Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - GV: Lê Thị Ngọc Lan - Trường Tiểu học “C” Thạnh Mỹ Tây

Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - GV: Lê Thị Ngọc Lan - Trường Tiểu học “C” Thạnh Mỹ Tây

Tuần 29

Tiết 29 KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Thứ ngày tháng năm 2012

 Môn : Âm nhạc

 Tên bài dạy:Ôn tập bài hát:Chú ếch con.

 (CKT trang: 96 ; SGK trang: )

 A/ MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng)

-Biết hát theo giai điệu và đúng lời 1.Tập hát lời 2.

-Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.

-Thuộc 2 lời của bài hát. Tập biễu diễn bài hát.

B.CHUẨN BỊ:

-Một số nhạc cụ quen dùng:thanh phách,trống nhỏ,

-Chép lời ca vào bảng phụ.

 C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 35 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - GV: Lê Thị Ngọc Lan - Trường Tiểu học “C” Thạnh Mỹ Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Tiết 29 KẾ HOẠCH BÀI HỌC	
Thứ ngày tháng năm 2012
 Môn : Âm nhạc
 Tên bài dạy:Ôn tập bài hát:Chú ếch con.
 (CKT trang: 96 ; SGK trang: )
 A/ MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
-Biết hát theo giai điệu và đúng lời 1.Tập hát lời 2.
-Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
-Thuộc 2 lời của bài hát. Tập biễu diễn bài hát.
B.CHUẨN BỊ:
-Một số nhạc cụ quen dùng:thanh phách,trống nhỏ,
-Chép lời ca vào bảng phụ.
 C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
ĐT
1/ Ổn định:
2/KTBC:
-Cho hát bài hát bài:Chú ếch con và kết hợp gõ đệm theo phách và theo nhịp.
-Nhận xét, tuyên dương.
3/Bài mới:
a/Giới thiệu bài:Ôn tập bài hát:Chú ếch con.
-Viết tựa .
b/Cách tiến hành:
*Hoạt động 1:Ôn tập
-Cho hát lại lời 1
-Dạy lời 2 như dạy lời 1
*Hoạt động 2:Hát kết hợp vận động
-Dạy động tác phụ họa đơn giản.
-Cho hát nối tiếp theo nhóm.
-Hát.
-2HS: hát bài Chú ếch con và kết hợp gõ đệm theo phách và theo nhịp.
-Nhắc lại
-Cả lớp hát lời 1 và vỗ tay theo phách,theo nhịp.
-Học hát lời 2.
-Tập hát cả 2 lời và dùng nhạc cụ gõ theo phách.
-Hát kết hợp động tác phụ họa đơn giản.
-Cho các nhóm thi đua biễu diễn trước lớp theo động tác phụ họa đơn giản.
-Hát nối tiếp theo nhóm cả 2 lời 1 và 2.
Y
G
D/ CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
-Cho cả lớp hát lại bài hát Chú ếch con(lời 1 và lời 2) và kết hợp gõ đệm theo phách , theo nhịp và động tác đơn giản.
-Dặn về nhà tập hát lại bài hát Chú ếch con(lời 1,lời 2) và kết hợp gõ đệm theo phách , và theo nhịp và động tác đơn giản. Gv nhận xét tiết học
Tuần29
Tiết 57 KẾ HOẠCH BÀI HỌC	
Thứ ngày tháng năm 2012 
Môn : Chính tả 
Tên bài dạy: NHỮNG QUẢ ĐÀO
(chuẩn KTKN:41:SGK:93..)
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn ngắn ,không mắc quá 5 lỗi.
-Làm được BT(2)b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn
B/ CHUẨN BỊ:
- Nội dung bài chính tả.
- Vơ BTTV
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/K.tra: Cho ghi lại các từ.
 Nhận xét 
2/ GTB: “Những quả đào” 
a/ Viết chính tả :
- GV đọc mẫu đoạn chính tả.
- H.dẫn ghi nhớ nội dung bài chính tả - nêu câu hỏi
+ Người ông chia quà gì cho các cháu ?
- H.dẫn cách trình bày : Gợi ý cho HS nhận xét.
- H.dẫn luyện viết từ khó. GV đọc và phân tích.
- Cho HS ghi bài vào vở.
- GV chấm 10 bài,nhận xét.
b/ GV H.dẫn làm bài tập:
 Bài 2(b): Cho đọc yêu cầu
- Gợi ý, h.dẫn cho thảo luận theo nhóm cặp.
 Nhận xét.
HỌC SINH
-2HS ghi vào bảng các từ : Xà cừ, súng, xâu kim, sắn.
- Nhắc lại
-2HS: đọc lại bài.
- HS theo dõi, đọc bài, nắm ND bài và trả lời theo các câu hỏi:
+HS: Ông chia cho các cháu, mỗi cháu một quả đào.
- HS quan sát – đọc lại bài chính tả -2HS nhận xét về cách trình bày.
+ Chữ đầu câu viết lùi vào và viết hoa.
+ Viết hoa tên riêng của nhân vật và các từ sau dấu chấm.
- HS viết các từ khó vào bảng con các từ : Trồng, bé dại, xong, vẫn.
-2 HS: đọc lại các từ khó.
- Ghi bài vào vở
- HS đổi vở soát lỗi
 THƯ GIÃN
Thực hiện các bài theo yêu cầu
- Bài 2(b): HS yếu đọc yêu cầu của bài
- Thảo luận theo nhóm cặp. Sau đó đại diện trình bày, nhận xét.
+ To như cột đình
 Kín như bưng
 Tình làng nghĩa xóm
 Kính trên nhường dưới
 Chín bỏ làm mười.
ĐT
Y 
G
Y
Y
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
 - GV cho HS nhắc lại các từ đã thực hiện ở BT.
 - Về viết lại các chữ viết sai.
 - Về ôn lại bài và chuẩn bị bài : Hoa phượng.
 - Nhận xét tiết học
Tuần29
Tiết 58 KẾ HOẠCH BÀI HỌC	
Thứ ngày tháng năm 2012 
Môn : Chính tả 
Tên bài dạy: HOA PHƯỢNG
(chuẩn KTKN:41:SGK:97..)
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
- Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ ,không mắc quá 5 lỗi.
-Làm được BT(2)a, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn
B/ CHUẨN BỊ:
- Nội dung bài chính tả.
- Vơ BTTV
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/K.tra: Cho ghi lại các từ.
 Nhận xét 
2/ GTB: “Hoa phượng” 
a/ Viết chính tả :
- GV đọc mẫu đoạn chính tả.
- H.dẫn ghi nhớ nội dung bài chính tả - nêu câu hỏi
+ Bài thơ cho biết điều gì ?
- H.dẫn cách trình bày : Gợi ý cho HS nhận xét.
- H.dẫn luyện viết từ khó. GV đọc và phân tích.
- Đọc cho HS ghi bài vào vở.
- GV chấm bài
b/ GV H.dẫn làm bài tập:
 Bài 2(a): Cho đọc yêu cầu
- Gợi ý, h.dẫn cho thảo luận theo nhóm cặp.
 Nhận xét,tuyên dương.
HỌC SINH
-2HS: ghi vào bảng các từ : Cửa sổ, xổ lồng, ngoài sân, cây xoan.
- Nhắc lại
-2HS: đọc lại bài.
- HS theo dõi, đọc bài, nắm ND bài và trả lời theo các câu hỏi:
+HS : Ông chia cho các cháu, mỗi cháu một quả đào.
- HS quan sát – đọc lại bài chính tả -2HS: nhận xét về cách trình bày.
+ Chữ đầu câu viết lùi vào và viết hoa.
+ Viết hoa tên riêng của nhân vật và các từ sau dấu chấm.
- HS viết các từ khó vào bảng con các từ : Trồng, bé dại, xong, vẫn.
-2 HS: đọc lại các từ khó.
- Ghi bài vào vở
- HS đổi vở soát lỗi
 THƯ GIÃN
Thực hiện các bài theo yêu cầu
- Bài 2(a): HS yếu đọc yêu cầu của bài
- Thảo luận theo nhóm cặp. Sau đó đại diện trình bày, nhận xét.
+ Xám xịt, sà xuống, sát tận chân trời, xơ xác, sầm sập, loảng xoảng, sủi bọt, xi măng.
ĐT
Y
G
Y
Y
G
