Viết số bé nhất có 2 chữ số.
Viết số lớn nhất có chữ số.
Bài 3: Viết số liền sau của 39.
GV vẽ 3 ô vuông liền nhau.
Gọi HS viết số liền trước 34.
Gọi HS viết số liền sau 34.
Viết số liền trước 90.
Viết số liền trước 99.
Viết số liền sau 99.
* Cho HS chơi trò chơi.
GV nêu số 72 HS nói ngay số liền trước là 71. một HS nêu số liền sau là 73.
là số 0
là số 9
từ số 10 đến số 99
là số 10
là số 99
là số 40
 là số 33
là số 35
là số 89
là số 98
là số100
Mỗi lần HS nêu đúng số cần tìm thì được 1 điểm. Tổ nào nhiều điểm thì cả lớp hoan hô.
– Luyện tập, củng cố:
Học sinh về nhà làm bài tập 1 vào vở bài tập.
– Tuyên dương, dặn dò:
Về nhà học bài. Xem bài học sau.
********************************
Thứ ba ngày tháng năm 2011
Toán.	 Tiết 2
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh củng cố về:
Đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số.
Phân tích số có hai chữ số.
II. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Số có một chữ số gồm có những số nào? Số lớn nhất có một chữ số là số nào? Số nhỏ nhất có một chữ số là số nào? 
Hỏi: Số liền trước va liền sau của 49 là những số nào?
Hỏi: số nhỏ nhất có hai chữ số là số nào? Số nhỏ nhất có hai chữ số là số nào? 
Bài mới
 Giới thiệu bài:Trong giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập các số đến 100
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò 
Ôn về đọc viết số có hai chữ số, cấu tạo của số có hai chữ số.
GV kẻ bảng bài 1
Hỏi: Đọc tên các cột trong bảng 
Hỏi: Đọc tên một hàng trong bảng
Hỏi: Nêu cách viết số 85
Hỏi: Nêu cách đọc số 85
Bai2:GV viết các số theo mẫu, học sinh làm vào bảng con.
Bài 3: So sánh các số. Điền dấu vào chỗ trống.
Gọi học sinh nhận xét 
GV nhận xét
Bài 4:HS tự làm bài vào vở
Gọi học sinh nhận xét
Bài 5:GV hướng dẫn học sinh làm vào vở. 
Đọc:Chục, Đơn vị,Viết số,Đọc số.8 chục, 5đơn vị, viết số 85, đọc số tám mươi lăm 
Viết số 8 trước sau đó viết số 5 vào bên phải.
Đọc hàng chục trước, sau đó đọc từ “mươi” rồi đọc tiếp chữ số hàng đơn vị.
57 = 50 + 7 47 = 40 + 7
HS nhận xét.
HS làm vào bảng con
34 < 38 27 < 72 
72 > 70 68 = 68
80 + 6 > 85 40 + 4 = 44
Bài 4: Viết các số 33, 54, 45, 28.
 Từ bé đến lớn: 28, 33, 45, 54.
 Từ lớn đến bé: 54, 45, 33, 28.
 HS làm vào vở.
Viết các số thích hợp: 98, 76, 67, 93, 84 vào ô trống: 67, 76, 84, 93, 98.
3– Luyện tập, củng cố:
Học sinh về nhà làm bài tập 1 vào vở bài tập.
4– Tuyên dương, dặn dò: Về nhà học bài.
Kể chuyện	Tiết 1
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
A-Mục đích yêu cầu: 
-Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa kể lại được từng đoạn câu chuyện.
-Rèn kỹ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
B-Đồ dùng dạy học: 
4 tranh minh họa truyện trong SGK phóng to.
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: đồ dùng học tập của HS.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2-Hướng dẫn kể chuyện:
-GV kể mẫu theo nội dung bức tranh mẫu treo ở lớp
-Hướng dẫn HS dựa vào tranh để kể lại nội dung chính của câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình.
Cá nhân kể từng đoạn theo tranh.
-GV nhận xét về nội dung, về cách diễn đạt, cách thể hiện
-Khuyến khích HS kể-ngôn ngữ của các em một cách tự nhiên.
-Hướng dẫn HS kể 1 đoạn. em khác kể nối tiếp
HS kể
-Hướng dẫn HS đóng vai theo nội dung câu chuyện: 3 em (người dẫn truyện, bà cụ, cậu bé)
Nhận xét 
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò 
-Câu chuyện này khuyên ta điều gì?
phải biết nhẫn nại, kiên trì
-Nhận xét tiết học. Về nhà tập kể lại câu chuyện. Chuẩn bị bài sau.
***************************************
Chính tả (TC) Tiết: 1
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Rèn kỹ năng viết chính tả: Chép lại chính xác đoạn trích trong bài "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Củng cố quy tắc viết .
-Học bảng chữ cái: Điền đúng và học thuộc tên 9 chữ cái trong bảng chữ cái.
B-Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần tập chép. BT
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở chép chính tả và vở BTTV.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
II-Hoạt động 2: Bi mới
+ Mở đầu: GV nêu yêu cầu của bài chính tả.
+ Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
+ Hướng dẫn:
GV đọc đoạn văn cần chép.
HS đọc lại.
Hỏi: Đoạn văn chép từ bài tập đọc nào?
Đoạn chép và lời của ai nói với ai?
Đoạn văn có mấy câu?
Cuối mỗi câu có dấu gì?
Chữ đầu đoạn, đầu câu viết như thế nào?
Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
Cho cả lớp nhìn bảng chép bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi. Phân tích các tiếng khó cho HS.
Thu vở chấm.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2: Điền vào chỗ trống c hay k?
 - HS đọc đề bài.
- Gọi HS lên làm vào bảng.
- Gọi HS nhận xét.
* Bài tập 3:
* Học thuộc lòng bảng chữ cái.
Đọc thầm theo GV.
Gọi 2 HS đọc.
“ Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Lời bà cụ nói với cậu bé.
Đoạn văn có 2 câu.
Dấu chấm (.).
Viết hoa chữ cái đầu tiên.
Viết các từ: mài, ngày, cháu, sắt.
Nhìn bảng chép bài.
Đổi vở dùng bút chì soát lỗi. Gạch chân từ sai, viết từ đúng ra ngoài lề.
Cả lớp làm vào vở.( kim khâu, cậu bé, kiên trì, bà cụ.)
Đọc á viết ă.
 a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.
3)- Củng cố:
- Gọi 1HS đứng dậy đọc lại 9 chữ caí.
- Gọi 1 HS lên bảng viết lại 9 chữ cái.
4)- Dặn dò:
Về nhà viết lại những chữ sai, sửa lại cho đúng.
Hỏi cha mẹ nơi sinh, nơi ở của mình 
********************************************************
Đạo đức. Tiết 1
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ.
A-Mục tiêu:
-HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
-HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân.
-HS có thái độ đồng tình với cácbạn biết học tập. sinh hoạt đúng giờ.
B-Tài liệu và phương tiện:
Phóng to 2 tranh ở sách Đạo đức-Vở Bài tập Đạo đức.
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sách vở HS.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
-Mục tiêu: HS biết bày tỏ và có ý kiến trước các hành động.
-Cách tiến hành:
Chia nhóm thảo luận
4 nhóm.
Tranh 1 SGK
Đại diện trả lời.
à GV kết luận: SGV/19 (Bỏ câu cuối cùng).
2-Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
-Mục tiêu: HS biết chọn cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống cụ thể.
-Cách tiến hành: chia nhóm
2 nhóm.
Hướng dẫn chọn cách phù hợp và chuẩn bị đóng vai.
*Ngọc đang ngồi xem tivi. Mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ.
*Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp. Tịnh và Lai đi học muộn đứng ở cổng. Tịnh rủ bạn "Đằng nào cũng muộn rồi, chúng mình đi mua bi đi" !
*GV kết luận: Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết chọ ...  
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về làm bài 2b.
- Học sinh lắng nghe. 
- 2 Học sinh đọc lại. 
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 
- Gió đưa thoảng hương nhài. 
- Yêu thương em ngắm mãi, . Cô cho. 
- Học sinh luyện bảng con. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh chép bài vào vở. 
- Soát lỗi. 
- Học sinh nhắc lại qui tắc viết chính tả: 
- Học sinh đọc đề bài. 
- Học sinh các nhóm lên thi làm bài nhanh. 
Thuỷ, tàu thuỷ
núi, đồi núi. 
Lũy, luỹ tre. 
- Cả lớp nhận xét. 
- Học sinh làm vào vở. 
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm. 
Thể dục (13): 
ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN.
I. Mục tiêu: 
- Học động tác chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng. 
- Ôn trò chơi: Nhanh lên bạn ơi !
II. Địa điểm và phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường. 
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, cờ và kẻ sân chơi trò chơi. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
1. Khởi động: 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Phần mở đầu. 
- Cho học sinh ra xếp hàng, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
* Hoạt động 2: Phần cơ bản. 
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số từ 1 đến hết. 
- Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn vòng tròn. 
- Học động tác chân. 
+ Giáo viên làm mẫu toàn động tác một lần. 
+ Hướng dẫn học sinh từng nhịp vừa hướng dẫn vừa phân tích. 
- Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi !
+ Giáo viên nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. 
+ Cho học sinh chơi trò chơi. 
* Hoạt động 3: Kết thúc. 
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Về ôn lại 5 động tác đã học. 
- Học sinh ra xếp hàng. 
- Học sinh thực hiện 1, 2 lần
- Học sinh tập theo hướng dẫn của giáo viên 2, 3 lần. 
- Học sinh thực hiện theo giáo viên. 
- Tập 2, 3 lần mỗi lần 8 nhịp do lớp trưởng điều khiển. 
- Học sinh chơi theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Cán sự lớp điều khiển cho cả lớp chơi 1, 2 lần. 
- Học sinh chơi trò chơi. 
- Tập một vài động tác thả lỏng. 
- Về ôn lại bài. 
Thứ sáu ngày tháng năm 2011
Tập làm văn (7): KỂ THEO TRANH.
LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU.
I. Mục đích - Yêu cầu: 
- Rèn kỹ năng nghe nói: Dựa vào 4 tranh vẽ liên hoàn kể được một câu chuyện đơn giản có tên: Bút của cô giáo. 
- Trả lời được một số câu hỏi về thời khoá biểu của lớp. 
- Rèn kĩ năng viết: Biết viết thời khoá biểu của ngày hôm sau theo mẫu đã học. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ; tranh minh họa trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 tuần 6. 
- Giáo viên và cả lớp nhận xét. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể theo tranh 1: 
- Tranh vẽ 2 bạn học sinh đang làm gì ?
- Bạn trai nói gì ?
- Bạn gái trả lời ra sao?
Giáo viên hướng dẫn học sinh kể tranh 2, 3, 4 tương tự. 
Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu. 
Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở. 
Giáo viên nhận xét sửa sai. 
Bài 3: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào thời khoá biểu đã viết để trả lời từng câu hỏi trong sách giáo khoa
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau
- 1 Học sinh đọc yêu cầu. 
- Học sinh quan sát tranh và trả lời. 
+ Tranh vẽ 2 bạn trong giờ tập viết. 
+ Tớ quên không mang bút. 
+ Tớ cũng chỉ có 1 cây
- Học sinh kể các tranh còn lại tương tự như tranh 1. 
- Học sinh viết lại thời khoá biểu ngày hôm sau vào vở. 
- Đọc lại cho cả lớp cùng nghe. 
- Học sinh làm vào vở. 
Ngày mai có 4 tiết. 
Đó là: Thể dục, Chính tả, Toán, Tập đọc. 
Em cần mang sách Toán và Tiếng Việt. 
. 
Toán (35)
26 + 5.
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh củng cố: 
- Biết thực hiện phép cộng dạng: 26 + 5 (cộng có nhớ dạng tính viết): 
Củng cố giải toán đơn về nhiều hơn và cách đo đoạn thẳng. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ, 2 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 5 trang 34. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép tính 26 + 5. 
- Giáo viên nêu bài toán để dẫn đến phép tính 26 + 5
- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính
 26 
 + 5
 31
 * 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1. 
 * 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
- Giáo viên ghi lên bảng: 26 + 5 = 31
* Hoạt động 3: Thực hành. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1 đến bài 4, bằng các hình thức khác nhau: Bảng con, miệng, vở, 
Riêng bài 4 giáo viên hướng dẫn học sinh đo mỗi đoạn thẳng rồi trả lời. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- Học sinh nêu lại đề toán. 
- Học sinh thao tác trên que tính để tìm ra kết quả 31. 
- Học sinh thực hiện phép tính. 
+ 6 cộng 5 bằng 11 viết 1 nhớ 1. 
+ 2 thêm 1 bằng 3 viết 3. 
- Hai mươi sáu cộng năm bằng ba mươi mốt. 
- Học sinh làm lần lượt từ bài 1 đến bài 4 theo yêu cầu. 
- Học sinh đo rồi trả lời: 
+ Đoạn ab dài 7cm. Đoạn thẳng BC dài 5 cm
+ Đoạn thẳng AC dài 12 cm
**************************************
Thể dục (14)
ĐỘNG TÁC NHẢY.- TRÒ CHƠI: BỊT MẮT BẮT DÊ.
I. Mục tiêu: 
- Ôn 6 động tác đã học. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. 
- Học động tác nhảy. Yêu cầu biết và thực hiện tương đối chính xác. 
- Học trò chơi: “ bịt mắt bắt dê”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. Địa điểm và phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường. 
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi và 2 khăn để bịt mắt. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
1. Khởi động: 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Phần mở đầu. 
- Cho học sinh ra xếp hàng, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
- Ôn bài tập đội hình đội ngũ
* Hoạt động 2: Phần cơ bản. 
- Ôn sáu động tác đã học. 
- Giáo viên điều khiển. 
- Học động tác nhảy. 
+ Giáo viên tập mẫu 1 lần toàn động tác để học sinh theo dõi. 
+ Hướng dẫn học sinh tập từng nhịp. 
+ Hô cho học sinh tập toàn động tác. 
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê. 
Giáo viên nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. 
* Hoạt động 3: Kết thúc. 
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Về ôn lại trò chơi. 
- Học sinh ra xếp hàng. 
- Học sinh ôn lại một vài lần. 
- Học sinh thực hiện mỗi động tác 2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. 
- Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Thực hiện 2 lần. 
- Học sinh chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Học sinh các tổ thi đua xem tổ nào nhanh nhất. 
- tập một vài động tác thả lỏng. 
********************************
Tự nhiên và xã hội (7)
ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ.
I. Mục đích - Yêu cầu: 
Sau bài học học sinh có thể: 
- Hiểu ăn đủ, uống đủ sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khoẻ mạnh. 
- Có ý thức ăn đủ 3 bữa chính, uống đủ nước và ăn thêm hoa quả. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh vẽ minh họa trong sách giáo khoa trang 16, 17. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: Nêu đường đi của thức ăn trên sơ đồ?
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về các bữa ăn và thức ăn hàng ngày. 
- Cho học sinh làm việc theo nhóm. 
+ Hàng ngày các em ăn mấy bữa?
+ Mỗi bữa ăn những gì và ăn bao nhiêu?
+ Ngoài ra các em còn ăn thêm những gì ?
- Giáo viên kết luận: ăn uống đầy đủ là chúng ta ăn đủ cả về số lượng và đủ cả về chất lượng. 
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm về ích lợi của việc ăn uống đầy đủ. 
- Học sinh thảo luận nhóm cả lớp theo câu hỏi: 
+ Tại sao chúng ta phải ăn đủ no uống đủ nước?
+ Nếu chúng ta thường xuyên bị đói, khát thì điều gì xảy ra?
- Giáo viên kết luận: Muốn cho cơ thể khoẻ mạnh thì chúng ta phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống đủ nước, ăn thêm hoa quả, 
* Hoạt động 4: Trò chơi đi chợ. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà ôn lại bài. 
- Học sinh thực hành theo cặp. 
- Đại diện 1 số nhóm lên lên phát biểu ý kiến. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
+ Hàng ngày em ăn 3 bữa. 
+ Mỗi bữa ăn 3 bát cơm và ăn thêm rau, cá, thịt, 
- Học sinh nhắc lại kết luận nhiều lần. 
- Học sinh thảo luận nhóm rồi trả lời câu hỏi. 
- Các nhóm báo cáo. 
- Cả lớp nhận xét. 
- Nhắc lại kết luận. 
- Học sinh vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống. 
- Học sinh chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. 
**********************************
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 7
I/ MỤC TIÊU:
Tổng kết thi đua tuần 6 và 7.
Đề ra phương hường hoạt động tuần 8
Rèn luyên thói quen nề nếp kỉ luật nghiêm cho học sinh.
Giáo dục học sinh theo chủ điểm của tháng, tuần
II/ CÁCH TIẾN HÀNH
1/ Ổn định:
2/ Tổng kết thi đua tuần 6 và 7
Các tổ báo cáo các hoạt động thi đua của tổ trong tuần
Lớp trưởng nhận xét chung.
Giáo viên tổng kết
Ưu điểm:
 HS có ý thức học tập tốt.
	Đi học có học bài và làm bài đầy đủ.
	Tham gia hội khỏe Phù Đổng cấp trường
	Luyên tập văn nghệ chuẩn bị 20/11
Nề nếp của lớp tương đối tốt.
Tồn tại:
Một vài HS còn nói chuyện trong lớp.
Đi học còn quên vở và chưa học bài ở nhà như: Thạch, Lợi,
Tuyên dương phê bình:
.
3/ Phương hướng tuần 8:
Tiếp tục củng cố nề nếp của lớp.
Nhắc HS tham gia thi đấu bóng đá.
Chuẩn bị bài tốt để kiểm tra tháng: Toán, chính tả, làm văn.
Ôn tập tốt chuẩn bị thi giữa kì 1.
Tiếp tục luyện tập các tiết mục văn nghệ.
Đi học chuyên cần và đúng giờ.
 4/ Dặn dò:
Khắc phục tồn tại
Thực hiện tốt phương hướng tuần sau
 Ký duyệt giáo án tuần 7 
	Ngàythángnăm 2011
	 Khối trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2(4).doc