Giáo án lớp 2 năm 2011 - Tuần 12

Giáo án lớp 2 năm 2011 - Tuần 12

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ mới trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

3. Thái độ :

- giáo dục HS chăm chỉ, cố gắng vươn lên trong học tập.

II. Đồ dùng dạy – học :

1. Giáo viên:

- Tranh minh hoạ. Bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn HS.

2. Học sinh:

- Thước kẻ, bút chì.

III. Các hoạt động dạy – học.

 

doc 32 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 năm 2011 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày soạn: 12/11/2011.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011.
Tiết 1: Chào cờ
 Lớp trực tuần nhận xét
Tiết 2: Tập đọc
“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu các từ mới trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
2. Kĩ năng: 
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
3. Thái độ : 
- giáo dục HS chăm chỉ, cố gắng vươn lên trong học tập.
II. Đồ dùng dạy – học :
1. Giáo viên:
- Tranh minh hoạ. Bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn HS.
2. Học sinh:
- Thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định : 
- Kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ : 
- Kiểm tra 1 HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ. 1 HS nhắc lại nội dung bài.
3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Luyện đọc
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Bài văn được chia thành mấy đoạn?.
- GV chú ý sửa phát âm cho HS.
- GV kết hợp giảng từ mới.
- GV nhận xét - tuyên dương.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Hướng dẫn 
- Hát.
- 1 HS đọc
- 1 HS khá (giỏi) đọc toàn bài.
- Bài văn được chia thành 4 đoạn :
- Học sinh tiếp nối đoạn lần 1
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
+Từ mới : Hiệu cầm đồ, độc chiếm, diễn thuyết.
- HS luyện đọc trong nhóm
- 1 HS đọc toàn bài
cách đọc.
3.3. Tìm hiểu bài:
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là 1 người rất có chí ?
- Cả lớp đọc thầm đoạn từ đầu ... nản chí.
- Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong.
- 21 tuổi làm thư kí cho 1 hãng buôn,
sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,...
- Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí.
+ Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì ?
* Bạch Thái Bưởi là người có chí.
- HS đọc thầm đoạn còn lại.
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào ?
- Bạch Thái Bưởi mở công ty vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
+ Bạch Thái bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài ?
- Bạch Thái Bưởi đã cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta".
+ Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với chủ tàu người nước ngoài là gì ?
- Là khách đi tàu ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông ... tàu, kĩ sư giỏi trông nom.
+ Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu nước ngoài ?
- Là do ông biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam.
+ Tên những chiếc tàu của Bạch Thái Bưởi có ý nghĩa gì ?
- Đều mang tên những nhân vật, địa danh lịch sử của dân tộc Việt Nam.
+ Em hiểu thế nào là " một bậc anh hùng kinh tế "?
- Là những người giành được thắng lợi trong kinh doanh.
- Là những người đã chiến thắng trên thương trường.
+Theo em nhờ đâu Bạch Thái Bưởi thành công ?
- Nhờ ý chí nghị lực, có chí trong kinh doanh.
- Biết khơi dậy lòng tự hào của khách người Việt Nam, ủng hộ chủ tàu Việt Nam, giúp kinh tế Việt Nam phát triển.
+ Nội dung chính của đoạn 3, 4 ?
* Sự thành công của Bạch Thái Bưởi .
+ Nội dung chính của bài ?
* Nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
3.4. Đọc diễn cảm.
- GV cho HS đọc đoạn 1, 2 
- 4 HS đọc tiếp nối nêu lại cách đọc. 
+ GV đọc mẫu.
+ Hướng dẫn cách đọc
- HS theo dõi
- HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức thi đọc
- 2 HS thi đọc
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét - ghi điểm.
4. Củng cố:
- Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi ?
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: 
- Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu
Tiết 2: Toán
Nhân một số với một tổng
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
1. Giáo viên:
- Bảng phụ.
2. Học sinh: 
- Thước kẻ, bút chì. 
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định : 
2. Bài cũ : 
- Kiểm tra 2 HS lên bảng làm bài tập 2.
3. Bài mới :
3.1.Giới thiệu bài 
3.2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
- GV viết phép tính lên bảng và hướng dẫn HS.
3.2. Nhân một số với một tổng.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và chỉ cho HS biểu thức viết dưới dạng tổng quát.
3.3. Thực hành : 
Bài 1 (66) : 
- GV hướng dẫn và gọi HS tính kết quả.
- GV nhận xét - ghi điểm.
Bài 2 : 
- Hướng dẫn HS làm vào vở sau đó gọi HS lên bảng chữa bài.
- Chấm, chữa bài của HS.
Bài 3: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
- Gọi 2 HS lên tính giá trị của hai biểu thức.
- Cho HS nêu cách nhân một tổng với một số.
- GV nhận xét - ghi điểm.
Bài 4: (HS giỏi)
- GV hướng dẫn, gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét - ghi điểm.
4. Củng cố:
- GV nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: 
- Về nhà làm bài 2 và bài 4, chuẩn bị bài sau .
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS theo dõi, thực hiện.
- So sánh : 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
* 4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
* 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 
Vậy : 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
- Kết luận : Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại với nhau.
a x (b + c) = a x b + a x c
- HS đọc yêu cầu và nêu kết quả tính.
a
b
c
a x (b + c)
a x b + a x c
4
5
2
4 x (5 + 2) = 28
4 x 5 + 4 x 2 = 28
3
4
5
3 x (4 + 5) = 27
3 x 4 + 3 x 5 = 27
6
2
3
6 x (2 + 3) = 30
6 x 2 + 6 x 3 = 30
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
a. Tính bằng hai cách :
* 36 x (7 + 3) = 36 x 10 = 360
 36 x (7 + 3) = 36 x 7 + 36 x 3
 = 252 + 108
 = 360
b. Tính bằng hai cách :
* 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500
 5 x 38 + 5 x 62 = 5 x (38 + 62) 
 = 5 x 100
 = 500
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
(3 + 5) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4
 (3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32
 3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32
Vậy : (3 + 5) x 4 = 3 x 4 + 5 x 4
- HS nêu cách nhân một tổng với một số.
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm ra nháp
a, 26 x 11 = 26 x (10 + 1)
 = 26 x 10 +26 x 1
 = 260 + 26 = 286
 35 x 101 = 35 x (100 + 1)
 = 35 x 100 + 35 x 1
 = 3500 + 35 = 3535
b, 213 x 11 = 213 x (10 + 1)
 = 213 x 10 + 213 x 1
 = 2130 + 213 = 2343.
123 x 101 = 123 x (100 + 1)
 = 123 x 100 + 123 x 1
 = 12300 + 123= 143.
Tiết 4: Thể dục
GV bộ môn dạy
Tiết 5: Lịch sử
Chùa thời Lý . 
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Biết được những biểu hiện về sự phát triển đạo Phật thời Lý:
- Nhiều vua nhà Lý theo đạo phật.
- Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. 
- Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. 
2. Kĩ năng: 
- Mô tả được ngôi chùa mà HS biết
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
1. Giáo viên: 
- ảnh: Chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà.
2. Học sinh: 
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định :
2. Bài cũ : 
- Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
3. Bài mới : 
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hoạt động 1: Đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác.
* Mục tiêu : Nguồn gốc của đạo Phật, giáo lý của đạo phật phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân nên sớm 
- 1 HS trả lời
được nhân dân tiếp nhận và tin theo.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa " Đạo phật... rất thịnh đạt "
+ Đạo phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào?
- Cả lớp đọc thầm
- Đạo phật du nhập vào nước ta từ rất sớm. Đạo phật khuyên người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, ...
+ Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật ?
* Kết luận: Đạo Phật có nguồn gốc từ ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ. Giáo lý của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên 
- Vì giáo lý của đạo phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân dân ta tiếp nhận và tin theo.
sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo.
3.3. Hoạt động 2 : Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý.
* Mục tiêu: - Dưới thời Lý đạo Phật rất phát triển.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, tổ chức cho HS thảo luận.
- HS đọc sgk thảo luận nhóm 4.
+ Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất phất triển?
* Kết luận: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là quốc giáo ( là tôn giáo của quốc gia ).
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo Phật rất đông...
- Chùa mọc lên khắp nơi, ...
3.4. Hoạt động 3: Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.
* Mục tiêu: Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta. HS trưng bày về một số ngôi chùa và tìm hiểu về một số ngôi chùa: Chùa Một Cột, Chùa Keo,...
* Cách tiến hành:
+ Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta như thế nào?
- Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hoá của các làng xã. Nhân dân đến chùa để lễ Phật, hội họp, vui chơi,...
- GV chia nhóm để HS thực hành:
+ Mô tả cảnh chùa Một Cột, Chùa Keo. 
( tranh, sgk ).
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Hoạt động nhóm, chuẩn bị nội dung thuyết minh theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm
- GV cùng HS nhận xét, khen nhóm nêu tốt.
* Kết luận: Chùa là nơi tu hành của các nhà sư. Chùa là nơi tổ chức lễ bái của các đạo Phật. Chùa còn là trung tâm văn hoá của các làng xã.
4. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung chính của bài. 
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: 
- Về học bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Tiết 6: Đạo đức
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 1).
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. Hiểu được: Con ch ... Ngày giảng : Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011.
Tiết 1: Tập làm văn
Kể chuyện (Kiểm tra viết).
I. Mục đích, yêu cầu :
	1. Kiến thức: Viết một bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt chuyện( mở bài, diễn biến, kết thúc). 
 2. Kĩ năng: Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ, lời kể tự nhiên, chân thật, trình bày sạch sẽ, bài viết khoảng 120 chữ.
	-3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy – học :
1. Giáo viên: 
- Bảng lớp viết sẵn đề bài.
2. Học sinh:
- Giấy kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định : 
2. Bài cũ : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu mục đích, yêu cầu của giờ kiểm tra
3,2 Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của đề :
+ Gọi HS nhắc lại kiến thức đã học về kể chuyện.
- Cho HS viết bài.
- GV thu bài chấm.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Về học bài và chuẩn bị bài giờ sau.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc đề bài (SGK- 124). Cả lớp đọc thầm.
- HS chọn 1 trong 3 đề bài trong SGK.
- HS nêu : cách mở bài, phát triển câu chuyện, kết bài.
- HS thực hành viết bài.
Tiết 2: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Thực hiện nhân với số có hai chữ số.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
1. Giáo viên:
- Bảng phụ. 
2. Học sinh: 
- Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định : 
2. Bài cũ : 
- Kiểm tra 2 HS làm 2 ý bài tập 1 (69)
3. Bài mới :
3.1.Giới thiệu bài 
3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 (69) : Đặt tính rồi tính.
- Hướng dẫn HS làm vào vở sau đó gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét bài của HS
Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức 
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu.
- Nhận xét - tuyên dương
Bài 3 : 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS làm vào vở.
- Chấm, chữa bài của HS.
Bài 4: (HS giỏi)
- GV gọi HS nêu cách giải, tóm tắt.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố: 
- GV nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò :
- Về làm bài 4, chuẩn bị bài sau .
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên làm bài.
a. 17 x 86 b. 428 x 39
x xxxxxxx xx
xxxxxxxxxxXxxxx 
 17
 86
 428
 39
 102
136
 3852
1284
 1462 16692
c. 2057 x 23 
x xxxx
 2057
 23
 6171
 4114
 47311
- HS làm vào phiếu sau đó dán phiếu lên
 bảng.
m
3
30
23
230
m x 78
234
2340
1794
17940
- HS đọc bài toán - tóm tắt.
- Lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
24 giờ = 1440 phút
Số lần đập của tim người trong 24 giờ là :
75 x 1440 = 108 000 (lần)
 Đáp số : 108 000 lần
- HS đọc bài toán.
- HS nêu cách giải, tóm tắt
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm ra nháp.
Bài giải:
Số bóng điện lắp đủ cho 32 phòng học là: 3500 x 8 = 28000(đồng)
Số tiền mua bóng điện để lắp đủ cho 32 phòng học là: 
 28000 x 256 = 8969(đồng)
 Đáp số: 986000 đồng
Tiết 3: Tiếng anh
 GV bộ môn dạy
Tiết 4: Khoa học
Nước cần cho sự sống.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt của con người.
2. Kĩ năng: 
- Nói được dẫn chứng về vai trò của nước trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên và giữ gìn nguồn nước sạch.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: 
- Hình sgk/ 50,51. Giấy Ao, băng, bút dạ.
2. Học sinh: 
- Sưu tầm tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định :
2. Bài cũ: 
- Vẽ đơn giản và trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? 
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hoạt động 1: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
* Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của côn người, động vật và thực vật.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu nộp tranh , ảnh sưu tầm được.
- 1 HS vẽ, trình bày
- Cả lớp nộp
- Chia nhóm theo tổ và HS thảo luận, giao tư liệu tranh ảnh có liên quan và giấy, bút.
- Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với cơ thể người.
- Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của nước đối với động vật.
- Nhóm 3: Tìm hiểu vai trò của nước đối với thực vật.
- Trình bày:
- Kết hợp mục bạn cần biết, các nhóm trình bày lần lượt từng vấn đề được giao trên giấy Ao.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung, trao đổi.
- Cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật . 
* Kết luận: Mục bạn cần biết SGK/ 50.
3.3. Hoạt động 2: Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
* Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
* Cách tiến hành:
- Cả lớp thảo luận và trình bày.
+ Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác?
- HS động não và phát biểu theo suy nghĩ của mình.
- Thảo luận phân loại ý kiến.
VD:
- Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong việc làm vệ sinh thân thể, nhà cửa, môi trường...
- Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong việc vui chơi, giải trí.
- Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp.
- Những ý kiến nói về con người sử dụng 
- Yêu cầu HS làm rõ từng vấn đề và cho ví dụ minh hoạ:
nước trong sản xuất công nghiệp.
- Nhiều HS phát biểu...
- GV khuyến khích HS liên hệ thực tế địa phương.
 * Kết luận : Mục bạn cần biết sgk/ 51.
 - Yêu cầu HS đọc kết luận 	
4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính và nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị cho giờ sau.
- HS đọc kết luận
Tiết 5: Kĩ Thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa
 (Tiết 3).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
2. Kĩ năng: 
- Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
3. Thái độ: 
- Yêu thích sản phẩm của mình làm được.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: 
- Mẫu khâu. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
2. Học sinh : 
- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định :	
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của học sinh.
3. Bài mới:
3.1. giới thiệu bài.
3.2. Hoạt động 1: Thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
* Mục tiêu: HS khâu được viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột thưa.
* Cách tiến hành:
- Nêu các thao tác gấp mép vải?
- Nêu các bước khâu viền đường gấp mép vải?
- GV nhắc nhở HS thêm một số điểm cần lưu ý.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Vạch dấu
- Gấp theo đường vạch dấu.
+ Gấp mép vải.
+ Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- HS để vật liệu lên mặt bàn.
- Cho HS thực hành.
- GV quan sát hướng dẫn, uốn nắm thao tác chưa đúng và chỉ dẫn cho HS còn lúng túng.
- Nhắc nhở HS các mũi khâu sao cho chỉ không bị phồng hoặc kéo chặt tay quá làm bị dúm.
- HS thực hành trên vải.
- HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột thưa.
3.3. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
* Mục tiêu: Biết đánh và nhận xét sản phẩm của các bạn
* Cách tiến hành:
- GV cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá
- GV nhận xét đánh giá
- HS trưng bày theo nhóm.
- HS tự đánh giá sản phẩm thực hành
 4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
- Về học bài và chuẩn bị tiết học sau.
Tiết 6: Hoạt động tập thể
Nhận xét tuần 12.
I. Mục tiêu:
- HS nắm được ưu nhược điểm của các hoạt động trong tuần để có hướng phấn đấu sửa chữa vươn lên.
- Đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần 13.
II. Nội dung:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn HS nhận xét các hoạt động trong tuần.
1. Nhận xét :
- GV nhận xét chung về ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức học tập, công tác vệ sinh lớp và khu vực được phân công.
Tồn tại ....................................................
................................................................
...............................................................
- GV tuyên dương những HS thực hiện tốt, nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt.
2. Kế hoạch :	
- GV đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần học 13.
- Lớp trưởng nhận xét các hoạt động : đạo đức, học tập, thể dục, vệ sinh, hoạt động 15 phút đầu giờ...
- Cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến.
+ Tuyên dương :......................................
................................................................
+ Phê bình :.............................................
- Duy trì sĩ số, tỉ lệ chuyên cần và các nền nếp : học tập, thể dục- vệ sinh, hoạt động 15 phút đầu giờ.
- Thực hiện tốt các hoạt động của Đội : sinh hoạt chi đội, các hoạt động tập thể...
- Tổng kết đợt thi đua, bình bầu học sinh xuất sắc và tiên tiến.
- Tham dự lễ mít tinh kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12.doc