Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

Thể dục

( Thầy Đông dạy )

 Chính tả (nghe – viết) Tiết 43

Ê – đi – xơn

 SGK / 33– Thời gian dự kiến : 35 phút

I. Mục tiêu :

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, bài viết không mắc quá 5 lỗi.

- Làm đúng BT (2) a : ch hay tr

II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết bài tập 2.

III. Các hoạt động dạy – học :

1. Kiểm tra bài cũ : GV đọc cho HS viết một số từ : trở thành, nhanh trí, tiến sĩ, hiểu rộng. GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới : Giới thiệu bài

a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết chính tả

- GV đọc mẫu bài chính tả “Ê – đi – xơn”. HS đọc lại.

+Những chữ nào trong bài viết hoa? Tên riêng Ê- đi- xơn được viết như thế nào ?

- HS viết từ khó : Ê – đi - xơn, vĩ đại, sáng tạo, kì diệu.

- GV đọc cho HS viết. Đọc thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở. Hết bài, GV đọc lại một lần toàn bài cho HS soát lỗi.

- Chấm chữa bài : GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì.

- Chấm khoảng 5 đến 7 bài.

b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập.

Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài. Hướng dẫn làm vở, sau đó gọi HS nêu bài làm. GV cùng cả lớp nhận xét, sửa sai.

Lời giải : + Thứ tự cần điền : tròn – trên – chui.

 + Là mặt trời.

3. Củng cố : GV nhận xét, chữa lỗi bài chính tả.

4. Dặn dò : Về nhà viết lại những chữ viết sai. GV nhận xét tiết học.

 

doc 17 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012
Cô Thuỷ dạy 
___________________________________________________________________
Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2012
Thể dục 
( Thầy Đông dạy )
______________________________________________
 Chính tả (nghe – viết) Tiết 43
Ê – đi – xơn
 SGK / 33– Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu : 	
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, bài viết không mắc quá 5 lỗi.
- Làm đúng BT (2) a : ch hay tr
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : GV đọc cho HS viết một số từ : trở thành, nhanh trí, tiến sĩ, hiểu rộng. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết chính tả 
- GV đọc mẫu bài chính tả “Ê – đi – xơn”. HS đọc lại.
+Những chữ nào trong bài viết hoa? Tên riêng Ê- đi- xơn được viết như thế nào ?
- HS viết từ khó : Ê – đi - xơn, vĩ đại, sáng tạo, kì diệu. 
- GV đọc cho HS viết. Đọc thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở. Hết bài, GV đọc lại một lần toàn bài cho HS soát lỗi.
- Chấm chữa bài : GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Chấm khoảng 5 đến 7 bài.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài. Hướng dẫn làm vở, sau đó gọi HS nêu bài làm. GV cùng cả lớp nhận xét, sửa sai.
Lời giải : 	+ Thứ tự cần điền : tròn – trên – chui.
	+ Là mặt trời.
3. Củng cố : GV nhận xét, chữa lỗi bài chính tả.
4. Dặn dò : Về nhà viết lại những chữ viết sai. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
______________________________________________
Toán: Tiết 107
Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính 
 SGK / 110 – Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu : 
- Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
Bài 1, bài 2, bài 3
II. Đồ dùng dạy – học : 
- Một số mô hình hình tròn, mặt đồng hồ ; Com pa dùng cho GV và HS.
III. Các hoạt động dạy – học : 
M
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS xem lịch theo yêu cầu của giáo viên. 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
B
A
a. Hoạt động 1 : Giới thiệu hình tròn.
O
- GV đưa ra 1 số vật thật có dạng hình tròn.	
Giới thiệu mặt đồng hồ có dạng hình tròn. 
- GV giới thiệu 1 hình tròn vẽ sẵn trên bảng. 
Giới thiệu tâm 0, bán kính OM, đường kính AB.
- Nhận xét : Trong hình tròn : 	– Tâm O là trung điểm của đường kính AB.
	– Độ dài đường kính gấp 2 lần độ dài bán kính.
b. Hoạt động 2 : Giới thiệu cái com pa và cách vẽ hình tròn.
- Cho HS quan sát cái compa và giới thiệu cấu tạo của com pa, công dụng của com pa.
- Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm 0, bán kính 2cm : 
– Xác định khẩu độ com pa bằng 2cm trên thước.
– Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn.
c. Hoạt động 3 : Thực hành 
Bài 1 : 	a) Viết chữ thích hợp vào chổ chấm 
- HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm vở bài tập. 1HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét.	
+ Các bán kính có trong hình tròn là : OA ; OB ; OC ; OD.
+ Các đường kính có trong hình tròn là : AB ; CD.
b) Đúng ghi Đ, sai ghi S.
- Cả lớp làm vở BT. Gọi vài em nêu miệng bài làm. GV và HS nhận xét, sửa sai.
Đáp án : Thứ tự cần điền : Đ – Đ – S – S.
Bài 2 : Vẽ hình tròn. 
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. 
- Cả lớp làm VBT. GV chấm, nhận xét, sửa sai.
Bài 3 : 	a) Vẽ đường kính AB, đường kính MN trong hình tròn.
- HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm vở. GV nhận xét, sửa sai. 
3. Củng cố : GV gọi 2 – 3 HS nhắc lại phần nhận xét SGK. 
4. Dặn dò : Chuẩn bị trước bài “Vẽ trang trí hình tròn”. GV nhận xét. 
IV. Phần bổ sung: 
..
_________________________________________
Anh văn 
Cô Vi Anh dạy
___________________________________________________________________
Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2012
MĨ THUẬT – Tiết : 22
Vẽ trang trí :Vẽ màu vào dòng chữ nét đều
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu : 
- Làm quen với chữ nét đều.
- Biết cách tô màu vào dòng chữ và tô được màu dòng chữ nét đều.
- HS khá giỏi : Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ, tô màu đều, kín nền, rõ chữ.
- Giáo dục HS tính thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy – học :
- GV: Sưu tầm một số dòng chữ nét đều ; bảng mẫu chữ nét đều ; một số bài vẽ của HS.
- HS : Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu nhiều mẫu chữ đều và chia nhóm cho HS thảo luận theo gợi ý.
+ Mẫu chữ nét đều của nhóm em có màu gì ?
+ Nét của mẫu chữ to (đậm) hay nhỏ (thanh) ? Độ rộng của chữ có bằng nhau không?
+ Ngoài mẫu chữ ra có vẽ thêm hình trang trí không ?
- GV kết luận :
+ Các nét chữ đều bằng nhau.
+ Trong một dòng chữ, có thể có một màu hay hai màu ; có màu nền hoặc không có màu nền.
b. Hoạt động 2 : Cách vẽ màu vào dòng chữ.
- GV nêu yêu cầu bài tập : Tên dòng chữ ; các con chữ, kiểu chữ.
- GV gợi ý cách vẽ.
+ Chọn màu theo ý thích.
+ Vẽ màu trước – màu sát nét chữ
+ Vẽ màu ở xung quanh chữ trước, ở giữa sau.
+ Màu của các dòng chữ phải đều.
c. Hoạt động 3 : Thực hành.
- HS thực hành vẽ. GV quan sát và gợi ý cho từng nhóm.
- Hướng dẫn HS cách vẽ : Vẽ màu theo ý thích ; không vẽ màu ra ngoài nét chữ.
d. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS nhận xét :	+ Cách màu có rõ ràng không ?
+ Màu chữ và màu nền được vẽ như thế nào ?
- GV và HS bình chọn, tuyên dương.
3. Củng cố : HS nhắc lại cách vẽ màu vào dòng chữ nét đều.
* Lồng ghép hoạt động ngoài giờ: hát múa về Đảng cộng sán Việt Nam .
4. Nhận xét – Dặn dò : Chuẩn bị trước bài “Vẽ theo mẫu : vẽ cái bình đựng nước”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
____________________________________________________
 	TẬP ĐỌC – Tiết 66
Cái cầu
(SGK / 34 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Đọc đúng, trôi chảy ; biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu ND: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất (trả lời được các CH trong SGK; thuộc được khổ thơ em thích).
- Giáo dục về tình cảm gia đình.
II. Đồ dùng dạy – học : Tranh minh họa bài đọc trong SGK ; bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi nội dung đoạn đọc bài “Nhà bác học và bà cụ”.
- GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- GV đọc diễn cảm bài thơ. 
- Luyện đọc câu : HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ, GV rút từ HS đọc sai để luyện đọc CN – ĐT.
- Luyện đọc từng khổ thơ. 
+ GV hướng dẫn cách đọc ngắt nghỉ khổ thơ 1.
+ HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ : chum, ngòi, sông Mã.
- Luyện đọc khổ thơ theo nhóm 2 em. 
- Thi đọc giữa các nhóm. Nhận xét – tuyên dương.
- Cả lớp đồng thanh toàn bài. 
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài : 
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm từng khổ thơ, trả lời lần lượt từng câu hỏi. 
Câu 1 : Người cha làm nghề xây dựng cầu.
Câu 2 : Bạn nhỏ nghĩ đến sợi tơ nhỏ, ngọn gió, như chiếc cầu giúp sáo sang sông. 
Câu 3 : Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu trong tấm ảnh - Cầu Hàm Rồng. Vì đó là chiếc cầu do cha bạn nhỏ và các đồng nghiệp làm nên.
Câu 4 : Em thích nhất câu thơ nào. Vì sao ?
c. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại :
- GV đọc bài thơ. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ với giọng tình cảm.
- HS tự học thuộc lòng khổ thơ theo ý thích.
- GV tổ chức cho HS đọc thuộc từng khổ thơ trước lớp.
- 2 HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ theo ý thích.
- GV và cả lớp bình chọn HS đọc hay nhất và tuyên dương.
3. Củng cố : Gọi 1 vài HS đọc thuộc lòng lại bài thơ. 
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị trước bài “Nhà ảo thuật”.
- GV nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
___________________________________________________
TOÁN – Tiết : 108
Ôn tập 
( Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu : 
- Biết dùng com pa để vẽ (theo mẫu) các hình trang trí hình tròn đơn giản.
II. Đồ dùng dạy – học : com pa, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy – học : 
1. Kiểm tra bài cũ :
- 2 HS nêu lại phần nhận xét của bán kính hình tròn, tâm, đường kính, bán kính.
- GV nhận xét, đánh gia.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Thực hành 
Bài 1 : Vẽ hình theo các bước sau : 
- Một HS đọc yêu cầu. GV giúp HS nắm yêu cầu. HS thực hành vẽ theo mẫu. GV theo dõi hướng dẫn thêm.
Bước 1 : Vẽ hình tròn tâm O, bán kính bằng 
“2 cạnh ô vuông”, sau đó ghi các chữ A, B, C, D.
Bước 2 : Dựa trên hình mẫu, HS vẽ phần hình 
tròn tâm A, bán kính AC và phần hình tròn 
tâm B, bán kính BC.
Bài 2 : Tô màu hình đã vẽ trong bài 1
- HS tô màu theo ý thích. 
- GV theo dõi nhắc HS cách tô màu.
3. Củng cố : GV nhận xét về cách vẽ và cách tô màu của HS.
4. Nhận xét – Dặn dò : Chuẩn bị trước bài “Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số”. 
- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
LUYỆN TỪ & CÂU - Tiết 22
Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi ?
(SGK / 35 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học (BT1).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT2 a/b/c hoặc a/b/d).
- Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài (BT3).
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết sẵn bài tập 2, 3 
II ... gian dự kiến : 35 phút
I.Mục tiêu :
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần)
II.Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ. 
III.Các hoạt động dạy – học : 
1.Kiểm tra 20 phút :
Đề bài
Bài 1( 4đ): Điền dấu ( > , < , = ) ?	
	5869. . . . 5986	1000m . . . . .1km
 3642. . . .3624 1kg . . . . .1500g
Bài 2 ( 2đ): Viết các số:9450 ;9504 ; 9540 ; 9405 
Theo thứ tự từ lớn đến bé: . . . .. .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Theo thứ tự từ bé đến lớn: . . .. . .. .. .. . . . . . . . . .. . . . . . . . . .
Bài 3(2đ) : Đặt tính rồi tính:
4529 + 3369 2607 + 4859
Bài 4 : Một kho có 6470 kg gạo tẻ và 825 kg gạo nếp . Hỏi kho đó có tất cả bao nhiêu ki - lô - gam gạo ?
Biểu điểm chấm
Bài 1 : (4 điểm) : Mỗi ý đúng được 1 điểm.
Bài 2 : (2 điểm) : Mỗi phép tính đúng được 1 điểm.
Bài 3: (2 điểm) : Mỗi phép tính đúng được 1 điểm.
Bài 4 : (2 điểm) : Mỗi lời giải 0,5 đ ; phép tính đúng được 1điểm ; đáp số 0,5 điểm.
2.Bài mới : Giới thiệu bài 
Hoạt động 1 : Luyện tập 
Bài 1 : Viết thành phép nhân và ghi kết quả.
- HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn : 	
	a) 3217 + 3217 = 3217 x 2 = 6434
b) 1082 + 1082 + 1082 = 1082 x 3 = 3246	
c) 1109 + 1109 + 1109 + 1109 = 1109 x 4 = 4436
- Cả lớp làm vở BT. HS nêu miệng bài làm.
Bài 3 : Giải toán
- HS đọc bài toán. GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS làm bài.
+ Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết trên cả 3 xe còn lại bao nhiêu lít xăng ta phải đi tìm gì ?
- Một em làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở. GV chấm, nhận xét, sửa sai.
Bài giải
Số lít xăng cả 3 xe chở là :
1125 x 3 = 3375 (l)
Số lít xăng còn lại trên cả 3 xe là :
3375 – 1280 = 2095 (l)
Đáp số : 2095 l xăng
3.Củng cố : Gọi HS nêu lại cách nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
4.Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài “Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tiếp theo)”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
_____________________________________________
Tập làm văn Tiết 22
Nói, viết về người lao động trí óc 
	SGK / 40 - Thời gian dự kiến : 35 phút	
I.Mục tiêu : 
- Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK (BT1). 
- Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) (BT2).
II.Đồ dùng dạy – học : Tranh minh họa SGK. Bảng phụ viết 3 câu hỏi gợi ý SGK. 
III.Các hoạt động dạy – học : 
1.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống. 
- GV nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới : Giới thiệu bài 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm vở bài tập 
Bài 1 : HS đọc yêu cầu và các gợi ý 
- Hai HS kể tên 1 số nghề lao động trí óc mà em chọn kể theo gợi ý sgk. 
- Từng cặp HS tập kể rồi thi kể trước lớp. GV cùng cả lớp nhận xét. 
Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài. GV nêu yêu cầu của bài. HS viết vào vở những điều em vừa kể khoảng 7 câu. HS viết bài vào vở. Gọi HS đọc bài viết của mình trước lớp. 
Cả lớp và GV nhận xét.
3.Củng cố : Gọi 2 HS nói về nghề lao động trí óc mà các em được biết qua giờ học.
4.Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung: 
.
__________________________________________________
Sinh hoạt tập thể
I/Nhận xét tuần qua :
 - Các em lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè: 
 - Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng tóc cắt ngắn. 
 - Các em có ý thức trong học tập
Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài giúp bạn trong học tập Hồng , Giang , Oanh 
Đi học đầy đủ, đúng giờ..:
Có ý thức giữ vệ sinh trường lớp.
Lao động dọn vệ sinh sân trường tương đối tốt .
II/ Phương hướng tuần tới :
Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
Tăng cường việc kiểm tra bài trên lớp.
Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp.
Tiếp tục thu các khoản tiền đặc biệt là tiền nước
Cần bảo đảm an toàn giao thông trên đường đi học.
Chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn 
____________________________________________________
Buổi chiều: Âm nhạc Tiết : 22
Ôn tập bài hát “Cùng múa hát dưới trăng”
Giới thiệu : khuông nhạc và khoá Sol
SGK / 20 – Thời gian dự kiến : 35 phút
I.Mục tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Biết khuông nhạc, khoá Son và các nốt trên khuông.
II.Đồ dùng dạy – học :
Một số động tác phụ hoạ theo bài hát.
III.Các hoạt động dạy – học :
1.Kiểm tra bài cũ : Gọi HS hát bài “Cùng múa dưới trăng”.
2.Bài mới : GV giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng 
- GV giúp HS hát đúng những tiếng có luyến trong bài.
- Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm hát như sau :
Nhóm 1: Mặt trăng tròn nhô lên ; Toả sáng xanh khu rừng
Nhóm 2: Thỏ mẹ và thỏ con ; Nắm tay cùng vui múa.
Nhóm 3: Hươu, nai, sóc đến xem ; Xin mời vào nhảy cùng.
Cả lớp: La la lá la lá la ; Cùng múa hát dưới trăng. La la lá la lá la ; Cùng múa hát dưới trăng.
Hoạt động 2 : Giới thiệu khuông nhạc và khoá Son 
1) Khuông nhạc: Gồm 5 dòng kẻ song song cách đều nhau các dòng kẻ và các khe giữa hai dòng kẻ được tính từ dưới lên (gồm 5 dòng, 4 khe).
2) Khoá Son: Khoá Son đặt đầu khuông nhạc. Nốt Son đặt trên dòng kẻ thứ hai.
3.Củng cố : Cả lớp hát kết hợp động tác phụ hoạ bài hát “Cùng múa hát dưới trăng”. 
4.Dặn dò : Dặn HS Luyện hát thêm ở nhà và chuẩn bị trước bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
_______________________________________________________
THỦ CÔNG Tiết 22
Đan nong mốt ( T2 )
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu:
 - Biết cách đan nong mốt.
- Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.
- Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
Với HS khéo tay:
- Kẻ, cắt được các nan đều nhau.
- Đan được tấm đan nong mốt. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hoà.
- Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa.
- Tranh quy trình đan nong mốt.
- Các nan đan mẫu ba màu khác nhau, bài màu, bút chì kéo, hồ dán,...
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Học sinh thực hành đan nong mốt
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh nhắc lại quy trình đan nong mốt. Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong mốt:
+ Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
+ Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa.
+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.
- Trong khi học sinh thực hành, giáo viên quan sát, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho học sinh trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Khen ngợi những tấm đan đẹp, đúng kĩ thuật.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh.
Hoạt động 2: Nhận xét, củng cố, dặn dò
- Nhắc lại cách đan nong mốt
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng đan của học sinh.
Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: Đan nong đôi.
- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ............................................................................................................... ......................................................................................................................................
_____________________________________________________
Tự nhiên và Xã hội: Tiết: 44
	Rễ cây (tiếp theo)	
SGK / 84 – Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
- Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người.
- Giáo dục HS biết yêu thích thực vật.
II. Đồ dùng dạy – học :
- Hình trong SGK trang 84, 85 SGK ; Sưu tầm các loại rễ cây.	
III. Các hoạt động dạy – học : 
1.Bài cũ : Học sinh trả lời bài Rể cây tiết trước. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
▪ Mục tiêu : Nêu chức năng của rễ cây.
▪ Cách tiến hành :
Bước 1: Làm việc theo nhóm. Giáo viên nêu yêu cầu thảo luận.
- Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn theo gợi ý sau:
+ Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK trang 84 ?
+ Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được ?
+ Theo bạn, rễ có chức năng gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV mời đại diện một số nhóm HS lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên.
- Bước 3: GV chốt lại: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
▪ Mục tiêu : Kể ra được ích lợi của một số rễ cây.
▪ Các bước tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, chỉ đâu là rễ của những cây có trong các hình 2, 3, 4, 5 trang 85 trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Những rễ đó được sử dụng để làm gì ?
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, chốt ý: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường
3. Củng cố : Nhắc lại bài học. 
Liên hệ giáo dục HS biết yêu thích thực vật.
4. Dặn dò : Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau : Lá cây.
- GV nhận xét tiết học.	
IV. Phần bổ sung: 
.
_________________________________________
Toán (Bổ sung)
 Ôn tập 
 Thời gian dự kiến : 35 phút
I.Mục tiêu :
- Biết cộng các số trong phạm vi 10 000 và sắp xép các số có 4 chữ số theo thứ tự.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ. 
III.Hoạt động dạy học :
Bài 1 : Viết các số : 9450 , 9540, 9504, 9405.
- Theo thứ tự từ bé đến lớn..............................................................
- Theo thứ tự từ lớn đến bé..............................................................
Bài 2 : Tính. 
Một HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn dựa vào bài vừa học các em làm bài. HS làm vào vở. Một HS làm bảng phụ. GV và HS nhận xét, sửa sai.
+
+
+
+
	6268	3844	6694	8331
	3717	2626	1030	 759 
	9985	6470	7724	9090 
Bài 3: Viết các tổng (theo mẫu)
 8000 + 600 +70 + 2 = 8672
 5000 + 900 +40 + 2 =
 6000 + 800 +90 +5 =
 2000 + 500 +80 +7 =
3. Củng cố : HS nêu lại cách thực hiện phép chia.
4.Dặn dò: Xem và chuẩn bị bài cho ngày mai
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(9).doc