Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 5

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 5

 Tuân1

 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc lưu loát toàn bài:

 - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần đễ lẫn.

 - Biết đọc bài với giọng kể và tả chậm rãi, phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

 2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

 3- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ trong SGK; tranh, ảnh dế mèn, nhà trò; truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.

 Bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn HS luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 217 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuân1 
	DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU	 
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát toàn bài:
	- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần đễ lẫn.
	- Biết đọc bài với giọng kể và tả chậm rãi, phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
	2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
	3- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK; tranh, ảnh dế mèn, nhà trò; truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
	Bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sách vở dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh trong SGK trang 3,GV nêu nội dung tranh.
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Yêu cầu 1 HS khá đọc toàn bài.
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- GV giải nghĩa thêm các từ:
 + Ngắn chùn chùn : ngắn đến mức quá đáng trong khó coi.
 + Thui thủi : cô đơn một mình lặng lẽ, không có ai bầu bạn.
- Đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, tìm hiểu Dế Mèn gặp nhà trò trong hoàn cảnh như thế nào?
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi : Tìm những chi tiết cho thấy chị nhà trò rất yếu ớt?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi : Nhà trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi : Những lời nóivà cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn : 
 + Cần đọc chậm đoạn tả hình dáng Nhà Trò, giọng đọc thể hiện được cái nhìn ái ngại của Dế Mèn đối với Nhà Trò.
 + Cần đọc giọng kể lể của Nhà Trò với giọng đáng thương.
 + Cần đọc lời nói nghĩa hiệp của Dế mèn với giọng mạnh mẽ, thể hiện sự bất bình, thái độ kiên quyết của nhân vật.
- GV đọc diễn cảm đoạn : “Năm trước, khi gặp trời làm đói kém . . . cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu”
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm. GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : Hai dòng đầu 
 + Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo 
 + Đoạn 3 : Sáu dòng tiếp theo 
 + Đoạn 4 : Phần còn lại 
 - Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Theo dõi và ghi nhớ.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- Theo dõi GV đọc bài.
- Cả lớp đọc thầm và trả lời : Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thi thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội. 
- Cả lớp đọc thầm và trả lời : Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.
- Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện, sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt.
+ Lời của Dế Mèn : Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. Lời nói dức khoát, mạnh mẽ làm Nhà trò yên tâm.
+ Cử chỉ và hành động của Dế Mèn : phản ứng mạnh mẻ : xoè cả hai càng ra ; hành động bảøo vệ, che chở: dắt Nhà Trò đi. 
 HS có thể thích các hình ảnh nhân hoá sau:
+ Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội người bự phấn . . . .
+ Dế Mèn xoè cả hai càng ra, bảo vệ Nhà trò : “Em đừng sợ . . .
+ Dế Mèn dắt Nhà Trò đi một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện 
4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài theo sự hướng dẫn của GV.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
 - Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
5
Củng cố, dặn dò:
- Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, 
- Tìm đọc tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
- Nhận xét tiết học.
ÔN VỀ CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
	- Ôn tập về đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.
	- Ôn tập về viết tổng thành số.
	- Ôn tập về chu vi của một hình.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ vẽ sẵn nội dung bài tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở dụng cụ học tập môn toán.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:.
Hướng dẫn học sinh ôn tập :
Bài1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
 a) Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số :
 | | | | | | | 
 ‌0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 
b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 
 36000 ; 37000 ; 38000 ; 39000 ; 40000 ; 41000 ; 42000.
- GV chữa bài, và yêu cầu HS nêu qui luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b.
- Các số trên tia số được gọi là những số gì?
- Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Các số trong dãy số này gọi là những số tròn gì?
- Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số.
- Yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 3 :
- GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét cho điểm HS.
Bài 4 :
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào?
- Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ, và giải thích vì sao lại tính như vậy.
- Nêu cách tính chi vi của hình GHIK, và giải thích vì sao em lại tính như vậy.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét cho điểm HS.
HS để sách vở lên bàn 
- HS nêu yêu cầu.
- 2 em lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các số trên tia số được gọi là các số tròn chục nghìn.
- Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau 10000 đơn vị.
- Là các số tròn nghìn.
- Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau 1000 đơn vị.
- Theo dõi.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS kiểm tra bài lẫn nhau.
- 3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. Ví dụ:
+ HS 1 đọc : sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi.
+ HS 2 viết : 63850
+ HS 3 nêu : số 63850 gồm 6 chục nghìn, 3 nghìn, 8 trăm, 5 chục, 0 đơn vị.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
a) Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
b) Viết tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị thành số.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Sau đó, HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
-hs trả lời
3
Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách tính chu vi của một hình.
- Về nhà luyện tập thêm về các số đến 100000.
- Chuẩn bị tiết ôn tập tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 06/9/2005
	MÔN : TOÁN
ÔN VỀ CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
	- Ôn tập về bốn phép tính đã học trong phạm vi 100 000.
	- Ôn tập về so sánh các số đến 100 000.
	- Ôn tập về thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
	- Luyện tập thêm về bài toán thống kê số liệu.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ vẽ sẵn nội dung bài tập 5.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
1. Kiểm tra bài cũ : 
a) Viết số lớn nhất có bốn chữ số .
b) Viết số bé nhất có bốn chữ số.
 GV nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: .
Bài1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp. GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS làm bài vào vở.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 5:
GVhưng dẫn 
Số: 9999
Số:1000
Hai HS lên bảng viết-Lớp viết BC
Một học sinh nêu YC.
HS làm vào vở
- HS nêu yêu cầu.
- 8 HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm.
-học sinhlàm bài vào vở 
 3
Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách so sánh số có 4 chữ số.
- Về nhà luyện tập thêm về các số đến 100 000.
- Về nhà làm bài tập 4/4.
- Chuẩn bị tiết ôn tập tiếp theo. - Nhận xét tiết học.
KHOA HỌC
 CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh (HS):
Nêu được những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống của mình
Kể được những điều kiện về tin ... áy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luậän và hoàn thành phiếu.
- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng , các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
a) Những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt giống là:
* Sự việc 1 được kể trong đoạn 1: nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn ; ai thu hoạch đuợc nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
* Sự việc 2 được kể trong đoạn 2: chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm, dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
* Sự việc 3 được kể trong đoạn 3: nhà vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm nên đã truyền ngôi cho Chôm.
 Bài 2.
- Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn?
- Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2?
- Trong khi viết văn những chỗ xuống dòng ở các lời thoại nhưng chưa kết thức đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng.
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luậän cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trả lởi câu hỏi HS khác bổ sung.
- Một bài văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc được viết thảnh một đoạn văn làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Khi hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
Luyệïn tập
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
- Câu chuyện kể lại chuyện gì?
- Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?
- Đoạn 1 kể sự việc gì?
- Đoạn 2 kể sự việc gì?
- Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
- Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Gọi HS trình bày, GV nhận xét, cho điểm HS. 
- Một HS đọc to cả lớp đọc thầm.
- Một HS đọc to cả lớp đọc thầm.
- Trao đổi hoàn thành phiếu trong nhóm
- Dán phiếu, nhận xét, bổsung. 
- Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
- Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là một đoạn văn.
-Lắng nghe.
- Một HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Thảo luộn cặp đôi.
- Trả lời.
* Mổi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về một sự việc trong một chuỗii sự việc làm nòng cốt của truyện.
* Đoạn văn được nhận ra nờ dấu chấm xuống dòng.
- Ba đếm năm HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung và yêu cầu. 
- Câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực, thật thà.
- Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
- Đoạn 1 kể về cuộc sống và tình cảnh của hai mẹ con: nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm.
- Mẹ cô bé ốm nặng cô bé đi tìm thầy thuốc.
- Phần thân đoạn .
- Phần thân đoạn kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơintúi tiền.
- Viết bài vào vở nháp.
- Đọc bài làm của mình.
4.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
Tiết 3	MÔN : KHOA HỌC
