I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần giữ gìn, phát huy.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co trong bài.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết kết hợp giữa học tập với vui chơi để đạt hiệu quả cao trong học tập.
II. Đồ dùng dạy – học :
- GV: bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn.
- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định: Hát, KTSS
Tuần 16 Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010 Tập đọc Kéo co I. Mục đích, yêu cầu : 1. Kiến thức: Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần giữ gìn, phát huy. 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co trong bài. 3. Thái độ: Giáo dục HS biết kết hợp giữa học tập với vui chơi để đạt hiệu quả cao trong học tập. II. Đồ dùng dạy – học : - GV: bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn. - HS: Thước kẻ, bút chì III. Các hoạt động dạy - học : 1. ổn định: Hát, KTSS 2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bài Tuổi Ngựa, trả lời các câu hỏi về nội dung bài. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Luyện đọc : - GV tóm tắt nội dung bài - Bài văn được chia thành mấy đoạn? - GV kết hợp luyện phát âm cho HS. - GV kết hợp giảng từ mới. - GV nhận xét. - GV đọc mẫu toàn bài - Hướng dẫn cách đọc bài. - Một học sinh khá(giỏi) đọc toàn bài. - Chia thành 3 đoạn : - Học sinh đọc tiếp nối lần 1. - Học sinh đọc tiếp nối lần 2. + Từ mới : chú giải (SGK) - HS đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài - HS lắng nghe. 3.3. Tìm hiểu bài: - Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì? - HS đọc thầm bài - Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc cách chơi kéo co. - Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào? - Kéo co phải có 2 đội, thường thì số người 2 đội bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, 2 người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên 2 đội cũng có thể nắm chung 1 sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ 3 keo... - Nêu ý đoạn 1? * Cách thức chơi kéo co. - Giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp? - Nêu ý đoạn 2 giới thiệu gì? - Là cuộc thi khác biệt. Đó là cuộc thi khác biệt giữa bên nam và bên nữ. Nam là phái mạnh thì phải khoẻ hơn nữ. Thế mà có năm bên nam thắng, vậy mà có năm bên nữ lại thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì rất vui... * Cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. - Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? - Là cuộc thi giữa trai tráng 2 giáp trong làng. Số lượng không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. - Theo em trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui? - Vì có đông người tham gia, không khí ganh đua sôi nổi,... - Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác? - Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, đánh gồng, chọi gà. - Nêu ý đoạn 3? * Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn. * Nội dung chính của bài? * Nội dung: Giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta. 3.4. Đọc diễn cảm: - Đọc nối tiếp từng đoạn? - 3 HS đọc - Nêu lại cách đọc - GV đọc mẫu - HD cách đọc đoạn 2: - HS theo dõi - Luyện đọc theo cặp. - Thi đọc: - GV nhận xét - ghi điểm. 4. Củng cố: - Nhắc lại ý chính của bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : - Dặn về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. - Cá nhân đọc, nhóm đọc. - Lớp nhận xét, chọn bạn đọc tốt. Toán Luyện tập I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Củng cố cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. Giải bài toán có lời văn. 2. Kĩ năng: HS làm được bài1, 2. 3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy- học : - GV: bảng phụ. - HS: Thước kẻ, bút chì III. Các hoạt động dạy - học : 1. Hát 2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm lại bài tập 2 (84) 3. Bài mới : - Giới thiệu bài Bài 1 (84) : - Cho HS làm vào vở sau đó gọi HS lên chữa bài. - Nhận xét bài của HS. Bài 2 : - Gọi HS đọc bài toán. - Hướng dẫn HS làm vào vở. 1 HS làm bài vào bảng phụ. - Chấm chữa bài, nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố: - GV nhắc lại ý chính của bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : - Dặn về nhà làm bài 3, 4 và chuẩn bị bài sau . - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. a. 4725 : 15 = 315 4674 : 82 = 57 4935 : 44 = 112( dư 7) b. 35 136 : 18 = 1952 18 408 : 52 = 54 17 826 : 48 = 37 (dư 18) - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ Bài giải Số mét vuông nền nhà lát được là : 1050 : 25 = 42 (m2) Đáp số : 42 m2 Lịch sử Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên. + Quân dân nhà Trần: nam, nữ, già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc... 2. Kĩ năng: Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong bài. 3. Thái độ: Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng. II. Đồ dùng dạy học. - GV: Phiếu học tập. - HS: Bút dạ III. Các hoạt động dạy học: 1. Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Nhà Trần đã có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê? 3. Bài mới Hoạt động 1: ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần. * Mục tiêu: HS thấy được ý chí quyết tâm đánh giặc và tinh thần đoàn kết của vua tôi nhà Trần. * Cách tiến hành: - Đọc SGK từ đầu...hai chữ Sát Thát. - 1 HS đọc lớp theo dõi. - Yêu cầu HS thảo luận theo bàn, sau đó trình bày trước lớp: - Tìm những sự việc cho thấy Vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc? - HS thảo luận theo bàn, sau đó trình bày trước lớp: + Trần Thủ Độ khảng khái trả lời:"Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo". + Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các bô lão: " Đánh"! + Trần Hưng Đạo viết hịch tướng sĩ: : Dẫu cho trăm thân này...cam lòng" + Các chiến sĩ tự thích vào tay hai chữ: "Sát Thát" * Kết luận: Cả 3 lần xâm lược nước ta, quân Mông - Nguyên đều phải đối đầu với ý chí đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của Vua tôi nhà Trần. Hoạt động 2: Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến. * Mục tiêu: HS thấy được kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.Tìm hiểu về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản. * Cách tiến hành: - Tổ chức HS thảo luận nhóm 4: - Các nhóm đọc SGK thảo luận theo nhóm, viết phiếu: - Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu? - Khi giặc mạnh vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. - Khi giặc yếu: vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút khỏi bờ cõi nước ta. - Cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng long có tác dụng như thế nào? - Cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng long có tác dụg rất lớn, làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy 1 bóng người, không 1 chút lương ăn, càng thêm mệt mỏi đói khát. - Địch hao tổn còn ta bảo toàn lực lượng. - Kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản? - HS kể. - GV kể tóm tắt lại. * Kết luận: Đọc phần ghi nhớ của bài. - 2 HS đọc ghi nhớ. 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài 15. Chiều thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010 Luyện toán Luyện tập I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Củng cố cho HS kĩ năng thực hiện phép chia cho số có hai chữ số, giải bài toán có lời văn. 2. Kĩ năng: HS làm được bài 1, 2, 3. 3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy- học : VBT III. Các hoạt động dạy - học : 1. ổn định : Hát, KTSS 2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm lại bài tập 3 (84) 3. Bài mới : - Giới thiệu bài Bài 1 (87) : Đặt tính rồi tính. - Cho HS làm vào vở sau đó gọi HS lên chữa bài. - Nhận xét - ghi điểm Bài 2 : - Gọi HS đọc bài toán. - Hướng dẫn HS làm vào vở. - Gọi HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét - ghi điểm Bài 3 : - Cho HS thi làm bài. - Nhận xét - tuyên dương. 4. Củng cố: - GV nhắc lại ý chính của bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : - Dặn về xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - HS làm vào vở sau đó lên chữa bài. a. 380 76 495 15 765 27 00 5 045 33 225 28 00 09 b. 9954 42 24662 59 34290 16 155 237 106 418 022 2143 294 472 69 00 00 050 02 - HS đọc bài toán và làm vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải Xe thứ nhất chở được số lít dầu là : 20 x 27 = 540 (lít) Xe thứ hai chở được số lít dầu là : 540 + 90 = 630 (lít) Xe thứ hai chở được số thùng dầu là : 630 : 45 = 14 (thùng) Đáp số : 14 thùng - HS nối theo mẫu – VBT. - 2 HS lên thi làm bài. Đạo đức Yêu lao động (tiết 1). I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Nêu được ích lợi của lao động. Biết được ý nghĩa của lao động. 2. Thái độ: Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. 3. Thái độ: HS biết yêu lao động, không đồng tình với biểu hiện lười lao động. II. Đồ dùng dạy- học : - GV: Phiếu thảo luận. - HS: Bút dạ III. Các hoạt động dạy- học : 1. Hát 2. Bài cũ : Kiểm tra HS đọc ghi nhớ bài trước. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Đọc truyện Một ngày của Pê - chi - a. * Mục tiêu: HS đọc truyện, trả lời các câu hỏi về nội dung truyện. * Cách tiến hành: - GV đọc truyện lần thứ nhất. - Gọi 1 HS đọc lại lần thứ hai. - GV nhận xét, kết luận. - Rút ra ghi nhớ. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (bài tập 1). * Mục tiêu: Tìm những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động. * Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu và cho HS thảo luận nhóm. - GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động và lười lao động. Hoạt động 3 : Đóng vai (bài tập 2) * Mục tiêu: HS biết đóng vai, biết xử lý theo tình huống các vai đóng. * Cách tiến hành: - GV giao cho các nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống. - GV nhận xét, kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống. 4. Củng cố: - Nhắc lại ý chính của bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc lại truyện - HS thảo luận nhóm 3 câu hỏi trong SGK. - Đại diện các nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét, bình luận. * Cơm ăn, áo mặc, sách vở,... đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn. - HS đọc ghi nhớ. - HS thảo luận nhóm viết các ý kiến ra phiếu. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai. - Một số nhóm lên đóng vai. - Cả lớp thảo luận, nhận xét. Hoạt động ngoài giờ Đền ơn, đáp nghĩa. I. Mục tiêu: 1. ... t được số sản phẩm là : 144 x 84 = 12096 (cái áo) Trung bình mỗi người ở phân xưởng B dệt được số cái áo là : 12096 : 112 = 108 (cái áo) Đáp số : 108 cái áo Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010 Toán Chia cho số có ba chữ số (tiếp). I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: HS biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số. 2. Kĩ năng: HS làm được bài 1, 2. 3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy- học : - GV: bảng phụ. - HS: Thước kẻ, bút chì. III. Các hoạt động dạy - học : 1. ổn định : Hát, KTSS 2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm lại bài tập 3 (87) 3. Bài mới : - Giới thiệu bài a. Trường hợp chia hết. - GV viết phép tính lên bảng và hướng dẫn cách đặt tính. + Tính từ trái sang phải. Mỗi lần chia đều tính theo ba bước : chia, nhân, trừ. - Gọi HS nhắc lại b. Trường hợp chia có dư. - GV viết phép tính lên bảng và gọi HS thực hiện tính. c. Thực hành. Bài 1 (88) : Đặt tính rồi tính. - Cho HS làm vào vở, gọi 2 HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét - ghi điểm. Bài 2 : Tìm x. - Chia nhóm, cho HS làm bài theo cặp, 2 nhóm làm bài vào phiếu to. Đại diện nhóm dán bài lên bảng lớp. - Nhận xét - tuyên dương. 4. Củng cố: - GV nhắc lại ý chính của bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : - Dặn về làm bài 3, chuẩn bị bài sau . - HS theo dõi và nêu các bước tính. 41535 : 195 = ? + Đặt tính : 41535 195 0253 213 0585 000 Vậy : 41535 : 195 = 213 - HS nhắc lại - HS thực hiện tính 80120 : 245 = ? 80120 245 327 1720 005 Vậy : 80120 : 245 = 327 (dư 5) - HS nhắc lại - HS đọc yêu càu và làm bài vào vở. a. 62321 307 b. 81350 187 00921 203 0655 435 000 0940 005 - HS đọc yêu cầu và làm bài theo nhóm. 2 nhóm làm bài vào phiếu to. Đại diện nhóm dán bài lên bảng lớp. x x 405 = 86265 x = 86265 : 405 x = 213 89658 : x = 293 x = 89658 : 293 x = 306 Tập làm văn Luyện tập miêu tả đồ vật I. Mục đích, yêu cầu : 1. Kiến thức: Biết viết bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài. 2. Kĩ năng: Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài. 3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy – học : - GV: Dàn ý bài văn miêu tả - HS: đồ chơi III. Các hoạt động dạy – học : 1. ổn định : Hát 2. Bài cũ: Kiểm tra 1 HS đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em. 3. Bài mới : Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích. - HS đọc đề bài. - Đọc 4 gợi ý trong sgk/ 162. - 4 HS đọc. - Đọc dàn ý của mình tuần trước? - 2 HS đọc, lớp đọc thầm lại. + Em chọn mở bài trực tiếp hay gián tiếp? - 1 số HS trình bày mở bài trực tiếp, gián tiếp. - Viết từng đoạn thân bài (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) - HS đọc thầm lại mẫu. - Lưu ý câu mở đầu đoạn trong mẫu: - 1, 2 HS làm mẫu câu mở đầu đoạn bài của mình. +VD: Gấu bông của em trông rất đáng yêu. - Chọn cách kết bài? - Một vài HS nêu cách kết bài mình chọn theo cách mở rộng hay không mở rộng. - GV theo dõi - giúp đỡ. 4. Củng cố: - Nhắc lại ý chính của bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : - Dặn về học bài và chuẩn bị bài giờ sau. - HS viết bài vào vở BT. Khoa học Không khí gồm những thành phần nào? I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí các- bô- níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,... 2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác như : khí các - bo - níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn. 3. Thái độ: HS yêu thích học khoa học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Nến, đĩa đèn bằng nhựa, đế bằng nhựa, ống trụ bằng thuỷ tinh, chậu nhựa (TBDH). - HS: Nước vôi trong. III. Các hoạt động dạy học. 1. Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Không khí có tính chất gì? 3. Bài mới. Hoạt động1: Xác định thành phần chính của không khí. * Mục tiêu: Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. * Cách tiến hành: - Tổ chức HS làm việc theo nhóm 4: - Nhóm trưởng báo cáo sự chuẩn bị của các nhóm. - Đọc mục thực hành: - Cả lớp đọc thầm. - Làm thí nghiệm: ( GV giúp đỡ HS làm thí nghiệm.) - Các nhóm làm thí nghiệm như gợi ý sgk. - HS giải thích hiện tượng: - Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc? - Phần không khí mất đi chính là chất duy trì sự cháy, đó là ô-xi. - Sự cháy làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi. - Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết? - Không vì nến bị tắt. - GV làm lại thí nghiệm và hỏi HS: Không khí gồm mấy thành phần chính? - Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xi trong không khí. - 2 thành phần chính: + Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là ô-xi. + Thành phần không duy trì sự cháy có trong không khí là khí ni-tơ. * Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/66. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí. * Mục tiêu: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác. * Cách tiến hành: - Cho lớp quan sát lọ nước vôi trong: - Cả lớp quan sát - Bơm không khí vào lọ nước vôi trong; - Nước vôi vẩn đục. - Giải thích hiện tượng? - HS trả lời dựa vào mục bạn cần biết . - GVgiải thích thêm: Trong không khí còn có hơi nước; ví dụ hôm trời nồm... - Quan sát hình 4,5 /sgk: Kể tên các thành phần khác có trong không khí? - Bụi, khí độc, vi khuẩn. - GV yêu cầu HS làm thí nghiệm: * Kết luận: Không khí gồm 2 thành phần chính là ô-xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,... 4. Củng cố: - Đọc mục bạn cần biết sgk/66, 67 5. Dặn dò: - Học thuộc bài và chuẩn bị bài ôn tập. - Khép cửa để 1 lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào, nhìn rõ những hạt bụi. Luyện từ và câu Câu kể I. Mục đích, yêu cầu : 1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể. 2. Kĩ năng: Nhận biết được câu kể trong đoạn văn ; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến. 3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy- học : - GV: Bảng phụ - HS: Bút dạ III. Các hoạt động dạy- học : 1. ổn định : Hát 2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm lại bài tập 2 -tiết LTVC trước. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài 3.1. Nhận xét : Bài tập 1 : - Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. Bài tập 2: - Những câu còn lại trong đoạn văn được dùng làm gì ? Bài tập 3: - Yêu cầu HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - Nhận xét, chốt lại ý đúng. 3.2. Ghi nhớ - Rút ra ghi nhớ. 3.3. Luyện tập Bài tập 1 : - Yêu cầu HS làm vào vở bài tập, gọi 1 HS làm vào bảng phụ. - GV chấm, chữa bài của HS. Bài tập 2 : - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Gọi HS trình bày bài. - GV nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố: - Nhắc lại ý chính của bài. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : - Dặn về học bài và chuẩn bị bài giờ sau. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến. + Câu được in đậm trong đoạn văn đã cho là câu hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi. - 1 HS đọc yêu cầu của bài, trao đổi và phát biểu ý kiến. + Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để giới thiệu, miêu tả hoặc kể về một sự việc. Cuối các câu trên có dấu chấm. Đó là câu kể. - HS đọc yêu cầu của bài, phát biểu ý kiến. + Hai câu đầu kể về Ba- ba- ra. + Câu cuối nêu suy nghĩ của Ba- ba- ra. - 2 HS đọc nội dung ghi nhớ. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS đọc đoạn văn và làm vào VBT. - 1 HS làm vào bảng phụ. + Câu 1 : kể sự việc. + Câu 2 : tả cánh diều. + Câu 3 : kể lại sự việc và nói lên tình cảm. + Câu 4 : tả tiếng sáo diều. + Câu 5 : nêu ý kiến, nhận định. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài cá nhân. - Một số HS trình bày bài của mình. VD : + Em có một chiếc bút máy rất đẹp. Chiếc bút dài, màu xanh biếc... Hoạt động tập thể Nhận xét tuần 16. I. Mục tiêu: - HS nắm được ưu, nhược điểm của các hoạt động trong tuần để có hướng phấn đấu sửa chữa vươn lên. - Đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần 17. II. Nội dung: - Hướng dẫn HS nhận xét các hoạt động trong tuần. 1. Nhận xét : - GV nhận xét chung về ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức học tập, công tác vệ sinh lớp và khu vực được phân công. Tồn tại: ................................................... ................................................................ ................................................................ - GV tuyên dương những HS thực hiện tốt, nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt. 2. Kế hoạch : - GV đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần học 17. - Lớp trưởng nhận xét các hoạt động : đạo đức, học tập, thể dục, vệ sinh, hoạt động 15 phút đầu giờ... - Cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến. + Tuyên dương :........................................ + Phê bình :............................................... - Duy trì sĩ số, tỉ lệ chuyên cần và các nền nếp : học tập, thể dục- vệ sinh, hoạt động 15 phút đầu giờ. - Thực hiện tốt các hoạt động của Đội : sinh hoạt chi đội, các hoạt động tập thể... - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 – 12. ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: