Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

 MĨ THUẬT – Tiết : 17

Vẽ tranh : Đề tài chú bộ đội

Thời gian dự kiến : 35 phút

I. Mục tiêu :

Tập vẽ tranh đề tài Chú bộ đội.HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

II. Đồ dùng dạy – học :

- GV : tranh ảnh về đề tài bộ đội ; hình gợi ý cách vẽ ; một số bài vẽ đề tài “Chú bộ đội” của HS năm trước.

- HS : Vở tập vẽ ; màu vẽ.

III. Các hoạt động dạy – học :

1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

2. Bài mới : Giới thiệu bài

a. Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài.

- GV giới thiệu một số tranh, ảnh và gợi ý để học sinh nhận biết :

+ Tranh ảnh về đề tài chú bộ đội ;

+ Tranh vẽ về đề tài chú bộ đội rất phòng phú : bộ đội với thiếu nhi, bộ đội giúp dân, bộ đội hành quân,

+ Ngoài hình ảnh chú bộ đội còn có các hình khác để tranh sinh động hơn.

b. Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh

- GV yêu cầu HS nhớ lại hình ảnh chú bộ đội :

+ Quân phụ : quần, áo, mũ và màu sắc ;

+ Trang thiết bị : vũ khí, xe, pháo, tàu thuỷ, máy bay,

- Gọi ý HS cách thể hiện nội dung. Có thể vẽ :

+ Chân dung chú bộ đội ;

+ Bộ đội trên xe tăng hoặc trên mâm pháo ;

+ Bộ đội tập luyện trên thao trường hoặc đang đứng gác ;

+ Bộ đội vui chơi với thiếu nhi ;

+ Bộ đội giúp dân (thu hoạch mùa, chống bão lụt, )

 

doc 15 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 
Thứ tư ngày 14 /12/2011
	MĨ THUẬT – Tiết : 17	
Vẽ tranh : Đề tài chú bộ đội
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
Tập vẽ tranh đề tài Chú bộ đội.HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II. Đồ dùng dạy – học : 
- GV : tranh ảnh về đề tài bộ đội ; hình gợi ý cách vẽ ; một số bài vẽ đề tài “Chú bộ đội” của HS năm trước.
- HS : Vở tập vẽ ; màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu một số tranh, ảnh và gợi ý để học sinh nhận biết :
+ Tranh ảnh về đề tài chú bộ đội ;
+ Tranh vẽ về đề tài chú bộ đội rất phòng phú : bộ đội với thiếu nhi, bộ đội giúp dân, bộ đội hành quân,
+ Ngoài hình ảnh chú bộ đội còn có các hình khác để tranh sinh động hơn.
b. Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- GV yêu cầu HS nhớ lại hình ảnh chú bộ đội :
+ Quân phụ : quần, áo, mũ và màu sắc ; 
+ Trang thiết bị : vũ khí, xe, pháo, tàu thuỷ, máy bay,
- Gọi ý HS cách thể hiện nội dung. Có thể vẽ :
+ Chân dung chú bộ đội ; 
+ Bộ đội trên xe tăng hoặc trên mâm pháo ;
+ Bộ đội tập luyện trên thao trường hoặc đang đứng gác ;
+ Bộ đội vui chơi với thiếu nhi ; 
+ Bộ đội giúp dân (thu hoạch mùa, chống bão lụt,)
- Hướng dẫn cách vẽ tranh :
+ Vẽ hình ảnh chính trước : chú bộ đội.
+ Ngoài hình ảnh chú bộ đội còn có thêm các hình ảnh khác để tranh sinh động hơn.
+ Tô màu phù hợp với hình ảnh của chú bộ đội.
c. Hoạt động 3 : Thực hành
- HS thực hành vẽ. GV theo dõi hướng dẫn cách vẽ tranh, bố cục của bức tranh cho vừa với khổ giấy.
d. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá :
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm.
- GV hướng dẫn HS chọn bài vẽ đẹp và gợi ý để HS nhận xét : thể hiện nội dung đề tài, bố cục, hình dáng, màu sắc.
- GV và HS tuyên dương những bài vẽ đẹp thể hiện rõ nội dung, đề tài.
3. Củng cố : HS nhắc lại các bước vẽ tranh : Đề tài chú bộ đội
4. Nhận xét – Dặn dò : Chuẩn bị trước bài “Vẽ theo mẫu : vẽ lọ hoa”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
________________________________________________
	 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN Tiết 49,50
Mồ côi xử kiện
(SGK / 139 – Thời gian dự kiến : 70 phút)
I. Mục tiêu :
1. Tập đọc :
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi (trả lời được các CH trong SGK).
2. Kể chuyện :
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
3. HSKT : Đọc đúng, đọc trơn vài câu.
 KNS :
-Tư duy sáng tạo. 
-Ra quyết định: giải quyết vấn đề 
II. Đồ dùng dạy – học :	
 - Tranh minh họa truyện trong SGK. 
 - Bảng phụ chép đoạn văn để hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy – học :	Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu và trả lời câu hỏi bài “Về quê ngoại”. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc (GV theo dõi hướng dẫn HS KT luyện đọc)
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi đọc thầm.
- Luyện đọc câu : HS tiếp nối đọc từng câu. GV sửa sai phát âm và rút từ khó hướng dẫn HS đọc cá nhân, đồng thanh. 
- Luyện đọc đoạn : Đọc tiếp nối 3 đoạn
+ GV hướng dẫn giải nghĩa từ chú giải.
+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 1.
- Luyện đọc trong nhóm : đọc tiếp nối 3 em
- Cả lớp đồng thanh đoạn 3.
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài :
- HS đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi nội dung đoạn. GV và HS nhận xét, bổ sung.
Câu 1 : Chủ quán, bác nông dân, Mồ côi.
Câu 2 : Chủ quán kiện bác nông dân về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. 
Câu 3 : Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mùa gì cả.
Câu 4 : Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
Câu 5 : Em hãy đặt tên khác cho truyện. 
 Tiết 2 
c. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại :
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm đoạn 3. Gọi một số HS đọc diễn cảm.
- Gọi hai tốp HS (mỗi tốp 4 em) tự phân vai thi đọc truyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
d. Hoạt động 4 : Kể chuyện :
- GV nêu nhiệm vụ.
- HS quan sát 4 tranh minh hoạ ứng với nội dung 3 đoạn trong truyện.
- Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện.
+ 1 HS đọc yêu cầu của bài. GV kể mẫu đoạn 1.
+ Từng cặp HS tập kể 
+ Ba HS tiếp nối nhau thi kể lại 3 đoạn của câu chuyện (theo các tranh). 
+ Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
+ Cả lớp và GV bình chọn người kể hay nhất.
3. Củng cố : Câu chuyện này ca ngợi ai ?
4. Nhận xét – Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài “Anh đom đóm”.
- Gv nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TOÁN - Tiết 81
Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)
(SGK / 81 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ qui tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.Bài 1, bài 2, bài 3
- HSKT : giảm bớt số lượng bài tập.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ làm bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 4 HS làm bài tập số 3 SGK / 81. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn.
- Viết lên bảng 2 biểu thức : 30 + 5 : 5
- GV cho HS nêu thứ tự cách tính giá trị của biểu thức trên : Thực hiện phép tính chia (5 : 5) trước rồi thực hiện phép cộng sau.
- GV nêu tiếp : Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau, ta có thể kí hiệu như thế nào ?
- GV nêu kí hiệu thống nhất : Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau, người ta viết kí hiệu dấu ngoặc ( ) vào như sau : (30 + 5) : 5 rồi quy ước là : Nếu biểu thức có dấu ngoặc đơn thì trước tiên phải thực hiện phép tính trong ngoặc.
- GV cho HS tính giá trị của biểu thức : 	(30 + 5) : 5 = 35 : 5
 = 7 
- Vậy khi tính giá trị của biểu thức chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thức hiện các phép tính đúng thứ tự.
- Viết lên bảng biểu thức 3 x (20 - 10) HS nêu cách tính giá trị của biểu thức này và thức hành tính : 	3 x (20 – 10) = 3 x 10 
 = 30
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng qui tắc. 
b. Hoạt động 2 : Thực hành (GV theo dõi hướng dẫn HS KT làm bài)
Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức :
- HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn.
- 2 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vài vở. GV và HS nhận xét, sửa sai.
a) 90 – (30 – 20) = 90 – 10	b) 100 – (60 + 10) = 100 – 70
	 = 80	 = 30
c) 135 – (30 + 5) = 135 – 35	d) 70 + (40 – 10) = 70 + 30
	 = 100	 = 100
Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức : 
- Tiến hành như bài tập 1.
a) (370 + 12) : 2 = 382 : 2	b) (231 – 100) x 2 = 131 x 2
	 = 191	 = 262
c) 14 x (6 : 2) = 14 x 3	d) 900 – (200 – 100) = 900 – 100
	 = 42	 = 800	
Bài 3: Giải toán	Bài giải
- HS đọc bài toán. 	Mỗi đội có số bạn là :
- GV tóm tắt và hướng dẫn giải.	88 : 2 = 44 (bạn)
- 1 HS giải trên bảng phụ.	Mỗi hàng có số bạn là :
- Cả lớp làm vào vở. 	44 : 4 = 11 (bạn)
- GV và HS nhận xét, sửa sai.	Đáp số : 11 bạn
3. Củng cố : HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn.
4. Nhận xét – Dặn dò : Học thuộc quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn; làm BT2 SGK / 82 và chuẩn bị bài “Luyện tập”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_______________________________________________
Tiếng việt ( bổ sung )
Ôn tập 
Thơi gian dự kiến : 70 phút 
I/Mục tiêu :
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc qua truyện đọc Sài gòn tôi yêu.
- Có khả năng lựa chọn những ý đúng trong bài tập trắc nghiệm .
- Làm các bài tập chính tả .
II . Chuẩn bị :
Sách Tiếng Việt và Toán 
 Bảng phụ 
III . Các hoạt động dạy học :
1 . Bài cũ : giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của học sinh 
2 . Bài mới : Giới thiệu bài 
- Giáo viên đọc mẫu 
Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp câu .
Giáo viên sửa sai và ghi những tiếng khó đọc
Đọc những từ khó đọc như 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn , giáo viên phân đoạn.
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn . Giáo viên kết hợp giải nghĩa những từ khó hiểu như chân thành .
- Đọc đoạn theo nhóm , đại diện nhóm đọc trước lớp 
- Đọc đồng thanh đoạn cuối .
- 1 học sinh đọc toàn bài 
Bài tập 2 : Chọn câu trả lời đúng: Theo thứ tự 
Ý 1 
 Ý 3 
 Ý 2
 Ý 1 
Ý 2 
Tiết 2 
Bài 1 : Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm :
Nụ cười của cô gái chân tình , tươi tắn.
Người sài Gòn rất thắnng thắn, chân thành.
Người Sài Gòn rất thẳng thắn , chân thành.
Bài 2) 
a) Điền chữ r , d , gi .
Thứ tự : giấc , ri , rì , rặng ,duối
	b) Mặc , mắt 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.
3) Củng cố : Giáo dục học sinh.	
Nhận xét tiết học .
_________________________________________________
Toán ( bổ sung )
Ôn tập 
Thời gian dự kiến : 35 phút 
I. Mục tiêu :
- Củng cố kiến thức về tính giá trị biểu thức ( trong ngoặc đơn ).
II/ Đồ dùng dạy học :
Phiếu bài tập , sách thực hành 
III/ Các hoạt động dạy học :
Bài 1 : Tính giá trị biểu thức 
46 + (12 – 8 ) = 37 – ( 11 + 9 ) = 
 = = 
b) 40 – 13 – 7 = 68 +12 – 42 = 
 = = 
Bài 2 : Tính giá trị biểu thức :
(23 + 11 ) x 2 = (45 – 11 ) x 3 = 
 = =
b) ( 17 + 43 ) :6 = ( 60 – 15 ): 5 = 
 = = 
3) Củng cố : Giáo dục học sinh , nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 15 /12 / 2011
Thể dục : Thầy Đông dạy
___________________________________________
CHÍNH TẢ (nghe – viết) ; Tiết 33
Vầ ... ương hướng tuần tới 18:
- Thường xuyên hệ thống ôn tập, chấm chữa bài cho HS.
- Chuẩn bị kiểm tra định kì lần 1.
- Theo dõi, nhắc nhở kịp thời những HS vắng học không có lí do.
- Phát động phong trào sưu tầm tranh, ảnh về các hoạt động thể hiện “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
_______________________________________________
Buổi chiều 
ÂM NHẠC
Học hát Dành cho địa phương tự chọn 
Bài cây đa Bác Hồ 
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: 
 Học sinh biết hát đúng giai điệu và thuộc lời cùa bài Cây đa Bác Hồ.
 Giáo dục yêu thích dân ca và các loại nhạc cụ dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv : Chép lời vào bảng phụ.
Tranh ảnh một vài nhạc cụ dân tộc.
Nhạc cụ, băng nhạc.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Dạy bài hát Cây đa Bác Hồ.
- Cho học sinh ôn lại lời 1, hát đúng giai điệu.
- Học sinh đọc lời ca.
- Giáo viên hát mẫu.
- Giáo viên dạy hát từng câu.
- Luyện tập luân phiên theo nhóm.
- Hát lời 1 và lời 2, khi hát kết hợp gõ đệm ( đệm theo phách ).
- Hát kết hợp với múa đơn giản.
- Từng nhóm học sinh biểu diễn trước lớp.
Hoạt động 3: Củng cố nhận xét, dặn dò
Cho học sinh hát lại bài hát .
Cho học sinh nghe bài hát thiếu nhi.
Dặn dò: Ôn lại bài hát.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
............................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
THỦ CÔNG Tiết 17 
Cắt, dán chữ VUI VẺ( Tiết 1)
 	TGDK: 35 phút
I /Mục tiêu:
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối.
Với HS khéo tay:
Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Các chữ dán phẳng, cân đối.
II/Đồ dùng dạy học:
- GV: + Mẫu chữ VUI VẺ.
+ Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
+ Giấy thủ công, bút chì, kéo, hồ dán
- HS: Giấy bút chì, kéo, hồ dán
III/. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2.Bài mới:
 GV giới thiệu bài
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- Giáo viên giới thiệu các chữ VUI VẺ yêu cầu học sinh quan sát và nêu tên các chữ cái trong mẫu chữ.Đồng thời nhận xét các khoảng cách trong các chữ.
- Gọi học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ V, U, E, I.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
+Bước 1: Kẻ cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi.
+Bước 2: Dán thành chữ VUI VẺ
kẻ một đường chân, sắp xếp các chữ đã cắt được trên đường chuẩn như sau: Giữa các chữ cái trong chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 1ô; giữa chữ VUI và chữ Vẻ cách nhau 2ô.Dấu hỏi phía trên chữ E.
- Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán các chữ vào vị trí đã định.
- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng.
Hoạt động 3: Thực hành cắt, dán chữ H,U
- Học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ VUI VẺ
- Học sinh thực hành kẻ, cắt, dán các chữ VUI VẺ trên giấy nháp.
- Giáo viên quan tâm giúp đỡ các em còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xét, củng cố, dặn dò
- Học sinh nêu lại quy trình kẻ, gấp, cắt, dán chữ VUI VẺ
- Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: Cắt, dán chữ VUI VẺ ( TT ). 
- Nhận xét tiết học.
IV /Bổ sung:
..............................................................................................................
 	______________________________________________
 TỰ NHIÊN & XÃ HỘI Tiết 34
Ôn tập và kiểm tra học kì 1
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh cơ quan đó.
II. Đồ dùng dạy – học :
 GV:- Hình các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. 
 - Thẻ ghi tên các cơ quan chức năng của các cơ quan đó.
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : An toàn khi đi xe đạp. GV nhận xét.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Chơi trò chơi “ Ai nhanh ? Ai đúng ” 
Mục tiêu : thông qua trò chơi, HS có thể nêu được tên và chức năng, các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. 
Bước 1 : GV chuẩn bị tranh sơ đồ các hoạt động, yêu cầu HS dùng các thẻ ghi tên chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó gắn vào những chỗ thích hợp.
Bước 2 : Tổ chức cho HS quan sát tranh và gắn được thẻ vào tranh (nhóm 6 em).
- GV và HS nhận xét, sửa sai. 
b. Hoạt động 2 : Trò chơi “Ai nhanh ? Ai đúng ?
Mục tiêu : HS kể tên một số bệnh thường gặp ở các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nước tiểu và cách đề phòng.
 Bước 1 : Chia nhóm và thảo luận và ghi vào bảng nhóm.
Bước 2 : Từng nhóm đính bảng nhóm lên.
Bước 3 : GV và HS nhận xét, tuyên dương nhóm nào ghi đúng, nhanh, nhiều nhóm đó thắng.
3. Củng cố : Nêu cách đề phòng các bệnh đó.
4. Nhận xét – dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị tiết sau học ôn tập tiếp theo.
- Nhận xét tiết học .
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
__________________________________________________________________
Thứ hai ngày 19/12/2011 Cô Thuỷ dạy
_______________________________________________
Thứ ba ngày 20/12/2011
Thể dục : Thầy Đông dạy
_____________________________________________
 TẬP LÀM VĂN Tiết 17
Viết về thành thị, nông thôn
SGK / 147
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
- Viết được một bức thư ngắn cho bạn (khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn.
+ HSKT: Viết được 6 đến 7 câu
*GDBVMT : Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết trình tự mẫu của lá thư.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 - 3 HS kể lại truyện Kéo cây lúa lên 
- Một số em kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm vở bài tập.
- HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề bài.
- Gọi một số HS khá giỏi nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình. 
- GV nhắc HS có thể viết lá thư khoảng 10 câu hoặc dài hơn. Trình bày thư cần đúng thể thức, nội dung hợp lý.
- HS làm vào vở bài tập, GV theo dõi, giúp đỡ thêm HSKT, HS yếu.
- HS đọc bức thư trước lớp, GV nhận xét, chấm điểm một số bài viết.
Tích hợp : Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.
3. Củng cố : HS nêu lại cách trình bày một bức thư.
4. Nhận xét – dặn dò : Dặn HS về nhà hoàn thành tiếp bài làm (nếu chưa xong) 
- Nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
_____________________________________________
TOÁN Tiết 85
Hình vuông
SGK / 85
 Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
- Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.
- Vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông).
 Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4
+ HSKT: giảm bt4
II. Đồ dùng dạy – học : Bộ đồ dùng dạy học toán 3.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3 HS nêu lại đặc điểm của hình chữ nhật. 
- Gọi 2 HS lên vẽ 1 hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông 	 A	 B
- GV vẽ bảng hình vuông lên bảng và hướng dẫn.
- Các góc ở các đỉnh của hình vuông là góc như thế nào ?
- 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông.
- Dùng ê ke để kiểm tra lại góc vuông.	
- So sánh độ dài các cạnh của hình vuông ? 	 D	 C 
- 4 cạnh có độ dài bằng nhau : AB = BC = CD = CA	 
- GV dùng thước đo để kiểm tra lại các cạnh của góc vuông.
- Thế nào là hình vuông ? (Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau)
- Kể một số đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông.
b. Hoạt động 2 : Thực hành 
Bài 1 : Tô màu hình vuông trong các hình sau 
- HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm vở bài tập. Gọi 2 , 3 HS đọc lại bài làm. Nhận xét, sửa sai.
Bài 2 : Đo rồi ghi số đo độ dài mỗi cạnh hình vuông.
- Cả lớp làm vở bài tập. Gọi HS nêu miệng. Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 3 : Kẻ thêm một đoạn thẳng váo mỗi hình sau để được hình vuông. 
- HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm vào vở. GV chấm điểm, sửa sai. 
Bài 4 : Vẽ hình theo mẫu :
- HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm vở bài tập. Một em làm bảng phụ. GV chấm, nhận xét, sửa sai 
3. Củng cố : HS nhắc lại đặc điểm của hình vuông. Nêu một số đồ vật có dạng hình vuông.
4. Nhận xét – dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài “Chu vi hình chữ nhật”
- Nhận xét tiết học . 
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ........................ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
______________________________________________
Tiếng Việt ( bổ sung )
Ôn tập 
Thời gian dự kiến : 35 phút
I/ Mục tiêu : Củng cố kiến thức về đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? 
Viết một đoạn văn (6 – 7 câu ) về thành thị ( hoặc vùng quê ) nơi em ở hoặc nơi em yêu thích.
II/ Đồ dùng dạy học : Sách thực hành 
III/ Các hoạt động dạy học :
Bài 1 : Đạt câu theo mẫu Ai thế nào ? để nói về :
Nắng gió , cơn mưa ... Sài Gòn .
 Vẻ đẹp của Hồ Gươm ( Hà Nội )
Tính tình của con chim nhỏ luôn kêu : Đây là của ta , của ta !
Bài 2 :Viết một đoạn văn (6 – 7 câu ) về thành thị ( hoặc vùng quê ) nơi em ở hoặc nơi em yêu thích.
Gợi ý : Đó là thành phố ( vùng quê) ở đâu ? Thành phố ( vùng quê ) đó có những gì làm em yêu thích ?...
Giáo viên cho thêm một số gợi ý , học sinh làm bài .
Một em đọc bài làm của mình .
Giáo viên và học sinh nhận xét , sửa sai .
3) Củng cố : Giáo dục học sinh 
Nhận xét tiết học .
________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(25).doc