Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Nguyễn Thị Liên

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Nguyễn Thị Liên

 Đạo đức

 Kính trọng và biết ơn người lao động

 I/ Mục tiêu

 Học xong bài này học sinh có kả năng:

 1. Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.

 2. biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với người lao động.

 II. Đồ dùng dạy- học

 SGK đạo đức

 III. Các hoạt động dạy học

Người lao động là những người như thế nào?

Nhận xét chung

* Giới thiệu bài ; Nêu yêu cầu giờ học

Nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu thảo luận nhóm 4

- Nhận xét chung về cách thể hiện tình huống.

+ Cách ứng sử với người lao động trong mỗi tình húng như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?

+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?

- Trình bày sản phẩm

Yêu cầu HS thực hành theo tổ

 

doc 50 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Nguyễn Thị Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 23/1/2006 
 Đạo đức 
 Kính trọng và biết ơn người lao động 
 I/ Mục tiêu 
 Học xong bài này học sinh có kả năng: 
 1. Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động. 
 2. biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với người lao động. 
 II. Đồ dùng dạy- học 
 SGK đạo đức 
 III. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt Động 
 Giáo Viên 
 Học Sinh
HĐ1 Bái cũ
HĐ2 Bài mới
 1. Bài tập 4 
2 Bài tập 5,6 
HĐ3. Củng cố dặn dò 
Người lao động là những người như thế nào? 
Nhận xét chung 
* Giới thiệu bài ; Nêu yêu cầu giờ học 
Nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu thảo luận nhóm 4 
- Nhận xét chung về cách thể hiện tình huống. 
+ Cách ứng sử với người lao động trong mỗi tình húng như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao? 
+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy? 
- Trình bày sản phẩm 
Yêu cầu HS thực hành theo tổ 
- Hướng dẫn học sinh phỏng vấn về nội dung các nhóm trình bày. 
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm 
- Hệ thống lại nội dung bài 
Hướng dẫn học sinh thực hành, thực hiện kính trọng biết ơn những người lao động 
2 HS nêu 
- 1 em nêu lại ghi nhớ 
- Nêu yêu cầu bài tập 
-Học sinh thảo luận theo nhóm 4 sắm vai các tình huống 
- Các nhóm thể hiện trước lớp 
- Lớp nhận xét 
- Học sinh trả lời cá nhân 
- Trình bày các câu chuyện, câu ca dao, tranh, ảnh về một tấm gương người lao động 
- Các nhóm giới thiệu trước lớp 
- - Lớp nhận xét phỏng vấn các nhóm 
Đọc lại ghi nhớ SGK
Tiết 35	Tập đọc	Ngày 23 / 01 / 2006
BỐN ANH TÀI (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tái chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện: hồi hộp ở đoạn đầu, gấp gáp, dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh, chậm rãi, khoan thai ở lời kết.
	2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi sức khoẻ tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu qui phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK. 
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3
 4
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV Nhận xét và cho điểm từng HS.
2.Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK miêu tả cuộc chiến dấu quyết liệt của bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh.
- GV phần đầu truyện Bốn anh tài ca ngợi sức khoẻ, tài năng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. phần tiếp theo sẽ cho các em biết bốn anh em Cẩu Khây đã hiệp lực trổ trìnhư thế nào để diệt trừ yêu tinh.
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. 
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
 - Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài – giọng kể khá nhanh, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu bài theo nhóm.
+ Tới nơi yêu tinh ở anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?
+ Yêu tinh có phép thuật gì đăïc biệt?
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh.
+ Ví sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
+ Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc bài, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với tình cảm thái độ của từng nhân vật.
- GV đọc diễn cảm đoạn 2. 
- Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 2, GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Quan sát theo hướng dẫn của GV.
- Theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến tinh đấy
 + Đoạn 2 : Phần còn lại.
 - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 - HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
- HS đọc thầm từng đoạn gắn với mỗi câu hỏi và trả lời. Đại dịên mỗi nhóm lên trả lời trước lớp.
+ Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót. Bà nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ.
+ Yêu tinh có phép thuật phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng, làng mạc.
 + Yêu tinh trở về nhà, đập cửa ầm ầm. Bốn anh em chờ sẵn. Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè cái đầu dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. . . . 
 + Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tái năng phi thường: đánh nó bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm, đồng tâm, hiệp lực nên đã thắng yêu tinh.
 + Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ và tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến dấu qui phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
 - Một vài học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 2 trước lớp.
 5
Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì? 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bị bài : Trống đồng Đông Sơn.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 18	Chính tả	Ngày23/01/2006
Nghe – viết : CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
 Phân biệt : ch / tr ; uôt / uôc	 
I. MỤC TIÊU:
	1. Nghe - viết chính tả, trình bày đúng bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
	2. Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: ch / tr ; uôt / uôc. 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2.
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1.Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con: sắp xếp, thân thiết, nhiệt tình.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
2.Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp. Sau đó sẽ làm các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ch / tr ; uôt / uôc mà các em dễ đọc sai, viết sai.
Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc một lần đoạn viết.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn viết. 
+ Yêu cầu HS nhắc lại cách viết tên nước ngoài.
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- Hướng dẫn HS luyện viết từ ngữ khó : Đân - lớp, nước Anh, suýt ngã, lốp, săm.
- GV nhắc nhở HS: Ghi tên đề bài vào giữa dòng, sau khi chấm xuống dòng chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô. Chú ý tư thế ngồi viết.
- Yêu cầu HS gấp sách.
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
- 2 em lên bảng viết.
- Theo dõi.
- Theo dõi.
- Cả lớp đọc thầm đoạn viết.
+ HS nêu.
+ Chữ đầu câu.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- HS viết bài vào vở.
CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
 Vào cuối thế kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ, nẹp sắt, do đó đi rất xóc. Người đầu tiên sáng chế ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su là Đân – lớp, một học sinh nước Anh. Từ một lần suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước, Đân – lớp đã nghĩ ra cách cuộn ống sao su cho vừa vành bánh xe rồi bơm hơi căng lên thay cho gỗ và nẹp sắt. Phát minh của Đân – lớp được đăng kí chính thức vào năm 1880. Về sau, lốp xe đạp có thêm chiếc săm bơm căng hơi nằm bên trong.
- HS soát lại bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Điền vào chỗ trống ch hay tr:
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
 Chuyền trong vòm lá
	Chim có gì vui
	Mà nghe ríu rít
	Như trẻ reo cười?
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh các câu trong mẩu chuyện. Tiếng có âm ch hoặc tr:
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
ĐÃNG TRÍ BÁC HỌC
 Một nhà bác học có tính đãng trí đi tàu hoả. Khi nhân viên soát vé đến, nhà bác học tìm toát mồ hôi mà chẳng thấy vé đâu. May là người soát vé này nhận ra ông, bèn bảo: 
 - Thôi, ngài không cần xuất tri ... å HS xung phong lên kể.
- Có thể đại diện các nhóm lên thi kể và nói về ý nghĩa của câu chuyện.
- Lớp nhận xét.
3 
Củng cố, dặên dò :
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh đã chăm chú lắng nghe bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn chính xác.
- Dăïn học sinh về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài tuần 21.
Bài 20	Địa Lý 	Ngày27/01/2006
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU:
	Sau bài học, HS có khả năng:
Chỉ được vị trí của đồng bằng Nam Bộ và hệ thống kênh rạch chính trên bản đồViệt Nam.
Trình bày những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích bản đồ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
Lược đồ tự nhiên ĐBNB (phóng to).
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
Giới thiệu bài mới:
- Trong những bài học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi đến phía Nam để tìm hiểu và khám phá ĐBNB.
Đồng bằng lớn nhất của nước ta.
- Yêu cầu quan sát lược đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi sau:
1/ ĐBNB do những sông nào bồi đắp nên?
2/ Em có nhận xét gì về diện tích ĐBNB (so sánh với diện tích ĐBBB)
3/ Kể tên một số vùng trũng do ngập nước thuộc ĐBNB.
4/ Nêu các loạiđất có ở ĐBNB.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
- Yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
 Quan sát hình 2, hãy nêu tên.
1/ Nêu tên một số sông lớn, kênh rạch ở ĐBNB.
2/ Hãy nêu nhận xét về mạng lưới sông, kênh rạch đó.
- Hỏi: Từ những đặc điểm về sông ngòi, kênh rạch như vậy, em có thể suy ra được những gì về đặc điểm đất đai của ĐBNB.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- GV có thể giảng giải thêm kiến thức về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của ĐBNB như SGK.
- HS quan sát lược đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam và tiến hành thảo luận cặp đôi.
- Đại diện 2 –3 cặp đôi trả lời câu hỏi. Kết quả làm việc tốt: 
1/ ĐBNB do phù sa của hệt thống sông Mê Kông và Đồng Nai bồi đắp.
2/ ĐBNB có diệ tích lớn nhất nước ta (diện tích gấp khỏang 3 lần ĐBBB).
3/ Một số vùng trũng do ngập nước là: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
4/ Ở ĐBNBcó đất phù sa. Ngòai ra đồng bằng còn có đất chua và đất mặn.
- HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến.
Kết quả làm việc tốt.
1/ Sông lớn của ĐBNB là: sông Mê Kông, sông Đồng Nai, kênh Rạch Sỏi, kênh Phụng Hiệp, kinh Vĩnh Tế.
2/ Ở ĐBNB có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên mạng lưới sông ngòi, kênh rạch rất chằng chịt và dày đặc.
- Đại diện nhóm vừa trình bày ý kiến, vừa kết hợp chỉ trên lược đồ.
- HS dưới lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét bổ sung.
- HS làm việc cả lớp.
- 3 – 4 HS trả lời
- HS các nhóm nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
4
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Yêu cầu HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về ĐB Nam Bộ và tìm hiểu về ĐB Nam Bộ.
- GV nhận xét lớp học và kết thúc.
Tiết:40 Môn : Tập làm văn Ngày 27/01/2006
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU : 
	Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu: Nét mới ở Vĩnh Sơn.
	Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống.
	Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Tranh minh hoạ một số nét đổi mới của địa phương.
	Bảng phụ ghi dàn ý của bài giới thiệu.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
2.
3
1.Giới thiệu bài: 
Đất nước ta đang từng ngày, từng giờ đổi mới. Quê hương hoặc nơi mỗi emsinh sống chắc hẳn sẽ có rất nhiều đổi thay. Trong tiết học hôm nay, mỗi em hãy giới thiệu cho cả lớp cùng nghe về nét đổi mới của quê mình hoặc nơi mình đang sinh sống.
Làm bài tập 1:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV giao việc.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét + chốt ý lại:
a/ Bài viết giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Đây là xã khó khăn nhất huyện, đời nghèo đeo đẳng quanh năm.
	b/ Những nét đổi mới ở Vĩnh Sơn.
	- Người dân Vĩnh Sơn đã biết trồng lúa nước hai vụ một năm. Năng suất cao, không thiếu lương thực để ăn, còn có lương thực để chăn nuôi.
	- Nghề nuôi cá phát triển. . . .
	- Đời sống của người dân được cải thiện. . . .
- Bài nét mới ở Vĩnh Sơn là mẫu của một bài giới thiệu. Cô đã tóm tắt thành một dàn ý chung về bài giới thiệu. Các em dựa vào dàn ý này để làm bài tập 2. GV treo bảng tóm tắt gồm:
+ Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống (tên, đặc điểm chung).
+ Thân bài: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương.
 + Kết bài: Nêu kết quả đổi mới của địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
Làm bài tập 2:
a/ Xác định yêu cầu của bài.
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2.
- GV giao việc: Các em giới thiệu về những nét đổi mới như: phong trào trồng cây gây rừng, phát triển chăn nuôi, nghề phụ, phố phường sạch đẹp, . . . nếu không nhận ra những nét đổi mới các em có thể giới thiệu về hiện trạng của địa phương và mơ ước về sự đổi mới của quê hương.
- Cho học sinh nói về nội dung các em chọn để giới thiệu.
b/ Cho học sinh thực hành giới thiệu.
- Cho học sinh thực hành trong nhóm.
- Cho học sinh thi giới thiệu.
- GV nhận xét + bình chọn học sinh giới thiệu hay, hấp dẫn, . . . 
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Học sinh đọc thầm + tìm câu trả lời.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc thầm bảng tóm tắt.
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- Theo dõi.
- Một số em lần lượt trình bày.
- Học sinh giới thiệu trong nhóm + nhận xét bài giới thiệu của bạn.
- Đại diện các nhóm lên thi.
- Lớp nhận xét.
4.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà viết lại vào vở bài giới thiệu.
- Sưu tầm tranh ảnh về sự đổi mới của địa phương tiết học sau cả lớp cùng xem.
Tiết: 40	Kĩ thuật 	Ngày 27 / 01 / 2006
TRỒNG CÂY RAU, HOA (TT)
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng
	- Trồng được cây rau, hoa trong bầu đất
	- Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kĩ thuật
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Cây con rau, hoa để trồng
- Túi bầu có chứa đầy đất
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Tại sao phải chọn cây con khỏe, không cong queo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn?
+ Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng?
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục thực hành TRỒNG CÂY RAU, HOA 
GV hướng dẫn HS thực hành trồng cây con
- GV lưu ý HS:
+ Khi đặt cây vào hốc không để cho rễ cây bị cong ngược lên
+ Sau khi trồng nên che cho cây từ 3 đến 4 ngày
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của HS
- Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ, nơi làm việc
- Đánh giá kết quả học tập
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn:
+ Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ trồng cây con
+ Cây con sau khi trồng đứng thẳng, vững, không bị trồi rễ lên trên.
+ Hoàn thành đúng thời gian quy định
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS
+ Cây con đem trồng phải mập, khỏe, không bị sâu, bệnh thì sau khi trồng mới nhanh bén rễ và phát triển tốt. Nếu trồng bằng cây con đứt rễ, cây sẽ chết vì không hút được nước và thức ăn
+ Ấn chặt đất và tưới nước sau khi trồng nhằm giúp cho cây không bị nghiêng ngả và không bị héo
- HS nhắc lại các bước và cách thực hiện quy trình kĩ thuật trồng cây con:
+ Xác định vị trí trồng
+ Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định. 
+ Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây
+ Tưới nhẹ nước quanh gốc cây
- HS thực hành trồng cây trong bầu đất theo hướng dẫn của GV.Trong khi thực hành cần lưu ý:
+ Đảm bảo khoảng cách giữa các cây cho đúng
+ Kích thước của hốc trồng phải phù hợp với bộ rễ cây (rễ trần hay rễ có bầu )
+ Khi trồng, phải để cây thẳng đứng, rễ không được cong ngược lên phía trên (cây rễ trần) không làm vỡ bầu (cây có bầu đất)
+ Tránh đổ nước nhiều hoặc đổ mạnh khi tưới làm cây bị nghiêng ngả
- HS rửa sạch các công cụ và vệ sinh chân tay sạch sẽ sau khi thực hành xong
- HS trưng bày sản phẩm và tự đánh giá kết quả thực hành
3
Củng cố, dặn dò:
- Tại sao phải chọn cây con khỏe, không bị sâu, bệnh hại, đứt rễ, gầy yếu để đem trồng ?
- Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng?
- GV nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập của HS
- Dặn dò HS tưới nước cho cây, đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho bài học: “Trồng rau, hoa trong chậu”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc