Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

MĨ THUẬT Tiết : 11

Vẽ theo mẫu: Vẽ cành lá

(VTV / - Thời gian dự kiến : 35 phút)

I. Mục tiêu :

- Nhận biết được cấu tạo, hình dáng, đặc điểm của cành lá.

- Biết cách vẽ cành lá.

- Vẽ được cành lá đơn giản.

II. Đồ dùng dạy – học : Bài mẫu, quy trình vẽ cành lá, bài vẽ của HS năm trước.

III. Các hoạt động dạy – học :

1. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

- GV nhận xét chung.

2. Bài mới : Giới thiệu bài

a. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét

- GV giới thiệu một số cành lá khác nhau, gợi ý để HS nhận biết :

 + Cành lá phong phú về hình dáng và máu sắc ;

 + Đặc điểm và cấu tạo của cành lá, hình dáng của chiếc lá.

- HS xem một vài trang trí để các em thấy: cành lá đẹp có thể sử dụng làm hoạ tiết trang trí.

b. Hoạt động 2: Cách vẽ cành lá

- GV yêu cầu HS quan sát cành lá và gợi ý các em cách vẽ.

+ Vẽ phác hình dáng chung của cành lá cho vừa với phần giấy.

+ Vẽ phác cành, cuống lá.

+ Vẽ chi tiết cho giống mẫu.

- Gợi ý HS cách vẽ màu :

+ Có thể vẽ màu như mẫu ;

+ Có thể vẽ màu khác: cành lá non, cành lá già,.

+ Vẽ màu có đậm, có nhạt.

 

