Tuần: 9
Thứ hai ngày 31/10/2005
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Cần phải tiết kiệm thời giờ, vì thời giờ rất quý giá cho chúng ta làm việc và học tập. Thời giờ đã trôi qua thì không bao giờ trở lại.
2. Thái độ:
- Tôn trọng và quý thời gian. Có ý thức làm việc khoa học, hợp lí
3. Hành vi:
- Thực hành làm việc khoa học, giờ nào việc nấy, làm việc nhanh chóng,
- Phê phán, nhắc nhở các bạn cùng biết tiết kiệm thời giờ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi các câu hỏi, giấy bút cho các nhóm
- Tranh vẽ minh họa
- Bảng phụ, giấy màu cho mỗi HS.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Tuần: 9 Thứ hai ngày 31/10/2005 ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆM THỜI GIỜ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Cần phải tiết kiệm thời giờ, vì thời giờ rất quý giá cho chúng ta làm việc và học tập. Thời giờ đã trôi qua thì không bao giờ trở lại. 2. Thái độ: - Tôn trọng và quý thời gian. Có ý thức làm việc khoa học, hợp lí 3. Hành vi: - Thực hành làm việc khoa học, giờ nào việc nấy, làm việc nhanh chóng, - Phê phán, nhắc nhở các bạn cùng biết tiết kiệm thời giờ. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi các câu hỏi, giấy bút cho các nhóm - Tranh vẽ minh họa - Bảng phụ, giấy màu cho mỗi HS. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 4 Kiểm tra bài cũ: + Thế nào là tiết kiệm tiền của? + Tiết kiệm tiền của có lợi gì? Bài mới: + Giới thiệu bài: Tìm hiểu truyện kể +GV kể truyện + Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào? + Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a? + Sau chuyện đó, Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì? + Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Mi-chi-a? - GV cho HS làm việc theo nhóm + Yêu cầu HS đóng vai để kể lại câu chuyện của Mi-chi-a, và sau đó rút ra bài học. Kết luận: Từ câu chuyện của Mi-chi-a ta rút ra bài học gì? Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì? - GV cho HS làm việc nhóm: + Phát cho các nhóm giấy bút và treo bảng phụ có các câu hỏi 1. Em hãy cho biết: chuyện gì sẽ xảy ra nếu: a. HS đến phòng thi bị muộn b. Hành khách đến muộn giờ tàu chạy, máy bay cất cánh. c. Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm. 2. Theo em, nếu tiết kiệm thời giờ thì những chuyện đáng tiếc trên có xảy ra hay không? 3. Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì? +HS nhận xét và rút ra kết luận - Tại sao thời giờ lại rất quý giá ? Kết luận: Tìm hiểu thế nào là tiết kiệm thời giờ? + Treo bảng phụ có ghi các ý kiến để HS theo dõi + Lần lượt đọc các ý kiến GV ghi lại kết quả vào bảng. Yêu cầu HS giải thích những ý kiến không tán thành và phân vân. - 2HS lên bãng trả lời - HS mở SGK - HS chú ý lắng nghe + Mi-chi-a thường chậm trễ hơn mọi người + Mi-chi-a bị thua cuộc thi trượt tuyết + Sau đó, Mi-chi-a hiểu rằng: 1 phút cũng làm nên chuyện quan trọng + Em phải biết quý và tiết kiệm thời giờ - HS làm việc theo nhóm: - 2 nhóm lên bảng đóng vai, các nhóm khác theo dõi - HS nhận xét, bổ sung ý kiến cho các nhóm bạn - 2 HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK. HS làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi: - Các nhóm trình bày: a. HS sẽ không được vào phòng thi b. Khách bị nhỡ tàu, mất thời gian và công việc c. Có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. + Tiết kiệm thời giờ giúp ta có thể làm được nhiều việc có ích. + Thời giờ là vàng ngọc - Vì thời giờ trôi đi không bao giờ trở lại. - HS nhận các tờ giấy màu, - HS lắng nghe tỏ thái độ: đỏ - tán thành, xanh - không tán thành, vàng - phân vân, và trả lời các câu hỏi của GV. 5 Củng cố, dặn dò: - Thế nào là tiết kiệm thời giờ? - Thế nào là không tiết kiệm thời giờ? - 1 HS đọc lại ghi nhớ trong SGK - Thực hành tiết kiệm thời giờ - GV nhận xét tiết học Môn : Tập đọc THƯA CHUYỆN VỚI MẸ I. MỤC TIÊU: 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại 2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Cương ước mơ trả thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ.. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ trong SGK. Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh, trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học Hướng dẫn luyện đọc : - Đọc từng đoạn. - Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm i. chú ý đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật - Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. - GV giải nghĩa thêm các từ: + Thưa : là trình với người trên. + Kiếm sống : tìm cách, tìm việc để có cái nuôi mình. + Đầy tớ : người giúp việc cho chủ. - Đọc theo cặp. - Gọi HS đọc lại bài. - GV đọc diễn cảm cả bài. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi: + Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì? - HS đọc đoạn 2, trả lời các câu hỏi: + Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? + Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? + Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : - Yêu cầu HS đọc bài theo cách phân vai, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diển biến của câu chuyện, với tình cảm thài độ của từng nhân vật. - GV đọc diễn cảm đoạn 1. - Thi đọc diễn cảm. - 2HS lên bảng đọc bài - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. + Đoạn 1 : Từ đầu đến một nghề để kiếm sống. + Đoạn 2 : Phần còn lại - Sửa lỗi phát âm, - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Theo dõi, ghi nhớ. - HS luyệïn đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài. - Theo dõi GV đọc bài. - 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : + Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ. - 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm + Mẹ cho là Cương bị ai xui. + Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời tha thiết : + HS nêu - 3 HS đọc tòan bài theo cách phân vai - Cả lớp theo dõi. - Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1. - Một vài cặp học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp. 4 Củng cố, dặn dò: - Nội dung của bài văn này là gì? - Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. - Chuẩn bị bài: Điều ước của vua Mi-Đát. - Nhận xét tiết học. Môn : Toán HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh có biểu tượng về hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thước thẳng, ê ke. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con bài tập 4/50. a) Hãy nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau. b) Hãy nêu tên từng cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau. GV nhận xét cho điểm HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng song song. Giới thiệu hai đường thẳng song song. - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình. - GV yêu cầu HS tự kéo dài hai cạnh đối diện còn lại của hình chữ nhật - GV : Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau. - GV yêu cầu tìm hai đường thẳng song song có trong thực tế cuộc sống. - GV yêu cầu HS vẽ hai đường thẳng song song Luyện tập Bài 1: - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD - GV vẽ lên bảng hình vuông MNPQ Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS quan sát hình và làm bảng con Bài 3: - GV yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong bài. - Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau? - Trong hình EDIHG có các cặp nào song song với nhau? - GV có thể vẽ thêm một số hình khác và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau. - 1HS lên bảng làm bài - HS : hình chữ nhật ABCD. - HS theo dõi thao tác của GV. - HS tìm và nêu. Ví dụ: . . . - HS vẽ theo yêu cầu của GV. - Quan sát hình. - HS làm miệng, chỉ và nói trên hình vẽ - 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - Các cạnh song song với BE là: AG, CD. - Đọc đề bài và quan sát hình. - Trong hình MNPQ có cạnh MN song song với cạnh QP. - Trong hình EDIHG có cạnh DI song song với HG, cạnh DG song song với IH. 4 Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS vẽ hai đường thẳng song song với nhau vào bảng con. - Về nhà luyện vẽ thêm các góc đã học. - Chuẩn bị bài: Vẽ hai đường thẳng vuông góc. - Nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 01/11/2005 MÔN : TOÁN VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết vẽ: - Một đường thẳng đi qua một điểm vàvuông góc với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke). - Đường cao của hình tam giác. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thước thẳng, ê ke. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 4 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con. - Hình bên có những cặp cạnh nào song song với nhau ? GV nhận xét cho điểm HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước - GV thực hiện các bước vẽ như SGK + Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB bất kì. - GV nhận xét và giúp đỡ các em HS chưa vẽ được hình. Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác - GV vẽ lên bảng tam giác ABC như phần bài học của SGK. - GV yêu cầu HS đọc tên tam giác. - GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC. - GV yêu cầu HS vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của h ... ng cao độ, trường độ và ghép lời bài TĐN số 2: Nắng vàng II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. - Một số động tác phụ họa cho bài hát - Bảng phụ có chép bài TĐN số 2: Nắng vàng và một số tranh ảnh minh họa III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 1.Kiểm tra bài cũ: + Yêu cầu HS hát lại bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh 2.Bài mới: * Giới thiệu bài: Ôn tập bài hát Trên ngựa ta phi nhanh - GV mở băng nhạc cho HS nghe - GV đệm đàn - Tổ chức cho HS hát, gõ đệm theo nhóm - Tổ chức các tốp ca, mỗi tốp 5 em lên biểu diễn bài hát kết hợp một số động tác phụ họa Học bài TĐN số 2: Nắng vàng - GV treo bảng phụ đã chép sẵn bài TĐN số 2 và hỏi HS: + Nốt nhạc thấp nhất, cao nhất trong bài? + Bài có những nốt gì? - GV cho cả lớp đọc lại cả bài 2 lần - HS cả lớp hát 2 lần Lần 1: hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca Lần 2: hát kết hợp gõ đệm theo phách - HS nghe lại bài hát Trên ngựa ta phi nhanh trong băng nhạc 1 lần - HS hát đồng ca bài hát 2 lần - Chia lớp học thành 2 nhóm, nhóm 1 hát, nhóm 2 gõ đệm và ngược lại - Mỗi tốp 5 em lên biểu diễn bài hát kết hợp một số động tác phụ họa: - HS quan sát, trả lời: + Nốt nhạc thấp nhất: Đồ; cao nhất trong bài: Son + Bài có những nốt : Đồ Rê Mi Son - HS luyện đọc theo tiết tấu: đen, trắng + Bước 1: Đọc với tốc độ chậm từng câu nhạc (1 và 2) + Bước 2: Vừa đọc vừa gõ đệm theo phách với tốc độ trung bình + Bước 3: Vừa đọc vừa gõ đệm với tốc độ nhanh hơn + Bước 4: Sau khi đọc xong cả hai câu nhạc sẽ ghép lời ca: Trời sáng lên bầy chim hót vang. Đàn bướm bay lượn trong nắng vàng. 4 Củng cố, dặn dò - Cả lớp đồng ca bài hát Trên ngựa ta phi nhanh 1 lần - Tập đọc nhạc, hát lời và kết hợp gõ đệm theo nhịp bài TĐN số 2 một lần - Về nhà học thuộc lời và tập biểu diễn bài hát, tập chép nhạc bài TĐN số 2 - Nhận xét tiết học. Thứ sáu ngày 04/11/2005 MÔN : TOÁN THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Biết sử dụng thước có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke để vẽ hình vuông có số đo cạnh cho trước. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thước thẳng có chia vạch xăng-ti-mét, ê ke, com pa. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 1. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét cho điểm HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em sẽ thực hành hình vuông. Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước - Nêu đặc điểm của hình vuông - Vẽ hình vuông có cạnh dài 3cm. - GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước vẽ như SGK. Luyện tập Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài, Bài 2: - GV yêu cầu HS tự làm bài Bài 3: - Yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có độ dài cạnh là 5 cm và kiểm tra xem hai đường chéo có bằng nhau không, có vuông góc với nhau không. - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả kiểm tra - GV kết luận: Hai đường chéo của hình vuông luôn luôn bằng nhau và vuông góc với nhau. HS 1: Vẽ hình chữ nhật ABCD có độ dài các cạnh AD là 5dm, AB là 7 dm. Tính chu vi hình chữ nhật vừa vẽ. HS 2: Vẽ hình chữ nhật MNPQ có độ dài cạnh MN là 9cm, PQ là 3dm. Tính chu vi hình chữ nhật vừa vẽ. - 1HS nêu - HS vẽ hình vuông ABCD theo từng bước hướng dẫn của GV. - HS vẽ vào vở. - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Chu vi hình vuông là: 4 × 4 = 16 (cm) Diện tích hình vuông là: 4 × 4 = 16(cm2) - HS vẽ hình vào vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - HS tự vẽ hình vuông ABCD vào vở, sau đó: + Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài hai đường chéo. - HS nhắc lại. 4 Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS nêu lại cách vẽ hình vuông. - Về nhà luyện vẽ thêm các góc đã học, hình đã học. - Chuẩn bị bài: Luyện tập - Nhận xét tiết học. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. MỤC TIÊU : Xác định được mục đích trao đổi. Xác định được vai trò của mình trong cách trao đổi. Lập được dàn ý của bài trao đổi. Đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, nhân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục để đạt được mục đích đề ra. Luôn có khả năng trao đổi với người khác để đạt được mục đích. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, phấn. Bảng lớp viết sẵn đề bài. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 1. Bài cũ: Gọi học sinh lên bảng kể lại chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch. Nhận xét cho điểm từng học sinh. Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn làm bài: a) Tìm hiểu đề bài: - Gọi học sinh đọc đề bài trên bảng. - GV đọc lại, phân tích, - Gọi học sinh đọc gợi ý: + Nội dung cần trao đổi là gì? - Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai? - Mục đích trao đổi là để làm gì? - Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào? - Em trọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh ( chị)? b) Trao đổi trong nhóm: - Chia nhóm 4 học sinh. c) Trao đổi trước lớp: - Tổ chức cho từng cặp trao đổi trước lớp. + Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu không? + Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa? + Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa, có giàu sức thuyết phục chưa? + Bạn có thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không? 1 HS kể - 2 học sinh đọc thành tiếng. - 3 học sinh nối nhau đọc từng phần. - Trao đổi nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu củaem. - Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh chị của em. - Mục đích trao đổi là làm cho anh (chị) hiểu rõ nguyện vọng của em, - Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh (chị ) của em. - HS nêu nguyện vọng của mình - HS hoặc động trong nhóm. Dùng giấy khổ to để ghi những ý kiến đã thống nhất. - Từng cặp học sinh trao đổi, HS nhận xét sau từng cặp. 3 Củng cố, dặên dò : - Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì? - GV nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT và tìm đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. KHOA HỌC ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE I. MỤC TIÊU:Giúp HS: Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khỏe. Nắm kiến thức cơ bản về sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường, vai trò của các chất dinh dưỡng, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và tai nạn sông nước. Hệ thống hóa những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 điều khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế. Biết áp dụng những kiến thức cơ bản đã học vào cuộc sống hàng ngày. Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật, tai nạn. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống. Ô chữ, vòng quay, phần thưởng. Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 1 HS nhắc lại tiêu chuẩn về một bữa ăn cân đối. 2. Bài mới:Giới thiệu bài: Thảo luận về chủ đề: con người và sức khỏe - Yêu cầu các nhóm thảo luận + 4 nội dung phân cho các nhóm thảo luận: * Quá trình trao đổi chất của con người. * Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người. * Các bệnh thông thường. * Phòng tránh tai nạn sông nước. - Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp. - Tổng hợp các ý kiến của HS. - Nhận xét. - Tiến hành thảo luận, - Trình bày kết quả thảo luận - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét. Các nhóm tiến hành trao đổi, hỏi 3 Trò chơi “Ai chọn thức ăn hợp lý” - GV tiến hành hoạt động trong nhóm. Sử dụng những mô hình đã mang đến lớp để lựa chọn một bữa ăn hợp lí và giải thích tại sao mình lại lựa chọn như vậy. + Yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. + Nhận xét, tuyên dương những nhóm chọn thức ăn phù hợp. - Tiến hành hoạt động trong nhóm, sau đó trình bày một bữa ăn mà nhóm mình cho là đủ chất dinh dưỡng. + Trình bày và nhận xét. - Lắng nghe 4 Củng cố, dặn dò: - Gọi 2 HS đọc 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý. - Dặn HS về nhà mỗi HS vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện một trong 10 điều khuyên dinh dưỡng. - Dặn HS về nhà học thuộc lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra. SINH HOẠT LỚP I/- Nhận xét các hoạt động trong tuần : - Lớp trưởng báo cáo giáo viên chủ nhiệm về các hoạt động diễn ra trong tuần - Giáo viên nhận xét : Nhìn chung các em thực hiện tương đối đầy đủ, bên cạnh đó còn có một số em còn lơ là trong việc học tập : Như em K’ Hà, K’ Xuyên, K’Tiên, K’ Thuỳ. + Về vệ sinh : Một số em giữ vệ sinh cá nhân chưa tốt, trong lớp học vẫn còn có bạn sả rác. - Ý thức chấp hành giờ tập thể dục giữa giờ của một số học sinh còn chưa thực hiện nghiêm túc. II/- Kế hoạch tuần 10 Phát động tháng học tập tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam - Đăng ký những tiết học tốt trong tháng - Thi đua học tốt - Thực hiện các nề nếp học tập nghiêm túc - Tham gia các hoạt động do trường tổ chức
Tài liệu đính kèm: