Giáo án Mĩ thuật 5, kì I

Giáo án Mĩ thuật 5, kì I

MÔN: MĨ THUẬT

Tiết: 1 Bài:Thưởng thức mỹ thuật

XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ ( sgk/ 3 )

Thời gian: 35

I. MỤC TIÊU:

- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân.

- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

 - SGK, SGV.

 - Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.

 - Sưu tầm thêm một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân.

Học sinh:

 - SGK.

 - Một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 36 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 5, kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: MĨ THUẬT
Tiết: 1 Bài:Thưởng thức mỹ thuật
XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ ( sgk/ 3 )
Thời gian: 35
I. MỤC TIÊU:
- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân.
- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
	- SGK, SGV.
	- Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
	- Sưu tầm thêm một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Học sinh:
	- SGK.
	- Một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp :
- HS trật tự
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân
GV: Chia nhóm theo tổ hoặc theo bàn và cho HS đọc mục 1 trang 3 SGK
- HS đọc
- Chuẩn bị các câu hỏi để các nhóm trao đổi:
- Em hãy nêu một vài nét tiểu sử của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
- HS trả lời
- Hãy kể tên một số tác phẩm của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
- GV bổ sung:
+ Ông tốt nghiệp khóa II (1926 - 1931) Trường Mỹ thuật Đông Dương
+ Các tác phẩm: Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), Thiếu nữ bên hoa sen (1944), Hai thiếu nữ và em bé (1944).
+ Ông đóng góp rất nhiều cho công tác đào tạo họa sĩ Việt Nam và phong tràocách mạng.
+ Ông hi sinh trên đường công tác trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Hoạt động 2: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm:
- Hình ảnh của bức tranh là gì
- Hình ảnh chính được vẽ như thế nào.
- Bức tranh có những hình ảnh nào nữa.
- HS trả lời
- Màu sắc của bức tranh như thế nào.
- Tranh vẽ bằng chất liệu gì.
- Em có thích bức tranh này không
- GV bổ sung:
+ Hình ảnh chính là một thiếu nữ thành thị trong tư thế ngồi nghiêng, dáng uyển chuyển, đầu hơi cuối, tay trái vuốt nhẹ lên mái tóc, tay phải nâng nhẹ cánh hoa.
+ Màu sắc nhẹ nhàng (trắng, xanh, hồng) làm nổi bật hình ảnh thiếu nữ dịu dàng, thanh khiết.
+ Được vẽ bằng chất liệu sơn dầu mang vẻ đẹp tinh tế, giản dị, gần gũi với tâm hồn người Việt Nam.
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá chung.
- GV nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi các nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến.
IV. DẶN DÒ:
- Sưu tầm thêm các tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Chuẩn bì bài sau. 
Rút kinh nghiệm : 
MÔN: MĨ THUẬT
Tiết: 2 Bài:	Vẽ trang trí
MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ ( sgk/ 6 )
Thời gian: 35
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu sơ lược vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí.
- HS biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc trong trang trí.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
	- SGK, SGV.
	- Một số đồ vật được trang trí.
	- Một số bài trang trí hình cơ bản (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm; có bài đẹp và bài chưa đẹp).
	- Một số họa tiết vẽ nét, phóng to.
	- Bảng pha màu, giấy vẽ khổ lớn (A3).
Học sinh:
	- SGK.
	- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
	- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp :
- HS trật tự
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
GV cho HS quan sát màu sắc trong các bài vẽ trang trí, đặt câu hỏi gợi ý để HS tiếp cận với nội dung bài học.
- HS quan sát.
- Có những màu nào ở bài trang trí.
- Mỗi màu được vẽ ở những hình nào.
- Màu nền và màu họa tiết giống nhau hay khác nhau.
- Độ đậm nhạt của các màu trong bài trang trí có giống nhau không.
- HS trả lời
- Trong một bài trang trí thường vẽ nhiều màu hay ít màu.
- Vẽ màu ở bài trang trí như thế nào là đẹp.
Hoạt động 2: Cách vẽ màu
GV có thể hướng dẫn HS cách vẽ màu như sau :
+ Dùng bột màu hoặc màu nước, pha trộn để tạo thành một số màu có độ đậm nhạt và sắc thái khác nhau cho HS cả lớp quan sát.
- HS quan sát.
+ Lấy các màu đã pha vẽ vào một vài hình họa tiết đã chuẩn bị cho cả lớp quan sát.
GV yêu cầu HS đọc mục 2 trang 7 Cách vẽ màu ở SGK để các em nắm được cách sử dụng các loại màu.
- HS đọc bài
GV nhấn mạnh : Các điểm cần lưu ý.
+ Chọn loại màu phù hợp với khả năng sử dụng của mình và phù hợp với bài vẽ.
+ Biết cách sử dụng màu (cách pha trộn, phối hợp)
+ Không dùng quá nhiều màu trong một bài trang trí (chỉ dùng khoảng 4 đến 5 màu)
+ Chọn màu, phối hợp màu ở các hình mảng và họa tiết sao cho hài hòa.
+ Những họa tiết (mảng hình) giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt.
+ Vẽ màu đều, theo quy luật xen kẽ hoặc nhắc lại của họa tiết.
+ Độ đậm nhạt của màu nền và màu họa tiết cần khác nhau.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV đi đến từng bàn quan sát học sinh làm bài.
- HS làm bài theo cá nhân.
- Hướng dẫn các HS còn lúng túng trong việc chọn màu để các em hoàn thành bài tại lớp.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp
- HS nhận xét
- Nhận xét chung tiết học
IV. DẶN DÒ:
- Sưu tầm bài trang trí đẹp.
- Quan sát về trường, lớp của em. 
Rút kinh nghiệm : 
MÔN: MĨ THUẬT
Tiết: 3 Bài:	Vẽ tranh
ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM ( sgk/ 9 )
Thời gian: 35
I. MỤC TIÊU:
- HS biết tìm, chọn các hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài trường em.
- HS yêu mến và có ý thức giữ gìn, bảo vệ ngôi trường của mình.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
	- SGK, SGV.
	- Một số tranh ảnh về nhà trường.
	- Tranh ở bộ ĐDDH
	- Sưu tầm thêm bài vẽ về nhà trường của HS lớp trước.
Học sinh:
	- SGK.
	- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
	- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp :
- HS trật tự
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
GV giới thiệu tranh ảnh và gợi ý để HS nhớ lại các hình ảnh về nhà trường
- HS quan sát.
+ Khung cảnh chung của trường.
+ Hình dáng của cổng trường, sân trường, các dãy nhà, hàng cây,
+ Kể tên một số hoạt động của trường
+ Chọn hoạt động cụ thể để vẽ tranh.
GV bổ sung thêm cho đầy đủ các gợi ý các nội dung để vẽ
+ Phong cảnh trường
+ Giờ học trên lớp.
+ Cảnh vui chơi ở sân trường.
+ Lao động ở vườn trường
+ Các lễ hội được tổ chức ở sân trường,
GV lưu ý HS: Để vẽ được tranh về đề tài này cần chú ý nhớ lại hình ảnh, hoạt động nêu trên và lựa chọn được nội dung ưa thích, phù hợp với khả năng, không nên chọn những nội dung quá khó.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
GV cho HS xem hình ảnh tham khảo ở SGK, ĐDDH và gợi ý HS cách vẽ.
- HS quan sát và lắng nghe
+ Yêu cầu HS chọn hình ảnh để vẽ
+ Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ hợp lý.
+ Vẽ rõ nội dung của hoạt động 
+ Vẽ màu theo ý thích (có đậm, có nhạt)
GV có thể vẽ mẫu cách sắp xếp các hình ảnh và cách vẽ
Chú ý: 	+ Không vẽ quá nhiều hình ảnh
+ Đơn giản, tránh các chi tiết rườm rà.
+ Cần phối hợp màu sắc thật hợp lý.
Hoạt động 3: Thực hành
GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn thêm.
- HS thực hiện bài vẽ
Nhắc HS sắp xếp hình ảnh cân đối, có chính, có phụ
Gợi ý cho các HS còn lúng túng giúp các em hoàn thành.
Yêu cầu HS hoàn thành bài vẽ tại lớp.
Khen ngợi các HS vẽ nhanh, động viên các em vẽ chậm
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài vẽ đẹp, nêu nhận xét và cho các HS nhận xét về bài vẽ của các bạn
- HS quan sát và đưa ra nhận xét.
+ Cách chọn nội dung
+ Cách sắp xếp hình vẽ
+ Cách phối màu
- GV nhận xét chung buổi học
IV. DẶN DÒ:
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau: Quan sát khối hộp và khối cầu.
Rút kinh nghiệm : 
MÔN: MĨ THUẬT
Tiết: 4 Bài:	Vẽ theo mẫu
KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU ( sgk/ 12 )
Thời gian: 35
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu; biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu.
- HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu.
- HS quan tâm tìm hiểu các đồ vật có hình dạng khối hộp và khối cầu.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
	- SGK, SGV.
	- Chuẩn bị mẫu khối hộp và khối cầu (mô hình bằng thạch cao hoặc giấy bìa hay gỗ sơn trắng).
	- Ở địa phương nào không có điều kiện, có thể thay thế mô hình khối thạch cao bằng hộp phấn, hộp bánh, hộp đựng nữ trang và những loại quả có dạng hình khối cầu (quả bóng nhựa, quả cam.).
	- Bài vẽ của HS lớp trước.
Học sinh:
	- SGK.
	- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
	- Bút chì, tẩy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp :
- HS trật tự
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV đặt mẫu ở vị trí thích hợp (có thể đặt hai mẫu); yêu cầu HS quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng, kích thước, độ đậm, nhạt của mẫu qua các câu hỏi gợi ý:
- HS quan sát.
- Các mặt của khối hộp giống nhau hay khác nhau.
- Khối hộp có bao nhiêu mặt.
- HS trả lời
- Khối cầu có đặc điểm gì.
- Bề mặt của khối cầu có giống bề mặt của khối hộp vuông không.
- So sánh các độ đậm nhạt của khối hộp và khối khối cầu.
- Nêu tên một vài đồ vật có hình dáng giống khối hộp hoặc khối cầu.
GV có thể yêu cầu HS đến gần mẫu để quan sát hình dáng, đặc điểm của mẫu; nhận xét về tỷ lệ, khoảng cách giữa hai vật mẫu và độ đậm nhạt ở mẫu.
- HS quan sát và nhận xét
GV bổ sung và tóm tắt các ý chính:
+ Hình dáng, đặc điểm của khối cầu và khối vuông.
+ Khung hình chung của mẫu và khung hình của từng mẫu
+ Tỷ lệ giữa hai vật mẫu
+ Độ đậm nhạt chung và độ đậm nhạt riêng của từng vật mẫu do tác động của ánh sáng.
Hoạt động 2: Cách vẽ 
GV yêu cầu HS quan sát mẫu, đồng thời gợi ý cho HS cách vẽ
- HS quan sát và lắng nghe
+ So sánh tỷ lệ chiều cao và chiều ngang để vẽ khung hình
+ Có thể vẽ lên bảng từng khối riêng để gợi ý cách vẽ
Hoạt động 3: Thực hành 
GV quan sát và hướng dẫn
- HS thực hành bài vẽ
GV nhắc các em trình bày bố cục cho cân đối, chú ý độ đậm nhạt của bài vẽ
GV gợi ý cho các HS còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV gợi ý để HS nhận xét các bài vẽ.
- HS nhận xét
GV bổ sung, điều chỉnh, khen ngợi và động viên các bài vẽ
GV nhận xét chung tiết học
IV. DẶN DÒ:
- Quan sát các con vật quan thuộc.
- Sưu tầm tranh ảnh về các con vật.
- Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau. 
Rút kinh nghiệm : 
MÔN: MĨ THUẬT
Tiết: 5 Bài:	Tập nặn tạo dáng
NẶN CON VẬT QUEN THUỘC ( sgk/ 15 )
Thời gian: 35
I. MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của các con vật trong ... đội trong chiến đấu, sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày.
- HS vẽ được tranh về đề tài quân đội.
- HS thêm yêu quý các cô, các chú bộ đội.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
	- SGK, SGV.
	- Sưu tầm tranh ảnh về quân đội.
	- Một số bức tranh về đề tài Quân đội của các họa sĩ và của thiếu nhi.
Học sinh:
	- SGK.
	- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
	- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp :
- HS trật tự
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
GV cho HS quan sát tranh ảnh về đề tài Quân đội, gợi ý HS nhận thấy
- HS quan sát và nhận xét
+ Tranh vẽ về đề tài Quân đội có hình ảnh chính là các cô, các chú bộ đội.
+ Trang phục (mũ, quần áo) của quân đội khác nhau giữa các binh chủng.
+ Trang bị vũ khí và phương tiện của quân đội: súng, xe, pháo, tàu chiến, máy bay
+ Chọn đề tài này khá phong phú: có thể làm ảnh chân dung các cô chú, bộ đội giúp dân, bộ đội rèn luyện trên thao trường, bộ đội đứng gác,..
GV cho HS xem các tranh ảnh về quân đội để các em nhớ lại hình ảnh, màu sắc và không gian cụ thể.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
GV cho HS xem một số tranh ở bộ ĐDDH hoặc ở SGK và đặt câu hỏi để HS tìm ra cách vẽ tranh:
- HS quan sát và lắng nghe
+ Vẽ hình ảnh các cô chú trong một hoạt động cụ thể nào đó (tập luyện, chống bão lụt,.)
+ Vẽ hình ảnh phụ sao cho phù hợp (nhà cửa, xe, súng, cây, núi,..).
+ Vẽ màu đậm,nhạt phù hợp với nội dung đề tài.
Nên tạo không khí thảo luận giữa GV và HS để HS nắm vững hơn cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành
GV quan sát và đến từng bàn hướng dẫn thêm cho các HS còn lúng túng, chưa chọn được đề tài, giúp các em hoàn thành bài tốt.
HS thực hành bài vẽ
GV động viên các em học khá, gợi ý thêm trong việc lựa chọn màu sắc làm cho bức tranh thêm đẹp.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
Chọn một số bài vẽ và cùng cả lớp nhận xét về cách chọn nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ hình, màu sắc.
Yêu cầu các nhóm trao đổi, nhận xét và xếp loại.
GV bổ sung, khen ngợi và động viên chung cả lớp.
IV. DẶN DÒ:
Sưu tầm bài vẽ mẫu có hai vật mẫu của các bạn lớp trước và tranh tĩnh vật của họa sĩ trên sách báo (nếu có điều kiện).
Rút kinh nghiệm : 
MÔN: MĨ THUẬT
Tiết: 16 Bài: Vẽ theo mẫu
MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU ( sgk/ 51 )
Thời gian: 35
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được đặc điểm của mẫu.
- HS biết cách bố cục và vẽ được hình có tỷ lệ gần giống mẫu.
- HS thích quan tâm, yêu quý các đồ vật xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
	- SGK, SGV.
	- Chuẩn bị một vài mẫu vẽ có hai vật mẫu.
	- Một số tranh tĩnh vật của các họa sĩ
	- Bài vẽ mẫu của HS lớp trước.
Chú ý:
	Các vật mẫu có thể sử dụng như sau:
	+ Cái chai và cái bát.
	+ Bình đựng nước và cái cốc.
	+ Cái phích và quả (các loại quả khác nhau)
Bày mẫu cân đối, vị trí các mẫu cần có trước - sau ; các vật mẫu có khoảng cách vừa phải hoặc che khuất nhau hợp lý.
Học sinh:
	- SGK.
	- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
	- Bút chì, tẩy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp :
- HS trật tự
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu một số vật mẫu và hình gợi ý trong SGK hoặc trong bộ ĐDDH để HS quan sát, nhận xét
- HS quan sát.
GV yêu cầu HS chọn, bày mẫu theo nhóm và nhận xét về vị trí, hình dáng, tỷ lệ đậm nhạt của mẫu.
Gợi ý HS cách trình bày mẫu sao cho bố cục đẹp.
Hoạt động 2: Cách vẽ 
GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ trong SGK hoặc vẽ nhanh lên bảng các bước tiến hành để hướng dẫn HS
- HS quan sát và lắng nghe
Có thể giới thiệu thêm cách bố trí sắp xếp các mẫu để có các bố cục đẹp và phong phú hơn
Cần nhắc lại một số bước tiến hành khi vẽ theo mẫu
+ Ước lượng và vẽ khung hình chung của mẫu
+ Tìm tỷ lệ giữa các vật mẫu, các bộ phận và vẽ phác thảo bằng nét thẳng.
+ Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết cho đúng.
Cũng cần nhắc HS chú ý vẽ đậm nhạt
Hoạt động 3: Thực hành 
- Chú ý hướng dẫn các em còn lúng túng để các em hoàn thành được bài vẽ
- HS thực hành bài vẽ
- Sửa lại độ đậm, nhạt bằng bút chì hoặc vẽ màu.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV gợi ý để HS nhận xét các bài vẽ.
- HS nhận xét
GV bổ sung, điều chỉnh, khen ngợi và động viên các bài vẽ
GV nhận xét chung tiết học
IV. DẶN DÒ:
Sưu tầm tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung trên sách báo (nếu có điều kiện)
Rút kinh nghiệm : 
MÔN: MĨ THUẬT
Tiết: 17 Bài: Thưởng thức mỹ thuật
XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN ( sgk/ 54 )
Thời gian: 35
I. MỤC TIÊU:
- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Du kích tập bắn và hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
	- SGK, SGV.
	- Sưu tầm tranh Du kích bắn súng trong Tuyển tập tranh Việt Nam (Nhà xuất bản Văn hóa - 1975) hoặc trên sách báo (nếu có).
	- Sưu tầm thêm một số tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung về đề tài khác.
Học sinh:
	- SGK.
	- Một số tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp :
- HS trật tự
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
GV: nêu các ý sau
- HS đọc
- Chuẩn bị các câu hỏi để các nhóm trao đổi:
+ Ông tốt nghiệp khóa V (1929 - 1934) Trường Mỹ thuật Đông Dương
+ Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm, là họa sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ
- HS trả lời
+ Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông tham gia trong đoàn quân tiến về miền Nam, và bức tranh Du kích tập bắn ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
+ Các tác phẩm: Cây chuối (1936), Cổng thành Huế (1941), Học hỏi lẫn nhau (1960), Công nhân cơ khí (1962), Tan ca, mời chị em đi họp để thi thợ giỏi (1976)
+ Ông đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và đào tạo đội ngũ họa sĩ, cán bộ nghiên cứu mỹ thuật.
+ Với những đóng góp to lớn ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật
Hoạt động 2: Xem tranh Du kích tập bắn
GV đặt một số câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung bức tranh:
- Hình ảnh chính của bức tranh là gì (Diến tả buổi tập bắn của tổ du kích. Năm nhân vật được sắp xếp ở trung tâm với những tư thế rất sinh động: người bò, người trườn, người ngồi như đang chuẩn bị ném lựu đạn, người đứng ngắm dưới giao thông hào)
- Hình ảnh phụ được vẽ như thế nào. (Cây cối, bầu trời, tạo nên bố cục chặt chẽ, sinh động)
- Màu sắc của bức tranh như thế nào.
- HS trả lời
- Tranh vẽ bằng chất liệu gì.
- GV kết luận
Đây là tác phẩm tiêu biểu về đề tài Chiến tranh cách mạng
GV nêu một vài câu hỏi để HS nhận xét một vài bức tranh khác của họa sĩ
+ Về bố cục
+ Tư thế của các nhân vật trong tranh
+ Màu sắc trong tranh
GV yêu câu HS nêu cảm nhận của mình về bức tranh
- HS nêu cảm nhận 
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá chung.
- GV nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi các nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến.
IV. DẶN DÒ:
- Quan sát các đồ vật hình chữ nhật có trang trí (cái khăn, cái thảm, cái khay..)
- Sưu tầm bài trang trí hình chữ nhật.
Rút kinh nghiệm : 
MÔN: MĨ THUẬT
Tiết: 18 Bài: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT ( sgk/ 57 )
Thời gian : 35
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật với trang trí hình vuông, hình tròn.
- HS biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật hình chữ nhật có trang trí.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
	- SGK, SGV.
	- Hình gợi ý cách vẽ.
	- Một số bài trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn để so sánh; một số hình ảnh hay một đồ vật hình chữ nhật có trang trí: cái khay, tấm thảm, chiếc khăn.
Học sinh:
	- SGK.
	- Một số bài trang trí hình chữ nhật của HS lớp trước (nếu có).
	- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
	- Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp :
- HS trật tự
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
GV giới thiệu một sốe b trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và gợi ý để HS thấy được sự giống và khác nhau giữa ba dạng bài.
- HS quan sát.
- Giống nhau:
- HS lắng nghe
+ Hình mảng chính ở giữa, được vẻ to; họa tiết, màu sắc thường được sắp xếp đối xứng qua các trục.
+ Trang trí một số đồ vật dạng hình chữ nhật cũng không khác biệt nhiều so với trang trí hình vuông, hình tròn.
+ Màu sắc có đậm, có nhạt làm rõ trọng tâm.
- Khác nhau: Do đặc điểm hình dáng của hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật mà trang trí đối xứng qua trục ở các hình này cũng khác nhau. Hình chữ nhật có thể trang trí đối xứng qua một hoặc hai trục, nhưng hình vuông và hình tròn có thể trang trí đối xứng qua ba đến bốn trục
- Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật: mảng hình ở giữa có thể là hình vuông, hình thoi, hình bầu dục,; Bốn góc có thể là các mảng hình vuông hoặc hình tam giác; xung quanh có thể là đường diềm hoặc một số họa tiết phụ
Hoạt động 2: Cách trang trí
GV có thể cho HS xem hình hướng dẫn cách vẽ trong SGK hoặc hình trang trí GV đã chuẩn bị sẵn kết hợp với các câu hỏi gợi ý để HS nắm được cách vẽ
+ Vẽ hình chữ nhật cân đối với tờ giấy.
- HS quan sát, trả lời
+ Vẽ trục, tìm và sắp xếp các mảng
+ Dựa vào các mảng, tìm và vẽ họa tiết cho phù hợp.
+ Vẽ màu theo ý thích 
+ Chọn loại màu phù hợp với khả năng sử dụng của mình và phù hợp với bài vẽ.
+ Biết cách sử dụng màu (cách pha trộn, phối hợp)
+ Không dùng quá nhiều màu trong một bài trang trí (chỉ dùng khoảng 4 đến 5 màu)
+ Chọn màu, phối hợp màu ở các hình mảng và họa tiết sao cho hài hòa.
+ Những họa tiết (mảng hình) giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt.
+ Độ đậm nhạt của màu nền và màu họa tiết cần khác nhau.
Hoạt động 3: Thực hành
- Hướng dẫn các HS còn lúng túng, động viên các em để các em tự tin phát huy được tính sáng tạo.
- HS thực hành.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp
- HS nhận xét
- Nhận xét, động viên chung cả lớp
IV. DẶN DÒ: Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở sách báo.
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docMT HKI.doc