Giáo án Lớp ghép 1 + 3 - Tuần 28, 29, 30 - Trường tiểu học Phúc Lộc

Giáo án Lớp ghép 1 + 3 - Tuần 28, 29, 30 - Trường tiểu học Phúc Lộc

Tiết 1

Lớp 3: Toán: So sánh các số trong phạm vi 100.000

Lớp 1: Tập đọc: Ngôi nhà (tiết 1)

I. Mục tiêu

*- Biết so sánh các số trong phạm vi 100.000.

- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chư số.

*- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài : Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.

 Trả lời được câu hỏi 1 (SGK).

II. Chuẩn bị

*- ND BT 1, 2, 3, 4(a).

*- Tranh minh hoạ.

III: Các hoạt động dạy học

 

docx 101 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp ghép 1 + 3 - Tuần 28, 29, 30 - Trường tiểu học Phúc Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 	 Thứ hai, ngày 21 tháng 3 năm 2011
Tiết 1
Lớp 3: Toán: So sánh các số trong phạm vi 100.000
Lớp 1: Tập đọc: Ngôi nhà (tiết 1)
I. Mục tiêu
*- Biết so sánh các số trong phạm vi 100.000.
- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chư số.
*- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài : Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.
 Trả lời được câu hỏi 1 (SGK).
II. Chuẩn bị
*- ND BT 1, 2, 3, 4(a).
*- Tranh minh hoạ.
III: Các hoạt động dạy học
Trình độ 3
Trình độ 1
A. Mở bài (6 phút)
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- HS so sánh các số sau:
10 000 > 9 999 ; 7670 > 6570
 5679 < 6112 ; 8058 = 8058 
- HS đọc và trả lời bài “Mưu chú Sẻ”
3. Giới thiệu bài mới.
- Theo yêu cầu của bài.
B. Giảng bài (27 phút)
	1. Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 100 000.
+ VD1: GV viết lên bảng: 
 100 000 và 99 999
- HS so sánh và nói.
100 000 > 99 999
 99 999 < 100 000
+ VD2: GV viết lên bảng: 
 76200 và 76199 
- HS so sánh và nói.
76200 > 76199
76199 < 76200
 Vậy: 76200 > 76199
* HS so sánh 2 ví dụ trên.
- GV viết lên bảng: 
73 250 và 71 699
93 273 và 93 267
- HS so sánh và nói.
73 250 > 71 699
93 273 > 93 267
	3. Thực hành.
	a) Bài 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
- HS đọc y/c và làm BT1.
+ 2 HS lên bảng còn lại làm vào vở viết.
4589 35 275
8000 = 7999 + 1 99 999 < 100 000
3527 > 3519 86 573 < 96 573
	b) BT2: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- HS đọc y/c và làm BT2.
+ 2 HS lên bảng còn lại làm vào vở viết.
89 156 < 98 516 ; 67 628 < 67 728
69 731 > 69 713 ; 89 999 < 90 000
79 650 =79 650 ; 78 659 > 76 860
	c) Bài 3: 
a) Tìm số lớn nhất trong các số sau : 
83 269 ; 92 368 : 29 863 ; 68 932.
b) Tìm số bé nhất trong các số sau : 
74 203 ; 100 000 ; 54 307 ; 90 241.
- HS làm BT 3:
a) Số lớn nhất là: 92 368
b) Số bé nhất là : 54 307
	d) Bài 4:
a) Viết các số 30 620 ; 8258 ; 31 855 ; 
 16 999 theo thứ tự từ bé đến lớn
- HS đọc y/c và làm BT4.
Các số theo thứ tự từ bé đến lớn là: 
8258 ; 16 999 ; 30 620 ; 31 855.
* GV nhận xét, chữa bài.
1. Luyện đọc:
a. GV đọc diễn cảm bài thơ. Giọng chậm rãi, thiết tha tình cảm.
b. HS luyện đọc
- đọc trơn và phân tích các từ ngữ hàng xoan, xao xuyến, nở, lảnh lót, thơm phức.
- Luyện đọc câu nối tiếp.
+ HS nối tiếp đọc trơn từng câu
- Luyện đọc đoạn, bài.
+ HS đọc từng khổ thơ.
+ HS đọc toàn bài.
3. Ôn các vần: iêu, yêu.
a. GV nêu yêu cầu 1 trong SGK.
b. HS tìm tiếng ngoài bài...iêu.
c. Nói câu chứa tiếng có vần iêu.
C. Kết bài (2 phút)
	- Hệ thống bài.
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn dò học sinh.
Tiết 2
Lớp 3: Tập đọc: Cuộc chạy đua trong rừng
Lớp 1: Tập đọc: Ngôi nhà (tiết 2)
I. Mục tiêu
*- Biết đọc phân biệt được lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa con.
- Hiểu nội dung: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
è - Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân.
 - Lắng nghe tích cực.
 - Tư duy phê phán.
 - Kiểm soát cảm xúc.
*- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài : Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.
 Trả lời được câu hỏi 1 (SGK).
II. Chuẩn bị
*- Tranh minh hoạ
*- Tranh minh hoạ
III: Các hoạt động dạy học
Trình độ 3
Trình độ 1
A. Mở bài (6 phút)
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kể lại câu chuyện “Quả táo”
 - 2 HS đọc toàn bài.
3. Giới thiệu bài mới.
- Theo yêu cầu của bài.
B. Giảng bài (26 phút)
2. Luyện tập.
a. GV đọc toàn bài.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc. Lắng nghe tích cực
- HS đọc nối tiếp câu.
+ HS tìm từ khó đọc và đọc nối tiếp. Sửa soạn, chải chuốt, ngũng ngoẩy, ngắm nghía, thảng thốt, lung lay...
- HS đọc nối tiếp câu lần 2.
- HS chia đoạn: (4 đoạn)
- GV phân tích bức tranh.
3. Tìm hiểu bài.
+ Câu 1: Chú sửa soạn, cho cuộc đua không biết chán. Chú mải mê... Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân
+ Câu 2: Tư duy phê phán. Ngựa Cha thấy con chỉ mải ngắm vuốt, khuyên con phải...
+ Câu 3: Kiểm soát cảm xúc. Ngựa Con chuẩn bị cuộc thi không chu đáo. Để đạt được...
* Hướng dẫn đọc câu văn dài.
- Nhìn bạn bè lướt qua mặt... cha dặn
=> Nội dung của bài: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
a. Tìm hiểu bài đọc.
- HS đọc 2 khổ thơ đầu. Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
+ ở ngôi nhà mình bạn nhỏ nhìn thấy gì ? Và nghe thấy gì ?
- Ngửi thấy gì ?
- GV đọc diễn cảm bài lần 2.
- Học thuộc lòng bài thơ
b. Luyện nói
- Nói về ngôi nhà em mơ ước.
C. Kết bài (3 phút)
	- Hệ thống bài.
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn dò học sinh.
Tiết 3
Lớp 3: Kể chuyện: Cuộc chạy đua trong rừng
Lớp 1: Toán: Giải toán có lời văn (tiếp theo)
I. Mục tiêu
*- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
*- Hiểu bài toán có một phép trừ : bài toán cho biết gì ? hỏi gì ? biết trình bày bài giải gồm : Câu lời giải, phép tính, đáp số.
II. Chuẩn bị
*- Tranh minh hoạ
*- ND BT 1, 2, 3 trong bài học
III: Các hoạt động dạy học
Trình độ 3
Trình độ 1
A. Mở bài (6 phút)
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
3. Giới thiệu bài mới.
- Theo yêu cầu của bài.
B. Giảng bài (26 phút)
1. LuyÊnj đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn 2
- HS đọc phân vai, nhận xét bình chọn
2. GV nêu nhiệm vụ
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn câu chuyện bằng lời của Ngựa con.
3 Hướng dẫn HS kể chuyện theo lời của Ngựa con.
- HS khá đọc yêu cầu và nhập vai.
- HS quan sát kĩ từng tranh, tóm tắt.
- 4 HS kể tiếp nối 4 đoạn.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
1. Giới thiệu cách giải bài toán và trình bày.
+ Tóm tắt: có : 9 con gà.
Bán: 3 con gà
Còn lại: ... con gà
Bài giải: Số gà còn lại là.
9 -3 =6 (con)
Đáp số: 6 con gà.
2. Luyện tập.
+ Bài 1: HS đọc yêu cầu và làm bài
- Tóm tắt: có : 8 con chim
Bay đi : 2 con chim
Còn lại: ... con chim
Bài giải : Số chim còn lại là. 8 - 2 = 6 (con)
Đáp số : 6 con chim
Bài 2,3 HS đọc và làm bài.
- GV nhận xét
- Hướng dẫn HS làm bài ở vở bài tập
C. Kết bài (3 phút)
	- Hệ thống bài.
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn dò học sinh.
Tiết 4
Lớp 3: Đạo đức: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết1)
Lớp 1: Đạo đức: Chào hỏi và tạm biệt (tiết1)
I. Mục tiêu
*- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nừu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
è - Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn.
 - Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà trường.
 - Kĩ năngbình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
*- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày.
- Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi ; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
è - Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay.
II. Chuẩn bị
*- Tranh, nội dung câu chuyện.
III: Các hoạt động dạy học
Trình độ 3
Trình độ 1
A. Mở bài (5 phút)
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Các em cần làm gì đối với thư từ, tài sản của người khác?
 - Khi nào cần phải cảm ơn ?
 - Khi nào cần phải xin lỗi ?
3. Giới thiệu bài mới.
- Theo yêu cầu của bài.
B. Giảng bài (28 phút)
@. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: (Bài tập 1) vẽ tranh, (xem ảnh) Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường
- Hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
- Nước là nhu cầu chủ yếu của con người, bảo đảm cho trẻ em sống và phát triển tốt.
* Hoạt động 2: (Bài tập 2) Thảo luận nhóm. Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà trường
+ Biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nước.
=> ý c và đ là đúng ; ý a, b, d là sai. Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm va bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
* HĐ 3: Thảo luận nhóm. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường 
- HS biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở.
1. HĐ1: Chơi trò chơi.
“Vòng tròn cháu hỏi”
- HS đứng thành vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau.
- Nêu các tình huống sau.
+ Hai người bạn gặp nhau.
+ HS gặp thầy giáo, cô giáo ở ngoài đường.
+ Em đến nhà bạn chơi gặp bố mẹ bạn.
* HĐ2: Thảo luận cả lớp. Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay
+ Em cảm thấy thế nào khi được người khác chào hỏi ?
+ Em chào họ và được đáp lại.
=> Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. Chào hỏi, tạm biệt là thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
C. Kết bài (2 phút)
	- Hệ thống bài.
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn dò học sinh.
Thứ ba, ngày 22 tháng 3 năm 2011
Tiết 1
Lớp 3: Chính tả Nghe - viết: Cuộc chạy đua trong rừng 
Lớp 1: Tập viết: Tô chữ hoa H, I, K
I. Mục tiêu
*- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2.
*- Tô được các chữ hoa : H, I, K.
- Viết đúng các vần : iêt, uyêt, iêu, yêu ; các từ ngữ : hiếu thảo, yêu mến, ngoan ngoãn, đoạt giải kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
II. Chuẩn bị
*- Bảng phụ
*- Mẫu chữ
III: Các hoạt động dạy học
Trình độ 3
Trình độ 1
A. Mở bài (6 phút)
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Viết : rổ, quả dâu, rễ, giầy, dép.
 - Vở tập viết bài ở nhà của HS
3. Giới thiệu bài mới.
- Theo yêu cầu của bài.
B. Giảng bài (27 phút)
2. Hướng dẫn HS nghe - viết.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Nhận xét chính tả: bài viết có mấy câu?
+ Các chữ được viết hoa trong bài ?
- Viết chữ dễ ... dây.
b. đàn kiến đang đi 
Ông đọc bảng tin
C. Kết bài (3 phút)
	- Hệ thống bài.
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn dò học sinh.
Tiết 3
Lớp 3: Tự nhiên và xã hội: Sự chuyển động của trái đất
Lớp 1 Toán: Các ngày trong tuần lễ
I. Mục tiêu
*- Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
- Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh nó và quanh Mặt Trời.
è - Kĩ năng hợp tác và kĩ năng làm chủ bản thân
 - Kĩ năng giao tiếp
 - Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo.
*- Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần ; biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hàng ngày.
II. Chuẩn bị
*- Quả địa cầu
*- ND BT 1, 2, 3.
III: Các hoạt động dạy học
Trình độ 3
Trình độ 1
A. Mở bài (4 phút)
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Trái Đát hình gì?
 - Vở bài tập của HS
3. Giới thiệu bài mới.
- Theo yêu cầu của bài.
B. Giảng bài (28 phút)
1. Các hoạt động.
* Hoạt động 1: Thực hành theo nhóm. Kĩ năng hợp tác và kĩ năng làm chủ bản thân
- Biết Trái Đất không ngừng quanh mình nó.
- Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất.
+ Các nhóm thực hành.
- Đại diện nhóm trình bày.
=> Kết luận: Trái Đất không đứng yên mà luôn tự quay mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp. Kĩ năng giao tiếp
- Quan sát hình 3 SGK và trả lời câu hỏi.
+ Trái Đất đồng thời tham gia mấy chuyển động ? Đó là những chuyển động nào ?
=>Trái Đất dồng thời tham gia hai chuyển động: Chuyển động tự qua quanh mình nó và chuyển động quay quanh Mặt Trời.
* Hoạt động3: Chơi trò chơi Trái Đất quay. Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo
 Các nhóm thực hiện chơi
1. Nội dung.
a. GV giới thiệu cho HS quyển lịch bóc hàng ngày
+ Hôm nay là thứ mấy?
+ Tuần lễ có 7 ngày đó là những ngày nào? (từ thứ 2 đến chủ nhật)
2. Thực hành.
+ Bài tập 1:
a. Trong mỗi tuần lê em đã học vào các thứ nào ? (đi học thứ hai đến thư sáu)
b. Em được nghỉ các ngày : thứ bảy, chủ nhật
+ Bài tập 2: HS đọc tờ lịch của hôm nay rồi viết làn lượt tên ngà trong tuần, ngày trong tháng, tên tháng.
- Hôm nay là thứ,...?
- Ngày mai la thứ...
+ Bài tập 3: HS đọc thời khoá biểu của lớp.
C. Kết bài (3 phút)
	- Hệ thống bài.
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn dò học sinh.
Tiết 4
Lớp 3: Thể dục: Bài 58
(Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ. Tung bắt bóng cá nhân. Trò chơi “Ai kéo khoẻ”)
Lớp 1: Thể dục: Bài 30
(Chuyền cầu theo nhóm 2 người .Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”)
I. Mục tiêu
* - Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung vói hoa và cờ.
- Bước đầu làm quen với tung bắt bóng cá nhân (tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay).
 - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
*- Bước đầu biết cách chuyền cầu theo nhóm 2 người (bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ).
- Bước đầu biết cách chơi trò chơi (chưa có vần điệu).
II. Chuẩn bị
*- Còi dụng cụ
III: Các hoạt động dạy học
A. Mở bài (3 phút)
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới.
- Theo yêu cầu của bài.
B. Giảng bài (25 phút)
1. Phần mở đầu:
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Tập bài tâp phát triển chung 1 lần liên hoàn 2 x8 nhịp
* Chơi trò chơi HS ưa thích.
- Đi đều theo nhịp vừa đi vừa hát.
2. Phần cơ bản
- Kiểm tra bài thể dục phát triển chung 8 động tác với hoa, (cờ).
- Nội dung; HS lần lượt thực hiện 8 động tác của bài thể dục đã học.
+ Phương pháp kiểm tra: Mỗi HS 1 lần, Mỗi lần 4 - 5 HS.
- Cách đánh giá: - Hoàn thành.
 - Chưa hoàn thành.
- Tung bóng một tay bắt bóng bằng hai tay.
- Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ” 
 - GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
+ HS thực hành chơi 2 - 3 lần
+ GV quan sát động viên.
3. Phần kết thúc.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát..
- GV nhận xét giờ kiểm tra.
C. Kết bài (2 phút)
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh.
 Thứ sáu, ngày 08 tháng 4 năm 2011
Tiết 1
Lớp 3: Toán : Luyện tập chung 
Lớp 1: Tập đọc: Người bạn tốt (Tiết 1)
I. Mục tiêu
*- Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100.000. 
- Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị.
*- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : bút chì, liền đưa, sửa laị, ngay ngắn, ngượng nghiụ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài : Nụ và Hà là nhưng người bạn tốt, luôn giúp đ[ỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành.
 Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
II. Chuẩn bị
*- ND BT 1, 2, 3, 4.
*- Tranh minh hoạ.
III: Các hoạt động dạy học
Trình độ 3
Trình độ 1
A. Mở bài (5 phút)
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Vở bài tập của HS
HS đọc bài “Mèo con đi học”
3. Giới thiệu bài mới.
- Theo yêu cầu của bài.
B. Giảng bài (27 phút)
1. Luyện tập ở lớp.
a. Bài tập 1: Tính nhẩm: (HS làm miệng)
a. 40 000 + 30 000 + 20 000 = 90 000
b. 40 000 + (30 000 + 20 000) = 90 000
c. 60 000 - 20 000 - 10 000 = 30 000
d. 60 000 - (20 000 + 20 000) = 30 000
b. Bài tập 2: Tính.
. 35820 92684
 + 25079 - 45326
 60899 47358
 72436 57370
 + 9508 - 6821
 81944 50549
Bài tập 3: HS tóm tắt rồi giải
X Phương: 68700 cây
X Hoà : 5200 cây
X Mai : 4500 cây
Bài giải
Số cây ăn quả của xã Xuân Hoà là:
68700 + 5200 = 73900 (cây)
Số cây ăn quả của Mai là :
73900 - 4500 = 69400 (cây)
Đáp số : 69400 cây
Bài tập 4: Bài giải
Số tiền mỗi cái com pa là .
10 000 : 5 = 2000 (đồng)
Giá tiền 3 cái com pa à:
2000 x 3 = 6000 (đồng)
Đáp số : 6000 đồng.
1. Hướng dẫn HS luyện đọc.
a. GV đọc toàn bài.
b. HS luyện dọc.
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ ; liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu.
- HS luyện đọc nối tiếp câu
- HS chia đoạn
- Đọc theo đoạn
- Cá nhân đọc cả bài.
2. Ôn vần: uc, ut
- Tiếng trong bài có vần uc, ut. (cúc, bút)
- HS thi nói câu chứa tiếng có vần uc, ut.
C. Kết bài (3 phút)
	- Hệ thống bài.
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn dò học sinh.
Tiết 2
Lớp 3: Tập làm văn: Viết thư
Lớp 1: Tập đọc: Người bạn tốt (Tiết 2)
I. Mục tiêu
*- Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa theo gợi ý.
è - Giao tiếp
 - Tư duy sáng tạo
 - Thể hiện sự tự tin.
*- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : bút chì, liền đưa, sửa laị, ngay ngắn, ngượng nghiụ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài : Nụ và Hà là nhưng người bạn tốt, luôn giúp đ[ỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành.
 Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
II. Chuẩn bị
*- Gợi ý
III: Các hoạt động dạy học
Trình độ 3
Trình độ 1
A. Mở bài (3 phút)
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
-Kiểm tra bài văn trước
3. Giới thiệu bài mới.
- Theo yêu cầu của bài.
B. Giảng bài (29 phút)
1. Hướng dẫn HS viết thư. Giao tiếp
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ Nội dung phải thể hiện.
* Mong muốn làm quen với bạn.
* Bày tỏ tình thân ái , mong muôn các bạn nhỏ trên thế giới chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung.
- GV mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư cho HS đọc lại...
- Hướng dẫn HS viết thư vào giấy. Tư duy sáng tạo
- HS đọc thư. Thể hiện sự tự tin.
- HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì thư.
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện noi (2 HS đọc đoạn 1)
+ Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp?
+ Em hiểu thế nào là người bạn tốt ?
b. Luyện nói
- Đề tài: “Kể về người bạn tốt của em”
+ Trời mưa Tùng rủ Tuấn cùng khoác áo mưa đi về.
+ Hải ốm, Hoa đến thăm và mang theo vở đã chép bài giúp bạn.
- 2 HS kể về người bạn tốt trước lớp.
C. Kết bài (3 phút)
	- Hệ thống bài.
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn dò học sinh.
Tiết 3
Lớp 3: Chính tả (Nhớ - viết) Một mái nhà chung
Lớp 1: Toán: Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 
I. Mục tiêu
*- Nhớ - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng BT(2).
*- Biết cộng, các trừ số có hai chữ số không nhớ ; cộng trừ nhẩm ; nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học.
II. Chuẩn bị
*- Bảng phụ
*- ND BT 1, 2, 3, 4.
III: Các hoạt động dạy học
Trình độ 3
Trình độ 1
A. Mở bài (5 phút)
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Vở bài tập
- Mỗi tuần lễ có bao nhiêu ngày ? từ thứ mấy đến thứ mấy
3. Giới thiệu bài mới.
- Theo yêu cầu của bài.
B. Giảng bài (27 phút)
1. Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Gv đọc khổ thơ cần viết.
- HS đọc nhẩm 3 khổ thơ đầu.
- Viết từ dễ viết sai.
- Cả lớp nhớ 3 khổ thơ đầu và viết vào vở ô li.
c. Chấm, chữa bài.
- Chấm bài, nhận xét, chữa lỗi bài của HS.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
-> Điến ch hay tr ; êt, êch.
a. ban trưa, trời mưa, hiên che, không chịu.
b. Tết, tết, bạc phếch.
1. Bài tập 1: Tính nhẩm.
 - HS nhẩm và trả lời kêt quả.
80 + 10 = ; 30 + 40 = ; 80 + 5 = 
90 - 80 = ; 70 - 30 = ; 85 - 5 =
90 - 10 = ; 70 - 40 = ; 85 - 80 =
2. Đặt tính rồi tính.
 36 48 48 65 87 87
 +12 - 36 - 12 +22 - 65 22
 48 12 36 87 22 65
Bài tập 3: HS tóm tắt rồi giải.
Bài giải
Hai bạn có tất cả là.
35 + 43 = 78 (que)
Đáp số; 78 que tính
Bài tập 4: HS tóm tắt rồi giải.
Bài giải
Bạn Lan có tất cả là.
35 + 43 = 78 (que)
Đáp số; 78 que tính.
C. Kết bài (3 phút)
	- Hệ thống bài.
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn dò học sinh.
Tiết 4
 Âm nhạc: Kể chuyện âm nhạc: Chàng Óc - phê 
 và cây đàn Lia - Nghe nhạc.
	I. Mục tiêu
*- Biết nội dung câu chuyện.
 - Nghe một ca khúc thiếu nhi qua đĩa.
II. Chuẩn bị
*- ND câu chuyện
III: Các hoạt động dạy học
A. Mở bài (3 phút)
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới.
- Theo yêu cầu của bài.
B. Giảng bài (25 phút)
1. Các hoạt động. 
a. Hoạt động 1: Kể chuyện Chàng Óc - phê.
- GV kể diễn cảm câu chuyện.
 HS xem tranh cây đàn lia. 
+ Tiếng đàn của Chàng Óc -phê như thế nào ?
 Vì sao chàng Óc - phê đã cảm hoá được cô lái đò và diêm vương. 
-> GV kể chuyện lần 2.
b. Hoạt động 2: Nghe nhạc.
- GV mở máy tính xách tay mở nhạc thiếu nhi cho HS
- HS nghe băng 1 -2 lần bài hát thiếu nhi.
- GV hỏi tên bài hát, tác giả, nội dung.
+ Tên của bài hát vừa nghe là gì ?
+ Tác giả của bài hát này là ai ?
+ Nội dung của bài hát này nói lên điều gì ?
C. Kết bài (2 phút)
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxlop ghep tuan 28 30.docx