Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

MĨ THUẬT Tiết : 7

Vẽ theo mẫu : vẽ cái chai

(VTV / 8 - Thời gian dự kiến: 35 phút)

I. Mục tiêu :

- Nhận biết đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của một vài loại chai.

- Biết cách vẽ cái chai.Vẽ được cái chai theo mẫu.

II. Đồ dùng dạy – học : Một vài cái chai có chất liệu, hình dáng, màu sắc gần giống nhau để giới thiệu. Hình gợi ý cách vẽ.

III. Các hoạt động dạy – học :

1. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

2. Bài mới : Giới thiệu bài

a. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.

- Giáo viên giới thiệu vài loại chai đã chuẩn bị ở mục II;

+ Nêu các phần của chai: miệng, cổ, vai, thân và đáy.

+ Chai thường làm bằng chất liệu gì ? (thuỷ tinh, nhựa có màu trắng hay màu xanh).

+ Sau khi HS trả lời, GV tóm tắt đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại chai.

b. Hoạt động 2 : Cách vẽ cái chai :

- GV đặt vật mẫu trên bàn, hướng dẫn HS cách vẽ theo trình tự từng bước :

+ Vẽ phác khung hình của cái chai

và đường trục.

+ Quan sát mẫu để so sánh tỉ lệ các

phần chính của cái chai (cổ, vai, thân).

+ Vẽ phác nét mờ hình dáng chai.

+ Sửa những chi tiết cho cân đối.

c. Hoạt động 3 : Thực hành :

- GV cho HS quan sát một số bài vẽ do GV chuẩn bị để HS nhận biết bố cục của bài vẽ vào giấy sao cho phù hợp.

- HS thực hành vẽ. GV theo dõi hướng dẫn thêm.

d. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.

- GV gợi ý về : bố cục, giống mẫu vật, tô màu, để HS nhận xét, xếp loại bài vẽ. Khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.

3. Củng cố : HS nhắc lại các bước vẽ theo mẫu.

4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS chuẩn bị bài “Vẽ tranh: vẽ chân dung”.

 

doc 21 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 
Thứ tư ngày 5/10/2011 
MĨ THUẬT Tiết : 7
Vẽ theo mẫu : vẽ cái chai
(VTV / 8 - Thời gian dự kiến: 35 phút)
I. Mục tiêu : 
- Nhận biết đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của một vài loại chai.
- Biết cách vẽ cái chai.Vẽ được cái chai theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy – học : Một vài cái chai có chất liệu, hình dáng, màu sắc gần giống nhau để giới thiệu. Hình gợi ý cách vẽ.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu vài loại chai đã chuẩn bị ở mục II;
+ Nêu các phần của chai: miệng, cổ, vai, thân và đáy.
+ Chai thường làm bằng chất liệu gì ? (thuỷ tinh, nhựa có màu trắng hay màu xanh).
+ Sau khi HS trả lời, GV tóm tắt đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại chai.
b. Hoạt động 2 : Cách vẽ cái chai :
- GV đặt vật mẫu trên bàn, hướng dẫn HS cách vẽ theo trình tự từng bước :
+ Vẽ phác khung hình của cái chai 
và đường trục.
+ Quan sát mẫu để so sánh tỉ lệ các 
phần chính của cái chai (cổ, vai, thân).
+ Vẽ phác nét mờ hình dáng chai.
+ Sửa những chi tiết cho cân đối.
c. Hoạt động 3 : Thực hành : 
- GV cho HS quan sát một số bài vẽ do GV chuẩn bị để HS nhận biết bố cục của bài vẽ vào giấy sao cho phù hợp.
- HS thực hành vẽ. GV theo dõi hướng dẫn thêm.
d. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- GV gợi ý về : bố cục, giống mẫu vật, tô màu,  để HS nhận xét, xếp loại bài vẽ. Khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
3. Củng cố : HS nhắc lại các bước vẽ theo mẫu.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS chuẩn bị bài “Vẽ tranh: vẽ chân dung”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN Tiết 19, 20
Trận bóng dưới lòng đường
(SGK/54 – Thời gian dự kiến: 70 phút)
I. Mục tiêu : 
1.Tập đọc 
- Đọc đúng, trôi chảy, biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng. (trả lời được các câu hỏi trong sgk).
2. Kể chuyện : Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
*GDKNS:
-Kiểm soát cảm xúc 
-Ra quyết định 
-Đảm nhận trách nhiệm 
- HS KT : Đọc liền mạch từ và câu.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết sẵn đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học:	Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài “Nhớ lại buổi đầu đi học”.
- Gọi 2 – 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc : (GV theo dõi giúp HS KT luyện đọc)
- GV đọc mẫu toàn bài: Hướng dẫn HS cách đọc.
- Luyện đọc câu: HS đọc nối tiếp câu, kết hợp rút từ HS đọc sai để luyện đọc cá nhân, đồng thanh.
- Luyện đọc đoạn: HS đọc nối tiếp đoạn. Kết hợp giải nghĩa từ SGK.
- Luyện đọc đoạn theo nhóm (nhóm 2 em).
- Thi đọc giữa các nhóm. GV và HS nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc đồng thanh đoạn 1.
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn, trả lời câu hỏi SGK. GV và HS nhận xét, chốt ý.
Câu 1 : Các bạn nhỏ chơi đá bóng dưới lòng đường.
Câu 2 : Trận bóng phải tạm dừng lần đầu vì : Long mải đá bóng suýt tông phải xe gắn máy. May mà Bác đi xe dừng lại kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn.
Câu 3: Chuyện khiến trận bóng phải dừng hẳn: Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, đập vào đầu 1 cụ già qua đường, làm cụ lảo đảo, ôm đầu, khuỵu xuống.
Câu 4 : Thái độ của các bạn nhỏ : cả bọn hoảng sợ, bỏ chạy.
Câu 5 : Chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra : Quang nấp sau một gốc cây lớn nhìn sang. Quang sợ tái cả người . . . Cháu xin lỗi cụ.
Tiết 2
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc đoạn một. 3 đến 4 HS đọc lại. GV nhận xét, tuyên dương.
- Một nhóm HS (4 em) phân vai người dẫn chuyện, Bác đứng tuổi, Quang, Long. 
- Các nhóm tự phân vai và đọc theo nhóm.
- GV gọi 2 – 3 nhóm thi đọc trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm và cá nhân đọc tốt.
d. Hoạt động 4: Kể chuyện 
- GV giao nhiệm vụ (SGK). Hướng dẫn HS kể chuyện.
+ Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai ?
+ Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của những nhân vật nào ?
+ 3 HS khá kể trước lớp, mỗi em kể 1 đoạn.
+ Kể theo nhóm. Từng cặp HS tập kể. 4 HS thi kể.
+ Cả lớp và GV bình chọn người kể hay nhất.
3. Củng cố: Cho HS xung phong kể lại câu chuyện. Em nhận xét gì về nhân vật Quang ?
4. Nhận xét – dặn dò: Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài “Bận”.
- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TOÁN Tiết 31
Bảng nhân 7
(SGK / 31 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Bước đầu thuộc bảng nhân bảy.
- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
Bài 1, bài 2, bài 3
- HS KT : Giảm số lượng bài tập
II. Đồ dùng dạy – học : Bộ đồ dùng dạy học toán. Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : 3 HS lên bảng làm bài 2-3 SGK/30.GV nhận xét
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn lập bảng nhân 7.
- GV gắn 1 tấm bìa có 7 chấm tròn lên bảng hỏi để HS trả lời được : 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 7 chấm tròn.
- GV nêu : 7 được lấy 1 lần ta viết : 7 x 1 = 7. Cho vài HS nhắc lại 
- GV cho HS quan sát và nêu câu hỏi để trả lời được có 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn, 7 chấm tròn được lấy 2 lần, viết thành phép nhân 7 x 2 = 14. Yêu cầu HS chuyển phép nhân 7 x 2 thành phép cộng tương ứng rồi tìm kết quả :
 7 x 2 = 7 + 7 = 14. Cho vài HS nhắc lại.
- Làm thế nào để tìm được 7 nhân 3 , 4 , 5 , . . . 10.
- GV hướng dẫn HS lập các công thức còn lại của bảng nhân 7 
- Cả lớp đọc đồng thanh, thuộc lòng bảng nhân 7. 
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hành VBT (GV theo dõi giúp HS KT làm bài).
Bài tập 1 : Tính nhẩm.
- HS đọc yêu cầu và tự làm bài tập vào vở. GV gọi HS nêu miệng kết quả. GV và HS nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2 : Số ? 
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn làm bài. 2 HS làm bảng phụ. GV chấm, nhận xét, sửa sai.
Bài tập 3 : Giải toán.
- HS đọc đề toán, GV tóm tắt 	Bài giải	
Có : 	5 tổ	Số học sinh lớp học đó có là :
Mỗi tổ : 	7 học sinh	7 x 5 = 35 (học sinh)
Lớp học có : ....học sinh ?	Đáp số : 35 học sinh
HS làm vở bài tập. Một HS làm bảng phụ. GV chấm, nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố : HS xung phong đọc lại bảng nhân 7.
4. Nhận xét – dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài “Luyện tập”. Về nhà học thuộc bảng nhân 7. GV nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
__________________________________________
Buổi chiều
Tiếng Việt ( bổ sung )
Ôn tập
Thời gian dự kiến : 70 phút
I.Mục tiêu:
- Giới thiệu chủ điểm Cộng đồng 
- Rèn kĩ năng đọc thông qua truyện đọc : Thùng rượu 
- Chọn các câu trả lời đúnng thông qua các bài tập trắc nghiệm 
- Tìm ý nghĩa câu chuyện qua bài tập 3 
- Làm các bài tập chính tả , củng cố kĩ năng sắp xếp tên theo chữ cái .
- Củng cố từng ngữ chỉ trạng thái , từ ngữ chỉ hoạt động .
II . Đồ dùng dạy học :
Sách bổ sung 
Bảng phụ 
III . Các hoạt động dạy học :
Bài 1 : Đọc truyện sau 
Giáo viên đọc mẫu 
Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp câu .
Giáo viên sửa sai và ghi những tiếng khó đọc
Đọc những từ khó đọc như ngạc nhiên , rượu , dối trá 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn , giáo viên phân đoạn 
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn . Giáo viên kết hợp giải nghĩa những từ khó hiểu như ích kỉ , tục lệ 
- Đọc đoạn theo nhóm , đại diện nhóm đọc trước lớp 
- Đọc đồng thanh đoạn cuối .
- 1 học sinh đọc toàn bài 
Bài tập 2 : Chọn câu trả lời đúng 
làng nọ đặt chiếc thùng to giữa làng để làm gì ? ( Để các nhà đổ rượu vào , rồi cùng uống rượu và nhảy múa .)
Một người đàn ông bỗng nghĩ ra điều gì ? ( Đổ một bình nước vào một thùng đầy rượu thì chẳng ai biết )
Vì sao sau việc làm của người đàn ông , thùng rượu vẫn ngon ? ( vì một bình nước rất ít so với thùng rượu )
Vì sao về sau thùng chỉ có nước , không có rượu (Vì nhiều người làm theo , đổ nước vào thùng )
Câu chuyện kết thúc như thế nào ? ( Mọi người cãi nhau , cuộc sống vui vẻ không còn )
Dòng nào dưới đây gồm những từ ngữ chỉ hoạt động ? ( đem , đổ , biết , xảy ra , làm )
2) Chọn câu trả lời em thích : câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
( Cuộc sống vui vẻ chỉ có khi mọi người biết sống vì nhau .)
Tiết 2
Bài 1 :
Điền chữ tr hoặc ch :
Đáp án
Cày xong bỏm bẻm nhai trầu
Con trâu được ấm từ đầu tới chân.
Trưa về thở khói trên sân :
Ồ ! Con bò nó vừa ăn thuốc lào .
Thương con cò trắng biết bao
Suốt ngày đứng cắm chân vào ruộng sâu.
b) Điền vần iên hoặc iêng .
Đáp án
 - Kiến cánh vỡ tổ bay ra
 Bão táp mưa sa gần tới
 -Lươn ngắn lại chê trạch dài
Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm .
Bài 2 : Điền vần en hoặc eng 
Sói thấy Sóc con , nhảy tới vồ . Sóc con nhanh nhẹn nhảy phóc lên cây , Sóc mẹ đã chờ ở đó . Trên cây có một thanh sắt đã hoen gỉ , chẳng biết ai đó móc lên . Hai mẹ con ra sức kéo cho nó rơi xuống . Thanh sắt rơi trúng đầu Sói . Sói đau quá , tru lên , chạy mất .
	Mẹ con Sói không hèn nhát , không sợ Sói .
Bài 3 : viết tên 8 bạn dưới đây theo thứ tự bảng chữ cái 
Trúc, Thanh , Chanh , Nghi , Phương , Mơ , Khế , Quỳnh 
Bài 4 : Nối từ ngữ với chủ đề thích hợp ở ô tròn in đậm :
Từ ngữ chỉ hoạt động 
Từ ngữ chỉ trạng thái 
Uống , họp , trả lời , cãi nhau , nhảy múa , đổ , 
Nghĩ , tức giận , vui vẻ , ngạc nhiên , buồn bã .
3. Củng cố : Giáo viên giáo dục học sinh 
4) Dặn dò : Xem trước bài tiết 3 Nhận xét tiết học .
___________________________________________ ... / Nhận xét, dặn dò: Hs xung phong leân haùt
Dặn dò: Ôn lại bài hát.Xem vaø chuaån bò tieáp cho tieát sau.
Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung: ...
THỦ CÔNG Tieát:7
 Gấp cắt, dán bông hoa ( Tiết 1 )
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
Học sinh biết vận dụng cách gấp , cắt, dán ngôi sao năm cánh để gấp, cắt, dán bông hoa năm cánh, bốn cánh.
Gấp, cắt, dán bông hoa năm cánh đúng quy trình kĩ thuật.
Trang trí bông hoa theo ý thích.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: + Mẫu bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh.Giấy thủ công.Bút chì, kéo, hồ dán
 + Quy trình gấp, cắt, dán.
HS: Giấy bút chì, kéo, hồ dán
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Baøi môùi :
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
 MT: Hs bieát nhaän xeùt vaät maãu.
Giáo viên giới thiệu mẫu bông hoa và cho học sinh nhận xét:
+ Các bông hoa có màu sắc như thế nào?
+ Các cánh hoa có giống nhau hay không?
 + Áp dụng cắt ngôi sao 5 cánh để cắt hoa.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
 MT: Hs naém ñöôïc caùch gaáp, caét, daùn boâng hoa.
a/ Gấp cắt hoa 5 cánh:
+	Quy trình như cắt ngôi sao năm cánh nhưng vẽ đường cong để cắt cánh hoa.
+ Cho học sinh xem quy trình và giáo viên hướng dẫn mẫu:
+ Giáo viên làm mẫu theo quy trình.
+ Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng thao tác lại các bước. 
 Trong quá trình thao tác, giáo viên và học sinh quan sát, giáo viên sữa chữa, uốn nắn những thao tác học sinh thực hiện chưa đúng.
b/ Gấp, cắt hoa 4 cánh, 8 cánh:
* 4 cánh: gấp tờ giấy màu hình vuông làm 4 phần bằng nhau và cắt như sách giáo khoa.
* 8 cánh: gấp đôi hoa 4 cánh sau đó cắt thành hoa 8 cánh như sách giáo khoa.
+ Học sinh thực hành bằng giấy nháp
3/ Củng cố, dặn dò
* Lồng ghép hoạt động ngoài giờ : Gương học tập chăm ngoan 
Giáo viên cho học sinh hát , múa , nêu gương một số bạn có ý chí trong học tập 
- Học sinh nêu lại quy trình gấp, cắt.
Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .
 	___________________________________________
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI	Tiết : 14
	 Hoạt động thần kinh (tt) 
Sách giáo khoa / 30
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu:
- Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
- Nêu ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể .
*GDKNS :
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ.
-Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh sgk 
III. Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ : HS trả lời bài Hoạt động thần kinh tiết trước. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa.
* HSKT : Quan sát tranh sgk
- MT: Phân tích được hoạt động phản xạ. Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ thường gặp.
*-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại.
- Cách tiến hành :
Bước 1: GV chia nhóm, giao việc.
Bước 2: HS quan sát hình 1 a, 1 b và trả lời câu hỏi: 
+ Khi bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào ? 
+ Hoạt động này do não hay tuỷ sống trực tiếp đều khiển ?
+ Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu ? Việc làm đó có tác dụng gì ?
+ Theo em, não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường ?
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
Bước 4: Kết luận: Khi gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài, cơ thể tự động phản ứng lại rất nhanh. Những phản ứng như thế được gọi là phản xạ. Tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ này.
b. Hoạt động 2: Thảo luận
- MT: Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiên, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
*-Kĩ năng làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân. HS đọc ví dụ sgk / 31 và suy nghĩ tìm một ví dụ khác.
Bước 2: HS xung phong trình bày trước lớp ví dụ của mình.
Bước 3: GV kết luận: Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ.
3. Củng cố : 	+ Phản ứng nhanh khi gặp vật nóng gọi là gì ? (phản xạ)
+ Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì ?
4. Nhận xét – dặn dò : Xem lai bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . __________________________________________
Buổi chiều
Tiếng Việt ( bổ sung )
Ôn tập
Thời gian dự kiến : 70 phút
I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đặt câu với mỗi từ cho trước 
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn .
II .ĐDDH: sách , bảng phụ 
III . Các hoạt động dạy học :
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
 Bài mới : giới thiệu bài 
Bài 1 : Đạt câu với mỗi từ : uống , tức giận 
Giáo viên gợi ý học học sinh làm bài , góm có thành phần ai ? làm gì ? thế nào ?
Học sinh đọc câu , giáo viên và học sinh sửa sai .
Bài 2 : Em hãy tưởng tượng mình là một người dân trong làng , kể , viết ;lại đoạn cuối của câu chuyện “ Thùng rượu” ( khi dân làng tụ họp và nhận ra thùng rượu toàn nước lã ).
- Học sinh làm bài , giáo viên nhắc nhở học sinh sử dụng đúng ngôi xưng 
- Một hco5 sinh đọc bài làm . cả lớp và giáo viên nhận xét , sửa sai ...
3. Củng cố : Giáo viên giáo dục học sinh 
4. Dặn dò : Em nào chưa viết xong về nhà viết cho hoàn thành .
- Nhận xét tiết học 
_____________________________________________________________
Thứ hai ngày 10 /10 /2011 
Cô Thủy dạy
____________________________________
Thứ ba ngày 11/10 /2011
Thể dục Thầy Đông dạy
____________________________________
TẬP LÀM VĂN Tiết 7
Nghe kể : Không nỡ nhìn. Tập tổ chức cuộc họp
SGK / 61
 Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu : 
- Nghe - kể lại được câu chuyện Không nỡ nhìn (BT1).
* HSKT : Nghe kể chuyện, nhớ và bước đầu kể được 1-2 câu chuyện.
*KNS: -Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân
-Đảm nhận trách nhiệm 
-Tìm kiếm sự hỗ trợ
*Không yêu cầu làm bài tập 2 
II. Đồ dùng dạy – học : Tranh minh hoạ câu chuyện. Bảng phụ viết 3 câu hỏi trong chuyện.
III. Hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra 2 hs, cho đọc lại bài văn tiết trước. 
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: GV kể chuyện.
* HSKT: Nghe, trả lời được một câu hỏi có liên quan đến câu chuyện.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh .Giáo viên kể lần 1(giọng vui, chậm rải)
- Đặt câu hỏi gợi ý 1, 2,3 ở sách giáo khoa/ 61. HS trao đổi nhóm và trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. GV chốt ý:
- Ngồi hai tay ôm mặt.
- Cháu nhức đầu à, cháu cần xoa dầu không ?
- Cháu không nỡ nhìn cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Giáo viên hỏi thêm : Em có nhận xét gì về anh thanh niên ?(Nếu không nỡ nhìn thì phải đứng lên nhường chỗ cho cho cụ già đó).
- Giáo viên kể lần 2. Học sinh nhìn các gợi ý để kể lại câu chuyện.
- Gọi học sinh kể lại chuyện. (học sinh khá giỏi)
- Cho hs thi kể lại chuyện, lớp nhận xét - chọn bạn kể hay, tuyên dương. 
GV thu vở chấm, nhận xét.
3. Củng cố : Nhắc lại bài học.
4. Nhận xét – dặn dò : Về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe. Cần biết cách tổ chức cuộc họp.
- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ______________________________________________
	 	 TOÁN Tiết : 35
Bảng chia 7
SGK/35
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu thuộc bảng chia 7.
- Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia 7)
Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4
* HSKT : Giảm số lượng bài tập.
II. Đồ dùng dạy – học : Các tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ : Hai HS làm bài tập 2, một HS làm bài tập 3.GV nhận xét
2. Bài mới :	Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 :Lập bảng chia 7
* HSKT : Nhắc lại lời của bạn. Đọc theo cả lớp.
- HD HS lập các công thức 7 x 1 = 7; 7 x 2 = 14; 7 x 3 = 21.
- GV cho HS quan sát một tấm bìa có 7 chấm tròn.
- Hỏi học sinh: 7 chấm tròn được lấy 1 lần, vậy ta được mấy chấm tròn ?
(7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 7 chấm tròn), Giáo viên nêu: “ 7 được lấy 1 lần, ta viết: 7 x 1 = 7. Cho học sinh nêu lại: 7 nhân 1 bằng 7. Giáo viên chỉ vào tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi: Lấy 7 (chấm tròn) chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 1 chấm tròn thì được mấy nhóm ? (1 nhóm, 7 chia 7 được 1), Viết lên bảng: 7 : 7 = 1, chỉ vào phép nhân và phép chia trên bảng và gọi học sinh đọc: 7 nhân 1 bằng 7 ; 7 chia 7 bằng 1.
Tương tự hình thành bảng chia 7
- Học thuộc bảng chia 7.
b. Hoạt động 2: Thực hành
HSKT : làm được 2 trong số 4 bài tập
Bài 1: Tính nhẩm. HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. HS làm và sửa miệng. GV và HS nhận xét, sửa sai. 
Bài 2: Tính nhẩm. HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. HS làm và sửa miệng. 
- Chấm, chữa bài. Cho HS nhận xét kết quả của phép nhân và các phép chia tương ứng.
Bài 3: Bài toán. HS đọc bài toán. GV hướng dẫn. HS làm vào vở bài tập. Một HS làm bảng phụ. GV chấm, nhận xét, sửa sai.
Tóm tắt : 	Bài giải
 Có : 35 lít dầu	Số lít dầu mỗi can là :
 Chia đều :7 can	 35 : 7 = 5 (lít)
 Mỗi can : lít dầu ?	Đáp số : 5 lít dầu
Bài 4: Bài toán. HS làm tương tự như bài 3.
- Chấm, chữa bài
3. Củng cố : Học sinh đọc lại bảng chia 7. Thi đọc thuộc bảng chia 7.
4. Nhận xét – dặn dò : Về nhà học thuộc bảng nhân 7 và chuẩn bị bài “Luyện tập”.Gv Nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(27).doc