doc 19 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 
Thứ tư ngày 2/11/2011
 MĨ THUẬT Tiết : 11
Vẽ theo mẫu: Vẽ cành lá
(VTV / - Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Nhận biết được cấu tạo, hình dáng, đặc điểm của cành lá.
- Biết cách vẽ cành lá.	
- Vẽ được cành lá đơn giản.
II. Đồ dùng dạy – học : Bài mẫu, quy trình vẽ cành lá, bài vẽ của HS năm trước.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số cành lá khác nhau, gợi ý để HS nhận biết :
	+ Cành lá phong phú về hình dáng và máu sắc ;
	+ Đặc điểm và cấu tạo của cành lá, hình dáng của chiếc lá.
- HS xem một vài trang trí để các em thấy: cành lá đẹp có thể sử dụng làm hoạ tiết trang trí.
b. Hoạt động 2: Cách vẽ cành lá
- GV yêu cầu HS quan sát cành lá và gợi ý các em cách vẽ.
+ Vẽ phác hình dáng chung của cành lá cho vừa với phần giấy.
+ Vẽ phác cành, cuống lá.
+ Vẽ chi tiết cho giống mẫu.
- Gợi ý HS cách vẽ màu :
+ Có thể vẽ màu như mẫu ;
+ Có thể vẽ màu khác: cành lá non, cành lá già,..
+ Vẽ màu có đậm, có nhạt.
c. Hoạt động 3: Thực hành
- HS làm bài vào vở tập vẽ. GV quan sát, gợi ý HS vẽ:
+ Phác hình chung ; Vẽ rõ đặc điểm của lá cây ;
+ Cách vẽ màu.
d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV hướng dẫn nhận xét một số bài vẽ đẹp (Hình vẽ, đặc điểm của cành lá ; Màu sắc... )
*Yêu mến cảnh đẹp quê hương.
Có ý thức BVMT
Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên
- HS chọn bài vẽ đẹp và xếp loại. GV đánh giá.
3. Củng cố : HS nhắc lại các bước vẽ cành lá.
* Lồng ghép hoạt động ngoài giờ lên lớp: chủ đề 20/11 ( ngày nhà giáo Việt Nam )
Giáo viên cho học sinh hát bài hát bài ca đi học ... Nói về lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam.
4. Nhận xét – Dặn dò : Về nhà xem lại bài vẽ, chuẩn bị bài “Vẽ tranh : Đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam”. 
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
______________________________________
 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN Tiết 31, 32 
Đất quý, đất yêu
(SGK / 84 – Thời gian dự kiến : 70 phút)
I. Mục tiêu :
- Biết đọc đúng, trôi chảy toàn bài ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quí nhất (trả lời được các CH trong SGK).
- Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- HS KT : đọc liền mạch cụm từ và câu.
*GDKNS:
-Xác định giá trị 
-Giao tiếp
-Lắng nghe tích cực 
II. Đồ dùng dạy – học : bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học :	Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài “Thư gửi bà”
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi nội dung đoạn đọc. GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc (GV theo dõi hướng dẫn HSKT luyện đọc)
- GV đọc mẫu toàn bài. HS đọc thầm theo dõi.
- Luyện đọc câu : HS đọc tiếp nối từng câu. GV uốn nắn phát âm và kết hợp rút từ khó hướng dẫn HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh.
- Luyện đọc đoạn : 
+ GV chia đoạn. HS đọc nối tiếp đoạn.
+ Hướng dẫn học sinh cách đọc đoạn 2.
+ GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ chú giải.
- Đọc trong nhóm : HS đọc nối tiếp trong nhóm. GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đồng thanh đoạn 1 .
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài :
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV. 
Câu 1: Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý, tỏ ý trân trọng và mến khách.
Câu 2 : Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu về nước.
Câu 3 : Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật “thiêng liêng, cao quý”, gắn bó máu thịt với người dân Ê-ti-ô-pi-a nên họ không rời xa được.
Tích hợp: GD HS có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương.
Câu 4 : Bốn HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài, phát biểu ý kiến cá nhân. GV và HS nhận xét, tuyên dương. 
 Tiết 2 
c. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại :
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu lần 2. 4HS đọc lại.
- HS từng tốp thi nhau đọc đoạn 2, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (3 – 4 tốp). 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn CN và nhóm đọc hay nhất.
d. Hoạt động 4 : Kể chuyện 
- GV nêu nhiệm vụ.
- Hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh.
+ HS quan sát từng tranh minh họa sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện. 
+ Thứ tự đúng của tranh là : 3 – 1 – 4 – 2.
+ Từng cặp HS nhìn tranh, tập kể một đoạn của câu chuyện.
+ Bốn HS tiếp nối nhau kể trước lớp theo 4 tranh 
+ Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
+ Cả lớp và GV bình chọn người kể hay nhất. 
3. Củng cố : HS nhắc lại nội dung bài.
BVMT: Giáo viên giáo dục học sinh về tình yêu quê hương , mọi người phải có ý thức bảo vệ môi trường cho môi trường thêm xanh tươi, thêm đẹp ...
4. Nhận xét – Dặn dò : Đọc lại bài ở nhà và chuẩn bị bài “Vẽ quê hương”.
- GV nhận xét tiết học.
IV/ Phần bổ sung :.............................................................................................
T O Á N Tiết 51
Bài toán giải bằng hai phép tính ( TT )
(SGK / 51 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 1, bài 2, bài 3 (dòng 2-không yêu cầu viết phép tính, chỉ yêu cầu trả lời)
II. Đồ dùng dạy – học : bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT 1, 2 của bài “Bài toán giải bằng hai phép tính”.
- GV nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn giải bài toán bằng hai phép tính. 
- GV nêu đề toán – Gọi HS đọc lại đề toán. 
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán bằng đoạn thẳng và phân tích .
+ Ngày thứ bảy cửa hàng đó bàn được bao nhiêu chiếc xe đạp ? (6 chiếc xe đạp)
+ Số xe đạp bán được của ngày chủ nhật như thế nào so với ngày thứ bảy ? (Gấp đôi số xe của ngày thứ bảy)
+ Bài toán yêu cầu ta tính gì ? (Tính số xe đạp trong cả hai ngày) 
+ Muốn tìm số xe đạp bán được trong cả hai ngày ta phải biết những gì ? (Phải biết được số xe đạp bán được của mỗi ngày)
+ Đã biết số xe của ngày nào ? Chưa biết số xe của ngày nào ? (Đã biết số xe ngày thứ bảy , chưa biết số xe của ngày chủ nhật.) 
+ Vậy ta tìm số xe của ngày chủ nhật - Gọi 1 HS làm bảng phụ – Cả lớp làm vào vở bài tập – GV nhận xét sửa sai 
b. Hoạt động 2 : Thực hành (GV theo dõi giúp HS KT làm bài)
- HS đọc bài toán. GV hướng dẫn tóm tắt và giải bài toán. 1HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở. GV theo dõi kiểm tra. GV cùng HS nhận xét, sửa sai.
Bài 1 : 
	Tóm tắt	
	 26kg	
Buổi sáng	 ?kg	
Buổi chiều	
Bài giải
Số ki-lô-gam đường cửa hàng bán buổi chiều là :
26 x 2 = 52 (kg)
Số ki-lô-gam đường cửa hàng bán hai buổi là :
26 + 52 = 78 (kg)
 Đáp số : 78 kg
Bài 2 : 
Bài giải
Quãng đường từ chợ huyện về nhà dài là :
18 : 3 = 6 (km)
Quãng đường từ bưu điện tỉnh về nhà dài là :
18 + 6 = 24 (km)
Đáp số : 24 km
Bài 3 : Số ?
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 1HS làm bảng phụ. GV cùng HS chữa bài.
Đáp án : 	20 – 26	;	18 – 13	
3. Củng cố : HS nhắc lại nội dung bài.
4. Nhận xét – Dặn dò : Làm bài tập 1, 2 /51 và chuẩn bị bài “Luyện tập”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
____________________________________________
Buổi chiều 
Tiếng Việt ( bổ sung )
Ôn tập 
Thời gian dự kiến :70 phút
I/Mục tiêu :
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc qua truyện đọc Rơm tháng mười.
- Có khả năng lựa chọn những ý đúng trong bài tập trắc nghiệm .
- Củng cố kiến thức về mẫu câu Ai là gì ? Ai làm gì ? Ở đâu ?
- Làm các bài tập chính tả .
II . Chuẩn bị :
Sách Tiếng Việt và Toán 
 Bảng phụ 
III . Các hoạt động dạy học :
1 . Bài cũ : giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của học sinh 
2 . Bài mới : Giới thiệu bài 
Bài 1 : Đọc truyện sau Bếp .
Giáo viên đọc mẫu 
Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp câu .
Giáo viên sửa sai và ghi những tiếng khó đọc
Đọc những từ khó đọc như hổ phách,sưởi nắng, đầu sân,trắng muốt
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn , giáo viên phân đoạn 
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn . Giáo viên kết hợp giải nghĩa những từ khó hiểu như rơm, nắng hanh tháng mười .
- Đọc đoạn theo nhóm , đại diện nhóm đọc trước lớp 
- Đọc đồng thanh đoạn cuối .
- 1 học sinh đọc toàn bài 
Bài tập 2 : Chọn câu trả lời đúng 
Rơm màu gì ? ( màu vàng óng )
Rơm tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy lúc nào ? ( lúc rơm phơi héo )
Em hiểu hương thơm ngầy ngậy là hương thơm như thế nào ? ( là hương thơm có vị béo ).
Trẻ em chơi những trò chơi nào khi rơm được phơi khắp nơi ?( chạy nhảy , nô đùa , lăn lộn , vật nhau , đi lộn đầu , dựng lều rơm , nằm ngắm bầu trời ).
Từ ấm sực trong câu “ Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre” thể hiện sự quan sát bằng giác quan nào của tác giả ? ( Bằng xúc giác (cảm giác của làn da).
Bộ phận in đậm trong câu “ Những sợi tơ trời trắng muốt bay lửng lơ” Trả lời cho câu hỏi nào ? (Như thế nào ?).
Tiết 2 
Bài 1 : Điền vào chỗ trống :
s hay x 
Nước lên xuống : biển cả 
Nước nằm im : ao hồ 
Nước chảy xuôi , sông suối 
Nước rơi đứng : trời mưa .
ươn hoặc ương 
Vườn cà chua ông tôi trồng nom thật đẹp. Cây cà chua lớn từng ngày . Cây vươn ngọn , vươn tán , rồi ra những chùm hoa vàng xinh xắn .Những đàn bướm rập rờn bay đến . Chân bướm vương đầy phấn hoa . Rồi hoa biến mất , những chùm quả nõn nà xuất hiện. Quả trĩu trịt , làm cành oải xuống , vướng cả lối đi. Cà chua chín đỏ khắp chi chít những chiếc đèn lồng xinh xẻo trong vườn cây.
Bài 2 : Điền vào chỗ trống tiếng thích hợp trong ngoặc đơn :
Anh ta họ bưởi họ bòng
Thêm bàn tay mọc khòng khòng lạ thay.
	( là quả phật thủ )
Thênh thang bay khắp biển trời
Lúc  ...  vừa biểu diễn.
Dặn dò: Ôn lại bài hát.Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung: .................................................................................................................
 THỦ CÔNG Tiết 11
Cắt, dán chữ I, T ( T1 )
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.Với HS khéo tay:
Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: + Mẫu chữ I, T cắt đã dán sẵn; Mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu có kích thước đủ lớn, để rời chưa dán.
+ Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T.
+ Giấy thủ công, bút chì, kéo, hồ dán
HS: Giấy bút chì, kéo, hồ dán
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
Giáo viên giới thiệu các chữ I, T và hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra được nhận xét:
+ Nét chữ rộng 1 ô.Chữ I, chữ T có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải trùng khít nhau.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Kẻ chữ I, T
Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt hai hình chữ nhật. Hình thứ nhất có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô, được chữ I. Hình thứ hai có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô.
Chấm các điểm đánh dấu hình chữ T vào hình chữ nhật thứ hai. Sau đó kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu.
Bước 2: Cắt chữ T
Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ T theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ T, bỏ phần gạch chéo. Mở ra được chữ T.
Bước 3: Dán chữ I, T.
Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán các chữ vào vị trí đã định.
Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng.
Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt chữ I, T.
Hoạt động 3: Thực hành cắt, dán chữ I, T
- Học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ I, chữ T.
- Học sinh thực hành kẻ, cắt, dán các chữ I, T.
- Giáo viên quan tâm giúp đỡ các em còn lúng túng.
- Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên và học sinh nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
- Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hoạt động 4: Nhận xét, củng cố, dặn dò
- Học sinh nêu lại quy trình kẻ, gấp, cắt, dán chữ I, chữ T..
Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: Cắt, dán chữ H, U. 
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
..
_________________________________________
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI Tiết 21
Thực hành : phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
(SGK / 42 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.
Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể. Ví dụ: bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và mẹ Hương (cháu và cô ruột),
II. Đồ dùng dạy – học : Giấy màu, chuẩn bị giấy bút.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS trả lời câu hỏi bài “Họ nội, họ ngoại”. 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Làm việc với phiếu bài tập.
▪ Mục tiêu : Nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ .
▪ Bước 1 : Làm việc theo cặp 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình trang 42, sgk,và làm việc với phiếu bài tập.
	+ Ai là con trai, ai là con gái của ông bà ? 
	+ Ai là con dâu, ai là con rễ của ông bà ? 
	+ Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà ? 
	+ Những ai thuộc họ nội của Quang ? 
	+ Những ai thuộc họ ngoại của Hương ?
Bước 2 : Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung. GV chốt lại ý đúng.
b. Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
▪ Mục tiêu : Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
▪ Cách tiến hành :
Bước 1 : GV vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình.
Bước 2 : Từng HS vẽ và điền tên những người trong gia đình của mình vào sơ đồ.
Bước 3 : HS giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ.
3. Củng cố : Trò chơi xếp hình
▪ Mục tiêu : Củng cố hiểu biết của học sinh về mối quan hệ họ hàng.
▪ Cách tiến hành :
Dùng bìa màu làm mẫu một bộ, căn cứ vào sơ đồ xếp thành hình các thế hệ. Sau đó hướng dẫn các nhóm tự làm và xếp hình. Thi đua giữa các nhóm xem nhóm nào xếp đẹp, đúng.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài “Phòng cháy khi ở nhà”
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_____________________________________________
Tiếng Việt ( bổ sung )
Ôn tập 
Thời gian dự kiến : 35 phút 
I.Mục tiêu :
Viết lại đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về một kỉ niệm của em trong một lần về thăm quê .
II . Chuẩn bị :
Sách Tiếng Việt và Toán trang 76
 Bảng phụ 
III . Các hoạt động dạy học :
1 . Bài cũ : giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của học sinh 
2 . Bài mới : Giáo viên giới thiệu chủ điểm Tới trường 
Giới thiệu bài 
Giáo viên viết đề bài lên bảng. Học sinh đọc lại đề bài .Giáo viên gạch chân các từ trọng tâm.
Gợi ý : Quê nội ( hoặc ngoại ) em ở đâu ? Em thường vế quê khi nào ? Em thích những gì ở quê ? Em nhớ nhất kỉ niệm nào về quê hương ? Kỉ niệm đó gợi cho em suy nghĩ gì ?
Học sinh làm bài , giáo viên hướng dẫn thêm .Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 
3. Củng cố : Giáo dục hs .Nhận xét tiết học .
Thứ hai ngày 7/11/2011
Cô Thủy dạy
_____________________________________
Thứ ba ngày 8/11/2011
Thể dục : Thầy Đông dạy
___________________________________________
TẬP LÀM VĂN Tiết: 11
Nghe –kể: Tôi có đọc đâu! Nói về quê hương
 SGK / 92
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý (BT2).
* Giáo dục bảo vệ môi trường: Giáo dục tình cảm yêu quí quê hương. 
HS giỏi : Kể toàn bộ câu chuyện 
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ chép sẳn phần gợi ý kể chuyện ở bài tập 1. Bảng phụ viết sẵn gợi ý nói về quê hương ở bài tập 2.
III. Hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 HS đọc bài văn viết thư tiết trước. Nêu nhận xét về cách trình bày một bức thư.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm vở bài tập 
Bài 1 : Một HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý
- Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh hoạ
- GV kể chuyện. Kể xong lần một GV hỏi câu hỏi SGK. HS trả lời.
a) Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì ?
b) Người viết thư viết thêm vào thư điều gì ?
c) Người bên cạnh kêu lên như thế nào ?
- GV kể lần 2. Cả lớp lắng nghe.
- Một HS giỏi kể lại chuyện.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe.
- HS nhìn các gợi ý, thi kể lại nội dung câu chuyện trước lớp. Nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỏi : Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào ?
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người hiểu câu chuyện, Biết kể chuyện với giọng khôi hài. 
Bài 2 : Một HS đọc yêu cầu của bài tập và gợi ý SGK.
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài.
- HS tập nói theo cặp về quê hương hoặc nơi em đang ở. Trình bày trước lớp.
- Cả lớp bình chọn những bạn nói về quê hương hay nhất.
* Giáo dục bảo vệ môi trường: Giáo dục tình cảm yêu quí quê hương. 
b. Hoạt động 2 : HS nhớ và viết lại bài vào vở. GV chấm, nhận xét.
3. Củng cố : Hệ thống lại bài học.
4. Nhận xét – dặn dò : Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học . 
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_________________________________________________________
TOÁN Tiết 55
 Nhân số ba chữ số với số có một chữ số 
SGK / 55
 	Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Vận dụng trong giải toán có phép nhân
Bài 1, bài 2 (cột a), bài 3, bài 4
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ
III. Hoạt động dạy – học : 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 8. Một HS làm lại bài 3 tang 54. GV và HS nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Giới thiệu phép nhân 123 x 2 = ?
- GV hướng dẫn tương tự như bài toán nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. 
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc. 
Hỏi : Khi thực hiện phép tính nhân này ta phải thực hiện tính như thế nào ?
HS làm vào bảng con. GV nhận xét, sửa sai và ghi bài lên bảng.
 	– 2 nhân 3 bằng 6, viết 6
 246 	– 2 nhân 2 bằng 4, viết 4
	 	– 2 nhân 1 bằng 2, viết 2 
Vậy 123 x 2 = 246 
- GV đưa phép tính 326 x 3 = ?
- Thực hiện tương tự với phép tính nhân 123 x 2 
GV lưu ý HS phép nhân 326 x 3 = 978 là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục.
b. Hoạt động 2 : Thực hành.
Bài 1 : Tính 
- Một HS đọc yêu cầu đề toán. GV hướng dẫn. Cả lớp làm vào vở bài tập. 2 HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai.
	 624	 840	 903	 568	 381	
Bài 2 : Đặt tính rồi tính .
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. 	121 x 4	201 x 3
- Cả lớp làm vở bài tập. 	 
- Một HS làm bảng phụ. 	 484	 603
- GV và HS nhận xét, sửa sai.
Bài 3 : Giải toán .
- HS đọc bài toán. GV tóm tắt HD cách giải 
- Cả lớp giải vở bài tập. Một em làm bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai.
	Tóm tắt	 Bài giải
Có : 8 hàng	Số vận động viên có tất cả là :
Mỗi hàng có: 105 vận động viên	105 x 8 = 840 (vận động viên) Đáp số : 840 vân động viên
Có tất cả : ... vận động viên ?
Bài 4. HS đọc yêu cầu bài. GV cho HS nhắc lại cách tìm số bị chia. HS làm vào vở bài tập. Một HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai.
	a) X : 4 = 102	b) X : 7 = 118
	X = 102 x 4	X = 118 x 7
	X = 408	X = 826
3. Củng cố: Gọi HS nêu lại cách thực hiện nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
4. Nhận xét – dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài “Luyện tập”.Nhận xét tiết học . 
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(19).doc