Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Giáo viên: Nguyễn Thị Điểm

Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Giáo viên: Nguyễn Thị Điểm

Tiết 31 Môn : Tập đọc Ngày 02/ 01 / 2006

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật : chú hề, nàng công chúa nhỏ.

 2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.

Hiểu nội dung bài : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 47 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Giáo viên: Nguyễn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31	Môn : Tập đọc	Ngày 02/ 01 / 2006
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật : chú hề, nàng công chúa nhỏ.
	2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội dung bài : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK. 
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
 3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 4 HS đọc bài Trong quán ăn “Ba-cá-bống” theo cách phân vai, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
	- Em thấy những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú.
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài “Rất nhiều mặt trăng”.
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng câu sau : 
– Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được / vì mắt trăng ở rất xa / và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
– Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô / nhưng cô phải cho biết / mắt trăng to bằng chừng nào.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
 - Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
-GV đọc diễn cảm cả bài – giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bất lực của các vị quan trong triều, sự buồn bực của nha vua vì không biết làm thế nào chiều lòng nàng công chúa nhỏ. Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời các câu hỏi: 
 + Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
+ Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?
 + Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
+ Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trả lời các câu hỏi: 
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn.
- Chú hề hiểu trẻ em nên đã cảm nhận đúng : nàng công chúa nhỏ nghĩ về mặt trăng hoàn toàn khác với cách nghĩ về mặt trăng của người lớn, của các quan đại thần và những nhà khoa học.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi: 
+ Sau khi biết rõ công chúa muốn có một “mặt trăng” theo ý nàng, chú hề đã làm gì?
+ Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
 - Yêu cầu HS đọc bài theo cách phân vai, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diển biến của câu chuyện, với tình cảm thài độ của từng nhân vật.
 - GV đọc diễn cảm đoạn 1. 
 - Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1, GV theo dõi, uốn nắn.
 - Thi đọc diễn cảm. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến của nhà vua.
 + Đoạn 2 : Tiếp theo đến tất nhiên là bằng vàng rồi.
 + Đoạn 3 : Phần còn lại.
 - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 - HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
+ Cô công chúa nhỏ muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
+ Nhà vua cho vời tất cả các vị thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
+ Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được.
+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
 + Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã. / Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn. / . . .
+ Mặt trăng chỉ to hơn móng tay của công chúa / Vì khi công chúa đặt ngón tay lên trước mặt trăng thì móng tay che gần khúat mặt trăng.
+ Mặt trăng treo ngang ngọn cây / vì đôi khi nó đi ngang qua ngọn cây trước cửa sổ
+ Mặt trăng được làm bằng vàng / tất nhiên là mặt trăng bằng vàng.
- Theo dõi.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
+ Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
+ Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
- 4 HS đọc toàn bài theo cách phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, nàng công chúa).
- Cả lớp theo dõi.
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
 - Một vài cặp học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp.
 5
Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì? (công chúa nhỏ rất đáng yêu, ngây thơ. / Các vị đại thần và các nhà khoa học trẻ không hiểu trẻ em. / Chú hề rất thông minh. / Trẻ em suy nghĩ rất khác người lớn.)
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bị bài : Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo)
- Nhận xét tiết học.
Tiết 16	Môn : Chính tả	Ngày 03/01/2006
Nghe – viết : MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
Phân biệt : l/n ; ât/âc
I. MỤC TIÊU:
	1. Nghe - viết chính tả, trình bày đúng một bài văn miêu tả Mùa đông trên rẻo cao.
	2. Luyện viết đúng các chữ có âm, vần dễ lẫn : l/n ; ât/âc.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2.
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
 3
1. Kiểm tra bài cũ: 
GV mời 1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con những tiếng có âm đầu là ch/tr trong bài tập của tiết chính tả trước.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả một bài văn miêu tả Mùa đông trên rẻo cao. 
Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc một lần đoạn viết.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn viết. 
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- Hướng dẫn HS luyện viết từ ngữ khó : trườn xuống, chít bạc, khua lao xao.
- GV nhắc nhở HS: Ghi tên đề bài vào giữa dòng, sau khi chấm xuống dòng chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô. Chú ý tư thế ngồi viết.
- Yêu cầu HS gấp sách.
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 :
- GV chọn cho HS làm phần b.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
- Theo dõi.
- Cả lớp đọc thầm đoạn viết.
+ Đoạn văn gồm 5 câu.
+ Chữ đầu câu.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- HS viết bài vào vở..
MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
 Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống. Chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái là chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ . . . Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc là vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
- HS soát lại bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Điền vào chỗ trống ât hay âc.
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
 Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng đất trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan vất vả đời thường.
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn.
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm giấc mộng làm người, Bỗng xuất hiện một bà già. bà ta cầm cái quạt giấy che nửa mặt lấc láo đảo mắt nhìn quanh, rồi cất tiếng khàn khàn hỏi :
- Còn ai thức không đấy ?
- Có tôi đây ! – chàng hiệp sĩ lên tiếng.
Thế là, bà già nhấc chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu  ... än ra nhiều điều lí thú và bổ ích.
	2 Rèn kỹ năng nghe: 
	- Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện.
	- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Tranh minh hoạ trong SGK. Các băng giấy nhỏ và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1 
2 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh kể lại chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Thế giới quanh ta có rất nhiều điều thúvị. Hãy thử một lần khám phá các em sẽ thấy ham thích ngay. Câu chuyện Một phát minh nho nhỏ mà các em nghe kể hôm nay kể về tính ham quan sát, tìm tòi, khám pha những quy luật trong giới tự nhiên của nhà bác học người Đức khi còn nhỏ. Bà tên là Ma - ri - a Gô – e – pớt May – ơ (sinh năm 1906, mất năm 1972).
Hướng dẫn kể chuyện:
a) GV kể chuyện:
- Lần1 : Giọng kể chậm rãi, thong thả, phân biệt được lời nhân vật.
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ.
Tranh 1: Ma - ri - a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.
Tranh 2: Ma - ri - a tò mò, lẻn ra khỏi phòngkhách để làm thí nghiệm.
Tranh 3: Ma - ri - a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma - ri - a xuất hiện và trêu em.
Tranh 4: Ma - ri - a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện.
Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho hai anh em.
b) Kể trong nhóm:
- Yêu cầu học sinh kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn hoặc viết phần nội dung chính dưới mỗi bức tranh để học sinh ghi nhớ.
c) Kể trước lớp:
- Gọi học sinh thi kể nối tiếp.
- Gọi học sinh kể toàn truyện.
GV khuyến khích HS dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể.
+ Theo bạn , Ma - ri - a là người thế nào?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Bạn học tập ở Ma - ri - a đức tính gì?
+ Bạn nghĩ rằng chúng ta có nên tò mò như Ma - ri - a không?
- Nhận xét học sinhkể chuyện, trả lời câu hỏi và cho điểm từng học sinh.
- HS theo dõi lắng nghe.
- HS theo dõi lắng nghe.
- 4 học sinh kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện.
- 2 lượt học sinh thi kể, mỗi học sinh chỉ kể về nội dung một bức tranh.
- 3 học sinh thi kể.
3 
Củng cố, dặên dò :
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?( + Nêu chịu khó quan sát, suy nghĩ, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều bổ ích và lí thú trong thế giới xung quanh. + Muốn trở thành học sinh giỏi cần phải biết quan sát, tìm tòi, học hỏi, tự kiểm nghiệm những điều đó bằng thực tiễn. + Chỉ có tự tay mình làm điều gì đó mới biết chính xác được điều đó đúng hay sai).
- Nhận xét tiết học.
- Dăïn học sinh về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài tuần 18.
Tiết:32 Môn : Tập làm văn Ngày 06 /01/2006
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU : 
	Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
	Viết đoạn văn miêu tả đồ vật chân thực, sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo.	II. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn tả chiếc cặp trong BT1.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc lại phần ghi nhớ trang 70.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
Nhận xét cho điểm học sinh.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi, thực hiện yêu cầu.
- Gọi HS trình bày và nhận xét. Sau mỗi phần GV kết luận, chốt lời giải đúng.
1. Các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.
2. + Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi  đến sáng long lanh.( Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp).
 + Đoạn 2: quai cặp bằng sắt  đến đeo chiếc ba lô.(Tả hình quai cặp và dây đeo ).
 + Đoạn 3: mở cặp ra, em thấy  đến và thước kẻ.(Tả cấu tạo bên trong của cặp).
3. Nội dung miêu tả của từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ:
 + Đoạn 1: Màu đỏ tươi  
 + Đoạn 2: Quai cặp
 + Đoạn 3: Mở cặp ra 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài. Chú ý nhắc HS :
+ Chỉ viết một đoạn miêu tả hình dáng bên ngoài của cặp ( không phải cả bài, không phải bên trong).
+ Nên viết theo các gợi ý.
+ Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp cần tả để nó không giống chiếc cặp của bạn.
+ Khi viết chú ý bộc lộ cảm xúc của mình.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm những HS viết tốt.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài. Chú ý nhắc HS :
+ Chỉ viết một đoạn miêu tả hình dáng bên trong của cặp ( không phải cả bài, không phải bên ngoài).
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm những HS viết tốt.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát cặp, nghe GV gợi ý và tự làm bài.
- 3-5 HS trình bày.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát cặp, nghe GV gợi ý và tự làm bài.
- 3-5 HS trình bày.
3
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà hoàn chỉnh, viết lại 2 đoạn văn đã thực hành luyện viết trên lớp.
Tiết: 34	Kĩ thuật 	Ngày 06 / 01 / 2006
LÀM ĐẤT, LÊN LUỐNG ĐỂ GIEO TRỒNG RAU, HOA (TT)
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết được mục đích và cách làm đất, lên luống để trồng rau, hoa
	- Sử dụng được cuốc, cào để lên luống để trồng rau, hoa 
	- Có ý thức làm việc cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh họa luống trồng rau, hoa
	- Vật liệu và dụng cụ:
	+ Mảnh vườn trường đã được cuốc đất lên
	+ Cuốc, cào, thước dây, cọc tre hoặc gỗ
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Khi làm đất người ta thường thực hiện những công việc nào?
+ Tại sao phải lên luống trước khi gieo trồng rau, hoa?
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ thực hành Làm đất, lên luống để gieo trồng rau, hoa
 GV hướng dẫn HS thực hành làm đất, lên luống trồng rau, hoa
+ Nêu mục đích làm đất?
+ Nêu các bước thực hiện làm đất?
+ Nêu các bước thực hiện lên luống?
- GV nêu các công việc cần thực hiện trong giờ thực hành
+ Dùng thước đo chiều dài, rộng của luống, rãnh luống . Đánh dấu và đóng cọc vào các vị trí đã đánh dấu
+ Căng dây qua các cọc
+ Dùng cuốc đánh rãnh, kéo đất ở phần rãnh lên mặt luống theo đường dây căng và làm bằng mặt luống, nhặt cỏ dại, gạch, đá trên mặt luống để gọn vào một chỗ. Chú ý làm hai bên thành luống thoai thoải dần từ rãnh lên mặt luống để giữ cho đất trên luống không bị trôi xuống rãnh
- GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành, phân chia vị trí thực hành cho các nhóm và giao nhiệm vụ 
- GV theo dõi, uốn nắn giúp cho HS làm tốt phần việc được giao, nhắc nhở HS đảm bảo an toàn lao động (không đùa nghịch, bổ cuốc, cào vào nhau, không đứng, ngồi trước người đang cuốc)
- Đánh giá kết quả học tập
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá công việc 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS
+ Cuốc, cày lật đất lên, sau đó làm nhỏ đất bằng vồ đập đất hoặc bừa và loại bỏ cỏ dại có trong đất
+ Rau, hoa không chịu được ngập úng, khô hạn. Vì vậy phải lên luống để tưới nước và thoát nước, đi lại chăm sóc được dễ dàng 
- Phải thường xuyên tưới nước và bón phân cho cây
+ Làm đất trước khi gieo trồng nhằm làm cho đất tơi xốp, hạt nảy mầm được dễ dàng và tạo điều kiện cho cây phát triển tốt. Làm đất còn có tác dụng làm sạch cỏ dại, cây không bị cỏ dại hút tranh chất dinh dưỡng và che lấp ánh sáng
+ Cuốc, cày lật đất lên, sau đó làm nhỏ đất bằng vồ đập đất hoặc bừa và loại bỏ cỏ dại có trong đất
+ Xác định kích thước của luống và rãnh luống
+ Đo, đánh dấu, đóng cọc vào các vị trí đã định và căng dây qua các cọc
+ Đánh rãnh và kéo đất lên luống theo đường dây đã căng
- HS ra vườn trường để thực hành
- Các nhóm HS thực hành lên luống
- Sau buổi thực hành, HS thu dọn dụng cụ và rửa sạch dụng cụ, tay chân
- HS tự đánh giá công việc theo các tiêu chuẩn:
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lao động
+ Thực hiện đúng các thao tác và các bước trong quy trình.
+ Luống và rãnh luống tương đối thẳng, đảm bảo kích thước
+ Hoàn thành đúng thời gian và đảm bảo an toàn lao động.
3
Củng cố, dặn dò:
- Vì sao phải làm đất tơi xốp và sạch cỏ dại trước khi gieo trồng?
- Lên luống trồng rau, hoa được thực hiện như thế nào?
- GV nhận xét sự chuẩn bị, thái độ và kết quả học tập của HS
- Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị công cụ, vật liệu để học bài: “Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa”.

Tài liệu đính kèm:

  • docT17S.doc