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
 - GV cho HS nhắc lại các từ đã thực hiện ở BT.
 - Về viết lại các chữ viết sai.
 - Về ôn lại bài và chuẩn bị bài : Ai ngoan sẽ được thưởng.
 - Nhận xét tiết học
Tuần29
Tiết 29 KẾ HOẠCH BÀI HỌC	
 Thứ ngày tháng năm 2012
Môn : Đạo đức
Tên bài dạy : GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT(tiết 2)
 ( Chuẩn KTKN:84;SGK .)
A / MỤC TIÊU: (Theo chuẩn KTKN)
- Có thái độ cảm thông,không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
-Không đồng tình với những thái độ xa lánh ,kì thị, true chọc bạn khuyết tật.
*KNS:
-Kn thể hiện sự cảm thông
-Kn ra quyết dịnh và giải quyết vấn đề
-Kn thu thập và xử lí thông tin
*HCM:Giúp đỡ người khuyết tật là thể hiện lòng nhân ái theo gương Bác
B/ CHUẨN BỊ:
 - Vở bài tập
 - Bảng phụ
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra: Cho nêu vì sao phải giúp đỡ người khuyết tật ?
 Nhận xét.
2/ GTB: “ Giúp đỡ người khuyết tật”
 Ghi tựa
Hoạt động 1: Thảo luận các tình huống.
-Cho thảo luận nhóm về tình huống.
- Hướng dẫn nêu kết luận.
Hoạt động 2 : Sưu tầm
- Cho trình bày
 Nhận xét
- Hướng dẫn kết luận.
HỌC SINH
-3HS nêu : Để cho họ bớt khó nhọc, bớt tủi, bớt mặc cảm.
 Nhắc lại
- Thảo luận theo nhóm về tình huống giúp đỡ người khuyết tật đã đưa ra.
 Đại diện nhóm trình bày – nhận xét.
+3HS:nhắc lại
+ Thuỷ nên khuyên bạn chỉ hoặc dẫn đến tận nhà người cần tìm.
- Trình bày các tranh ảnh đã sưu tầm được.
 Nhận xét
-2 HS:nhắc lại
+ Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, chúng ta cần giúp đỡ họ.
ĐT
Y
Y
Y
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho HS nêu lại các kết luận. 
- Về ôn lại bài.
- Về chuẩn bị bài : “ Bảo vệ loài vật có ích”
- Nhận xét .
Tuần 29
Tiết 29 KẾ HOẠCH BÀI HỌC	
Thứ ngày tháng năm 2012
 Môn : Kể chuyện
 Tên bài dạy: NHỮNG QUẢ ĐÀO
(chuẩn KTKN:41..,SGK:92)
A / MỤC TIÊU : (theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
- Bước đầu biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng 1 cụm từ hoặc 1 câu (BT1).
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt (BT2).
-HS khá-giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT3).
*KNS:
-Tự nhận thức
-Xác định giá trị bản thân
B/ CHUẨN BỊ:
Tranh SGK
Các gợi ý
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra: Cho kể lại câu chuyện.
 Nhận xét
2/ G.Thiệu câu chuyện: “Những quả đào”
Ghi tựa chuyện
- H.dẫn tóm tắt nội dung từng đoạn chuyện.
- Gợi ý cho HS nắm
- Cho HS kể câu chuyện trong nhóm.
- Gợi ý :
+ Quà của ông.
+ Ông nhận xét về ba đứa cháu thông qua quà của ông cho.
+ Chuyện của bạn Xuân.
+ Sự thơ ngây của em Vân.
+ Tấm lòng nhân hậu của bạn Việt.
 Nhận xét
- Kể toàn bộ câu chuyện.
- Cho thi đua kể chuyện.
 Nhận xét
HỌC SINH
-3HS: kể nối tiếp câu chuyện,1HS khá-giỏi kể toàn bộ câu chuyện: Kho báu .
Nhắc lại
-1HS yếu đọc yêu cầu.
- Theo dõi và nắm nội dung
- Luyện kể theo nhóm theo nhóm. Mỗi bạn một đoạn. Sau đó các nhóm trình bày nối tiếp câu chuyện.
+ Ông đem quà về cho bốn bà cháu. Bà quả to nhất, ba đứa cháu mỗi đứa một quả.
+ Đến bữa cơm ông hỏi : Các cháu ăn đào có ngon không ?
+ Xuân thưa đào rất ngon, con ăn hết và lấy hạt trồng. Ngừơi ông nhận xét : Cháu là người làm vườn giỏi.
+ Vân nói cháu ăn hết nhưng vẫn còn thèm. Ông nói : Cháu ông còn thơ dại.
+ Việt nói cháu không ăn mà đem cho bạn Sơn bị ốm. Ông nói : Cháu có tấm lòng nhân hậu. 
 Nhận xét
 THƯ GIÃN
-HS luyện kể câu chuyện.
+ HS phân vai kể toàn bộ câu chuyện.
 Nhận xét
- Đại diện các nhóm thi đua kể câu chuyện.
ĐT
Y,G
G
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho HS kể lại câu chuyện.
- Về kể lại câu chuyện này cho người thân nghe.
- Chuẩn bị chuyện : Ai ngoan sẽ được thưởng.
- Nhận xét.
Tuần 29
Tiết 29 KẾ HOẠCH BÀI HỌC	
Thứ ngày tháng năm 2012
Môn : Luyện từ và câu
Tên bài dạy: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI – ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI :
 ĐỂ LÀM GÌ ? 
( KT - KN: 41– SGK: 95 )
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
- Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối (BT1,BT2).
-Dựa theo tranh,biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ :để làm gì?(BT3).
B/ CHUẨN BỊ:
-Vở bài tập, tranh vẽ cây ăn quả.
-Bảng phụ
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra: Cho đọc lại đoạn văn đã điền dấu câu.
- Nhận xét 
2/ GTB: “ Từ ngữ về cây cối – Đặt và trả lời câu hỏi Để làm 
gì ?“
- Ghi tựa bài
 - GV H.dẫn từng bài
 Bài 1: GV cho đọc yêu cầu 
- Treo tranh.
- Cho quan sát và nêu các bộ phận của cây.
 Nhận xét
Bài 2: GV cho đọc yêu cầu 
- Cho thảo luận theo nhóm. 
 Nhận xét
Bài 3: Cho đọc yêu cầu.
- Thực hiện theo nhóm cặp.
 Nhận xét
HỌC SINH
 -2HS: đọc lại bức thư đã điền dấu
 Chiều qua, Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời dặn riêng em ở cuối thư : “ Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé !”
 Nhắc lại
-1 HS yếu đọc yêu cầu 
- Quan sát tranh cây ăn quả.
-3HS: nêu các bộ phận của cây
+ Ngọn, thân, cành, rễ, hoa, quả,. 
-1HS yếu đọc yêu cầu của bài.
- Từn ... n 200
 (Chuẩn KTKN: 73; SGK:144)
A / MỤC TIÊU: (Theo chuẩn KTKN)
- Nhận biết được các số từ 111 đến 200.
- Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.
- Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.
-Biết thứ tự các số từ 111 đến 200.
-HS làm thêm BT2 (b,c).
B/ CHUẨN BỊ:
 - Các mô hình biểu diễn .
- Bảng phụ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
ĐT
1/ GV kiểm tra: Cho đọc và viết các số từ 101 – 110.
 Nhận xét.
2/ Giới thiệu bài: “Các số từ 111 - 200” 
 Ghi tựa bài.
a/ Giới thiệu các số từ 111 - 200:
- Gắn lên bảng các hình biểu diễn và hỏi về số 111.
- Hướng dẫn các số còn lại từ 112 – 115.
b/ Hướng dẫn luyện - tập thực hành : 
Bài 1 : Cho đọc yêu cầu
- Cá nhân thực hiện
 Nhận xét
Bài 2 : Cho đọc yêu cầu
- Gợi ý và hướng dẫn.
 Nhận xét
Bài 3 : Cho đọc yêu cầu
- Cho thảo luận theo nhóm cặp
 Nhận xét
-2HS: đọc và ghi các số từ 101 - 110.
 Nhắc lại
- Quan sát và HSnêu :
+ Có 1 trăm, 1 chục, 1 đơn vị.
+ Đọc và viết số 111.
- Tìm và nêu các số đó : 112 ; 113 ; 114 ; 115.
- Thảo luận theo nhóm cặp đọc và viết các số : 112 ; 113 ; 114 ; 115 ; 116 ; 117 ; 118 ; 119 ; 200.
 THƯ GIÃN 
-1HS yếu đọc yêu cầu
- Từng cá nhân thực hiện theo yêu cầu.
Sau đó, kiểm tra chéo, nhận xét.
- Đọc nối tiếp kết quả.
-1HS yếu đọc yêu cầu
-Theo dõi.
-Tự làm bài.Sau đó 3HS trình bày . Sau đó rút ra kết luận : “ Số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau.”
 Nhận xét
-1HS yếu đọc yêu cầu của bài
- Thực hiện theo nhóm cặp
123 < 124 120 < 152
129 > 120 186 = 186
126 > 122 135 > 125
136 = 136 148 > 128
155 < 158 199 < 200
 Trình bày, nhận xét
Y
Y
G
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho HS nhắc lại các số từ 111 – 200.
- Về ôn lại bài.
- Chuẩn bị : Các số có ba chữ số.
 Nhận xét
Tuần29 
Tiết 142 KẾ HOẠCH BÀI HỌC	
Thứ ngày tháng năm 2012
Môn : Toán 
 Tên bài dạy: CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
(Chuẩn KTKN: 73.; SGK:146)
A / MỤC TIÊU: (Theo chuẩn KTKN)
- Nhận biết được các số có ba chữ số,biết cách đọc,viết chúng.Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm,số chục, số đơn vị.
- HS làm thêm BT1.
B/ CHUẨN BỊ:
 - Các mô hình biểu diễn .
- Bảng phụ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
ĐT
1/ GV kiểm tra: Cho đọc và viết các số từ 111 – 200
 Nhận xét.
2/ Giới thiệu bài: “Các số có ba chữ số” 
 Ghi tựa bài.
a/ Giới thiệu các số có ba chữ số:
- Gắn lên bảng các hình biểu diễn.
- Cho phân tích.
- Hướng dẫn đọc và viết tiếp các số 235 ; 310 ; 240 ; 411 ; 205 ; 252.
- Đọc các số.
b/ Hướng dẫn luyện - tập thực hành : 
 Bài 1:Cho đọc yêu cầu.
-Gợi ý,hướng dẫn.
-Tự làm bài.
-Nhận xét.
Bài 2 : Cho đọc yêu cầu
- Cho thực hiện theo nhóm.
 Nhận xét
Bài 3 : Cho đọc yêu cầu
- Cho thảo luận theo nhóm cặp.
 Nhận xét
- 2HS: so sánh các số từ 111 – 200.
+ 111..120 + 121.130
+ 131.140 + 141.150
+ 151.160 + 161.170
+ 171.180 + 181.190
+ 191.200
 Nhắc lại
- Quan sát và HS nêu :
+ Có 2 trăm, 4 chục, 3 đơn vị.
+ Đọc và viết số 243.
- 3 HS: đọc lại.
- Đọc đồng thanh.
-1HS phân tích 243 : 2 trăm, 4 chục, 3 đơn vị.
-Đọc và viết các số. Sau đó phân tích trăm, chục, đơn vị.
- Tìm các hình biểu diễn.
 THƯ GIÃN 
-1HS đọc yêu cầu.
-Theo dõi
-Tự làm bài.3HS 3 dãy lên thi đua làm bài.
-Nhận xét.
-1HS yếu đọc yêu cầu
- Từng nhóm thực hiện theo yêu cầu nối số với cách đọc.
Sau đó, trình bày, nhận xét.
- Đọc nối tiếp kết quả.
-1HS yếu đọc yêu cầu của bài
- Thực hiện theo nhóm cặp
 Trình bày, nhận xét
Y
Y
G
Y
G
G
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho HS nhắc lại các số có ba chữ số.
- Về ôn lại bài.
- Chuẩn bị : So sánh các số có ba chữ số.
 Nhận xét
Tuần29 
Tiết 143 KẾ HOẠCH BÀI HỌC	
Thứ ngày tháng năm 2012 
Môn : Toán
Tên bài dạy: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
(Chuẩn KTKN: 73.; SGK:148)
A / MỤC TIÊU: (Theo chuẩn KTKN)
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số;nhận biết thứ tự các số(không quá 1000).
- HS làm thêm BT2(b,c).
B/ CHUẨN BỊ:
 - Các mô hình biểu diễn .
- Bảng phụ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
ĐT
1/ GV kiểm tra: Cho đọc và viết các số có ba chữ số.
 Nhận xét.
2/ Giới thiệu bài: “So sánh các số có ba chữ số” 
 Ghi tựa bài.
a/ Giới thiệu cách so sánh các số có ba chữ số:
- So sánh 234 và 235 : Gắn hình biểu diễn số 234 và hỏi có bao nhiêu hình vuông nhỏ ? Thực hiện tương tự về số 235. Sau đó hỏi bên nào ít hình vuông hơn ? Bên nào nhiều hình vuông hơn ?
- Hướng dẫn so sánh từng hàng trăm, chục, đơn vị.
- So sánh 194 và 139 : Hướng dẫn so sánh bằng cách so sánh các chữ số cùng hàng.
- So sánh 199 và 215 : Cho thực hiện so sánh tương tự cách so sánh các chữ số cùng hàng.
- Rút ra kết luận : Khi so sánh các số có ba chữ số ta so sánh từ hàng nào và so sánh như thế nào ?
b/ Hướng dẫn luyện - tập thực hành : 
Bài 1 : Cho đọc yêu cầu.
- Thực hiện cá nhân. 
Bài 2 : Cho đọc yêu cầu
- Cho thực hiện theo nhóm.
 Nhận xét
Bài 3(dòng 1) : Cho đọc yêu cầu
- Cho thảo luận theo nhóm cặp
 Nhận xét
-2HS: đọc và ghi các số có ba chữ số : 221; 222; 223; 224; 225; 226;.
 Nhắc lại
- Quan sát và HS nêu :
+ Có 234 hình vuông.
+ Có 235 hình vuông.
+ 234 hình vuông ít hơn 235 hình vuông. 235 hình vuông nhiều hơn 234 hình vuông.
- Theo dõi cách so sánh các số có ba chữ số.
+ So sánh hàng trăm : 2 = 2
+ So sánh hàng chục : 3 = 3
+ So sánh hàng đơn vị : 4 < 5
 Vậy 234 < 235.
- Theo dõi để nắm cách thực hiện so sánh
+ So sánh hàng trăm : 1 = 1
+ So sánh hàng chục : 9 > 3
 Vậy 194 > 139 .
- Thực hiện so sánh 199 và 215
+ So sánh hàng trăm : 1 < 2
 Vậy 199 < 215.
-3HS nêu kết luận : So sánh số có ba chữ số ta so sánh hàng trăm , nếu bằng nhau ta so sánh các hàng kế tiếp, hàng nào có chữ số lớn hơn là số lớn hơn . 
 2 HS nhắc lại.
 THƯ GIÃN 
-1HS yếu đọc yêu cầu
- Cá nhân thực hiện, sau đó kiểm tra chéo.
Trình bày, nhận xét.
-1HS yếu đọc yêu cầu
- Từng nhóm thực hiện theo yêu cầu .Sau đó, trình bày, nhận xét.
- Đọc nối tiếp kết quả.
-1HS yếu đọc yêu cầu của bài
- Thực hiện theo nhóm cặp
 Trình bày, nhận xét
Y
G
Y
G
G
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho HS nhắc lại cách so sánh các số có ba chữ số.
- Về ôn lại bài.
- Chuẩn bị : Luyện tập.
 Nhận xét
Tuần29 
Tiết 144 KẾ HOẠCH BÀI HỌC	
Thứ ngày tháng năm 2012 
Môn : Toán
 Tên bài dạy: LUYỆN TẬP
(Chuẩn KTKN: 73.; SGK:149)
A / MỤC TIÊU: (Theo chuẩn KTKN)
- Biết cách đọc, viết các số có ba chữ số.
-Biết so sánh các số có ba chữ số.
-Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
B/ CHUẨN BỊ:
 - Các BT .
- Bảng phụ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
ĐT
1/ GV kiểm tra: Cho so sánh các số có ba chữ số.
 Nhận xét.
2/ Giới thiệu bài: “Luyện tập” 
 Ghi tựa bài.
a/ Hướng dẫn luyện - tập thực hành : 
Bài 1 : Cho đọc yêu cầu.
- Thực hiện cá nhân. 
Bài 2 : Cho đọc yêu cầu
- Cho thực hiện theo nhóm.
 Nhận xét
Bài 3 (cột 1): Cho đọc yêu cầu
- Cho thảo luận theo nhóm cặp
 Nhận xét
Bài 4 : Cho đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn thực hiện để so sánh các số ta cần phải so sánh trước rồi mới ghi theo thứ tự từ bé đến lớn.
 Nhận xét
-2HS: thực hiện đọc và so sánh các số
 567 117
 833 = 833 724 < 734
 Nhắc lại
-1HS yếu đọc yêu cầu
- Cá nhân thực hiện, sau đó kiểm tra chéo.
Trình bày, nhận xét.
-1HS yếu đọc yêu cầu
- Từng nhóm thực hiện theo yêu cầu điền các số còn thiếu vào chỗ trống. Sau đó, trình bày, nhận xét.
- Đọc nối tiếp kết quả.
 THƯ GIÃN 
-1HS yếu đọc yêu cầu của bài
- Thực hiện theo nhóm cặp
 Trình bày, nhận xét
-1HS yếu đọc yêu cầu
- Theo dõi nắm cách thực hiện
+ So sánh trước 
+ Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Thực hiện xếp : 299; 420; 875; 1000.2HS trình bày, nhận xét.
Y
Y
Y
G
G
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho HS nhắc lại cách so sánh các số có ba chữ số.
- Về ôn lại bài.
- Chuẩn bị : Mét.
 Nhận xét
Tuần29 
Tiết 145 KẾ HOẠCH BÀI HỌC	
Thứ ngày tháng năm 2012 
Môn : Toán
 Tên bài dạy: MÉT
(Chuẩn KTKN: 74.; SGK:150)
A / MỤC TIÊU: (Theo chuẩn KTKN)
- Biết mét là một đơn vị đo độ dài,biết đọc,viết kí hiệu đơn vị mét.
-Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài :đề-xi-mét,xăng-ti-mét.
-Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
-Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
B/ CHUẨN BỊ: Thước . Bảng phụ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
ĐT
1/ GV kiểm tra: Cho so sánh các số có ba chữ số.
 Nhận xét.
2/ Giới thiệu bài: “Mét” 
 Ghi tựa bài.
a/ Giới thiệu mét : 
- Đưa thước mét chỉ rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu 1 mét.
- Vẽ đoạn thẳng 1 m và giới thiệu đoạn thẳng dài 1 mét.
- Giới thiệu cách ghi 1 mét.
- Giới thiệu mối quan hệ
+ 1m = 10 dm
+ 1 m = 100 cm
- Cho đọc trong SGK.
b/ Hướng dẫn luyện - tập thực hành : 
Bài 1 : Cho đọc yêu cầu.
- Thực hiện cá nhân. 
Bài 2 : Cho đọc yêu cầu
- Hướng dẫn
- Cho thực hiện theo nhóm.
 Nhận xét
Bài 3 : Cho đọc yêu cầu
- Cho thảo luận theo nhóm cặp
 Nhận xét
Bài 4 : Cho đọc yêu cầu.
-Gợi ý ,hướng dẫn.
- Cho thực hiện theo nhóm cặp. Trình bày, nhận xét.
 Nhận xét
-2HS: thực hiện đọc và so sánh các số
 346 648
 455 = 455 231 < 479
 Nhắc lại
- Theo dõi nắm được bài.
- 2HS: lên bảng thực hành đo, đọc 
+ 1 m = 10 dm
+ 1m = 100 cm.
-3HS đọc.
- Cá nhân thực hiện điền số, sau đó kiểm tra chéo.
Trình bày, nhận xét.
 THƯ GIÃN 
-1HS yếu đọc yêu cầu
- Theo dõi nắm cách thực hiện các phép tính với đơn vị đo độ dài.
- Từng nhóm thực hiện theo yêu cầu. Sau đó, trình bày, nhận xét.
-1HS yếu đọc yêu cầu của bài
- Thực hiện theo nhóm cặp
 Trình bày, nhận xét
+ Tóm tắt : Cây dừa..5 m
 Cây thông cao hơn : 8 m
 Cây thông cao.m ?
+ Giải : Cây thông cao là
 8 + 5 = 13 ( m )
 Đáp số : 13 m.
-1HS yếu đọc yêu cầu
- Theo dõi nắm cách thực hiện.Thực hiện nhóm cặp.Trình bày.nhận xét.
+ Bút chì dài 19 cm.
+ Cây cau cao 6m
+ Chú tư cao165 cm.
Y
Y
Y
G
G
G
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho HS nhắc lại đơn vị đo độ dài mét.
- Về ôn lại bài.
- Chuẩn bị : Kilômét . Nhận xét
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	Ngày  tháng  năm 
	HIỆU TRƯỞNG
Châu Trần Biên

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 29. hc l2.doc