	BÀI 10 : ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN
	SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
Nêu được ích lợi của việc ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
Biết các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn nhiều rau quả hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình minh họa ở trang 22, 23 SGK (phóng to nếu có điều kiện).
Một số rau còn tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa mới và 1 hộp sữa lâu đã bị gỉ.
5 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
2
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
* HS 1 trả lời câu hỏi: Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
* HS 2 trả lời câu hỏi: Vì sao phải ăn muối iốt và không nên ăn mặn.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS mà GV yêu cầu từ tiết trước.
* Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của tổ mình.
- GV yêu cầu 1 HS đọc tên bài 10.
* 1 HS đọc to trước lớp.
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về thực phẩm sạch và an toàn và các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, ích lợi của việc ăn nhiều rau và quả chín.
Ích lợi của việc ăn rau và quả chín hàng ngày
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi với các câu hỏi:
1. Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau?
2. Ăn rau và quả chín hàng ngày có ích lợi gì?
+ Gọi các HS trình bày và bổ sung ý kiến.
+ Nhận xét, tuyên dương HS thảo luận tốt.
- Kết luận: Ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón. Vì vậy hàng ngày chúng ta nên chú ý ăn nhiều rau và hoa quả nhé.
- Thảo luận cùng bạn.
Câu trả lời đúng là:
1. Nếu vài ngày không ăn rau em thấy người mệt mỏi, khó tiêu, không đi vệ sinh được
2. Ăn rau và quả chín hàng ngày để chống táo bón, đủ các chất khoáng và vitamin cần thiết, đẹp da, ngon miệng.
- Lắng nghe.
3
Trò chơi “Đi chợ mua hàng”
- GV yêu cầu cả lớp chia thành 4 tổ, sử dụng các loại rau, đồ hộp mình mang đến lớp để tiến hành trò chơi.
+ Các đội hãy cùng đi chợ, mua những thứ thực phẩm mà mình cho là sạch và an toàn.
+ Sau đó giải thích tại sao đội mình chọn mua thứ này mà không mua thứ kia.
+ Sau 5 phút GV sẽ gọi các đội mang hàng lên và giải thích.
+ Nhận xét, tuyên dương (phát phần thưởng nếu có) các nhóm biết mua hàng và trình bày lưu loát.
- HS chia tổ và để gọn những thứ tổ mình có vào 1 chỗ.
+ Các đội cùng đi mua hàng.
+ Mỗi đội cử 2 HS tham gia, giới thiệu về các thức ăn đội đã mua.
Ví dụ về cách trả lời đúng.
* Đội em mua loại rau còn tươi, vì khi chế biến các món ăn sẽ ngon, không bị ngộ độc còn loại rau đã héo và úa vàng không nên mua vì chúng sắp hỏng, ăn không ngon và dễ mắc bệnh. Đồ hộp trước khi mua chúng ta nên xem kĩ hạn sủ dụng, không mua loại hộp đã cũ hoặc bị gỉ hay sắp hết hạn sử dụng vì chúng đã bị nhiễm hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
4
Các cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
+ Chia lớp thành 10 nhóm, phát phiếu có ghi sẵn câu hỏi cho mỗi nhóm.
2.Sau 10 phút GV gọi các nhóm lên trình bày và các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung, có thể hỏi lại bạn những nội dung mà nhóm mình đang suy nghĩ.
+ Tuyên dương các nhóm có ý kiến đúng và trình bày rõ ràng, dễ hiểu.
Nội dung phiếu:
PHIẾU 1
1. Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch.
2. Làm thế nào để nhận ra rau, thịt đã ôi?
PHIẾU 2
1. Khi mua đồ hộp em cần chú ý điều gì?
2. Vì sao không nên dùng thực phẩm có màu sắc và mùi vị lạ?
PHIẾU 3
1. Tại sao phải sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn?
2. Nấu chín thức ăn có lợi gì?
PHIẾU 4
1. Tại sao phải ăn thức ăn ngay khi nấu xong?
2. Bảo quản thức ăn chưa dùng hết trong tủ lạnh có lợi gì?
- Thảo luận nhóm theo định hướng của GV.
+ Chia nhóm và nhận phiếu câu hỏi của nhóm mình.
2.Các nhóm lên trình bày và nhận xét, bổ sung cho nhau.
PHIẾU 1
1. Thức ăn tươi, sạch là thức ăn có giá trị dinh dưỡng, không bị ôi, thiu, héo, úa, mốc 
2. Rau mềm và nhũn, có màu hơi vàng là rau bị úa, thịt thâm, có mùi lạ, không dính là thịt đã bị ôi.
PHIẾU 2
1. Khi mua đồ hộp cần chú ý đến hạn sử dụng, không dùng những loại hộp bị thủng, phồng, han gỉ.
2. Thực phẩm có màu sắc, mùi vị lạ có thể đã bị nhiễm hóa chất của phẩm màu, dễ gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe con người.
PHIẾU 3
1. Vì như vậy mới đảm bảo thức ăn và dụng cụ nấu ăn đã được rửa sạch sẽ.
2. Nấu chín thức ăn giúp ta ăn ngon miệng, không bị đau bụng, không bị ngộ độc, đảm bảo vệ sinh.
PHIẾU 4
1. Aên thức ăn ngay khi nấu xong để đảm bảo nóng sốt, ngon miệng, không bị ruồi, muỗi hay các vi khuẩn khác bay vào.
2. Thức ăn thừa phải bảo quản trong tủ lạnh cho lần dùng sau, tránh lãng phí và tránh bị ruồi, bọ đậu vào.
5
Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình mình làm cách nào để bảo quản thức ăn.
Sinh hoạt lớp : 
- Lớp trưởng báo cáo kết quả học tập trong tuần
- Giáo viên nhận xét : 
+ Nhìn chung các em đi học đúng giờ, chuyên cầ.
+ Học bài và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp. Bên cạnh đó còn có một số bạn chưa học bài và làm bài trước khi đến lớp. Đó là bạn : K’ Thuỳ, K’ Miên, K’ Hà
- Vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ, chưa giữ vệ sinh chung ở lớp, ở trường còn có một số em vứt rác chưa đúng nơi quy định.
- Lên kế hoạch tuần 6 : 
+ Phát huy tốt tinh thần học tập của học sinh.
+ Thực hiện nề nếp ra vào lớp đúng nội quy của lớp đề ra.
+ Những đội viên đeo khăn quàngđầy đủ trước khi đến lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TAP TRUNG.doc