1) Phát triển thể chất :
+Trẻ biết phối hợp các động tác nhịp nhàng để tung và bắt bóng, chạy đổi hướng theo hiệu lệnh của cô, trẻ làm quen được với cách sắp xếp đội hình, đội ngũ. Trẻ tham gia tập luyện văn nghệ cho ngày hội trung thu.
+Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ: rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
2) Phát triển nhận thức :
+ Trẻ biết được tên gọi của một số đồ dùng, đồ chơi trong dịp Tết Trung Thu. Trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày tết trung thu.
+Gộp tách nhóm đối tượng trong phạm vi 5.
3) Phát triển ngôn ngữ :
+ Biết phân biềt được chữ cái O, Ô, Ơ thông qua các trò chơi
+ Trẻ biết phát âm đúng chữ cái O, Ô, Ơ, và số lượng trong phạm vi 4. Trẻ biết bày tỏ được những mong muốn của mình trong dịp TTT
+ Trẻ biết đọc thơ và nghe kể chuyện về ngày TTT
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN CHỦ ĐỀ NHÁNH : BÉ VUI ĐÓN TẾT TRUNG THU Tuần thứ : 3 Thực hiện từ ngày :20/09-24/09/2010 I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: (Mục tiêu chủ đề) 1) Phát triển thể chất : +Trẻ biết phối hợp các động tác nhịp nhàng để tung và bắt bóng, chạy đổi hướng theo hiệu lệnh của cô, trẻ làm quen được với cách sắp xếp đội hình, đội ngũ. Trẻ tham gia tập luyện văn nghệ cho ngày hội trung thu. +Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ: rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. 2) Phát triển nhận thức : + Trẻ biết được tên gọi của một số đồ dùng, đồ chơi trong dịp Tết Trung Thu. Trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày tết trung thu. +Gộp tách nhóm đối tượng trong phạm vi 5. 3) Phát triển ngôn ngữ : + Biết phân biềt được chữ cái O, Ô, Ơ thông qua các trò chơi + Trẻ biết phát âm đúng chữ cái O, Ô, Ơ, và số lượng trong phạm vi 4. Trẻ biết bày tỏ được những mong muốn của mình trong dịp TTT + Trẻ biết đọc thơ và nghe kể chuyện về ngày TTT 4) Phát triển thẩm mỹ : +Trẻ thể hiện được vẻ đẹp của cơ thể trong việc diễn văn nghệ và hào hứng tham gia, thể hiện tình cảm của trẻ đối với hội trung thu do trường tổ chức. +Tham gia các hoạt động tạo hình như: vẽ về tết trung thu theo ý thích. 5) Phát triển tình cảm xã hội : +Biết giữ gìn vệ sinh môi trường, cất gọn ĐDDC sau khi chơi xong, đoàn kết, vui vẻ với các bạn trong dịp lễ trung thu. II-KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN : Đón trẻ, trò chuyện với trẻ, với phụ huynh : Đón trẻ, trò chuyện với trẻ, để trẻ tự cất đồ dùng cá nhân, bàn với phụ huynh về các tiết mục văn nghệ cho hội trung thu. Giúp trẻ treo lồng đèn trong lớp, và thực hiện những dự định mà trẻ định làm trong ngày trung thu. Thể dục buổi sáng : Tập thể dục với nhạc không lời. Trẻ tập theo cô và theo ý thích của trẻ. Tay: Đưa lên cao và đưa xuống/ Chân: Đưa ra phía trước và đưa lên cao/ Bụng: Cúi gập người/ Bật: Bật chân sáo. HĐ THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU Hoạt động học *KPKH : Bé vui hội trung thu -Trò chuyện, đàm thoại về ý nghĩa các hoạt động, công việc chuẩn bị, những dự định trong ngày trung thu. +T/H: - ÂN: “ Bé và trăng”. *LQVT:Gộp tách nhóm đối tượng trong phạm vi 5. +T/H: - TC : Ai nhanh hơn. - VH: Đồng dao “ Dung dăng dung dẻ” *LQCC: “Ôn chữ cái O, Ô, Ơ” +T/H: Tô màu chữ cái *ÂN: Biểu diễn văn nghệ vui trung thu *Tạo hình: “Vẽ tự do theo ý thích” +T/H: -T: Đếm số lượng *Thể dục: Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh tung bắt bóng. +T/H: -T: Hình khối. *LQVH: Thơ “Trăng sáng” +T/H: -AN: Ánh Trăng Hòa Bình -TD: Chạy nhanh 15m. Hoạt động ngoài trời - Tham gia luyện tập đội hình ra sân vui trung thu. - Tham gia luyện tập đội hình ra sân vui trung thu. - Tố chức cho các cháu trong lớp thi múa lân. - TCVĐ: Mèo đuổi chuột,Lộn cầu vồng. - Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. -TCVĐ: Ai nhanh hơn,nu na nu nống. - Chơi tự do với cát và nước. - Dạo chơi, trò chuyện về các hoạt động vui trung thu. - TCVĐ: Mèo đuổi chuột, bóng to bóng nhỏ. - Chơi tự do, nhặt lá làm đồ chơi tự tạo. HĐ góc Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Tổ chức thực hiện PHÂN VAI - Chơi bán hàng, bán lồng đèn, trống, đầu lân. - Gia đình, CLB múa lân. - Trẻ nhận vai chơi và thể hiện vai phù hợp. - Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hình huống. - Lồng đèn, trống, đầu lân. - Bộ đồ chơi gia đình. - Băng đĩa nhạc. - Gợi ý để trẻ nhận vai chơi, để trẻ tự thỏa thuận với nhau trong nhóm. - Trẻ chơi cùng nhau và tạo thành chủ đề chơi chung. XÂY DỰNG Xây dựng vườn trường mùa thu. Trẻ phối hợp cùng nhau và sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xay dựng. Gạch, hàng rào, cây xanh, cổng chào, bồn hoa, đồ chơi. - Gợi ý cho trẻ thỏa thuận phân công công việc cho nhau và cùng nhau xây dựng vườn trường mùa thu với các hoạt động khác nhau. - Bố trí sắp xếp hợp lý. ÂM NHẠC - Tập luyện các tiết mục văn nghệ. - Biểu diễn văn nghệ. Trẻ biết vận động theo đúng giai điệu. Kết hợp cùng nhau. Có phong cách biểu diễn. Tivi, đầu đĩa, băng đĩa nhạc, vòng, mũ, lồng đèn, trang phục. Gợi ý cho trẻ tập luyện một số bài hát, múa có nội dung phù hợp. Rèn luyện kỹ năng biễu diễn, trẻ tự tin phối hợp với nhau biểu diễn. THIÊN NHIÊN - Chăm sóc vườn rau, cây cảnh. - Làm đồ chơi từ lá. - Trẻ biết sử dụng đồ làm vườn. - Biết được kỹ năng chăm sóc cây xanh. - Biết làm đồ chơi từ lá. Bộ làm vườn Thay nước Cây cảnh Khăn Lá trẻ nhặt - Gợi ý cho trẻ tham gia các hoạt động ở góc đã lựa chọn. - Tham gia chăm sóc, tưới cây. - Làm đồ chơi từ lá. NGHỆ THUẬT - Vẽ tự do - Tô màu tranh - Làm lồng đèn trang trí. Trẻ có một số kỹ năng cơ bản, thể hiện được ý nghĩa của mình trên sản phẩm, biết xếp giấy làm lồng đèn. - Giấy vẽ, màu các loại, giấy màu, hồ dán, que. - Kéo. - Gợi ý trẻ tham gia, giúp đỡ trẻ một số ý tưởng mới. - Trẻ cùng cô sếp lồng đèn, trang trí lồng đèn ở lớp. HĐ- Chăm sóc nuôi dưỡng - Làm vệ sinh lớp, vệ sinh chiều. - Cho trẻ thói quen tự vệ sinh cá nhân sau khi sau khi thức dậy: rửa mặt, lau mặt. - Giới thiệu cho trẻ biết một số món ăn trong ngày trung thu, và thông qua đó giáo dục cho trẻ về an toàn thực phẩm trong những ngày Trung thu. Hoạt động chiều -Chơi một số trò chơi tập thể, ôn một số bài hát để trẻ thể hiện trong dịp “Vui hội Trung Thu” của Trường. - Tổ chức hoạt động góc tự do theo ý thích. - Nhận xét, nêu gương bé ngoan cuối tuần - Vệ sinh trả trẻ. Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên lập kế hoạch Bùi Thị Phượng Nguyễn Thị Mỹ Dung KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ ĐỀ : BÉ VUI ĐÓN TẾT TRUNG THU HOẠT ĐỘNG HỌC :Khám phá khoa học ĐỀ TÀI : Bé vui đón tết trung thu THỜI GIAN THỰC HIỆN : Thứ 2 ngày 20 tháng 9 năm 2010 I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ biết được ngày tết Trung thu là ngày tết của thiếu nhi Việt Nam. - Trẻ biết được các hoạt động diễn ra trong ngày tết Trung Thu như múa lân, phá cỗ, rước đèn, sinh hoạt vui hội trung thu, biết được sự tích của Chú Cuội và Chị Hằng. - Giáo dục trẻ tình cảm đối với chú Bộ đội, Bác Hồ, cảm xúc của trẻ trong ngày Tết Trung Thu. II- CHUẨN BỊ : - Băng hình lễ vui hội trung thu. - Một số lồng đèn, các vật liệu trang trí. - Mâm ngũ quả: một số loại quả. - Các chướng ngại vật. *Phương pháp: Đàm thoại, trò chơi, trải nghiệm. III- TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 1)Hoạt động 1: Tập trung trẻ: cho trẻ hát và vận động “Bé và Trăng”. Đàm thoại: - C/c vừa hát bài gì? Do ai sáng tác? - Trong bài hát nói về điều gì? - Thế những ngày gần đây, khi các con được ba mẹ đưa đi học thì trên đường đi các con có nhìn thấy được điều gì mới lạ xảy ra không? - Các con có muốn biết cô muốn nói đến điều gì không? Vậy, bây giờ cô sẽ cho các con xem một đoạn băng sau đó các con cho cô biết các con đã nhìn thấy gì nhé! 2)Hoạt động 2: Cô trò chuyện cùng trẻ - Các con vừa xem những hình ảnh gì vậy? - Điều đó gợi lên cho các con những suy nghĩ gì? - Trong ngày Tết Trung Thu còn có những hoạt động gì nữa? - À! Đúng rồi. Trong ngày Tết Trung Thu còn có các hoạt động diễn văn nghệ nữa đấy. - Vậy, bây giờ cô và các con cùng hát bài hát “Gác Trăng” để chuẩn bị cho hội thi diễn văn nghệ sẽ tổ chức vào ngày Trung Thu nhé! - Các con có đồng ý không? *Sau đó, cô cho trẻ ổn định và trò chuyện với trẻ. - Các con đang được sống trong cảnh thanh bình, được học tập như ngày hôm nay là nhờ công của ai? - Các con phải làm gì để bày tỏ lòng biết ơn Bác và các chú? - À! Đúng rồi, vỗ tay tuyên dương cả lớp mình nào. Hôm nay, lớp mình học rất ngoan nên cô sẽ mời một nhân vật rất quen đến thăm lớp mình, các con có thích không nào? Lắng nghe cô đọc câu đó để biết nhân vật đó là ai nhé. “Trung Thu ngày hội Đón chị Hằng Nga Cùng với chúng ta Múa ca mừng hội” - Đố các con đó là ai? - Hôm nay, chị Hằng đến thăm lớp chúng ta, thì chị còn tặng cho các bạn lồng đèn nữa đó. - Để cho lồng đèn được đẹp hơn thì cô, chị Hằng và các con cùng dán thêm những bông hoa cho lồng đèn. *TC1: Dán hoa cho lồng đèn -Và bây giờ các con xem ai đến nữa nhé.Một trẻ đóng vai chú cuội xuất hiện, cùng nhau chơi trò chơi 2. *TC2: Bày mâm ngũ quả *TC3: Cuộc thi “Múa lân” Các con sẽ thi nhau múa lân, xem đội nào múa đẹp hơn sẽ giành được quà của chị Hằng, chú Cuội nhé. - Nhận xét, tuyên dương. 3) Hoạt động 3: - Nhận xét chung - Giáo dục - Hát múa “Ánh Trăng Hòa Bình” * ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC .................................. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ đề: BÉ VUI ĐÓN TẾT TRUNG THU Hoạt động học: LQ với Toán Đề tài: GỘP-TÁCH 2 NHÓM ĐỐI TƯỢNG TRONG PV 5 Thời gian:Thứ 3 ngày 21 tháng 9 năm 2010 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết phân biệt các đồ dùng, đồ chơi theo màu sắc và chất liệu. - Biết tách gộp trong phạm vi 5. - Rèn luyện cho trẻ kỹ năng gộp-tách, kỹ năng phân biệt và kỹ năng đếm trong phạm vi 5. - Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết, thân ái trong khi vui chơi, học tập. II/CHUẨN BỊ - Các loại đồ dùng, đồ chơi như: lồng đèn, đầu lân, mâm ngũ quảMỗi loại có số lượng là 5. - Mỗi trẻ 1 hộp đựng kẹo đồ chơi. - Mỗi trẻ 5 thẻ có chữ số và số lượng chấm tròn từ 1-4. *Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, luyện tập III/ TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1/Hoạt động 1: Cả lớp hát bài: “Tết trung thu”. Sau đó, tổ chức cho trẻ xem tranh ảnh, mô hình về ngày tết trung thu , kết hợp hội ý trong nhóm và đàm thoại: -Tết trung thu có vui không? Trong ngày tết trung thu có những hoạt động gì?(Múa lân, phá cổ, văn nghệ) -Các con có sự chuẩn bị gì cho ngày tết trung thu? -Hãy đếm xem có bao nhiêu chiếc lồng đèn? Vậy hôm nay cô sẽ cho các con cùng chia chúng thành nhiều cách khác nhau nhé?. 2/Hoạt động 2: * Luyện đếm các nhóm có số lượng trong phạm vi 5. Cô bày các đồ dùng, đồ chơi lên bàn và hướng dẫn trẻ đếm: - Hãy phân nhóm rồi sau đó lần lượt đếm số lượng các nhóm lồng đèn, trống, mâm ngũ quảMỗi loại 5 cái) * Gộp tách 2 nhóm đồ dùng, đồ chơi trong phạm vi 5. + Tách 2 nhóm: - Cô dẫn dắt: Bạn mới đến trường còn rụt rè, bỡ ngỡ chúng ta hãy cùng chơi và chia đồ chơi cho bạn nhé! - Cô gọi 3 trẻ, đưa ch ... iều chữ o,ô, ơ nhất. -Cô nhận xét và tuyên dương đội nhất. *Trò chơi 3:HÁT THEO CHỮ CÁI -Cô chọn bài hát “Tết trung thu” -Yêu cầu trẻ hát theo tín hiệu của cô. Vd: khi cô đưa dấu hiệu chữ o thì trẻ hát lời bằng chữ o khi cô đưa dấu hiệu chữ ô thì trẻ hát lời bằng chữ ô khi cô đưa dấu hiệu chữ ơ thì trẻ hát lời bằng chữ ơ. -Cô nhận xét tuyên dương trẻ sau mỗi trò chơi. 3)Hoạt động 3: -Nhận xét tuyên dương. -Giáo dục trẻ. -Chuyển hoạt động. * ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC .......................................... KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ ĐỀ : BÉ VUI ĐÓN TẾT TRUNG THU HOẠT ĐỘNG HỌC :Âm nhạc ĐẾ TÀI : Biểu diễn văn nghệ “Vui hội trăng rằm” THỜI GIAN THỰC HIỆN : Thứ 4 ngày 22 tháng 9 năm 2010 I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ thể hiện được các tiết mục văn nghệ dưới hình thức biểu diễn. -Biết được sự tích “Chị hằng nga và chú cuội” trên cung trăng.Hiểu được ý nghĩa của ngày tết trung thu. -Có khả năng đứng trước đám đông,trò chuyện tự nhiên thoải mái với cô và các bạn. -Phát triển ngôn ngữ, cảm xúc thẩm mỹ. -Chơi vui vẻ đoàn kết,có tình cảm đối với chú bộ đội, Bác Hồ II- CHUẨN