Giáo án lớp 5 - Tuần 7

Giáo án lớp 5 - Tuần 7

I. Mục Tiêu :

 1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện.

 2. Kĩ năng: Hiểu từ ngữ trong câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện. Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy - học :

 Tranh minh họa bài đọc . Thêm truyện, tranh, ảnh về cá heo .

III. Các hoạt động dạy – học :

 

doc 42 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1504Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG 
TUẦN VII
Từ ngày 08 / 10 / 2007 đến ngày 12 / 10 / 2007
Thứ
Môn
Tiết
Tên bài dạy
T.2
8/10/07
CC
T.Đ
Toán 
Đ.Đ
MT 
7
13
31
7
7
Những người bạn tốt 
Luyện tập chung 
Nhớ ơn tổ tiên (tt)
T.3
9/10/07
LT&C
Toán 
C.Tả 
K.H
HN
13
32
7
13
7
Từ nhiều nghĩa 
Khái niệm số thập phân 
Nghe – viết : Dòng kinh quê hương 
Phòng bệnh sốt xuất huyết 
T.4
10/10/07
T.Đ 
Toán 
K.C
L.S
TD
AV
14
33
7
7
13
13
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà 
Khái niệm số thập phân 
Cây cỏ nước Nam 
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 
T.5
11/10/07
TLV
Toán 
K.H
Đ.L
K.T
13
34
14
7
7
Luyện tập tả cảnh. 
Hàng của số thập phân – Đọc, viết số thập phân. 
Phòng bệnh viêm não .
Ôn tập .
T.6
12/10/07
TLV
Toán 
LT&C
TD
AV
SHCN
14
35
14
14
14
7
Luyện tập tả cảnh .
Luyện tập 
Luyện tập về từ nhiều nghĩa. 
Tuần VII
Thứ hai, ngày 08 tháng 10 năm 2007
Tập đọc . Tiết 13
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
(Theo Lưu Anh )
I. Mục Tiêu :
	1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp với những tình tiết bất ngờ của câu chuyện. 
	2. Kĩ năng: Hiểu từ ngữ trong câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện. Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người. 
	3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. 
II. Đồ dùng dạy - học : 
	Tranh minh họa bài đọc . Thêm truyện, tranh, ảnh về cá heo .
III. Các hoạt động dạy – học : 
	A. Kiểm tra bài cũ :
	HS kể lại câu chuyện Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện .
	GV nhận xét – ghi điểm. 
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : Nhiều bài đọc trong sách Tiếng Việt lớp dưới đã cho các em biết mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên . Chủ điểm Con người với thiên nhiên của sách TV5 sẽ giúp các em hiểu thêm mối quan hệ này . Bài học mở đầu chủ điểm là bài “ Những người bạn tốt” , qua bài đọc này các em sẽ hiểu nhiều loài vật . Tuy không thể trò chuyện bằng ngôn ngữ của loài người nhưng chúng là những người bạn rất tốt của con người .
	2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : 
	a. Hoạt động 1 : Luyện đọc .
	- HS ( Khá , giỏi ) đọc toàn bài .
	- HS chia đoạn ( 4 đoạn ) và đọc chú giải .
	- 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn ( đọc 2 lượt ) .GV chú ý sửa lỗi phát âm ,ngắt giọng ( nếu có ) cho từng HS .
	- GV đọc mẫu giọng to vừa đủ nghe, chậm rãi, rõ ràng .
	b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
* HS đọc thầm đoạn 1 : 
- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ? 
- HS nêu ý đoạn 1 .
* HS đọc thầm đoạn 2 :
	- Điều kỳ lạ gì đã xãy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ? 
	- HS nêu ý đoạn 2 .
* HS đọc thầm đoạn 3 và nêu ý đoạn 3 
* HS đọc thầm đoạn 4 và nêu ý đoạn 4 
* HS đọc thầm cả bài :
- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào ?
	- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn ? 
	- Câu hỏi bổ sung : Ngoài câu chuyện trên, em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo ?
- A-ri-ôn phải nhảy xuống biển vì thủy thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông .
² A-ri-ôn gặp nạn .
- Khi A-ri-ôn hát giã biệt cuộc đời, đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông .Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền .
² Sự thông minh và tình cảm của cá heo đối với con người . 
² A-ri-ôn được trả tự do .
² Tình cảm của con người với loài cá heo thông minh 
- Cá heo đáng yêu, đáng quý vì biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ,biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển . Cá heo là bạn tốt của người .
	- Đám thủy thủ là những người tham lam, độc ác , không có tính người. Đàn cá heo là loài vật nhưng thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn .
- Em đã thấy cá heo biểu diễn nhào lộn 
* HS nêu nội dung chính của bài.GVghi bảng .
	c. Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc điễn cảm :
	- 4 HS đọc nối tiếp toàn bài .
	- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3 :
	 + Treo bảng phụ có viết đoạn văn .
	 + Đọc mẫu đoạn văn .
	 + HS đọc theo cặp .
	- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm , nhận xét cho điểm .
	3. Củng cố – dặn dò :
	- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện .
	- Về nhà học bài , kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà .
_______________________________________
Toán . Tiết 31
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu : 
	1. Kiến thức: HS nắm được quan hệ giữa ; và ; và .
 - Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số .
 - Giải bài toán có liên quan đến số trung bình cộng 
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm đúng, chính xác. 
	3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, trình bày khoa học. 
II. Đồ dùng dạy – học :
	- Thầy: Phấn màu - Bảng phụ 
	- Trò: SGK - vở bái tập toán 
III. Các hoạt động dạy – học :
	A. Kiểm tra bài cũ :
	- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước 
	- Nhận xét và cho điểm HS .
	B. Bài mới : 
	1. Giới thiệu bài : Trong giờ học toán này các em cùng luyện tập về quan hệ của một số các phân số thập phân , tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số , giải bài toán về số trung bình cộng .
	2. Luyện tập : 
* Bài 1 : 
- GV yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài - HS làm vào vở bài tập, sau đó 1 HS sửa bài trước lớp .
- GV nhận xét và cho điểm HS .
* Bài 2 : 
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở . Khi sửa bài,HS giải thích cách tìm x của mình .
* Bài 3 : 
- HS đọc đề bài toán .
- Nêu cách tìm số trung bình cộng .
- HS làm và sửa bài,GV nhận xét và cho điểm . 
* Bài 4 : 
- HS khá tự làm bài, GV hướng dẫn các HS kém . HS sửa bài, GV nhận xét và cho điểm 
1/
 a) 1: = 1x = 10 ( lần )
Vậy 1 gấp 10 lần .
	b) : = x = 10 ( lần )
Vậy gấp 10 lần .
	c) : = x=10 (lần) 
2/ 
a) x + = 	 b) x - = 
 x = - x = + 
 x = x = 
c) x Í = 	d) x : = 14
 x = : x = 14 x 
 x = x = 2
3/ 
Bài giải
 Trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được là :
 	 (+ ) : 2 = ( bể nước )
	 Đáp số : bể nước
4/ 
Bài giải
	Giá của mỗi mét vải lúc trước là :
 60000 : 5 = 12000 ( đồng )
Giá của mỗi mét vải sau khi giảm là :
 12000 – 2000 = 10000 ( đồng ) 
	Số mét vải mua được theo giá mới là :
 60000 : 10000 = 6 ( m ) 
 Đáp số : 6m
	3. Củng cố – dặn dò : 
- GV phát cho mỗi nhóm bảng từ có ghi sẵn đề.
- HS giải, cử đại diện gắn bảng.
Ÿ GV nhận xét, tuyên dương
	- Nhận xét tiết học
 - Về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau .
______________________________________
Đạo đức . Tiết 7
NHỚ ƠN TỔ TIÊN 
( T.1 )
I. Mục tiêu : 
	1. Kiến thức: Học sinh biết được ai cũng có tổ tiên, ông bà; biết được trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình, dòng họ. 
	2. Kĩ năng: Học sinh biết làm những việc thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
	3. Thái độ: Biết ơpn tổ tiên, ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
II. Đồ dùng dạy – học : 
	- Các tranh, ảnh, bài báo nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương .
	- Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện, . nói về lòng biết ơn tổ tiên .
	- Tranh trong SGK ( HĐ1 – T.1 )
	- Phiếu bài tập ( HĐ2 – T.1 )
III. Các hoạt động dạy – học : 
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
	B. Bài mới : 
	1. Giới thiệu bài : Nhớ ơn tổ tiên .
	2. Giảng bài :
	a) Hoạt động 1 :Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ .
	* Mục tiêu : Giúp HS biết được một biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên .
	* Cách tiến hành : 
- GV treo tranh, HS quan sát và tìm hiểu :
	+ Trong bức tranh có những ai ? 
	+ Bố và Việt đang làm gì ? 
- GV mời 1 – 2 HS đọc truyện Thăm mộ 
- Thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau 
	+ Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên ? 
	+ Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên ?
+ Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ ?
+ Bức tranh vẽ Việt và bố Việt .
+ Họ đang chắp tay khấn trước mộ tổ tiên, ông bà .
+ Bố của Việt đã đi thăm mộ ông nội ngoài nghĩa trang làng, bố của Việt còn mang xẻng ra những vạt cỏ phía xa, lựa xắn từng vầng cỏ tươi tốt đem về đắp lên, rồi kính cẩn thắp hương lên mộ ông và những ngôi mộ xung quanh .
+ Bố muốn nhắc Việt phải biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình .
+ Vì Việt muốn thể hiện lòng biết ơn của mình với tổ tiên .
- GV kết luận : Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể .
- GV gọi 1,2 HS đọc ghi nhớ trong SGK trang 14	
	b) Hoạt động 2 : Thế nào là biết ơn tổ tiên ? 
	* Mục tiêu : Giúp HS biết được những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên .
	* Cách tiến hành :  ... thế nào để cơm chín đều, dẻo ? Hai cách nấu cơm này cĩ những ưu, nhược điểm gì và cĩ những điểm nào giống, khác nhau ? 
- Cĩ hai cách nấu cơm chủ yếu là nấu cơm bằng soong hoặc nồi trên bếp (bếp củi, bếp ga, bếp dầu, bếp điện hoặc bếp than) và nấu cơm bằng nồi cơm điện. Hiện này, nhiều gia đình ở thành phố, thị xã, khu cơng nghiệp thường nấu cơm bằng nồi cơm điện, nhiều gia đình ở nơng thơn thường nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp. 
- Giống nhau : cùng phải chuẩn bị gạo, nước sạch, rá và chậu để vo gạo.
 Khác nhau : về dụng cụ nấu và nguồn cung cấp nhiệt khi nấu cơm.
	b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp (gọi tắt là nấu cơm bằng bếp đun)
- HS thảo luận nhĩm về cách nấu cơm bằng bếp đun theo nội dung phiếu học tập. 
- Giới thiệu nội dung phiếu học tập, hướng dẫn HS cách trả lời phiếu học t6ạp và cách tìm thơng tin đã hồn thành nhiệm vụ thảo luận nhĩm (yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 kết hợp với quan sát hình 1, 2, 3 SGK và liên hệ thực tiễn nấu cơm ở gia đình)
- Chia nhĩm thảo luận và nêu yêu cầu, thời gian thảo luận (15 phút)
- Đại diện từng nhĩm trình bày kết quả thảo luận.
- Gọi 1 – 2 HS lên bảng thực hiện cách thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun.
- GV quan sát, uốn nắn.
- Nhận xét và hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun.
- GV thực hiện các thao tác nấu cơm bằng bếp đun dể HS hiểu rõ cách nấu cơm và cĩ thể thực hiện được tại gia đình. 
- HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.
- Một số điểm cần lưu ý : 
+ Nên chọn nồi cĩ đáy dày (như nồi gang) nấu cơm để cơm khơng bị cháy và ngon cơm.
+ Muốn nấu được cơm ngon phải cho lượng nước vừa phải. Cĩ nhiều cách định lượng cách nấu cơm như dung dụng cụ đong, đo mức nước bằng đũa hoặc ước lượng bằng mắt,Nhưng tốt nhất nên dùng ống đong để đong nước theo tỉ lệ : cứ 1 lon gạo thì cho khoảng 1,5 – 1,8 lon nước.
+ Cĩ thể cho gạo vào nồi nấu cơm ngay từ đầu hoặc cũng cĩ thể đun nước sơi rồi mới cho gạo vào nồi. Nhưng nấu theo cách đun sơi nước rồi mới cho gạo vào thì cơm sẽ ngon hơn. 
+ Khi đun nước và cho gạo vào nồi phải đun lửa to, đều. Nhưng khi nước đã cạn phải giảm lửa thật nhỏ. Nếu nấu bằng bếp than thì phải kê miếng sắt dày trên bếp rồi mới đặt nồi lên, cịn nấu bằng bếp củi thì tắt lửa và cời than cho đều dưới bếp để cơm khơng bị cháy, khê. Trong trường hợp cơm bị khê, hãy lấy một viên than củi, thổi sạch tro, bụi và cho vào nồi cơm. Viên than sẽ khử hết mùi khê của cơm.
	3. Củng cố - dặn dị : 
	- GV nhận xét ý thức học tập của HS.
	- Chuẩn bị tiết sau. 
___________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 12 tháng 10 năm 2007
Tập làm văn . Tiết 14
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I. Mục tiêu : 
	1. Kiến thức: Dựa trên kết quả quan sát tả cảnh sông nước và dàn ý đã lập - Học sinh biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn. Thể hiện rõ đối tượng tả (đặc điểm hoặc bộ phận của cảnh), trình tự miêu tả - nét nổi bật của cảnh - Cảm xúc của người tả cảnh. 
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dựng đoạn văn. 
	3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. 
II. Đồ dung dạy - học : 
	- Thầy: Đoạn - câu - bài văn tả cảnh sông nước 
	- Trò: Dàn ý tả cảnh sông nước 
III. Các hoạt động dạy - học : 
	A. Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 3 HS đọc lại dàn ý bài văn miêu tả cảnh sơng nước .
GV giới thiệu đoạn văn - câu văn - bài văn hay tả sông nứơc
Nhận xét và cho điểm HS .
	B. Bài mới : 
	1. Giới thiệu bài : Trong tiết tập làm văn trước, các em đã quan sát 1 cảnh sơng nước. Trong tiết học hơm nay, các em sẽ học chuyển 1 phần của dàn ý thành đoạn văn .
	2. Luyện tập : 
* Hoạt động 1: HDHS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn
 - 2 HS đọc đề bài và phần gợi ý .
	- 1 HS đọc lại bài văn Vịnh Hạ Long .
	- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn. GV đi hướng dẫn, gợi ý những HS gặp khĩ khăn . 
	- 2 HS viết vào giấy khổ to, Hs cả lớp làm vào vở .
	- 2 HS dán bài lên bảng và lần lượt trình bày bài của mình. HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét .
	- Gọi 5 HS đọc bài làm của mình. GV nhận xét, bổ sung, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
 	- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả cảnh sơng nước hay nhất, cĩ nhiều ý mới và sáng tạo .
* GV chốt lại .
* Phần thân bài gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc tả một bộ phận của cảnh. Trong mỗi đoạn gồm có một câu nêu ý bao trùm của cả đoạn - Các câu trog đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm xúc của người viết.
* Hoạt động 2: Củng cố
- Nêu những hình ảnh em đã từng quan sát về một cảnh đẹp ở địa phương em.	
	3. Củng cố - dặn dị : 	
	- Nhận xét tiết học .
	- HS về nhà tiếp tục hồn thiện đoạn văn và quan sát, ghi lại một cảnh đẹp ở địa phương em đang sống .
 	- Soạn bài luyện tập làm đơn
_________________________________________________
Tốn . Tiết 35
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu : 
	1. Kiến thức: Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. 
	2. Kĩ năng: Củng cố về tính giá trị biểu thức số có phép tính nhân và chia. 
	3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Đồ dung dạy - học : 
	- Thầy: Phấn màu - Bảng phụ - Hệ thống câu hỏi 
	- Trò: Bài soạn: phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân - Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy - học : 
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước .
	Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài : - Hôm nay, chúng ta thực hành chuyển phân số thành hỗn số rồi thành số thập phân, tính giá trị biểu thức qua tiết “Luyện tập”.
	2. Luyện tập : 
	* Bài 1 :
- HS đọc thầm đề bài trong SGK . 
- GV viết lên bảng phân số và yêu cầu HS tìm cách chuyển phân số thành hỗn số .
- HS trình bày cách làm của mình .
- HS thực hiện hết bài cịn lại .
	* Bài 2 :
- 1 HS đọc dề tốn, 1 HS lên bảng làm bài . HS cả lớp làm vào vở .
- GV theo dõi, nhận xét và cho điểm HS 
	* Bài 3 :
- HS đọc thầm đề bài và trao đổi với nhau để tìm số .
	* Bài 4 :
- HS tự làm rồi đọc trước lớp để sửa bài.
1/ 
- = + = 16 + = 16 .
a) = ; = .
b) = 0,6 ; = 0,60 
c) Cĩ thể viết thành các số thập phân như 0,6 ; 0,60 .
2/ 
 = 4,5 : Bốn phẩy năm 
 = 83,4 : Tám mươi ba phẩy bốn 
 = 19,54 : Mười chín phẩy năm mươi bốn. 
 = 2,167 : Hai phẩy một trăm sáu mươi bảy 
 = 0,2020 : Khơng phẩy hai nghìn khơng trăm hai mươi. 
3/ 
8,3 m = 830cm 
5,27m = 527cm
3,15m = 315cm
4/ 
a) = = 
b) = 0,6 = 0,60
c) Cĩ thể viết thành các số thập phân như : 0,6 ; 0,60 
	3. Củng cố - dặn dị : 
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Chuẩn bị tiết sau .
______________________________________________
Luyện từ và câu . Tiết 14
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA 
I. Mục tiêu : 
	1. Kiến thức: Học sinh nhận biết nét khác biệt về nghĩa của từ nhiều nghĩa. Hiểu mối quan hệ giữa chúng. 
	2. Kĩ năng: Biết phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong câu văn có dùng từ nhiều nghĩa. Biết đặt câu phân biệt nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa là động từ. 
	3. Thái độ: Có ý thức dùng từ đúng nghĩa và hay. 
II. Đồ dung dạy - học : 
	- Thầy: Bảng phụ 
	- Trò : Chuẩn bị viết sẵn bài 1 trên phiếu 
III. Các hoạt động dạy - học :
	A. Kiểm tra bài cũ : 
	- Gọi 3 HS lên bảnh tìm nghĩa chuyển của các từ : lưỡi, miệng, cổ .
	- HS dưới lớp trả lời câu hỏi : Thế nào là từ nhiều nghĩa ? Cho ví dụ .
	- Nhận xét câu trả lời của HS .
	- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng .
	- Nhận xét và cho điểm HS .
	B. Bài mới : 
	1. Giới thiệu bài : “Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục luyện tập những điều đã biết về từ nhiều nghĩa”.
	2. Luyện tập:
	* Bài 1 :
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 
- HS tự làm bài, dung bút chì nối lời giải nghĩa thích hợp với câu mà từ chạy mang nghĩa đĩ .
- HS nhận xét, GV kết luận lời giải đúng 
	* Bài 2 :
- HS đọc đề bài và tự làm bài .
	* Bài 3 :
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 
- Dùng bút chì gạch 1 gạch dưới nghĩa từ gốc, gạch 2 gạch dưới nghĩa chuyển .
	Bài 4 :
- 4 HS lên bảng đặt câu. HS dưới lớp viết câu mình đặt vào vở .
- 5 đến 7 HS nối tiếp nhau đọc câu của mình .
1/ 
1 – d ; 2 – c ; 3 – a ; 4 – b 
2/ 
Nét nghĩa chung của từ chạy cĩ trong tất cả các câu trên là : b) Sự vận động nhanh .
3/
a) Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân 
b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng cịi tàu vào cảng ăn than .
c) Hơm nào cũng vậy, cả gia đình tơi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ .
4/ 
	a) Đi : Em đi bộ đến trường .
 Bé Nga đang tập đi .
Em đi dép quai hậu đến trường .
 Mùa đơng phải đi tất để giữ ấm đơi chân .
	b) Đứng : Chú bộ đội đứng gác Chúng em đứng xếp hàng chờ mua vé 
 Trời hơm nay đứng giĩ .
 Chiếc xe đứng khựng lại .
	3. Củng cố - dặn dị : 
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Chuẩn bị tiết sau .
_______________________________________
SHCN. Tiết 7
TUẦN 7 
I. Mục tiêu :
	- Ổn định tổ chức lớp .
	- Đánh giá tình hình tuần qua .
	- 
	- GDHS tính kỉ luật, đồn kết .
II. Các hoạt động sinh hoạt : 
Ổn định tổ chức lớp .
	- Tiếp tục củng cố ban cán sự lớp .
	- Các tổ trưởng sắp xếp lịch trực nhật cụ thể hơn .
	2. Đánh giá tình hình tuần qua :
	- Việc chấp hành nội qui tốt. Cĩ 0 trường hợp nghỉ học cĩ phép. 
 Sinh hoạt Đội : đầy đủ .
	- Giữ vệ sinh lớp và vệ sinh cá nhân tốt .
	- Học bài và chuẩn bị bài khá tốt . 
	3. Nhiệm vụ cho tuần sau :
	- Chấp hành tốt nội qui , hạn chế tối đa tình trạng nghỉ học , nghỉ sinh hoạt đội.
	- Giữ vệ sinh lớp sạch hơn .
	- Tham gia đầy đủ và tích cực các hoạt động của Đội .
	- Biết giúp bạn khi bạn cĩ khĩ khăn .
	- Chăm sĩc tốt chậu hoa trước lớp .
	4. Dặn dị : Chuẩn bị bài tốt cho tuần học sau .
Ngày . Tháng . Năm 2007 
Tổ khối duyệt 
Định Hiệp, ngày 08 / 10 / 2007
GVCN
Nguyễn Thị Xuân Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 7.doc