Giáo án Lớp 2 - Tuần 14 - GV: Lê Thị Ngọc Lan - Trường Tiểu học “C” Thạnh Mỹ Tây

Giáo án Lớp 2 - Tuần 14 - GV: Lê Thị Ngọc Lan - Trường Tiểu học “C” Thạnh Mỹ Tây

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Thứ ngày tháng năm 2011

Môn :CHÍNH TẢ (nghe -viết)

Tên bài dạy: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

(chuẩn KTKN:22:SGK: 112 .)

A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng)

- Nghe – viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói nhân vật, không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm được BT(2) a/b/c , hoặc BT(3) a/b/c hoặc BT phương ngữ do GV soạn .

B/ CHUẨN BỊ:

- Nội dung bài chính tả.

- Vở BTTV

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

 

doc 35 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 14 - GV: Lê Thị Ngọc Lan - Trường Tiểu học “C” Thạnh Mỹ Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tiết 27
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ ngày tháng năm 2011
Môn :CHÍNH TẢ (nghe -viết)
Tên bài dạy: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
(chuẩn KTKN:22:SGK:112..)
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
- Nghe – viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói nhân vật, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được BT(2) a/b/c , hoặc BT(3) a/b/c hoặc BT phương ngữ do GV soạn .
B/ CHUẨN BỊ:
- Nội dung bài chính tả.
- Vở BTTV
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: 
GIÁO VIÊN
1/K.tra: Cho HS ghi một số từ
 Nhận xét.
2/ GTB “Câu chuyện bó đũa” 
a/ Viết chính tả :
- GV đọc mẫu đoạn chính tả.
- H.dẫn ghi nhớ nội dung bài chính tả - nêu câu hỏi
+ Người cha nói gì với các 
con ?
- H.dẫn cách trình bày : Gợi ý cho HS nhận xét.
+ Lời người cha được viết sau dấu câu nào ?
- H.dẫn luyện viết từ khó. GV đọc và phân tích.
- Đọc bài cho HS ghi bài vào vở.
- GV chấm bài
b/ GV H.dẫn làm bài tập:
 Bài 2(b): Cho đọc yêu cầu
 Gợi ý h.dẫn thực hiện cá nhân
 Nhận xét.
Bài 3(a,b): Cho đọc yêu cầu. 
 Gợi ý thực hiện theo nhóm
 Nhận xét.
HỌC SINH
- 2HS:yếu,TB ghi các từ vào bảng: Câu chuyện, yên lặng, nhà giời.
- Nhắc lại
- HS theo dõi,2HS:yếu,TB đọc bài, nắm ND bài và trả lời theo các câu hỏi:
+HS TB nêu: Khuyên các con phải đoàn kết, thương yêu, đùm bọc. Có đoàn kết mới có sức mạnh, chia rẻ thì yếu.
- HS quan sát – đọc lại bài chính tả -nhận xét về cách trình bày.
 + HS yếu nêu:Sau dấu hai chấm và viết sau dấu gạch ngang đầu dòng.
- HS viết các từ khó vào bảng con các từ : Chia lẻ, hợp lại, thương yêu, sức mạnh.
- HS yếu đọc lại các tư khó.
- Nghe và ghi bài vào vở
- HS soát lỗi
 THƯ GIÃN
 Thực hiện các bài theo yêu cầu
- Bài 2: HS yếu đọc yêu cầu của bài
- 3 HS TB lên bảng làm bài, các HS khác làm vào vở
+ Mải miết, hiểu biết, chim sẻ, điểm mười.
Bài 3: HS yếu đọc yêu cầu
 Thực hiện theo nhóm . Đại diện trình bày , nhận xét
+ Ông bà nội, lạnh, lạ
hiền, tiên, chín
ĐT
Y
Y
Y
Y
Y
Y
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
 - GV cho HS nêu và nhắc lại các từ điền được ở BT.
 - Về viết lại các chữ viết sai.
 - Về ôn lại bài và chuẩn bị bài “Tiếng võng kêu”
 - Nhận xét tiết học.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	Ngày .. tháng năm
	HIỆU TRƯỞNG
Tuần 14
Tiết 28
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ ngày tháng năm
Môn : CHÍNH TẢ(tập chép)
Tên bài dạy: TIẾNG VÕNG KÊU
 (chuẩn KTKN:23:SGK:118..)
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài Tiếng Võng Kêu, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được BT(2) a/b/c hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
-GV nhắc HS đọc bài thơ Tiếng võng kêu(SGK) trước khi viết bài chính tả.
B/ CHUẨN BỊ:
- Nội dung bài chính tả.
- Vơ BTTV
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/K.tra: Cho HS ghi một số từ
 Nhận xét.
2/ GTB: “Tiếng võng kêu” 
a/ Viết chính tả :
- GV đọc mẫu đoạn chính tả.
- H.dẫn ghi nhớ nội dung bài chính tả - nêu câu hỏi
+ Bài thơ cho biết điều gì ?
- H.dẫn cách trình bày : Gợi ý cho HS nhận xét.
- H.dẫn luyện viết từ khó. GV đọc và phân tích.
- Cho HS ghi bài vào vở.
- GV chấm bài,nhận xét.
b/ GV H.dẫn làm bài tập:
 Bài 2(a): Cho đọc yêu cầu
 Gợi ý h.dẫn thực hiện cá nhân
 Nhận xét.
HỌC SINH
-2HS:yếu,TB ghi các từ vào bảng: Hiểu biết, nên người, mải miết.
- Nhắc lại
- HS theo dõi,2HS :yếu,Tb đọc bài, nắm ND bài và trả lời theo các câu hỏi:
 +HS TB: Bạn nhỏ đang ngắm em ngủ và đoán giấc mơ của em bé.
- HS quan sát – đọc lại bài chính tả –HS TB nhận xét về cách trình bày.
 + Mỗi câu thơ có 4 chữ.
+ Khi viết mỗi câu thơ phải xuống dòng.
+ Khi viết các câu thơ phải viết ngay giữa trang vở.
+ viết hoa các chữ đầu câu thơ.
- HS viết các từ khó vào bảng con các từ : Vấn vương, kẽo cà kẽo kẹt, ngủ, phất phơ.
- HS yếu đọc lại các tư khó.
- Ghi bài vào vở
- HS soát lỗi
 THƯ GIÃN
 Thực hiện các bài theo yêu cầu
- Bài 2: HS yếu đọc yêu cầu của bài
- Thực hiện cá nhân. Trình bày :Tin cậy, tìm tòi, khiêm tốn, miệt mài.
 Nhận xét
ĐT
Y
Y
Y
Y
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
 - GV cho HS nêu và nhắc lại các từ điền được ở BT.
 - Về viết lại các chữ viết sai.
 - Về ôn lại bài và chuẩn bị bài “Hai anh em”
 - Nhận xét tiết học.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	Ngày .. tháng  năm
	HIỆU TRƯỞNG
Tuần 14
Tiết 14
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Thứ ngày tháng năm
	 Môn :	ĐẠO ĐỨC
Tên bài dạy: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP(tiết 1)
 ( Chuẩn KTKN82;SGK22.)
A / MỤC TIÊU: (Theo chuẩn KTKN)
Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
*KNS:
Kỹ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Kỹ năng đãm nhận trách nhiệm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
*GDMT: biết giữ vệ sinh và tự giác lao động.
B/ CHUẨN BỊ:
 - Vở bài tập
 - Que lựa chọn
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra: GV hỏi quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm như thế nào ?
 Nhận xét
2/ GTB: “ Giữ gìn trường lớp sạch đẹp”
Hoạt động 1: Đóng vai tiểu phẩm “ Bạn Hùng thật đáng khen”( Kỹ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.)
- H.dẫn HS đóng tiểu phẩm.
- Gợi ý:
+ Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật của mình ?
+ Hãy đoán xem vì sao bạn Hùng làm như vậy ?
 Nhận xét
- Kết luận : Vứt rác đúng nơi qui định là góp phần gìn giữ trường lớp sạch đẹp.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ(Kỹ năng đãm nhận trách nhiệm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp)
- Cho HS quan sát tranh
+ Nếu là bạn thì bạn sẽ làm gì ?
+ Cần phải làm gì để giữ gìn ?
 Nhận xét
- Kết luận : Chúng ta nên trực nhật hằng ngày, đi vệ sinh đúng nơi qui định. 
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- Cho HS trình bày
- Kết luận : Giữ gìn trường lớp là bổn phận của mỗi HS, đó là việc làm thể hiện lóng yêu trường, yêu lớp.
HỌC SINH
-2HS: yếu,TB nêu : Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của HS. Được quan tâm thì niềm vui sẽ tăng thêm, nỗi buồn sẽ vơi đi.
-
 Nhắc lại
-Đóng vai: Bạn Hùng, cô giáo, người dẫn chuyện, một số bạn HS.
- Cả lớp theo dõi và trả lời
+ Xếp một số thúng để trên bàn.(HS yếu)
+ Để các bạn bỏ vỏ kẹo, bánh vào không vứt rác bừa bãi.(HS TB)
- 2HS yếu nhắc lại câu kết luận
Quan sát và trình bày:
+ Đồng ý với việc làm không, vì sao ?
+2HS TB nêu: Làm trực nhật, đi vệ sinh đúng nơi qui định.
 2 HS yếu nhắc lại 
-2HS khá-giỏi trình bày, nhận xét:
+ Trường lớp sạch có lợi cho sức khoẻ, học tập tốt.
- 2 HS yếu nhắc lại.
ĐT
Y,TB
Y
Y
Y
G
Y
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho HS nhắc lại các câu kết luận trong bài. 
- Về ôn lại bài
- Về chuẩn bị bài : “ Giữ gìn trường lớp sạch đẹp ” ( tiết 2 ) 
- Nhận xét .
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	Ngày .. tháng  năm
	HIỆU TRƯỞNG
Tuần 14
Tiết 14
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
	Thứ ngày tháng năm
	Môn :	KỂ CHUYỆN
 Tên bài dạy: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
 (chuẩn KTKN:22..,SGK:113)
A / MỤC TIÊU : (theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
-Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
-HS khá-giỏi biết phân vai,kể lại câu chuyện(BT 2)
*GDMT: cần phải biết lao động và sống yêu thương nhau.
 CHUẨN BỊ:
 - Các câu gợi ý.
 - Tranh SGK
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra: Cho HS kể lại câu chuyện: Bông hoa niềm vui.
 Nhận xét
2/ G.Thiệu câu chuyện: “Câu chuyện bó đũa”
Ghi tựa chuyện
- H dẫn kể từng đoạn chuyện
- Cho HS quan sát tranh và gợi ý để kể các đoạn chuyện.
- Cho luyện kể theo nhóm
 Nhận xét
- H dẫn kể toàn bộ câu chuyện.
 Nhận xét
HỌC SINH
-3HS:yếu,TB kể nối tiếp câu chuyện,1HS khá-giỏi kể toàn bộ câu chuyện: Bông hoa niềm vui.
 Nhắc lại
- Quan sát tranh,HS :yếu,Tb dựa vào các gợi ý để kể các đoạn chuyện :
+ Các con cãi nhau, khiến người cha rất buồn và đau đầu.
+ Người cha gọi các con đến và yêu cầu bẻ gãy bó đũa, sẽ được thưởng.
+ Từng người cố gắng bẻ nhưng không gãy.
+ Người cha tháo ra và bẻ gãy một cách dễ dàng.
+ Các con hiểu ý cha khuyên các con yêu thương đùm bọc nhau.
-Luyện kể theo nhóm. Đại diện trình bày, nhận xét.
 THƯ GIÃN
- Trình bày từng đoạn chuyện.
 Nhận xét
- HS khá-giỏi luyện kể câu chuyện.
+ Kể phân vai câu chuyện.
+ Kể toàn bộ câu chuyện.
 Nhận xét
ĐT
Y
Y
G
G
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho HS kể lại câu chuyện .
- Về kể lại câu chuyện này cho người thân nghe.
- Chuẩn bị chuyện “ Hai anh em “
- Nhận xét.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	Ngày .. tháng năm
	HIỆU TRƯỞNG
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Thứ ngày tháng năm
Tuần 14
Tiết 14
 Môn :LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tên bài dạy: TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH – 
 CÂU KIỂU: AI LÀM GÌ ? – DẤU CHẤM – DẤU CHẤM HỎI
 ( KT - KN: 22 – SGK: )
A / MỤC TIÊU : (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
- Nêu được 1 số từ ngữ về tình cảm gia đình (BT1).
- Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì? (BT2); điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống (BT3)
B/ CHUẨN BỊ:
- Vở bài tập
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
1/ Kiểm tra:Cho HS thực hiện đặt câu theo mẫu: Ai làm gì ?
 Nhận xét
2/ GTB: “ Từ ngữ về tình cảm gia đình – câu kiểu: Ai làm gì ? Dấu chấm – Dấu chấm hỏi“
- Ghi tựa bài
 - GV H.dẫn từng bài
 Bài 1: GV cho đọc yêu cầu 
- Gợi ý, h.dẫn tìm từ
- Chia nhóm thực hiện
 Nhận xét
 Bài 2: GV cho đọc yêu cầu 
- H.dẫn thực hiện theo nhóm cặp
 Nhận xét
Bài 3: Cho đọc yêu cầu.
- Đọc đoạn văn cần điền dấu
- H.dẫn cách thực hiện
- Cho thảo luận theo nhóm
 Nhận xét
HỌC SINH
-2HS:yếu đặt câu :
+ Cha em làm ruộng.
+ Em cho gà ăn.
+ Bà kể chuyện cổ tích.
+Ông đang uống trà.
+ Mẹ đi chợ, nấu cơm.
 Nhắc lại
- HS yếu đọc yêu cầu 
- Thực hiện theo nhóm 4 tìm từ. Sau đó, đại diện trình bày: 
+ Giúp đỡ, chăm sóc, chăm lo, nhường nhịn, thương yêu, quý mến.
-1HS yếu đọc yêu cầu của bài.
- Thảo luận, thực hiện theo nhóm cặp. Đại diện trình bày, nhận xét
+ Anh thương yêu em.
+ Chị chăm sóc em.
+ Em thương yêu anh.
+ Em giúp đỡ chị.
+ Anh chị em nhường nhịn nhau.
 THƯ GIÃN
-1 HS yếu đọc yêu cầu của bài
-1HS yếu đọc đoạn văn.
- Thực hiện điền dấu câu vào đoạn văn.
-2HS:yếu,TB đọc lại đoạn văn đã điền
 Bé nói với mẹ:
 - Con xin mẹ tờ giấy để viết thư cho bạn Hà. 
 Mẹ ngạc nhiên:
 - Nhưng con đã biết viết đâu ?
 Bé đáp: 
 - Không sao, mẹ ạ ! Bạn Hà cũng chưa biết đọc ... DẶN DÒ:
- GV cho nhắc lại cách trừ các bài 65 – 38 ; 46 – 17 ; 57 – 28 ; 78 - 29
- Về ôn lại bài 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
 Nhận xét
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	Ngày .. tháng năm
	HIỆU TRƯỞNG
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Thứ ngày tháng năm
Tuần 14
Tiết 68
Môn :TOÁN
 Tên bài dạy: LUYỆN TẬP
(Chuẩn KTKN: 61.; SGK:68.)
A / MỤC TIÊU: ( theo chuẩnkiến thức kĩ năng)
- Thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi 1 số.
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng đã học.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
-HS khá-giỏi làm BT 5.
B/ CHUẨN BỊ:
 - Bộ đồ dùng học toán.
- Bảng phụ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
ĐT
1/ GV kiểm tra:Cho nêu lại các bảng trừ. 
 Nhận xét
2/ Giới thiệu bài: “Luyện tập ”
a/ H.dẫn luyện tập – thực hành
Bài 1 : Cho đọc yêu cầu
- Cho thực hiện cá nhân
 Nhận xét, sửa chữa
Bài 2(cột 1,2): Cho đọc yêu cầu
 Thực hiện nhóm cặp
 Nhận xét
Bài 3 : Cho đọc đề bài
- Cho thực hiện cá nhân
 Nhận xét 
Bài 4: Cho đọc đề bài
- Nêu dạng toán
- Thực hiện theo nhóm
 Nhận xét
Bài 5(HS khá-giỏi): Cho đọc yêu cầu 
- Cho thực hiện các hình tam giác để xếp
 Nhận xét
-3HS:yếu,TB,khá-giỏi thực hiện nêu các bảng trừ :
+ 15 trừ đi một số.
+ 16 trừ đi một số.
+ 17 trừ đi một số.
+ 18 trừ đi một số.
 Nhắc lại
-1HS yếu đọc yêu cầu
- Thực hiện miệng và nêu nối tiếp kết quả
 Nhận xét
-1HS yếu đọc yêu cầu
- Thực hiện theo nhóm cặp. Một bạn hỏi, một bạn đáp
 Nhận xét
-1HS yếu đọc yêu cầu
- 4 HS TB thực hiện trên bảng, các HS khác làm bảng con.
 Nhận xét
 35 72 81 50
 - 7 -36 - 9 -17
 28 36 72 33
 THƯ GIÃN
-1HS yếu đọc đề bài
-1HS yếu nêu dạng toán ít hơn.
- Thực hiện theo nhóm. Đại diện trình bày
 Số lít sữa bò chị vắt được 
 50 – 18 = 32 ( l )
 Đáp số : 32 lít
- HS khá-giỏi nhắc lại yêu cầu
-2HS khá-giỏi trình bày,xếp hình cánh quạt bằng các hình tam giác.
-Nhận xét bạn.
Y
Y
Y
Y
Y
Y
G
G
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho nhắc lại các phép tính ở BT 1
- Về ôn lại bài 
- Chuẩn bị bài: Bảng trừ.
 Nhận xét
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	Ngày .. tháng  năm
	HIỆU TRƯỞNG
Tuần 14
Tiết 69
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ ngày tháng năm
Môn :TOÁN
 Tên bài dạy: BẢNG TRỪ
 (Chuẩn KTKN: 62.; SGK:69.)
A / MỤC TIÊU: ( theo chuẩnkiến thức kĩ năng)
- Thuộc bảng trừ trong phạm vi 20.
- Biết vận dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để làm tính cộng rồi trừ liên tiếp.
-HS khá-giỏi làm BT 3.
B/ CHUẨN BỊ:
 - Bộ đồ dùng học toán.
- Bảng phụ ghi các bảng trừ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
ĐT
1/ GV kiểm tra:Cho nêu lại các bảng trừ. 
 Nhận xét
2/ Giới thiệu bài: “Bảng trừ ”
a/ H.dẫn luyện tập – thực hành
Bài 1 : Cho đọc yêu cầu
- Cho thực hiện cá nhân
- Treo bảng trừ 
 Nhận xét, sửa chữa
Bài 2(cột 1): Cho đọc yêu cầu
 Thực hiện nhóm cặp
 Nhận xét
Bài 3(HS khá-giỏi) : Cho đọc yêu cầu
- Cho quan sát hình và nêu các hình đã ghép
 Nhận xét 
-3HS:yếu,TB,khá-giỏi thực hiện nêu các bảng trừ :
+ 15 trừ đi một số.
+ 16 trừ đi một số.
+ 17 trừ đi một số.
+ 18 trừ đi một số.
 Nhắc lại
-1HS yếu đọc yêu cầu
- Thực hiện miệng và nêu nối tiếp kết quả
 Nhận xét
- Mỗi dãy đọc một lại bảng trừ.
- Học thuộc bảng trừ:
11 – 2 = 9 11 – 9 = 2
12 – 3 = 9 12 – 9 = 3
13 – 4 = 9 13 – 9 = 4
14 – 5 = 9 14 – 9 = 5
15 – 6 = 9 15 – 9 = 6
16 – 7 = 9 16 – 9 = 7
17 – 8 = 9 17 – 9 = 8
18 – 9 = 9
-1HS yếu đọc yêu cầu
- Thực hiện theo nhóm cặp. Một bạn hỏi, một bạn đáp
 Nhận xét
 THƯ GIÃN
-1HS khá-giỏi nhắc lại yêu cầu
-2HS khá-giỏi quan sát và nêu:
+ Hình tam giác
+ Hình vuông
- Dùng các hình ghép. Sau đó dùng bút nối các điểm trong sách.
Y
Y
Y
G
G
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho nhắc lại các bảng trừ.
- Về ôn lại bài 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
 Nhận xét
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	Ngày .. tháng năm
	HIỆU TRƯỞNG
Tuần 14
Tiết 70
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Thứ ngày tháng năm
	Môn :	TOÁN
 Tên bài dạy: LUYỆN TẬP
(Chuẩn KTKN: 62.; SGK:70.)
A / MỤC TIÊU: ( theo chuẩnkiến thức kĩ năng)
- Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải toán về ít hơn.
- Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
-HS khá-giỏi làm BT 3(a,c)
B/ CHUẨN BỊ:
 - Bộ đồ dùng học toán.
- Bảng phụ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
ĐT
1/ GV kiểm tra:Cho nêu lại các bảng trừ. 
 Nhận xét
2/ Giới thiệu bài: “Luyện tập ”
 Ghi tựa bài
a/ H.dẫn luyện tập – thực hành
Bài 1 : Cho đọc yêu cầu
- Cho thực hiện cá nhân
 Nhận xét, sửa chữa
Bài 2(cột 1,3): Cho đọc yêu cầu
 Thực hiện cá nhân
 Nhận xét
Bài 3(b) : Cho đọc yêu cầu
- Cho thực hiện nhóm cặp . Nêu lại các qui tắc tìm
 Nhận xét 
 Bài 4: Cho đọc yêu cầu
- Nêu dạng toán
- Thực hiện theo nhóm 4
 Nhận xét
-HS khá-giỏi làm BT 3(a,c) 
-Cho thực hiện nhắc qui tắc.
-4HS:yếu,TB,khá-giỏi thực hiện nêu các bảng trừ :
+ 11trừ đi một số
+12 trừ đi một số
+ 13 trừ đi một số
+14 trừ đi một số
+ 15 trừ đi một số.
+ 16 trừ đi một số.
+ 17 trừ đi một số.
+ 18 trừ đi một số.
 Nhắc lại
-1HS yếu đọc yêu cầu
- Thực hiện miệng và nêu nối tiếp kết quả
 Nhận xét
-1HS yếu đọc yêu cầu
- Thực hiện vào bảng con và nêu cách đặt tính – tính:
 35 59 72 81 
- 8 - 9 - 34 - 45 
 27 48 38 36 
 Nhận xét
 THƯ GIÃN
-1HS yếu nhắc lại yêu cầu
-2HS khá-giỏi nhắc lại qui tắc tìm số hạng, tìm số bị trừ
+ Lấy tổng trừ đi số hạng kia.
+ Lấy hiệu cộng với số trừ.
- Đại diện 3 HS TB lên thực hiện, các HS khác làm bảng con. 
 Nhận xét
-1HS yếu nhắc lại đề bài
-HS TB nêu dạng toán ít hơn
- Nhóm thực hiện - trình bày:
 Số kg đường của thùng bé
 45 – 6 = 39 ( kg )
 Đáp số: 39 kg
- Nhận xét
1HS khá-giỏi nhắc lại yêu cầu
-2HS khá-giỏi nhắc lại qui tắc tìm số hạng, tìm số bị trừ
- Đại diện 2 HS khá-giỏi lên thực hiện, các HS khác làm vào vở. 
 Nhận xét
Y
Y
Y
Y
G
Y
G
G
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
- GV cho nhắc lại các phép tính ở BT 1.
- Về ôn lại bài 
- Chuẩn bị bài: 100 trừ đi một số.
 Nhận xét
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	Ngày . tháng năm
	HIỆU TRƯỞNG
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 14
Tiết 14
Thứ ngày tháng năm
 Môn: Âm nhạc
ÔN BÀI HÁT : CHIẾN SĨ TÍ HON
(CKT trang: SGK trang: )
I/MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng) 
-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp 1 vài động tác phụ họa đơn giản. Tập biễu diễn bài hát.
II/CHUẨN BỊ : -Giáo viên thuộc bài hát
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
ĐT
1/KTBC:
-Nhận xét.
2/Bài mới:
.GTB:Ôn tập bài :Chiến sĩ tí hon.
*Hoạt động 1:Ôn bài hát.
-Chiến sĩ tí hon.
-Cho HS xem tranh ảnh .
-Bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay 2 lần.
-Tổ chức cho học sinh hát theo nhóm kết hợp gõ đệm theo phách và theo tiết tấu. Lời ca.
-Đứng hát kết hợp với giậm chân tại chỗ vung tay nhịp nhàng.
 *Hoạt động 2:Trò chơi.
-Cách chơi:Thay đổi lời hát bằng những âm thanh tương ứng cho tiếng đàn,tiếng khèn,tiếng trống và kết hợp làm động tác:VD:
Tò te te tò te te....
Tung tùng tung tùng tung.......
Tình tinh tinh tình tinh......
-Các chiến sĩ tí hon hát vang lên nào.
-Nhận xét.
--2HS:yếu,TB hát bài:Chiến sĩ tí hon,và gõ theo tiết tấu.
-Lắng nghe.
-Quan sát tranh.
-Cả lớp cùng hát và lam theo GV HD.
-Thực hiện theo nhóm.
-Luyện tập theo tổ.
-Sau đó từng tổ lên trình diễn hoặc cá nhân.
-Chú ý lắng nghe.
-Cả lớp thực hiện theo nhóm.
-Nhận xét.
 Y
Y
Y,G
 IV.CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh về nhà hát và thực hiện gõ đệm ,tập động tác phụ họa.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	Ngày . tháng năm
	HIỆU TRƯỞNG
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 14
Tiết 14
 Thứ ngày tháng năm
 Môn: Mĩ thuật
 Tên bài dạy:Vẽ trang trí 	
 Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu
	 (KTKN: 101; SGK:18)
I/ Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
- Hiểu cách vẽ hoạ tiết đơn giản vào trong hình vuông và vẽ màu.
- Biết cách vẽ hoạ tiết vào hình vuông.
- Vẽ tiếp được họa tiết vào hình vuông và vẽ màu.
* HS khá, giỏi: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
II/ Chuẩn bị 
GV: - Chuẩn bị một vài đồ vật dạng hình vuông có trang trí.
 - Một số bài trang trí hình vuông
 - Chuẩn bị hình minh hoạ cách trang trí .
HS : - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ - Bút chì , tẩy, màu vẽ các loại.
III/ Hoạt động dạy – học 
- Ổn định.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
 - Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐT
* Giới thiệu bài: GV chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp sau đó ghi tựa bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Gv giới thiệu một số đồ vật dạng hình vuông và một vài bài trang trí hình vuông rồi gợi ý để HS nhận xét:
- Giáo viên gợi ý để HS nhận xét:
+ Vẻ đẹp của các hình vuông được trang trí.
+ Nhiều đồ vật dùng trong sinh hoạt có thể sử dụng cách trang trí hình vuông (cái khăn vuông, cái khay ...)
+ Hoạ tiết dùng để trang trí thường là những hoạ tiết gì ?
+ Cách sắp xếp hoạ tiết trong hình vuông.
* Hình mảng chính thường ở giữa.
* Hình mảng phụ ở các góc, ở xung quanh.
* Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu ...
* Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông:
- Gv yêu cầu HS xem hình 1 ở Vở tập vẽ 2 để nhận ra các họa tiết cần vẽ tiếp ở giữa, ở các góc. 
- Yêu cầu HS nhìn hoạ tiết mẫu để vẽ cho đúng.
- Gợi ý HS cách vẽ màu:
+ Hoạ tiết giống nhau nên vẽ cùng một màu.
+Vẽ màu kín trong họa tiết
+ Có thể vẽ màu nền trước, màu họa tiết ve sau
* Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
- Gv gợi ý HS cách vẽ tiếp hoạ tiết vào các mảng ở hình vuông
- Giáo viên nhắc HS:
+ Không nên dùng quá nhiều màu (dùng 3 - 4 màu).
+ Màu nền đậm thì màu hoạ tiết nên sáng, nhạt và ngược lại.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên chọn một số bài hoàn chỉnh giới thiệu cho cả lớp cùng xem, nhận xét, đánh giá cách vẽ họa tiết và vẽ màu
+ HS quan sát tranh-trả lời:
+ Hoa, lá, các con vật ...
-HS lắng nghe
 + Bài tập: 
-Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu.
- HS tự tìm màu cho mỗi hoạ tiết theo ý thích
- HS tìm ra bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng. 
Y
Y
 Y,G
IV/ Dặn dò: - Hoàn thành bài tập vẽ ở nhà (nếu ở lớp HS vẽ chưa xong)
 - Quan sát các loại cốc.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
Tổ Trưởng 	Ngày . tháng năm
	HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 14.hc l2.doc