BỊ : -Nội dung các tiết mục biểu diễn văn nghệ “Vui hội trăng trằm” -Đầu đĩa,đàn,trang phục. -Mũ, hoa, cờ, bong bóng, lồng đèn... *Phương pháp: -Sử dụng phối kết hợp các phương pháp III- TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 1)Hoạt động 1: Trang trí sân khấu khẩu hiệu “ Vui hội trăng rằm” Cô cho trẻ tập trung thành vòng tròn cùng hát múa bài “Múa vui” 2)Hoạt động 2: “Cô giáo đóng vai chị Hằng Nga ” -Chị Hằng Nga xuất hiện: Chị Hằng Nga thân mến chào tất cả các bạn nhỏ. Chị Hằng Nga cùng các bạn nhỏ hát múa bài hát “ Rước đèn tháng tám” -Chị Hằng Nga trò chuyện với các bạn: + Các bạn có biết hôm nay là ngày gì không? + Các bạn đã chuẩn bị gì cho ngày hội hôm nay ? + Hôm nay chị Hằng cũng tổ chức cho các bạn vui hội trăng rằm đấy. +Các bạn có thích tham gia cùng chị Hằng không nào ? -Mở đầu là tiết mục múa hát “Vầng Trăng Yêu Thương” do các bạn nhỏ đến từ lớp lớn 1 biểu diễn. -Tiếp theo chương trình xin mời bạn Quỳnh Như lên trình bày bài thơ “Trăng Sáng” sáng tác Trần Đăng Khoa. Mời các bạn cùng lắng nghe. -Các bạn ơi trong ngày hội trăng rằm, ngoài chị Hằng Nga các bạn còn biết có ai nữa không ? -À, đúng rồi đó là chú cuội. -Và bây giờ chị Hằng Nga xin mời chú cuội và các bạn nam,nữ lớp lớn 1 sẽ biểu diễn tiết mục múa Trăng Thu. -Để cho buổi biểu diễn văn nghệ hôm nay thêm phần hấp dẫn chị xin mời đội múa lân do các bạn nam lớp lớn 1 biểu diễn. -Các bạn thấy đội lân múa có đẹp không ? -Vậy các bạn hãy cho đội lân 1 tràn vỗ tay nào ? -Tiết mục hát múa “ Tết suối hồng “ sẽ là tiết mục kế tiết do các bạn nữ thể hiện. -Và tiết mục cuối cùng là tiết mục hát “Gọi trăng là gì” do toàn đội biểu diễn . -Các bạn ơi! Buổi diễn văn nghệ của chúng ta đến đây là kết thúc chị Hằng và chú cuội chúc các em luôn mạnh khỏe và học thật giỏi.Chúc các em có 1 cái tết trung thu thật vui vẻ. 3)Hoạt động 3: -Hôm nay chị Hằng và chú cuội thấy các bạn hát rất hay biểu diễn rất tự tin.Chính vì vậy chị Hằng và chú cuội muốn tặng cho các bạn những món quà thật ý nghĩa. +Chị Hằng và chu cuội phát quà cho các bạn. +Giaó dục trẻ. -Cùng trẻ thu dọn và chuyển hoạt động. * ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC .......................................... KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ ĐỀ : BÉ VUI ĐÓN TẾT TRUNG THU HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC ĐẾ TÀI : Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh tung và bắt bóng THỜI GIAN THỰC HIỆN:Thứ 5 ngày 23 tháng 9năm 2010 I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ biết thay đổi hướng theo hiệu lệnh của cô. - Trẻ biết tung và bắt bóng đúng kỹ thuật, giữ bóng không rơi xuống đất. - Phát triển khả năng định hướng trong không gian, xác định vị trí lăn bóng khi bóng rơi. - Giáo dục trẻ tính kỷ luật, tinh thần học tập phối hợp với bạn bè để tung và bắt bóng. II- CHUẨN BỊ : - Không gian: Hội trường GDTC rộng và an toàn. - Đồ dùng: Bóng vừa tay trẻ, bóng cho cô, xắc xô. Phương pháp: Trực quan, luyện tập, đàm thoại, quan sát. III- TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 1/Hoạt động 1: - Cho trẻ đi tham quan sân khấu của ngày hội Trung Thu, kết hợp các kiểu đi khác nhau với tốc độ tương ứng với các kiểu đi. - Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang. 2/Trọng động 2: a- BTPTC: Cô hướng trẻ tập các động tác. + Tay vai: Đưa tay ra trước lên cao. + Bụng lườn: Đứng nghiên người sang hai bên. + Chân: Bước khụy một chân ra hai bên. + Bật: Bật chân sáo. b- VĐCB: Giới thiệu - Chạy thay đổi hướng theo hiệu lệnh: Cho trẻ chạy theo nhóm và thay đổi theo hiệu lệnh của cô. +Luyện tập: Cho trẻ thực hiện. - Các con nhìn xem xung quanh các con có gì nào? - Bóng có hình dạng gì? - Hôm nay, cô sẽ cho các con chơi với bóng. Đó là trò chơi “Tung và bắt bóng”. +Luyện tập: Cho trẻ luyện tập dưới những hình thức khác nhau. - Tổ chức thi đua xem đội nào tung và bắt bóng tốt hơn, sau đó thi đua cá nhân. 3/ Hồi tĩnh: - Giáo dục - Nhận xét chung. - Thu dọn đồ dùng. - Đi lại nhẹ nhàng và hít thở sâu. - Về lớp vệ sinh. * ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC .......................................... KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ ĐỀ : BÉ VUI ĐÓN TẾT TRUNG THU HOẠT ĐỘNG HỌC : Hoạt động tạo hình ĐẾ TÀI : Vẽ tự do theo ý thích THỜI GIAN THỰC HIỆN : Thứ 5 ngày 23 tháng 9 năm2010 I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ biết sử dụng các kỷ năng cơ bản để tạo hình theo ý nghĩ về ngày hội Trung Thu. Thể hiện tình cảm, ý thích của mình qua tranh vẽ, trẻ biết phân bố cục hợp lý cho bức tranh. - Củng cố kiến thức về màu sắc, hình dáng của các đồ vật. - Giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của trẻ. - Phát triển óc thẩm mỹ, khả năng sáng tạo của trẻ. II- CHUẨN BỊ : - Bàn ghế, kê có lối đi, số lượng đủ dùng. - Vở tạo hình, màu các loại, mâm ngũ quả. Phương pháp: Dùng lời, giải thích, quan sát, trò chơi. III- TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 1)Hoạt động 1: - Cho trẻ chơi “Hái quả - bày mâm cỗ”. - Tiến hành chơi - Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng trẻ. 2)Hoạt động 2: +Đàm thoại: - Các con vừa làm được gì? Làm mâm ngũ quả để làm gì? - Các con biết gì về tết Trung Thu - Trong ngày Tết Trung Thu, chị Hằng và chú Cuội xuống cùng vui chơi múa hát với chúng ta đấy. - Trong ngày Tết Trung Thu các bạn còn múa lân, rước đèn dưới trăng, phá cỗ và hát ca mừng hội. - Vậy các con có ý định gì trong ngày Trung Thu không? - Các con có muốn vẽ lại những ý định của mình không? - Và bây giờ, cô muốn cho các con xem tranh vẽ của một số bạn nhỏ về ngày tết Trung thu. Các con có thích không? - Tranh 1: Bé rước đèn dưới trăng - Tranh 2: Chị Hằng cùng vui múa với trẻ - Tranh 3: Các bạn phá cỗ - Tranh 4: Múa lân - Sau đó, cô đàm thoại về hình ảnh, màu sắc, bố cục của tranh vẽ. - Trò chuyện, hỏi ý tưởng, gợi ý nếu trẻ cần + Các con sẽ vẽ gì? Vẽ như thế nào? + Bố cục trang trí ra sao? Màu sắc? *Trẻ thực hiện: - Trẻ sẽ nhận giấy cùng với màu về bàn tiến hành thực hiện. Trong quá trình trẻ thực hiện, giáo viên quan sát nhắc nhở, gợi ý, giúp đỡ trẻ yếu, bao quát xử lý tình huống. - Gần hết giờ thông báo để trẻ hoàn thành sản phẩm. - Hết giờ trẻ mang sản phẩm lên trưng bày. * Nhận xét: Cho trẻ quan sát tranh vẽ của bạn, sau đó nêu ý kiến nhận xét đánh giá về sản phẩm của mình và của bạn. - Cô nhận xét chung. - Động viên khuyến khích trẻ. 3)Hoạt động 3: - Giáo dục - Nhận xét chung - Thu dọn đồ dùng - Hát “Rước đèn dưới trăng” * ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC .......................................... KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH CHỦ ĐỀ : BÉ VUI ĐÓN TẾT TRUNG THU HOẠT ĐỘNG HỌC:Làm quen văn học ĐỀ TÀI : Thơ “ Trăng sáng ”- sáng tác: Nhược Thủy. THỜI GIAN THỰC HIỆN: Thứ 6 ngày 24 tháng 9 năm 2010 I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -Trẻ thuộc bài thơ,hiểu đươc nội dung bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của ánh trăng đêm trằm trung thu qua bài thơ “Trăng sáng”- sáng tác:Nhược Thủy. -Trẻ biết thể hiện tình cảm qua cách diễn đạt từ ngữ, ngữ điệu khi đọc bài thơ. -Giáo dục để trẻ biết được ý nghĩa của ngày tết trung thu, biết yêu quê hương,cảnh đẹp đất nước. -Phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc II- CHUẨN BỊ : -Đồ dùng : tranh thơ Trăng sáng -Đoạn phim về ngày hội trăng trằm. *Phương pháp: - Đàm thoại, luyện đọc, quan sát. III- TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1)Hoạt động 1: -Cô tập trung trẻ và ổn định -Cho trẻ xem đoạn băng về ngày hội trăng rằm, các bạn nhỏ đang rước đèn dưới trăng -Đàm thoại: +Các con vừa xem đoạn phim có nội dung gì? +Khi xem các con có liên tưởng đến ngày gì ? +Bầu trời đêm trăng rằm có gì đặc biệt? -Nhà thơ Nhược Thủy có 1 bài thơ rất hay nói về ánh trăng đấy các con. -Bây gìơ các con có thích nghe cô đọc bài thơ đó không ? 2)Hoạt động 2: -Đọc cho trẻ nghe 1 lần kết hợp với cử chỉ. nét mặt với điệu bộ. +Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? +Do ai sáng tác -Bây giờ các con lắng nghe cô đọc lại1 lần nữa và chú ý xem ánh trăng trong bài thơ như thế nào nhé ? -Cô đọc lần 2 kết hợp với tranh thơ minh họa: *Giảng giải trích dẫn: -Nhà thơ Nhược Thủy miêu tả ánh trăng trong đêm trăng rằm rất đẹp “Ánh trăng sáng ngời, Trăng tròn như cái đĩa” -Ánh trăng trong đêm trăng rằm không chỉ đẹp mà còn mang lai niềm vui cho mọi người và nhất là cho các bạn nhỏ. *Trò chơi 1: ÁNH TRĂNG KỲ DIỆU -Phía sau ông trăng có rất nhiều câu hỏi được dấu ở các miếng ghép có số thứ tự từ 1 đến 4.Yêu cầu trẻ lên lật mở các miếng ghép và trả lời câu hỏi sau miếng ghép, câu trả lời được trích từ các câu thơ của bài thơ. Trò chơi 2: Bé tranh tài. -Cô cho trẻ đọc 2 đến 4 lần \. -Cho từng nhóm, tổ, cá nhân luyện đọc dưới nhiều hình thức “chú ý cách thể hiện ngữ điệu,từ ngữ khi trẻ đọc”. Cho trẻ đóng vai các nhân vật trong bài thơ và cùng nhau thể hiện bài thơ một cách sáng tạo. -Giáo dục trẻ. -Cho trẻ thi đua dưới nhiều hình thức. 3)Hoạt động 3: -Nhận xét chung. -Hát múa “ông trăng ơi!” -Chuyển hoạt động. * ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC ..........................................
Tài liệu đính kèm: