ĐẠO ĐỨC : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( T1 )
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng hiểu được:
+Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
+Cách tiết kiệm thời giờ.
-Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-SGK Đạo đức 4.
-Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
-Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TUẦN 9: Thứ Hai ngày 27 tháng 10 năm 2008 ĐẠO ĐỨC : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( T1 ) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng hiểu được: +Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm. +Cách tiết kiệm thời giờ. -Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -SGK Đạo đức 4. -Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ. -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng. III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: Cho HS hát. 2.KTBC: -GV nêu yêu cầu kiểm tra: +Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiết kiệm tiền của”. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: “Tiết kiệm thời giờ” b.Nội dung: *Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút” –trong SGK/14-15 -GV kể chuyện kết hợp với việc đóng vai minh họa của một số HS. -GV cho HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK/15. -GV kết luận: Mỗi phút điều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. Thảo luận nhóm (Bài tập 1- SGK/15) -GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận: Nhóm 1 câu a,b; Nhóm 2 câu c,d; Nhóm 3 câu đ,e *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16) -GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống. ịNhóm 1 : Điều gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi bị muộn. ịNhóm 2 : Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay thì điều gì sẽ xảy ra? ịNhóm 3 : Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm? -GV kết luận: +HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi. +Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay. +Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. *Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3-SGK) Thảo luận nhóm: (Bài tập 3 - GK/16). -GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 3 Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau (Tán thành, phân vân hoặc không tán thành) : a/. Thời giờ là quý nhất. b/. Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm. c/. Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày, không làm việc gì khác. d/. Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc trong cùng 1 lúc. -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. -GV kết luận: +Ý kiến a là đúng. +Các ý kiến b, c, d là sai -GV yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ. 4. Củng cố - Dặn dò: -Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân. -Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân (Bài tập 4- SGK/16) +Em đã biết tiết kiệm thời giờ chưa? Hãy trao đổi với bạn bên cạnh 1 số việc cụ thể mà em đã làm để tiết kiệm thời giờ. -Viết, vẽ, sưu tầm các mẩu chuyện, truyện kể, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ (Bài tập 5- SGK/ 16) -HS hát. -Một số HS thực hiện. -HS nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe và xem bạn đóng vai. -HS thảo luận. -Đại diện lớp trả lời. Các nhóm thảo luận để trả lời tán thành hay không tán thành theo từng nội dung tình huống. -Cả lớp trao đổi, thảo luận và giải thích. -HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3 tiết 1- bài 3. -2 HS đọc. -HS cả lớp thực hiện. TẬP ĐỌC: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ I. MỤC TIÊU: Đọc thành tiếng: Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. -PB: mồn một, thợ rèn, kiếm sống, quan sang, nắm lấy tay mẹ, phì phào, cúc cắc, bắn toé. -PN: nỏ ý, cắt nghĩa, mồn một, vất vả, quan trọng, nghèn nghẹn ở cổ, nhễ nhại, vui vẻ, bễ thổi thì thào, cúc cắc, lửa đỏ hồng, Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm . Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật. 2 Đọc - hiểu: Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng cảm với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nghiệp nào cũng đáng quý. Hiểu nghĩa các từ ngữ: thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông, thưa , kiếm sống, đầy tớ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK (phóng to nếu có điều kiện). Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. Tranh đốt pháo hoa. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài. -Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài. -Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: -Treo tranh minh hoạ và gọi 1 HS lên bảng mô tả lại những nét vẻ trong bức tranh. -Cậu bé trong tranh đang nói chuyện gì với mẹ? Bài học hôn nay cho các em hiểu rõ điều đó. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc : -Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc ).GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nếu có. -Gọi HS đọc phần chú giải. -Gọi HS đọc toàn bài. -GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc. +Toàn bài đọc với giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương đọc với giọng lễ phép, khẩn khoản thiết tha xin mẹ cho em được học nghề rèn và giúp em thuYết phục cha. Giọng mẹ Cương ngạc nhiện khi nói: “Con vừa bảo gì? Ai xui con thế?”, cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con: “Con muốn giúp mẹanh thợ rèn”. 3 dòng cuối bài đọc chậm chậm với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên thể hiện hồi tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn. +Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc: Mồn một, xin thầy, vất vả, kiếm sống, cảm động, nghèo, quan sang, nghèn nghẹn, thiết tha, đáng trọng, trộm cắp, ăn bám, nhễ nhại, phì phào, cúc cắc, bắn toé * Tìm hiểu bài: -Gọi HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi: +Từ “thưa” có nghĩa là gì? +Cương xin mẹ đi học nghề gì? + “Kiếm sống” có nghĩa là gì? +Đoạn 1 nói lên điều gì? -Ghi ý chính đoạn 1. -Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. +Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình? +Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? +Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? +Nội dung chính của đoạn 2 là gì? -Ghi ý chính đoạn 2. -Gọi HS đọc từng bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK. -Gọi HS trả lời và bổ sung. +Nội dung chính của bài là gì? - Ghi nội dung chính của bài. * Luyện đọc: -Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật. -Yêu cầu HS đọc theo cách đọc đã phát hiện. -Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn sau: Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ thiết tha: -Mẹ ơi ! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp, hay ăn bám mới đáng bị coi thường. Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào” tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đất cây bông. -Yêu cầu HS đọc trong nhóm. -Tổ chức cho HS thị đọc diễn cảm. -Nhận xét tiết học. 3. Củng cố - dặn dò: +Câu truyện của Cương có ý nghĩa gì? - Nhận xét tiết học. -Dặn về nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm của mọi người trong mọi tình huống và soạn bài Điều ước của vua Mi-đát. -3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. -1 HS lên bảng mô tả: Bức tranh vẻ cảnh một cậu bé đang nói chuyện với mẹ. Sau lưng cậu là hình ảnh một lò rèn, ở đó có những người thợ đang miệt mài làm việc. -Lắng nghe. -HS đọc bài tiếp nối nhau theo trình tự. +Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học đến phải kiếm sống. +Đoạn 2: mẹ Cương đến đốt cây bông. -1 HS đọc thành tiếng. -3 HS đọc toàn bài. -2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. + “thưa” có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn. +Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn. +Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ cha mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống. + “kiếm sống” là tìm cách làm việc để tự nuôi mình. +Đoạn 1 nói lên ước mơ của Cương trơ3 thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ. -2 HS nhắc lại. -2 HS đọc thành tiếng. +Bà ngạc nhiên và phản đối. +Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. +Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ có ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. +Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em. -2 HS nhắc lại. 1 HS đọc thành tiếng, HS trao đổi và trả lời câu hỏi. +Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô vớpi mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. +Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân ... chú ý điều gì? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT (nếu có) và tìn đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. TOÁN: THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG I. MỤC TIÊU: -Giúp HS: Biết sử dụng thước có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke để vẽ hình vuông có số đo cạnh cho trước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét, ê ke, com pa (cho GV và HS). III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 2 HS vẽ hình chữ nhật ABCD. tính chu vi hình chữ nhật đã vẽ. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước : - Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau ? -Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì ? -GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào các đặc điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước. -GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước vẽ như trong SGK: +Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm. +Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm, CB = 3 cm. +Nối A với B ta được hình vuông ABCD. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 -GV HS đọc đề bài, tự vẽ hình vuông, tính chu vi và diện tích của hình. Bài 2 -GV yêu cầu HS vẽ vào VBT đếm số ô vuông trong hình để vẽ hình. -Hướng dẫn HS xác định tâm của hình tròn, giao của hai đường chéo chính là tâm của hình tròn. Bài 3 -HS vẽ hình vuông ABCD có độ dài cạnh là 5 cm, kiểm tra hai đường chéo có bằng nhau, có vuông góc với nhau không? -GV yêu cầu HS báo cáo kết quả kiểm tra về hai đường chéo của mình. -GV kết luận. 4.Củng co á- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học. -Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. -HS nghe. -Các cạnh bằng nhau. -Là các góc vuông. -HS vẽ hình vuông ABCD theo từng bước hướng dẫn của GV. -HS làm bài vào VBT. -HS vẽ hình vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. -HS vẽ hình vuông ABCD vào VBT, đo độ dài hai đường chéo. +Dùng ê ke kiểm tra các góc tạo bởi hai đường chéo. -Hai đường chéo của hình vuông ABCD bằng nhau và vuông góc với nhau. -HS cả lớp. KHOA HỌC: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE I/MỤC TIÊU: - Củng cố lại kiến thức đã học về con người và sức khỏe. -Trình bày những kiến thức cơ bản về sự trao đổi chất của cơ thể người và môi trường, vai trò của các chất dinh dưỡng, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và tai nạn sông nước. Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng . -Biết áp dụng những kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. -Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật, tai nạn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: -HS chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống. -Ô chữ, vòng quay, phần thưởng. -Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc hoàn thành phiếu của HS. -Yêu cầu 1 HS nhắc lại tiêu chuẩn về một bữa ăn cân đối. -Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau. -Thu phiếu và nhận xét. 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề: Con người và sức khỏe. # Cách tiến hành: -Các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung của nhóm mình. +Nhóm 1: Quá trình trao đổi chất của con người. +Nhóm 2: Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người. +Nhóm 3: Các bệnh thông thường. +Nhóm 4: Phòng tránh tai nạn sông nước. -Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp. -GV tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét. * Hoạt động 2: Trò chơi: Ô chữ kì diệu. -GV phổ biến luật chơi: -GV đưa ra một ô chữ. Mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã học và kèm theo lời gợi ý. +Mỗi nhóm chơi phải phất cờ để giành quyền trả lời. +Nhóm nào trả lời nhanh, đúng, ghi được 10 điểm. +Nhóm nào trả lời sai, nhường quyền trả lời cho nhóm khác. +Tìm được từ hàng dọc 20 điểm. +Trò chơi kết thúc khi ô chữ hàng dọc được đoán ra. -GV nhận xét. * Hoạt động 3: Trò chơi: “Ai chọn thức ăn hợp lý ?” # Cách tiến hành: - HS tiến hành hoạt động nhóm. Sử dụng những mô hình để lựa chọn một bữa ăn hợp lý và giải thích tại sao chọn như vậy. -Yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. 3.Củng cố - dặn dò: -Gọi 2 HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lý. -Về nhà mỗi HS vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện một trong 10 điều khuyên dinh dưỡng, học thuộc các bài học để kiểm tra. -Để phiếu lên bàn. Tổ trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị bài của các bạn. -Có nhiều loại thức ăn, chứa đủ các nhóm thức ăn với tỉ lệ hợp lí. -Dựa vào kiến thức đã học để nhận xét, đánh giá về chế độ ăn uống của bạn. -HS lắng nghe. -Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm lần lượt trình bày. -Nhóm 1: Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất? -Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống? -Nhóm 2 : Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu? -Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? -Nhóm 3: Tại sao chúng ta cần phải diệt ruồi ? -Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì? -Nhóm 4: Đối tượng nào hay bị tai nạn sông nước? -Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi cần chú ý điều gì? -Các nhóm được hỏi thảo luận và đại diện nhóm trả lời. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe. -HS thực hiện. -Tiến hành hoạt động nhóm, thảo luận. -Trình bày và nhận xét. -HS đọc. LỊCH SỬ: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN I.MỤC TIÊU : - HS biết sau khi Ngô Quyền mất ,đất nước bị rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên. -Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. II. CHUẨN BỊ : -Hình trong SGK phóng to. -PHT của HS. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC : Ôn tập. -Nêu tên hai giai đoạn LS đầu tiên trong LS nước ta, mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào đến năm nào ? -KN Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào, ý nghĩa đối với LS dân tộc? -Chiến thắng BĐ xảy ra vào thời gian nào, ý nghĩa đối với LS dân tộc? 3.Bài mới : a.Giới thiệu :. b.Phát triển bài : GV dựa vào phần đầu của bài để giúp HS hiểu được bối cảnh đất nước buổi đầu độc lập. *Hoạt động cá nhân : -GV cho HS đọc SGK và trả lời câu hỏi : -Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào ? -GV nhận xét kết luận . *Hoạt động cả lớp : -GV đặt câu hỏi : +Quê của đinh Bộ Lĩnh ở đâu? +Truyện cờ lau tập trận nói lên điều gì về ĐBL khi còn nhỏ? +Vì sao nhân dân ủng hộ ĐBL? - HS thảo luận để thống nhất: ĐBL sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư Gia Viễn, Ninh Bình. Truyện cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ ĐBL đã tỏ ra có chí lớn. +Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì? -HS thảo luận: Lớn lên gặp buổi loạn lạc, ĐBL đã xây dựng lực lượng đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. năm 968 thống nhất được giang sơn +Sau khi thống nhất đất nước ĐBL đã làm gì ĐBL lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình. GV giải thích các từ : +Hoàng: là Hoàng đế, ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa. +Đại Cồ Việt: nước Việt lớn. +Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc và chiến tranh. *Hoạt động nhóm : -Các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất theo mẫu : Thời gian Các mặt Trước khi thống nhất Sau khi thống nhất -Đất nước -Triều đình -Đời sống của nhân dân -Bị chia hành 12 vùng. -Lục đục. -Làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, dân nghèo khổ, đổ máu vô ích. -Đất nước quy về một mối -Được tổ chức lại quy củ -Đồng ruộng trở lại xanh tươi, ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng -GV nhận xét và kết luận . 4.Củng cố : - HS đọc bài học trong SGK -Nếu có dịp được về thăm kinh đô Hoa Lư em sẽ nhớ đến ai ? Vì sao ? 5.Tổng kết - Dặn dò: *Buổi đầu độc lập của dân tộc ta là một thời kì khó khăn. Với lòng yêu nước, thương dân cao độ, Đinh Bộ Lĩnh đã có công lớn thống nhất đất nước, đưa lại nền thái bình cho toàn dân. Tên tuổi của nhà nước Đại Cồ Việt từ lâu là niềm tự hào dân tộc, của các thế hệ người Việt Nam trong lịch sử đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. -Xem lại bài, chuẩn bị bài : “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ nhất”. -Nhận xét tiết học . -4HS trả lời -Cả lơp theo dõi và nhận xét. -HS đọc. -Triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng, đất nước bị chia cắt thành 12 vùng, dân chúng đổ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá, quân thù lăm le bờ cõi -HS trả lời . -HS trả lời. -HS trả lời. -HS thảo luận và thống nhất. -Các nhóm thảo luận và lập thành bảng . -Các nhóm thông báo kết quả của nhóm trước lớp. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung -3 HS đọc -HS trả lời -HS cả lớp.
Tài liệu đính kèm: