Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - GV: Dung Thị Thu Lan

Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - GV: Dung Thị Thu Lan

Tiết 41 Tập đọc Ngày 23 / 01 / 2006

ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm tiếng nước ngoài: 1935, 1946, 1948, 1952, súng ba-dô-ca.

 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước.

 2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài: Anh hùng Lao động, tiện nghi, cương vị Cục Quân giới, cống hiến.

Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ cho đất nước.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Anh chân dung trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 60 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - GV: Dung Thị Thu Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41	Tập đọc	Ngày 23 / 01 / 2006
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm tiếng nước ngoài: 1935, 1946, 1948, 1952, súng ba-dô-ca.
	Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước.
	2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài: Anh hùng Lao động, tiện nghi, cương vị Cục Quân giới, cống hiến.
Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ cho đất nước.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Aûnh chân dung trong SGK.
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
4
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài Trống đồng Đông Sơn và trả lời câu hỏi:
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
+ Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam?
- GV Nhận xét và cho điểm từng HS.
2.Giới thiệu bài: Đất nước Việt nam đã sinh ra nhiều anh hùng có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tên tuổi của học được nhớ mãi. Một trong những anh hùng ấy là giáo sư Trần Đại Nghĩa. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểuvề sự nghiệp của người con tài năng này.
- Cho HS xem ảnh chân dung nhà khoa học, năm sinh, năm mất.
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng các số chỉ thời gian, từ phiên âm tiếng nước ngoài: 1935, 1946, 1948, 1952, súng ba-dô-ca.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
 - Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài – giọng rõ ràng, chậm rãi. Nhấn giọng những từ ca ngợi nhân cách và những cống hiến xuất sắc cho đất nước của nhà khoa học: cả ba ngành, thiêng liêng, rời bỏ, miệt mài, công phá lớn, . . .
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu bài theo nhóm.
+ Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc” nghĩa là gì?
+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?
+ Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.
+Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào?
+Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có những cống hiến như vậy?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc bài, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
- GV đọc diễn cảm đoạn 1. 
- Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1, GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật quí giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa, là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc Việt Nam là một đân tộc có nền văn hoá lâu đời, bền vững.
- Theo dõi.
- Quan sát theo hướng dẫn của GV.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến vũ khí.
+ Đoạn 2 : Tiếp cho đến lô cốt của giặc.
+ Đoạn 3 : Tiếp cho đến nhà nước.
+ Đoạn 4 : Phần còn lại.
 - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 - HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
- HS đọc đoạn 1 và trả lời theo yêu cầu của GV.
- HS đọc thầm từng đoạn gắn với mỗi câu hỏi và trả lời. Đại diện mỗi nhóm lên trả lời trước lớp.
+ Đất nước đang bị giặc xâm lăng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn :súng ba-dô-ca, súng không giật, bon bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc. . .
+ Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, giữ cương vị Chủ nhiệm Uûy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.
+ Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Oâng còn được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quí.
+ Trần Đại Nghĩa có những đóng góp to lớn như vậy nhờ ông yêu nước , tận tuỵ hết lòng vì nước, ông lại là khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu, học hỏi.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
 - Một vài học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp.
 5
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nói ý nghĩa của bài.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bị bài : Bè xuôi sông la.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 21	Chính tả	Ngày23/012006
	Nhớ – viết : CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
 Phân biệt : r/d/gi ; dấu hỏi/dấu ngã	 
I. MỤC TIÊU:
	1. Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
	2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn : r/d/gi; dấu hỏi/dấu ngã.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng viết: chuyền bóng, tuốt lúa, cuộc chơi.
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh.
2.Giới thiệu bài:Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nhớ và viết đúng chính tả 4 khổ thơ của bài Chuyện cổ tích về loài người. Sau đó sẽ luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn : r/d/gi; dấu hỏi/dấu ngã.
Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc 4 khổ thơ cần nhớ – viết trong bài Chuyện cổ tích về loài người. 
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? 
- Hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai : sáng, rõ, lời ru, rộng.
+ Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi khi viết bài.
- Yêu cầu HS gấp sách.
- Yêu cầu HS viết bài.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 : 
- GV chọn cho HS làm phần a.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những em làm bài đúng.
- 2 em lên bảng viết, cả lới viết vào bảng con.
- Theo dõi.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm 4 khổ thơ.
+ Chữ đầu câu.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
+ Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu hơi cúi mắt cách vở khoảng 25 đến 30cm Tay trái đè và giữ nhẹ mép vở. Tay phải viết bài
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- HS nhớ lại đoạn thơ và viết bài vào vở.
 CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
	Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ.
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc.
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ.
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Điền vào chỗ trống r/d/gi?
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
Mưa giăng trên đồng
Uốn mềm ngọn lúa
Hoa xoan theo gió
Rải tím mặt đường.
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Cây mai tứ quý
 Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.
 Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu tím đậm, óng ánh như những hạt cườmđính trên từng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.
 Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày tết, lại có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.
- Một số em đọc bài làm của mình, HS cả lớp nhậ ... 
Bài cũ:
- Gọi học sinh kể chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tài.
- Nhận xét cho điểm.
Bài mới: 
Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, mỗi em sẽ kể cho lớp nghe về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt. Để có thể kể chuyện tốt, cô đã yêu cầu các em về nhà chuẩn bị nội dung câu chuyện. Bây giờ, chúng ta bắt đầu kể câu chuyện đã chuẩn bị.
Tìm hiểu bài:
- Cho học sinh đọc đề bài.
- GV gạch dưới những từ quan trọng trong đề bài.
Đềbài: Kề chuyện về một người có khả năng đặc biệt hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em thích.
- Cho học sinh nói về nhân vật mình chọn kể.
- GV lưu ý học sinh: Khi kể các em nhớ kể có đầu, có cuối và phải xưng tôi hoặc em. Em phải là nhân vật trung tâm chuyện ấy.
Học sinh kể chuyện.
a) Cho học sinh kể theo cặp.
- GV đến từng nhóm, nghe học sinh kể, hướng dẫn, góp ý.
b) Cho học sinh thi kể.
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- GV nhận xét + bình chọn học sinh kể hay nhất.
- 1 học sinh đọc đ
- Học sinh lần lượt nói về nhân vật đã chọn.
Từng cặp học sinh kể cho nhau nghecâu chuyện của mình.
- Một vài học sinh tiếp nối nhau đọc tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Học sinh thi kể chuyện + trả lời câu hỏi của cô giáo hoặc của bạn hỏi.
- Lớp nhận xét.
4 
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặ học sinh về nhà xem trước tranh minh hoạ truyện trong SGK bài con vịt xấu xí.
Tiết:40 Môn : Tập làm văn Ngày 27 /01/2006
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU : 
	Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối.
	Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (tả lần lược từng bộ phận cây, tả lần lượt từng thời kỳ phát triển của cây).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Tranh ảnh một số cây ăn quả.
	Bảng phụ ghi lời giải BT1, 2 (phần nhận xét).
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
2.
3
4
Giới thiệu bài: 
Các em đã biết thế nào là một bài văn miêu tả đồ vật, cách làm bài văn miêu tả đồ vật. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm về bài văn miêu tả cây cối. Các em sẽ nắm được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối. Không những thế, bài học còn giúp các em biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc.
Phần nhận xét
Làm bài tập 1:
- Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 1.
- GV giao việc.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: (GV đưa bảng phụ đã ghi kết quả lời giải đúng lên).
Đoạn
Nội dung
Đoạn 1: 3 dòng đầu.
Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc nở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.
Đoạn 2: 4 dòng tiếp.
Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái.
Đoạn 3: còn lại.
Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.
Làm bài tập 2:
- Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 2.
- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đọc lại bài Cây mai tứ quý, sau đó so sánh với bài Bãi ngô ở bài tập 1 và chỉ ra trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý có gì khác với bài Bãi ngô.
- Cho học sinh làm bài.
- Bài cây mai tứ quý có mấy đoạn? Nội dung từng đoạn?
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
* Bài cây mai tứ quý có 3 đoạn:
	- Đoạn 1: (4 dòng đầu) Giới thiệu bao quát về cây mai (chiều cao, dáng, thân, tán, gốc, cành, nhánh).
	- Đoạn 2:(4 dòng tiếp) Đi sâu tả cánh hoa, trái cây.
	- Đoạn 3: (4 dòng còn lại) Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.
* So sánh trình tự miêu tả giữa 2 bài:
	- Bài cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây.
	- Bài bãi ngô tả từng thời cái phát triển của cây.
Làm bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3
- GV giao việc.
Cho HS làm bài.
- Yêu cầu HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt ý.
Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần (mở bài, thân bài, kết luận).
* Phần mở bài: tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
* Phần thân bài có thể tả tửng bộ phận hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
* Phần kết bài có thể nêu ích lợi của cây, ấn tựơng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
Ghi nhớ:
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
- GV có thể nhắc lại một nội dung ghi nhớ.
Phần luyện tập:
Làm bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 + đọc bài cây gạo.
- GV giao việc: Các em phải chỉ rõ bài cây gạo được miêu tả theo trình tự như thế nào?
- Cho học sinh làm việc.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại bài văn tả cảnh cây gạo theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc hoa đã rụng hết, hình thành những quả gạo ¦ những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông . . . . gạo mới.
Làm bài tập 2:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV giao việc: Trên bảng cô đã có tranh, ảnh về một số cây ăn quả. Các em có thể chọn một trong số các loại cây ăn quả đó và lập dàn ý để miêu tả cây mình đã chọn.
- Cho học sinh làm bài. GV phát giấy + bút dạ cho 3 học sinh.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
- GV nhận xét, khen những em làm bài tốt.
- 1 học sinh đọc to, lớp theo dõi trong SGK.
- Theo dõi.
- HS đọc thầm lại bài bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đọc.
- Lần lượt học sinh trình bày.
- Lớp nhận xét.
- 1 học sinh đọc to, lớp theo dõi trong SGK.
- Học sinh đọc thầm bài Cây mai tứ quý.
- HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to cả lớp lắng nghe.
- Theo dõi.
- HS đối chiếu so sánh và rút ra kết luận.
- Một số HS phát biểu.
- Lớp nhận xét.
- 4 HS đọc to.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
- HS lần lượt phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- 1 học sinh đọc to, lớp theo dõi trong SGK.
- 3 học sinh làm bài vào giấy, HS còn lại làm vào giấy nháp.
- HS lần lượt phát biểu.
- 3 HS dán lên bảng bài làm.
- Lớp nhận xét.
5
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học + khen những học sinh làm bài tốt.
- Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh dàn ý. Về nhà quan sát 1 cây ăn quả.
Tiết: 40	Kĩ thuật 	Ngày 27 / 01 / 2006
TRỒNG CÂY RAU, HOA (TT)
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng
	- Trồng được cây rau, hoa trong bầu đất
	- Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kĩ thuật
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Cây con rau, hoa để trồng
- Túi bầu có chứa đầy đất
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Tại sao phải chọn cây con khỏe, không cong queo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn?
+ Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng?
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục thực hành TRỒNG CÂY RAU, HOA 
GV hướng dẫn HS thực hành trồng cây con
- GV lưu ý HS:
+ Khi đặt cây vào hốc không để cho rễ cây bị cong ngược lên
+ Sau khi trồng nên che cho cây từ 3 đến 4 ngày
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của HS
- Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ, nơi làm việc
- Đánh giá kết quả học tập
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn:
+ Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ trồng cây con
+ Cây con sau khi trồng đứng thẳng, vững, không bị trồi rễ lên trên
+ Hoàn thành đ1ung thời gian quy định
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS
+ Cây con đem trồng phải mập, khỏe, không bị sâu, bệnh thì sau khi trồng mới nhanh bén rễ và phát triển tốt. Nếu trồng bằng cây con đứt rễ, cây sẽ chết vì không hút được nước và thức ăn
+ Ấn chặt đất và tưới nước sau khi trồng nhằm giúp cho cây không bị nghiêng ngả và không bị héo
- HS nhắc lại các bước và cách thực hiện quy trình kĩ thuật trồng cây con:
+ Xác định vị trí trồng
+ Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định. 
+ Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây
+ Tưới nhẹ nước quanh gốc cây
- HS thực hành trồng cây trong bầu đất theo hướng dẫn của GV.Trong khi thực hành cần lưu ý:
+ Đảm bảo khoảng cách giữa các cây cho đúng
+ Kích thước của hốc trồng phải phù hợp với bộ rễ cây (rễ trần hay rễ có bầu )
+ Khi trồng, phải để cây thẳng đứng, rễ không được cong ngược lên phía trên (cây rễ trần) không làm vỡ bầu (cây có bầu đất)
+ Tránh đổ nước nhiều hoặc đổ mạnh khi tưới làm cây bị nghiêng ngả
- HS rửa sạch các công cụ và vệ sinh chân tay sạch sẽ sau khi thực hành xong
- HS trưng bày sản phẩm và tự đánh giá kết quả thực hành
3
Củng cố, dặn dò:
- Tại sao phải chọn cây con khỏe, không bị sâu, bệnh hại, đứt rễ, gầy yếu để đem trồng ?
- Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng?
- GV nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập của HS
- Dặn dò HS tưới nước cho cây, đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho bài học: “Trồng rau, hoa trong chậu”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21.doc