I/Yêu cầu :
-Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ ; Biết đọc và phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong truyện; Hiểu nghĩa các từ trong bài , Nắm được diễn biến câu chuyện ; Hiểu ý nghĩa câu chuyện:Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau .(trả lời được các câu hỏi SGK ); Biết theo dõi bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn:kể tiếp được lời bạn, theo gợi ý trong sách giáo khoa .; ( Học Sinh khá – giỏi )Học sinh biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan .
- KNS : Kiểm soát cảm xúc ; tự nhận thức ; giao tiếp : ứng xử văn hóa ( trải nghiệm ; trình by ý kiến c nhn ; thảo luận cặp đôi chia sẻ )
II/ phương tiện dạy học
Tranh minh hoạ bài học.
Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện Chiếc áo len .
III/ Tiến trình dạy học
Thứ hai Ngày 3-9-2012 TĐ_KC T ĐĐ 5/3 11 3 Chiếc áo len (KNS) Ôn tập về hình học Giữ lời hứa (T1)-(KNS) Thứ ba Ngày 4-9-2012 CT T TĐ 5 12 6 Chiếc áo len Ôn tập về giải toán Quạt cho bà ngủ Thứ tư Ngày 5-9-2012 LTVC TV T TNXH 3 3 13 5 So sánh- Dấu chấm Ôn chữ hoa B Xem đồng hồ Bệnh lao phổi (KNS) Thứ năm Ngày 6-9-2012 CT T TC 6 15 3 Chị em Xem đồng hồ (tt) Gấp con ếch (t1) Thứ năm Ngày 7-9-2012 TLV T TNXH SHTT-GDNGLL 3 15 6 3 Kể về gia đình _điền vào giấy ( GDMT ) Luyện tập Máu và cơ quan tuần hoàn Tuần 3- làm vệ sinh lớp học sân trường Thứ hai, ngày 3 tháng 9 năm 2012 Tập đọc - kể chuyện tiết: 5/3 CHIẾC ÁO LEN I/Yêu cầu : -Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ ; Biết đọc và phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong truyện; Hiểu nghĩa các từ trong bài , Nắm được diễn biến câu chuyện ; Hiểu ý nghĩa câu chuyện:Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau .(trả lời được các câu hỏi SGK ); Biết theo dõi bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn:kể tiếp được lời bạn, theo gợi ý trong sách giáo khoa .; ( Học Sinh khá – giỏi )Học sinh biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan . - KNS : Kiểm sốt cảm xúc ; tự nhận thức ; giao tiếp : ứng xử văn hĩa ( trải nghiệm ; trình bày ý kiến cá nhân ; thảo luận cặp đơi chia sẻ ) II/ phương tiện dạy học Tranh minh hoạ bài học. Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện Chiếc áo len . III/ Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định : 2/ KTBC : -Bài cô giáo tí hon . Những cử chỉ nào của “Cô giáo” làm cho bé thích thú ? Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của “đám học trò”? -Nhận xét ghi điểm . Nhận xét chung 3/ Bài mới : a. Khám phá : Hôm nay, các em chuyển sang một chủ điểm mới - Chủ điểm “Mái ấm” . Dưới mỗi mái nhà, chúng ta đều có một gia đình và những người thân với bao tình cảm ấm áp .Chuyện “Chiếc áo len” mở đầu chủ điểm sẽ cho các em biết về tình cảm mẹ con, anh em dưới một mái nhà . -Giáo viên ghi tựa bài b. Kết nối luyện đọc trơn ( trải nghiệm ) -Giáo viên đọc mẫu .- Tóm tắt nội dung: Tình cảm anh em trong một nhà biết thương yêu, nhường nhịn, để cha mẹ vui lòng. * Giáo viên xác định số câu và gọi học sinh đọc câu nối tiếp – kết hợp sửa sai theo phương ngữ.-Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn nối tiếp . Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ : - Bối rối . - Thì thào *Luyện đọc hiểu – trình bày ý kiến cá nhân -Học sinh đọc thầm đoạn 1 Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào ? -Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2. Vì sao Lan dỗi mẹ? - Giáo viên cho lớp đọc bài .(đọc thầm) -Anh Tuấn nói với mẹ những gì? Giáo viên cho học sinh đọc bài ( đọc thầm ) -Vì sao Lan ân hận? -Qua câu chuyện này em rút ra điều gì: -Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài (đọc thầm) Em nào tìm một tên khác cho truyện ? Thực hành -GV hướng dẫn cho học sinh luyện đọc lại : -Giáo viên theo dõi nhận xét từng nhóm . *Các xem lại bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện, dựa vào tranh để thực hiện dựa vào tranh để kể chuyện . KỂ CHUYỆN Định hướng: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn của câu chuyện “Chiếc áo len” theo lời của bạn Lan . * Giáo viên hướng dẫn kể chuỵên: a. Giáo viên đính tranh :- thảo luận cặp đơi -Giáo viên có thể treo bảng phụ viết gợi ý từng đoạn . Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp như thế nào ? Vì sao Lan dỗi mẹ ? Anh Tuấn nói với mẹ những gì ? Vì sao Lan ân hận ? - Giáo viên hướng dẫn học sinh kể theo từng cặp - Học sinh xung phong kể theo cá nhân trước lớp - Giáo viên hướng dẫn học sinh kể nối tiếp nhìn vào các gợi ý nhập vai nhân vật .(nếu học sinh kể không đạt, giáo viên mời học sinh khác kể lại ) Chia sẻ : - Giáo viên cùng học sinh lớp nhận xét, bình chọn bạn nào kể tốt nhất, bạn nào kể hay nhất, bạn nào kể có tiến bộ (so với tiết trước ) 4/ Áp dụng Hỏi tựa câu chuyện ? Câu chuyện trên giúp các em hiểu ra điều gì ? GDTT:Không nên đòi hỏi những đều quá -Giáo viên yêu cầu học sinh tập kể lại câu chuyện vừa mới học cho bạn bè và người thân ở nghe. -Giáo viên nhận xét chung giờ học - Hai học sinh đọc lại bài và trả lời câu hỏi -HS lắng nghe - Học sinh quan sát tranh sách giáo khoa - Một em đọc một câu nối tiếp . -Học sinh đọc bài . -Học sinh đọc phần chú giải SGK - Áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm . Học sinh đọc bài . - Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy . * Học sinh đọc thầm(đoạn 3) -Mẹ hãy dành hết tiền mua áo len cho em Lan .Con không cần thêm áo vì con khoẻ lắm.Nếu lạnh, con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong . -Học sinh đọc bài (đoạn 4) -Học sinh thảo luận theo nhóm rồi đại diện trả lời . -Vì Lan đã làm cho mẹ buồn . -Vì Lan thấy mình ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh. -Học sinh trả lời tự do -Học sinh đọc bài theo vai ( mỗi nhóm 4 bạn, người dẫn chuyện, Lan, Tuấn, mẹ). Các nhóm thi đua đọc theo phân vai . -Các nhóm nhận xét bình chọn nhóm nào đọc hay nhất .(đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật ). -Học sinh nhắc lại tựa bài và gợi ý ( lớp đọc thầm theo ). -Học sinh nhắc lại tựa bài . -Học sinh quan sát tranh trên bảng khi giáo viên đính lên phần mở đầu câu chuyện mà các em đã được học . -Áo màu vàng .. -Học sinh trả lời. - HS kể chuyện . - HS thực hiện kể chuyện - HS nhắc lại tựa bài - Giận dỗi mẹ như bạn Lan là không nên. - Không nên ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình . -Trong gia đình, phải biết nhường nhịn, quan tâm đến người thân . -Không được làm bố mẹ buồn lo khi đòi hỏi những thứ bố mẹ không thể mua được ******************************** TOÁN Tiết :11 ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I/ Yêu cầu: Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác , bài tập cần làm : bài 1,2,3. II/ Lên lớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định : 2/ KTBC: Giáo viên hỏi lại tựa bài tiết trước ? Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng giải bài 5 VBT. Giáo viên thu chấm một số vở, nhận xét ghi điểm 3/ Bài mới : a.Gtb: Ở lớp 2 các em đã được học về các hình tam giác, tứ giác, đường gấp khúc Hôm nay các em cùng thầy sẽ ôn lại một số hình ghi bảng b.Hướng dẫn học sinh ôn tập : Bài 1: Củng cố lại cách tính độ dài đường gấp khúc . Đường gấp khúc ABCD gồm có mấy đoạn và độ dài của mỗi đoạn ? Giáo viên gọi vài học sinh nêu lại cách tính độ dài đường gấp khúc ? Bài 2: SGK -Giáo viên lại tiếp tục hướng dẫn cho các nhớ lại cách tính chu vi hình tam giác ? -Giáo viên gọi 2 em lên bảng giải toán . -GV nhận xét chung . Bài 3 : Giáo viên treo bảng từ, có kẻ sẳn hình .Giáo viên cho HS làm vào vở bài tập bài 4 4/ Củng cố : - Giáo viên gọi vài học sinh nêu lại cách tính độ dài của đường gấp khúc, tính chu vi hình tamgiác, hình tứ giác . 5/ Nhận xét dặn dò : - Giáo viên nhận xét chung tiết học, tuyên dương một số em học tốt qua tiết toán . - HS nhắc lại tựa bài (2 em) - 2 x 4 = 8; 8 : 2 = 4 3 học sinh lắng nghe 1 học sinh đọc yêu cầu bài toán . Lớp quan sát hình (SGK) * Học sinh nêu :AB= 34cm; BC = 12cm; cd = 40 cm Học sinh nêu lại cách tính độ dài đường gấp khúc . Học sinh nêu lại cách tính chu vi hình tam giác * 2 học sinh lên bảng giải toán, lớp làm vào VBT . Giải : a) Độ dài đường gấp khúc ABCD la:ø 34 + 12 + 40 =(86 cm ) Đáp số : 86 cm Giải b) Chu vi hình tam giác MNP là : 34 + 12 + 40 = 86 cm) Đáp số :86cm - 1 HS lên bảng giải .Lớp làm vào VBT. Chu vi hình chữ nhật ABCD là; 3 + 2+ 3+ 2 = 10 (cm ) Đáp số : 10 cm - Học sinh nhận xét cách thực hiện của bạn . -Học sinh quan sát và nêu câu hỏi của bài . -Học sinh nêu : -Có 5 hình vuông ( 4 hình vuông nhỏ +1hình vuông to ) -Có 6 hình tam giác ( 4 hình tam giác nhỏ và 2 hình tam giác to ) .HS thực hiện giải toán . -Học sinh nêu lại cách tính . Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau; ôn tập về giải toán . ********************************************** ĐẠO ĐỨC ( KNS ) Tiết :3 +4 GIỮ LỜI HỨA I/ Yêu cầu: -Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người ; Học sinh có thái độ quí trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa ;Nêu được thí dụ về giữ lời hứa . - KNS : Kĩ năng tự mình cĩ khả năng thực hiện lời hứa ; kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện lời hứa của mình ; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình . ( nĩi tự nhủ ; trình bày một phút , lập kế hoạch ) - Khá , giỏi ) nêu được thế nào là biết giữ lời hứa , hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa . II/ Phương tiện dạy học -Tranh minh hoạ truyện chiếc vòng bạc . -VBT đạo đức . -Phiếu học tập . III/ Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/Oån định : 2/ KTBC : -Hỏ ... nh biết kể về gia đình mình cho một người bạn mới (mới đến lớp, mới quen ) Yêu cầu học sinh chỉ cần nêu 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình của em : Ví dụ : Gia đình em có những ai, làm công việc gì, tính tình thế nào ? -Giáo viên nhận xét bình chọn những em kể tốt nhất : kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật . (MT :giáo dục tình cảm biết yêu thương chia sẻ , các chị em trong gia đình ) Bài 2: -Giáo viên nêu yêu cầu bài .( học sinh phải nêu được các yêu cầu theo gợi ý của giáo viên ) -Giáo viên phát mẫu đơn cho từng học sinh điền nội dung .Nếu không có mẫu đơn ( có VBT ), các em dựa vào yêu của VBT, Quốc hiệu và tên của lá đơn không cần viết chữ in . -Giáo viên kiểm tra, chấm chữa bài của một vài em, nêu nhận xét các bài làm của học sinh . 4/ Củng cố : Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học . -Yêu cầu học sinh đọc lại bài làm của mình . 5/ Nhận xét –dặn dò : -GV nhận xét và tuyên dương một số HS làm bài tốt . 4 Học sinh đứng tại chổ đọc lại đơn xin vào đội Học sinh nhắc lại tựa bài .( 2-3 em ) . Một Học sinh đọc lại yêu cầu bài . Học sinh kể về gia đình theo bàn, nhóm nhỏ ( cặp đôi ) Đại diện mỗi nhóm lên báo cáo trước lớp . (liên hệ giáo dục tình cảm tốt trong gia đình ) + Ví dụ : Nhà tớ chỉ có bốn người . bố mẹ tớ, tớ và cu Thắng 5 tuổi . Bố mẹ tớ hiền lắm, bố tớ làm ruộng, bố chẳng lúc nào ngơi tay .Mẹ tớ cũng làm ruộng .Những lúc nhàn rỗi, mẹ khâu vá áo quần .Gia đình tớ lúc nào cũng vui vẻ. -Nột Học sinh đọc mẫu đơn .Sau đó nói về trình tự của lá đơn +Quốc hiệu và tiêu ngữ + Địa điểm và ngày, tháng năm viết đơn . + Tên của đơn . + Tên của người nhận đơn . + Họ, tên người viết đơn :người viết là học sinh lớp nào . + Lí do viết đơn . + Lí do nghỉ học . + Lời hứa của người viết đơn . + Ý kiến và chữ ký của gia đình người viết đơn . + Chữ ký của học sinh . Lớp làm vào VBT .4 học sinh nêu miệng bài tập .Nhận xét, bổ sung. Học sinh nêu lại nội dung bài học . 3 học sinh Về nhà làm lại bài vào giấy nháp và chuẩn bị bài sau . **************************************** Tiết : 15 TOÁN LUYỆN TẬP I/ Yêu cầu : Củng cố biết cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút ). Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị (qua hình ảnh cụ thể ).xác định ½ , 1/3 của một nhóm đồ vật . ( bài tập cần làm : 1,2,3. ) II/ Chuẩn bị : Giáo án, sổ điểm, một số mô hình đồng hồ bằng bìa . III/ Lên lớp : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/Oån định : 2/ KTBC : -Giáo viên gọi vài học sinh lên bảng chỉ trên mặt đồng hồ bằng bài mấy giờ theo hai cách . Giáo viên nhận xét –ghi điểm .Nhận xét chung . 3/ Bài mới : a. Gtb: Giáo viên giới thiệu bài, ghi tựa “ Luyện tập” b.Hướng dẫn học sinh luyện tập : *Bài 1: Học sinh nêu giờ theo đồng hồ ở SGK . *Bài 2: Học sinh chủ yếu dựa vào tóm tắt bài toán để tìm cách giải -Giáo viên nhận xét chung cách trình bày bài lời giải đúng . *Bài 3: Yêu cầu học sinh chỉ ra được hình 1 đã khoanh vào số quả cam (có 3 hàng bằng nhau, đã khoanh vào một hàng ). -Tương tự như trên . -Giáo viên nhận xét, bổ sung, sửa sai . . 4/ Củng cố : -Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài . 4 x 8 + 20 5 x 6 – 14 -Giáo viên nhận xét – ghi điểm 5/ Dặn dò –Nhận xét : Giáo viên nhận xét chung tiết học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau . 3 Học sinh nêu ( Lớp nhận xét ). - Học sinh nhắc tựa + 4 Học sinh nêu : 6 giờ 15 phút; 2 giờ rưỡi; 9 giờ kém 5 phút; 8 giờ. + Một em lên bảng giải (lớp làm vào bảng con, không cần viết lời giải .Kết hợp cùng giáo viên nhận xét bài làm của bạn ). Giải Số người có ở trong 4 thuyền là: 5 x 4 = 20 (người) Đáp số :20 người . Học sinh nêu yêu cầu bài . Học sinh thực hiện làm vào VBT. học sinh làm vào vở bài tập 4 x 7 > 4 x 6 4 x 5 = 5 x 4 28 24 20 20 16 : 4 < 16 : 2 4 8 Học sinh lên bảng thực hiện, lớp làm vào giấy nháp. 2 học sinh lên bảng thi đua Lớp nhận xét, tuyên dương. ******************************* TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết : 6 MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN I/ Yêu cầu : Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên hình vẽ . (Khá – Giỏi )Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn là vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của của cơ thể . II/ Chuẩn bị : Các hình trong SGK ( Phóng to ) . Tiết lợn đã chống đông, để lắng trong ống thuỷ tinh . ( nếu cĩ ) III/ Lên lớp : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/Ổn định : 2/ KTBC : -Giáo viên yêu cầu học sinh nêu được nội dung bài học tiết trước . -Nhận xét và tuyên dương . -Giáo viên nhận xét chung . 3/ Bài mới : a. Gtb: Giáo viên, giới thiệu, ghi tựa “ Máu và cơ quan tuần hoàn” . b.Hướng dẫn HS tìm hiểu bài . *Hoạt động 1: Yêu cầu học sinh trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ. Bạn đã bị đứt tay hay bị trầy da bao giờ chưa?. Khi bị đứt tay hoặc bị trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương ? Theo bạn, khi máu mới chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay đặc ? Quan sát máu đã được chống đông trong ống nghiệm, bạn thấy máu được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào ? HS quan sát huyết cầu đỏ ở hình 3 trang 14, bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào ? Nó có chức năng gì ? Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì ? GV kết luận :Máu là chất lỏng màu đỏ, gồm hai phần là huyết tương (phần nước màu vàng ở trên ) và huyết cầu, còn gọi là các tế bào máu (phần màu đỏ lắng xuống dưới ). -Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ .Huyết cầu đỏ có dạng như cái đĩa, lõm hai mặt .Nó có chức năng mang ô- xi đi nuôi cơ thể . - Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể được gọi là cơ quan tuần hoàn . Hoạt động 2: Làm việc với SGK: -Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn . -Giáo viên yêu cầu học sinh nêu được : - Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu . - Dựa vào hình vẽ, em hãy mô tả vị trí của tim trong lòng ngực . - Chỉ vị trí của tim trênlòng ngực của mình . - Giáo viên yêu cầu đại diện từng cặp nêu . Kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn? -Kết luận :Cơ quan tuần hoàn gồm có : Tim và các mạch máu . Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức . -Giáo viên nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi . -Giáo viên nhận xét kết luận : Nhờ các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô-xi để hoạt động .Đồng thời, máu cũng có chức năng chuyên chở khí các –bô-níc và chất thải của các cơ quan trong cơ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài .. 4/ Củng cố : -Giáo viên hỏi lại yêu cầu nội dung bài vừa mới học . 5/Nhậnxét- dặn dò : -Giáo viên nhận xét chung tiết học . + Học sinh nêu lại nội dung bài học . - Học sinh nhắc lại tựa bài - Học sinh quan sát tranh và thảo luận . - Học sinh trả lời tự do Học sinh làm việc theo nhóm . -Các nhóm quan sát tranh SGK hình 1, 2 và kết hợp quan sát ống máu lợn để trả kời những câu hỏi . - Đại diện từng nhóm báo cáo nội dung của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh làm việc theo cặp đôi .Quan sát hình 4 trang 15 SGK, lần lượt một em hỏi, một em trả lời -Từng cặp nêu . + Lớp chia thành 2 đội, thi viết lại tên các bộ phận của cơ thể và các mạch máu đi tới trên hình vẽ . Học sinh nêu lại -Về nhà chuẩn bị bài tiết sau và học bài . ****************************** SINH HOẠT LỚP I/ Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần . Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua . Tổ 1 – Tở 2 – Tở 3 _ Tở 4 - Giáo viên nhận xét chung lớp . - Về nề nếp tương đối tốt, nhưng vẫn còn một em chưa nghe lời, hay nói chuyên riêng .. - Về học tập : Rất nhiều bạn chưa thuộc các bảng nhân chia đã học ở lớp.. Chưa có ý thức học bài thường xuyên, ít thuộc bài trước khi đến lớp.. II/ Biện pháp khắc phục: Giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể Hướng tuần tới chú ý một số các học còn yếu hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời. GDNGLL : làm vệ sinh sân trường lớp học Sau hoạt đợng học sinh hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ mơi trường ,trách nhiệm của mỡi người phải biết cùng nhau chăm sóc và bảo vệ . Phân biệt được những hành đơng nên và khơng nên làm . Biết bảo vệ tài sản chung . Nợi dung : Chơi trò chơi : Bỏ rác vào nơi quy định Giúp học sinh : Định hướng được mơi trường là gì , có ảnh hưởng như thế nào với cuợc sớng con người . Làm thế nào để mơi trường chúng ta xanh và sạch đẹp . Đính tranh mợt sớ ảnh chụp cảnh quan mơi trường : học sinh nhận xét Kết luận : vậy em phải làm như thế nào để cùng mọi người xung quanh ta có ý thức bảo vệ và giữ gìn tài sản và vệ sinh mơi trường chung của chúng ta . nhắc nhở các bạn cùng thực hiện Giáo Viên Ngày 5-9-2011 Nguyễn Hoàng Thanh Tổ Khối Ngày 5-9-2011 Phạm Thị Ngọc Bích
Tài liệu đính kèm: