Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tuần 1 đến tuần 28

Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tuần 1 đến tuần 28

TIẾT 1

Ôn Một Số Bài Hát Đã Học

I) MỤC TIÊU :

_Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 4 .

_Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .

II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :

_Nhạc cụ quen dùng (đàn organ ) .

_Tập hát và đệm một số bài hát : Quốc ca Việt Nam , Em Yêu Hòa Bình , Chúc Mừng , Thiếu Nhi Thế Giới Liên Hoan .

_Tổ chức cho các tổ thi đua trình bày các bài hát vừa ôn để tạo không khí học tập vui tươi , sôi nổi .

III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 75 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 989Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tuần 1 đến tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày dạy :
TIẾT 1
Ôn Một Số Bài Hát Đã Học
I) MỤC TIÊU :
_Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 4 .
_Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
_Nhạc cụ quen dùng (đàn organ ) .
_Tập hát và đệm một số bài hát : Quốc ca Việt Nam , Em Yêu Hòa Bình , Chúc Mừng , Thiếu Nhi Thế Giới Liên Hoan .
_Tổ chức cho các tổ thi đua trình bày các bài hát vừa ôn để tạo không khí học tập vui tươi , sôi nổi .
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định tổ chức :
2) Dạy bài mới : 
Ôn một số bài hát đã học
a) Ôn bài hát Quốc ca Việt Nam
b) Ôn bài hát Em yêu hòa bình
c.Ôn bài Chúc Mừng : 
d) Ôn bài Thiếu Nhi Thế Giới Liên Hoan 
3) Kết thúc , dặn dò :
_Giáo viên ổn định lớp , kiểm tra sĩ số lớp .
_Giáo viên hỏi học sinh tên một vài bài hát mà học sinh còn nhớ ở chương trình lớp 4 .
_Giáo viên cho học sinh luyện thanh .
 Ma . . . . . . . 
_Giáo viên đặt câu hỏi :
 . Ai là tác giả của bài Quốc Ca ?
 . Tên thật của bài Quốc Ca là gì ?
_Giáo viên cho lớp đứng nghiêm hát bài Quốc Ca Việt Nam .
 _Giáo viên đặt câu hỏi :
 . Ai là tác giả của bài hát Em Yêu Hòa Bình?
 .Nội dung của bài là gì ?
_Giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát lại bài Em Yêu Hòa Bình kết hợp gõ phách 
_Giáo viên cho lớp hát bài Em Yêu Hòa Bình kết hợp gõ nhịp . 
_Giáo viên cho từng tổ hát lại bài hát .
_Giáo viên nhận xét , đánh giá và cho điểm từng tổ trên bảng .
_Giáo viên đặt câu hỏi :
 . Bài hát Chúc Mừng là nhạc của nước nào ?
 . Lời Việt của ai ?
-Giáo viên đệm đàn cho lớp hát lại bài Chúc Mừng kết hợp gõ phách . 
_Giáo viên chia lớp thành hai nữa , một nữa hát và một nữa gõ phách sau đó đổi ngược lại .
_Giáo viên cho từng tổ hát lại bài hát .
_Giáo viên nhận xét , đánh giá và cho điểm từng tổ trên bảng .
_Giáo viên đặt câu hỏi :
 .Tác giả bài Thiếu Nhi Thế Giới Liên Hoan ?
 . Nội dung của bài hát là gì ?
_Giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát lại bài Thiếu Nhi Thế Giới Liên Hoan kết hợp gõ phách .
_Giáo viên cho lớp hát đoạn đầu gõ phách , đoạn hai gõ theo tiết tấu của bài .
_Giáo viên cho từng tổ hát lại bài hát .
_Giáo viên nhận xét , đánh giá và cho điểm từng trên bảng .
_Giáo viên tổng kết điểm trình bày 3 bài hát của các tổ . 
Đánh giá , khen ngợi và động viên học sinh cố gắng học tốt hơn .
_Giáo viên cho cả lớp hát lại bài Thiếu Nhi Thế Giới Liên Hoan .
_Giáo viên dặn dò học sinh về nhà ôn các bài hát còn lai và xem trước bài mới 
_Lớp ổn định trật tự , ngồi ngay ngắn đúng tư thế .
-Học sinh nói lại tên vài bài hát mà mình đã học .
_Học sinh đứng luyện thanh .
_Học sinh trả lời câu hỏi :
 . Nhạc sĩ Văn Cao .
 . Tên của bài là Tiến Quân Ca .
_HoÏc sinh đúng nghiêm hát bài Quốc Ca Việt Nam .
_Học sinh trả lời câu hỏi :
 . Nhạc sĩ Trần Đức Toàn .
. Niềm mong ước một cuộc sống hòa bình , yên vui và hạnh phúc của các bạn nhỏ .
_Học sinh hát lại bài hát kết hợp với gõ phách .
_Học sinh hát kết hợp gõ nhịp
_Học sinh thể hiện bài hát theo tổ .
_Học sinh lắng nghe .
_Học sinh trả lời :
 . Nhạc bài hát là nhạc Nga .
 . Lời Việt của Hoàng Lân .
_Học sinh hát lại bài hát kết hợp với gõ phách .
_Học sinh hát theo hướng dẫn của giáo viên .
_Học sinh thể hiện bài hát theo tổ .
_Học sinh lắng nghe .
_Học sinh trả lời :
 . Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước .
 . Tình hữu nghị thân ái của thiếu nhi trên thế giới .
_Học sinh hát lại bài hát kết hợp với gõ phách .
_Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
_Học sinh thể hiện bài hát theo tổ .
_Học sinh lắng nghe .
_Học sinh quan sát , lắng nghe nhận xét .
_Học sinh thể hiện bài hát .
_Học sinh lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện ở nhà 
Kiểm duyệt:
Tuần 2
Ngày dạy :
TIẾT 2
Học hát : Bài Reo vang bình minh
I) MỤC TIÊU :
_Biết hát theo giai điệu và lời ca .
-Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
_Chuẩn bị nhạc cụ quen dùng ( đàn organ ) .
_Tập hát và đàn chuẩn xác bài Reo Vang Bình Minh .
_Chuẩn bị bảng kẻ phụ lời bài hát .
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định tổ chức :
2) Dạy bài mới : 
Học hát : Bài Reo vang bình minh
_Giới thiệu bài
_Hát mẫu
_Tập đọc lời ca
_Tập hát từng câu
_Hoàn thiện bài
3 ) Củng cố :
4) Dặn dò :
_Giáo viên ổn định lớp , kiểm tra sỉ số .
_Giáo viên treo bảng phụ lên bảng .
_Giáo viên đặt câu hỏi liên hệ đến bài hát cho học sinh trả lời .
_Hôm nay các em sẽ học bài Reo Vang Bình Minh , bài hát diễn tả bức tranh phong cảnh buổi sáng đầy màu sắc rực rỡ và âm thanh lôi cuốn . Tác giả của bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước , bài hát được ông sáng tác khi ông mới 26 tuổi .
_Giáo viên hát mẫu cho học sinh nghe bài Reo Vang Bình Minh .
_Giáo viên cho học sinh nêu cảm nhận về bài hát vừa nghe .
_Giáo viên chia bài hát ra làm hai đoạn mỗi đoạn 4 câu và cho học sinh đọc lời ca từng đoạn kết hợp với tiết tấu trong bài , chỉ cho học sinh thấy các câu có tiết tấu tương tự và cho học sinh tự đọc lại . 
_Giáo viên cho học sinh luyện thanh khởi động giọng :
 Ma . . . . . . 
_Giáo viên tập cho học sinh hát từng câu trong đoạn 1 .
 Cho học sinh đọc từng câu kết hợp gõ phách . Giáo viên đàn giai điệu mỗi câu vài lần và bắt nhịp cho học sinh hát lại theo đàn .
_Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy hơi ở mỗi đầu câu hát .
_Giáo viên cho học sinh hát lại câu vừa tập .
_Khi tập xong 4 câu , giáo viên cho học sinh hát nối tiếp 4 câu hát , hướng dẫn học sinh ngân đủ 3 phách ở từ”lá” và “ta” .
_Giáo viên cho từng nhóm học sinh hát lại đoạn 1 kết hợp gõ phách . Lắng nghe và sửa chổ sai cho học sinh , nếu cần thiết thì hát mẫu lại cho học sinh nghe .
_Giáo viên tập tiếp cho học sinh đoạn 2 tương tự như đoạn 1 . 
Chú ý hướng dẫn học sinh hát đúng phần luyến ở các từ “líu” , “la” và ngân đủ 2 phách ở từ “tươi” ngân đủ 3 phách ở từ “năm”.
_Giáo viên cho học sinh hát lại cả bài hát
Lắng nghe và sửa cho học sinh những chổ còn hát sai như các phần luyến và ngân dài .
_Giáo viên cho từng tổ thực hiện lại bài hát .
_Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài hát kết hợp với gõ nhịp ở đoạn 1 và gõ theo phách ở đoạn 2 .
Yêu cầu học sinh hát đúng nhịp độ , thể hiện sắc thái vui tươi , hồn nhiên của bài hát .
_Giáo viên lắng nghe và nhận xét .
_Giáo viên cho học sinh trình bày bài hát theo từng nhóm và cá nhân ; hát kết hợp với gõ nhịp ở đoạn 1 và gõ phách ở đoạn 2 .
_Giáo viên lắng nghe , nhận xét và đánh giá .
_Giáo viên dặn lớp về nhà học thuộc bài hát và tập lại để hát hoàn chỉnh hơn.
_Lớp ổn định trật tự , ngồi đúng tư thế .
_Học sinh quan sát và ghi vào tập .
_Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên .
_Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài .
_Học sinh chú ý lắng nghe và cảm nhận .
_Học sinh nêu cảm nhận của mình về bài hát. 
_Học sinh đọc lời ca kết hợp với tiết tấu trong bài .
_Học sinh luyện thanh theo hướng dẫn của giáo viên .
_Học sinh tập hát từng câu theo đàn . 
_Học sinh thực hiện tốt các chổ lấy hơi trong bài .
_Học sinh xung phong hát lại câu vừa tập .
_Học sinh hát nối tiếp 4 câu trong đoạn 1.
_Học sinh trình bày đoạn 1 theo nhóm kết hợp gõ phách . Lắng nghe giáo viên sửa chữa rút kinh nghiệm .
_Học sinh tập đoạn 2 tương tự đoạn 1 . Cố gắng thực hiện đúng các phần mà giáo viên hướng dẫn .
_Học sinh hát lại cả bài hát . Lắng nghe giáo viên nhận xét và sủa sai . 
_Học sinn trình bày bài hát theo tổ .
_Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên . Hát đúng nhịp độ , thể hiện sắc thái trong bài .
_Học sinh chú ý lắng nghe .
_Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
_Học sinh chú ý lắng nghe .
_Học sinh lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện ở nhà .
Kiểm duyệt :
Tuần 3
Ngày dạy : TIẾT 3
Ôn tập bài hát : Reo vang bình minh
Tập đọc nhạc : TĐN số 1
I) MỤC TIÊU :
_Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca .
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
_Nhạc cụ quen dùng ( đàn organ ) .
_Tập hát bài Reo vang bình minh kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc .
_Tập đọc nhạc và đàn giai điệu bài TĐN số 1 .
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
3) Dạy bài mới : 
1) Ôn bài hát Em yêu hòa bình :
2) Học bài TĐN số 1 :
Giới thiệu bài
_Tập nói tên nốt nhạc 
_Luyện tập tiết tấu
_Tập đọc từng câu 
_Tập đọc cả bài
_Ghép lời ca vào giai điệu
4) Củng cố :
5) Dặn dò :
_Kiểm tra sỉ số , nhắc nhở lớp ngồi ngay ngắn .
_Giáo viên cho học sinh nghe lại giai điệu bài hát .
_Giáo viên cho học sinh luyện thanh : 
 Ma . . . . .
_Giáo viên cho học sinh hát lại bài cũ kết hợp gõ phách .
_Giáo viên cho học sinh  ... ùi bài hát. Mời từng nhóm lên biểu diễn trước lớp.
 + Nhóm nào có động tác đẹp và phù hợp thì sẽ hướng dẫn lớp thực hiện theo.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Giáo viên cho học sinh trình bày lại bài hát theo từng nhóm kết hợp vận động theo nhạc.
- Giáo viên treo bảng phụ bài TĐN số 8.
- Hôm nay các em sẽ học bài TĐN số 8
 mang tên Mây chiều.
- Giáo viên đặt câu hỏi tìm hiểu bài :
 . Bài TĐN viết ở nhịp mấy ?
 . Bài TĐN có mấy ô nhịp ?
- Giáo viên chia bài TĐN thành 2 câu .
Câu 1 có 4 ô nhịp :
Câu 2 có 4 ô nhịp :
- Giáo viên chỉ từng nốt và cho học sinh đọc tên các nốt trong mỗi khuông nhạc .
- Giáo viên cho học sinh nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp đến cao .
- Giáo viên viết tên các nốt trong bài lên bảng : Đô-Rê-Mi-Fa-Son-La-Si-Đô
- Giáo viên quy định học sinh đọc tên các nốt Đô-Rê-Mi-Fa-Son và đàn để học sinh đọc hòa theo đàn .
- Giáo viên quy định học sinh đọc các nốt Son-Fa-Mi-Rê-Đô và đàn cho học sinh đọc hòa theo đàn .
- Giáo viên quy định học sinh đọc các nốt Son-La-Si-Đô và đàn cho học sinh đọc hòa theo đàn .
- Giáo viên quy định học sinh đọc các nốt Đố-Si-La-Son và đàn cho học sinh đọc hòa theo đàn .
- Giáo viên viết lên bảng và gõ mẫu cho học sinh nge mẫu tiết tấu trong bài :
- Giáo viên cho học sinh xung phong lên gõ lại mẫu tiết tấu của bài .
- Giáo viên đọc mẫu tiết tấu kết hợp gõ phách .
- Giáo viên bắt nhịp cho lớp cùng đọc kết hợp gõ tiết tấu .
- Giáo viên đàn giai điệu cả bài TĐN cho học sinh nghe .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các câu trong bài . Mỗi câu giáo viên đàn vài lần và cho học sinh đọc nhẩm theo, sau đó bắt nhịp cho học sinh đọc giai điệu theo đàn .
- Giáo viên cho học sinh xung phong đọc lại câu vừa tập .
- Giáo viên đàn giai điệu cả bài , bắt nhịp cho học sinh đọc nhạc hòa theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu .
- Giáo viên cho học sinh xung phong đọc toàn bộ bài TĐN .
- Giáo viên nhận xét đánh giá và sửa chổ sai cho học sinh .
- Giáo viên chia lớp thành hai nữa, giáo viên đàn giai điệu và cho một nữa đọc nhạc còn một nữa ghép lời ca kết hợp gõ phách và đổi ngược lại .
- Giáo viên cho học sinh xung phong đọc bài và ghép lời ca , chọn một bạn đọc nhạc và một bạn ghép lời .
- Giáo viên cho cả lớp hát lời kết hợp gõ tiết tấu .
- Giáo viên nhận xét , đánh giá.
- Giáo viên đàn cho cả lớp hát lại bài Em vẫn nhớ trường xưa kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
- Giáo viên đàn cho học sinh trình bày toàn bộ bài TĐN số 8 – Mây chiều.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà tiếp tục ôn bài Em vẫn nhớ trường xưa để hát tự nhiên hơn và tập đọc bài TĐN số 8 thuần thục hơn.
- Lớp ổn định trật tự , ngồi ngay ngắn .
- Học sinh lắng nghe và trả lời : Bài Em vẫn nhớ trường xưa, nhạc và lời Thanh Sơn.
- Học sinh luyện thanh.
- Học sinh hát lại bài.
- 1-2 học sinh xung phong hát lại bài cũ.
- Học sinh lắng nghe .
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh tập hát kết hợp vận động.
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh quan sát và lắng nghe .
- Học sinh trả lời :
 . Bài TĐN viết ở nhịp 2/4 .
 . Bài TĐN có 8 ô nhịp .
- Học sinh quan sát .
- Học sinh đọc tên nốt .
-Học sinh trả lời:Đô-Rê-Mi-Sol
- Học sinh theo dõi .
- Học sinh luyện tập cao độ trong bài .
- Học sinh luyện tập tiết tấu trong bài .
- 1-2 học sinh thực hiện lại
- Học sinh chú ý quan sát.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe .
- Học sinh tập đọc từng câu theo hướng dẫn của giáo viên .
- 1-2 học sinh thực hiện .
- Học sinh đọc toàn bộ bài TĐN số 8.
- 1-2 học sinh thực hiện lại .
- Học sinh lắng nghe .
- Học sinh tập nghép lời ca .
- 2 học sinh thực hiện .
-Học sinh hát lời kết hợp gõ tiết tấu .
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện ở nhà.
Tuần 28
Ngày dạy : 
TIẾT 28
Ôn tập 2 bài hát : Màu xanh quê hương, Em vẫn nhớ trường xưa
Kể chuyện âm nhạc
Nghe nhạc
I) MỤC TIÊU :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca .
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa .
- Biết nội dung câu chuyện .
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
- Nhạc cụ quan dùng ( đàn organ ).
- Tranh minh họa cho câu chuyện.
- Băng đĩa bản Sônat Ánh trăng.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
3) Dạy bài mới :
Hoạt động 1 :
Ôn tập bài hát Màu xanh quê hương
- Hát kết hợp gõ đệm
- Hát kết hợp vận động theo nhạc
Hoạt động 2 :
Ôn bài hát Em vẫn nhớ trường xưa
- Hát kết hợp gõ đệm
- Hát kết hợp vận động theo nhạc
Hoạt động 3 :
Kể chuyện âm nhạc
4) Củng cố :
5) Dặn dò :
- Kiểm tra sỉ số lớp , nhắc nhở học sinh ngồi ngay ngắn.
- Kết hợp trong quá trình ôn tập 2 bài hát
- Giáo viên đặt câu hỏi : Các tiết vừa rồi húng ta đã được học những bài hát nào, của ai ?
- Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại 2 bài hát Màu xanh quê hương, Em vẫn nhớ trường xưa 
- Giáo viên cho học sinh luyện thanh :
 Mi . . . . . .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, song ca kết hợp gõ đệm :
 + Lĩnh xướng: Xanh xanh . . . hàng cây
 + Song ca: Đang lớn dần . . . nơi đây.
 + Lĩnh xướng:Lung linh . . .mặt trời lên.
 + Song ca : Cho cánh đồng . . . tươi thêm
 + Tam ca: Rung rinh . . . tới trường.
- Giáo viên hướng dẫn thực hiện lời 2 tương tự.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm :
 + Nhóm 1: Xanh xanh . . . hàng cây
 + Nhóm 2 : Đang lớn dần . . . nơi đây
 + Nhóm 1 : Lung linh . . . mặt trời lên
 + Nhóm2 : Cho cánh đồng . . . tươi thêm
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Giáo viên cho học sinh trình bày lại bài hát theo từng nhóm kết hợp vận động theo nhạc.
- Giáo viên cho học sinh xung phong biểu diễn trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm :
 + Nhóm 1: Trường làng em. . . yên lành
 + Nhóm 2 : Nhịp cầu tre . . . êm đềm
 + Nhóm1 : Tình quê hương....đến trường
 + Nhóm 2 : Thầy cô . . . yêu gia đình
 + Đồng ca: Tre xanh . . . nhớ trường xưa
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Giáo viên cho học sinh trình bày bài hát theo từng nhóm , hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá.
- Giáo viên giới thiệu câu chuyện: Bectoven là nhạc sĩ thiên tài người Đức, sinh năm 1770 và mất năm 1827. Ông được đánh giá là một trong những nhạc sĩ xuất sắc nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới. Hôm nay các em nghe câu chuyện kể về hoàn cảnh ra đời bản Sônat Ánh trăng, một trong những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của Beetoven.
- Giáo viên kể chuyện theo tranh minh họa.
- Giáo viên đặt câu hỏi: 
 + Vì sao Beetoven lại ghé vào thăm nhà người thợ giày ?
 + Tại sao ông chơi đàn với sự xúc động mãnh liệt ?
 + Giai điệu bản Sônat Ánh trăng xuất hiện khi Beetoven nhìn thấy những gì ?
- Giáo viên cho học sinh kể lại câu chuyện theo tranh vẽ.
- Giáo viên cho học sinh nghe bản Sônat Ánh trăng của Beetoven.
- Giáo viên cho học sinh nêu cảm xúc của mình sau khi nghe bài hát.
- Giáo dục thái độ : Beetoven sáng tác bản nhạc nổi tiếng bởi vì ông có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm với người nghèo khó và ông biết cảm nhận, biết rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên. Các em hãy noi gương của ông cố gắng học tập âm nhạc cho thật tốt nhé.
- Giáo viên cho học sinh hát lại bài Màu xanh quê hương kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
- Giáo viên cho lớp hát lại bài Em vẫn nhớ trường xưa bằng cách hát lĩnh xướng , đồng ca kết hợp gõ đệm.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Giáo viên dặn dò học sinh về nhà tiếp tục tập 2 bài hát cho thuần thục và hát tự nhiên hơn.
- Lớp ổn định trật tự , ngồi ngay ngắn.
- Học sinh trả lời : Bài Màu xanh quê hương, dân ca Khơme và bài Em vẫn nhớ trường xưa của nhạc sĩ Thanh Sơn.
- Học sinh luyện thanh khởi động giọng.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh trình bày bài hát.
- Học sinh hát kết hợp vận động.
- Học sinh thực hiện theo nhóm.
- 1-2 học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh hát kết hợp vận động.
- Học sinh thực hiện theo nhóm
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh nghe kể chuyện.
- Học sinh trả lời :
 + Vì ông nghe thấy tiếng đàn dương cầm.
 + Vì ông nhận ra con gái người đóng giày bị mù.
 + Ông nhìn thấy ánh trăng vàng, những ngôi sao lấp lánh trên nền trời, hàng cây dương liễu . . . 
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nghe bản nhạc.
- Học sinh nêu cảm xúc của mình.
- Học sinh ghi nhớ.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện ở nhà.
kiểm duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docAm nhac lop 5 tuan 1 den 28.doc