Đạo Đức Thứ hai,ngày13/2/2006
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI
1. MỤC ĐÍCH
Giúp học sinh hiểu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được sự cần thiết phải lịch sự với mọi người,
- Hiểu được ý nghĩa của việc lịch sự với mọi người: Làm cho các cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ trở nên gần gũi , tốt hơn và người lịch sự sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.
2. Thái độ:
- Bày tỏ thái độ lịch sự với mọi người xung quanh.
- Đồng tình, khen ngợi những bạn có thái độ đúng đắn, lịch sự với mọi người, không đồng tình với những bạn còn chưa có thái độ lịch sự.
3. Hành vi:
- Cư xử lịch sự vớ bạn bè, thầy cô ở trường, ở nhà và mọi người xung quanh.
- Có những hành vi văn hoá, đúng mực trong gia tiếp với mọi người.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự.
- Nội dung cá tình huống, trò chơi.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Đạo Đức Thứ hai,ngày13/2/2006 LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI 1. MỤC ĐÍCH Giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Hiểu được sự cần thiết phải lịch sự với mọi người, - Hiểu được ý nghĩa của việc lịch sự với mọi người: Làm cho các cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ trở nên gần gũi , tốt hơn và người lịch sự sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng. 2. Thái độ: - Bày tỏ thái độ lịch sự với mọi người xung quanh. - Đồng tình, khen ngợi những bạn có thái độ đúng đắn, lịch sự với mọi người, không đồng tình với những bạn còn chưa có thái độ lịch sự. 3. Hành vi: - Cư xử lịch sự vớ bạn bè, thầy cô ở trường, ở nhà và mọi người xung quanh. - Có những hành vi văn hoá, đúng mực trong gia tiếp với mọi người. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự. - Nội dung cá tình huống, trò chơi. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 1.Kiểm tra bài cũ: + Lịch sự với mọi người em sẽ được gì? + Như thế nào là lịch sự với mọi người? + Gọi HS đọc nội dung bài học. - Nhận xét cho điểm từng HS. 2.Bài mới + Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài Lịch sự với mọi người. Bày tỏ ý kiến: - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đưa ra ý kiến nhận xét cho mỗi trường hợp sau và giải thích lí do. 1. Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu. 2. Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông ít gạo rồi quát “Thôi đi đi”. 3. Lâm hay kéo tóc của các bạn nữ trong lớp. 4. Trong rạp chiếu bóng, mấy anh thanh niên vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa. 5. Trong giờ ăn cơm, Vân vừa ăn vừa cười đùa, nói chuyện để bữa ăn thêm vui vẻ. 6. Khi thanh toán tiền ở quầy sách, Ngọc nhường cho em bé lên thanh toán trước. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Hãy nêu những biểu hiện của phép lịch sự? * Kết luận: Bất kể mọi lúc, mọi nơi, trong khi ăn uống, nói năng, chào hỏi . . . chúng ta cũng cần phải giữ phép lịch sự. Tìm hiểu ý nghĩa một số câu ca dao, tục ngữ. - Em hiểu nội dung, ý nghĩa các câu ca dao, tục ngữ sau đây như thế nào? 1. Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 2. Học ăn, học nói, học gói, học mở. 3. Lời chào cao hơn mâm cỗ. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Tuyên dương những em có câu trả lời xuất sắc. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - HS trả lời. - HS theo dõi. - Thực hiện theop yêu cầu của GV. 1. Trung làm như thế là đúng. Vì chị phụ nữ ấy rất cần một chỗ ngồi trên ô tô buýt, vì đang mang bầu khô thể đứng lâu được. 2. Nhàn làm như thế là sai. Dù là ông lão ăn xin nhưng ông cũng là người lớn tuổi, cũng cần được tôn trọng lễ phép. 3. Lâm làm như thế là sai. Việc làm của lâm như vậy thể hiện sự không tôn trọng các bạn nữ, làm các bạn nữ khó chịu, bực mình. 4. Các anh thanh niên đó làm như vậy là sai, là không tôn trọng và ảnh hưởng đến những người xem phim khác ở xung quanh. 5. Vân làm như thế là chưa đúng. Trong khi đang ăn cơm chỉ nên cười nói nhỏ nhẹ để tránh làm ray thức ăn ra người khác. 6. Việc làm của Ngọc là đúng. Với em nhỏ tuổi hơn mình, mình nên nhường nhịn. - HS dưới lớp nhận xét bổ sung. +HS nối tiếp nhau nêu - HS nối tiếp nhau nhắc lại. - HS nối tiếp nhau trả lời. 1. Câu tục ngữ có ý nói: cần lựa lời nói trong khi giao tiếp để làm cho cuộc giao tiếp thoải mài, dể chịu. 2. Câu tục ngữ có ý nói: nói năng là điều rất quan trọng, vì vậy cũng cần phải học như : Học ăn, học nói, học gói, học mở. 3. Câu tục ngữ có ý nói: lời chào có tác dụng ảnh hưởng rất lớn đến người khác, cũng như một lời chào nhiều khi còn có giá trị hơn cả một mâm cỗ đầy. - HS dưới lớp nhận xét bổ sung. - HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. 4 Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - Về nhà thực hành tốt bài học. - Chuẩn bị bài : Giữ gìn các công trình công cộng. - GV nhận xét tiết học. Tập đọc SẦU RIÊNG I. MỤC TIÊU: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi. 2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Aûnh chân dung trong SGK. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 4 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi: + Sông La đẹp như thế nào? + Nêu ý chính của bài thơ. - GV Nhận xét và cho điểm từng HS. 2.Giới thiệu chủ điểm và bài học: - HS quan sát tranh minh họa chủ điểm (cảnh sông núi, nhà cửa, chùa chiền, . . . của đất nước). - GV: Giới thiệu Hướng dẫn luyện đọc : - Đọc từng đoạn. - Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng các từ: sầu riêng, ngào ngạt, lủng lẳng. - Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. - Đọc theo cặp. - Gọi HS đọc lại bài. - GV đọc diễn cảm cả bài – giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. Nhấn giọng những từ ca ngợi vẻ đặc sắc của sầu riêng. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : - GV tổ chức cho HS tìm hiểu bài theo nhóm. + Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? + Em hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng? + Em hãy miêu tả những nét đặc sắc của quả sầu riêng? + Em hãy miêu tả những nét đặc sắc của dáng cây sầu riêng? +Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : - Yêu cầu HS đọc bài, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện. - GV đọc diễn cảm đoạn 1. - Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1, GV theo dõi, uốn nắn. - Thi đọc diễn cảm. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Quan sát theo hướng dẫn của GV. - Theo dõi. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. + Đoạn 1 : Từ đầu đến kì lạ. + Đoạn 2 : Tiếp cho đến tháng năm ta. + Đoạn 3 : Phần còn lại. - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS luyệïn đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài. - Theo dõi GV đọc bài. - HS đọc thầm từng đoạn gắn với mỗi câu hỏi và trả lời. Đại diện mỗi nhóm lên trả lời trước lớp. + Sầu riêng là đặc sản của miền Nam. + Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm, thơm ngát như hương cau, hương bưởi, đậu thành từng chùm, màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vảy cá hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. + lủng lẳng dưới cành, trông như những tổ kiến, mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí, còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã ngửi thấy mùi hương ngào ngạt, thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt vị mật ong già hạn, vị ngọt đến đam mê. + Thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo. + Sầu riêng là loại trái quí của miền Nam. / Hương vị quyến rủ đến kì lạ. / Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này . . . - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn. - Cả lớp theo dõi. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1. - Một vài học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp. 5 Củng cố, dặn dò: - Nội dung bài này nói về điều gì? - Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, tìm các câu thơ, truyện cổ nói về sầu riêng. - Chuẩn bị bài : Chợ tết - Nhận xét tiết học. Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh: - Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số và qui đồng mẫu số các phân số (chủ yếu là hai phân số). II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, phấn, bảng con. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 1.Kiểm tra bài cũ : - Khi qui đồng mẫu số ba phân số em làm như thê nào? - Gọi HS lên sửa bài tập 4, 5/118. - Nhận xét và cho điểm HS. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS giải thích cách làm. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 3:- Nêu yêu cầu của đề bài. - Yêu cầu HS giải thích cách làm. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: - HS trao đổi theo nhóm và báo cáo kết quả. - Nối tiếp nhau phát biểu. - 3 em lên bảng làm bài. - Rút gọn các phân số. - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. = = ; = = = = ; = = - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. -1 HS lên bảng làm bài mỗi em làm một câu, HS cả lớp làm bài vào vở. • không rút gọn được; = = = = ; = = • Các phân số và bằng - Lần lượt từng HS trình bày cách làm bài của mình. - Qui đồng mẫu số các phân số. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. a. ; vàqui đồng thành: = = ; = = ; = = vậy qui đồng mẫu số các phân số ; và được ;; b. vàqui đồng thành: = = ; = = - Lần lượt từng HS trình bày cách làm bài của mình. - Nhóm ngôi sao ở phần b) có số ngôi sao đã tô ... so sánh và . Ta có : = = và = = Vì > nên > . - Em có nhận xét gì khi so sánh hai phân số trên? - Yêu cầu HS làm tiếp câu b. - GV yêu cầu HS giải thích cách làm. - Nhận xét chữa bài và cho điểm HS. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS giải thích cách làm. - Yêu cầu HS giải thích cách làm. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. - HS nối tiếp nhau trả lời. - 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. - So sánh hai phân số. - HS nối tiếp nhau nêu cách so sánh hai phân số. * Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể qui đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới. * Trong hai phân số có cùng mẫu số: + Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn. + Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn. + Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. a. < b. < c. > d. < - So sánh hai phân số bằng hai cách khác nhau. - 3 HS lên bảng làm bài, Cả lớp làm bài vào vở. a. + Cách 1: • Qui đồng mẫu số hai phân số và : = = ; = = • > (vì 64 > 49) , vậy > . + Cách 2: • ta có: > 1 (vì tử số lớn hơn mẫu số) ; (vì tử số bé hơn mẫu số). • Từ > 1 và 1 > ta có > . - Tương tự HS làm các câu còn lại. - Theo dõi. - Trong hai phân số (khác 0) có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. (vì mẫu số 11 < 14) (vì mẫu số 9 < 11) - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. a. - Vì 4 < 5 < 6 nên b. Qui đồng mẫu số: Vì 12 : 3 = 4; 12 : 6 = 2; 12 : 4 = 3 nên ta chọn MSC là 12. ta có: ;; Vì nên 3 Củng cố, dặn dò: - Nêu cách so sánh hai phân số có cùng tử số. So sánh phân số khác mẫu số. - Về nhà luyện tập thêm về so sánh phân số. - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. - Nhận xét tiết học. Môn : Tập làm văn LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI I. MỤC TIÊU : Thấy được những đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc, cây) ở một số đoạn văn mẫu. Viết được một đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh ảnh một số loài cây. Bảng phụ ghi lời giải BT1. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : HĐ Giáo viên Học sinh 1. 2. Đoạn văn Những điểm đáng chú ý a. Đoạn tả lá bàng Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắccủa lá bàng theo thời gian 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. b. Đoạn tả cây sồi (lép – Tôn _ xtôi). - Tả sự thay đổi của cây sồi già tử mùa đông sang màu xuân (mùa đông, cây sồi nứt nẻ, đầy sẹo. Sang mùa xuân, cây sồi toả rộng thành vòm lá xum xuê, bừng dậy một sức sống bất ngờ) - Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. - Hình ảnh nhân hoá làm cho cây sồi già như có tâm hồn con người: mùa đông, cây sồi già cau có, khinh khỉnh, vẻ ngở vực, buồn rầu. Xuân đền nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lần lượt đọc kết quả quan sát một cái cây em thích đã làm ở tiết tập làm văn trước. GV nhận xét + cho điểm. Giới thiệu bài: Để giúp các em viết một bài văn tả một cái cây nào đócho hay, trong tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em luyện tập miêu tả các bộ phận của cây, luyện viết một đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây. Làm bài tập 1: - Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 1. - GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đọc các đoạn văn đã cho và chỉ ra những cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý. - Cho học sinh làm bài theo cặp. - Cho học sinh trình bày kết quả. - GV nhận xét - GV treo lên tờ giấy khổ lớn hoặc bảng phụ đã viết sẵn tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả. Làm bài tập 2: - Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 2. - GV giao việc. - Cho học sinh làm bài. - Cho học sinh trình bày. - GV nhận xét và cho điểm một số bài tả hay. - 1 học sinh đọc to, lớp theo dõi trong SGK. - Theo dõi. - HS đọc đọc thầm hai đoạn văn a, b trao đổi cùng bạn trong cặp. - Học sinh phát biểu ý kiến, - Lớp nhận xét. - 1 học sinh nhìn lên bảng đọc. - 1 học sinh đọc to, lớp theo dõi trong SGK. - Theo dõi. - Học sinh làm bài cá nhân – chọn tả thân lá, thân hay gốc một cái cây cụ thể. - Một số học sinh đọc. - Lớp nhận xét. 3 Củng cố, dặên dò : - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn, viết lại vào vở. - Đọc 2 đoạn văn đọc thêm. - Đọc trước nội dung tiết tập làm văn tới, quan sát một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích. Môn : Khoa học ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG ( t.t) I. MỤC TIÊU: Giúp HS : Biết được một số lọai tiếng ồn. Hiểu được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp phòng chống. Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. Tuyên truyền vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh ảnh về các loại tiếng ồn. Hình minh họa trang 88, 89 SGK Các tình huống ghi sẵn vào giấy. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 4 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ - Nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta học bài Âm thanh trong cuộc sống (t.t) Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiếng ồn -Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. -Yêu cầu quan sát các hình minh họa và trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi + Tiếng ồn phát ra từ đâu ? + Nơi em ở có những loại tiếng ồn nào? -Gọi đại diện HS trình bày và yêu cầu các nhóm HS bổ sung những ý kiến không trùng lặp. - GV hỏi : Theo em hầu hết các loại tiếng ồn là do tự nhiên hay do con người gây ra ? GV kết luận : Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. - Yêu cầu: Quan sát tranh (ảnh) về các loại tiếng ồn và việc phòng chống tiếng ồn. Trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi: + Tiếng ồn ncó tác hại gì? + Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn? GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Gọi đại diện HS trình bày ý kiến. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến không trùng lặp. - Nhận xét, tuyên dương những nhóm hoạt động tích cực, hiểu bài và tìm được các biện pháp phòng chống hay, đạt hiệu quả. - Kết luận: Nên và không nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn - Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi. - Yêu cầu: Em hãy nêu các việc nên làm và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. - Gọi đại diện HS trình bày, yêu cầu các HS khác bổ sung những ý kiến không trùng lặp. GV chia bảng thành 2 cột nên và không nên và ghi nhanh lên bảng. - Nhận xét, tuyên dương những HS tích cực hoạt động. Nhắc nhở HS thực hiện theo những việc nên làm và nhắc nhở mọi người cùng có ý thức thực hiện để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn. - HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau: + Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào? + Việc ghi lại được âm thanh đem lại những lợi ích gì? - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới quay xuống tạo thành 1 nhóm - HS trao đổi, thảo luận và ghi ra giấy. - Kết quả thảo luận mong muốn là: + Tiếng ồn có thể phát ra từ: tiếng động cơ ôtô, xe máy, ti vi, loa đài, chợ, trường học + Những loại tiếng ồn: tiếng tàu hỏa, tiếng loa phóng thanh, công cộng, loa đài, ti vi mở quá to - HS trả lời: Hầu hết các loại tiếng ồn là do con người tạo ra. - Lắng nghe - Lấy ngẫu nhiên 4 HS thành 1 nhóm. - Quan sát tranh (ảnh), trao đổi và trả lời câu hỏi. Kết quả thảo luận mong muốn là: + Tiếng ồn có tác hại: gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tai. + Các biện pháp để phòng chống tiếng ồn: Có những quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh. - HS lắng nghe. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. 1 HS ghi kết quả thảo luận ra giấy. - Kết quả thảo luận mong muốn là: + Những việc nên làm: trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người cùng có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn: công trường xây dựng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp xây dựng xa nơi đông dân cư hoặc lắp các bộ phận giảm thanh. + Những việc không nên làm: nói to, cười đùa ở nơi cần yên tĩnh, mở nhạc to, mở ti vi to, trêu đùa súc vật để chúng kêu, sủa nổ xe máy, ô tô trong nhà, xây dựng công trường gần trường học, bệnh viện. 5 Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và luôn có ý thức phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng các biện pháp đơn giản, hữu hiệu. Hoạt động ngoài giờ Chủ điểm:
Tài liệu đính kèm: