HỌC KÌ I
BÀI 1 : Xem Tranh Thiếu Nhi Vui Chơi
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh làm quen và tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
- Bước đầu biết quan sát, miêu tả hình ảnh màu sắc trên tranh.
HS khá, giỏi: Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh.
-Thích quan sát vẻ đep của bức tranh.
II. CHUẨN BỊ :
-GV :Sưu tầm các tranh vẽ thiếu nhi thể loại “Thiếu nhi vui chơi”
-HS: Vở mĩ thuật lớp 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HỌC KÌ I BÀI 1 : Xem Tranh Thiếu Nhi Vui Chơi I. MỤC TIÊU : - Học sinh làm quen và tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. - Bước đầu biết quan sát, miêu tả hình ảnh màu sắc trên tranh. HS khá, giỏi: Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh. -Thích quan sát vẻ đep của bức tranh. II. CHUẨN BỊ : -GV :Sưu tầm các tranh vẽ thiếu nhi thể loại “Thiếu nhi vui chơi” -HS: Vở mĩ thuật lớp 1 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH *Hoạt động 1: Giới thiệu tranh. “Đua thuyền” của Đoàn Trọng Thắng. - Gv. Tranh vẽ những hình ảnh gì? *Hoạt động 2:Hướng dẫn HS xem tranh. * Tìm hiểu nội dung tranh vẽ. - Gv. Tranh vẽ hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ? - Gv. Hoạt động này được diễn ra ở đâu? Vào dịp nào? Vì sao em biết? * Tìm hiểu màu sắc trong tranh. -Gv. Trong tranh có những màu sắc nào? - Gv. Tranh vẽ mấy đội đua thuyền? Tại sao em biết? * Tìm hiểu cách vẽ. - Gv. Nét vẽ của bạn tự nhiên. - Gv. Bạn có dùng thước kẻ không? - Gv.Hình dáng người trong tranh như thế nào? * Gv. Nét vẽ trong tranh tự nhiên, khoẻ và rõ ràng, bố cục cân đối, màu sắc trong sáng. Đây là một bức tranh đẹp. *Hoạt động 3:Tóm tắt, kết luận. - Gv. Hệ thống lại nội dung bài học. - Gv. cho HS nêu cảm nhận của mình về bức tranh vừa xem. - Gv. Em thích tranh vẽ ở điểm nào? *Hoạt động 4:Nhận xét, kết luận. - Gv. Nhận xét giờ học, tuyên dương HS hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Gv. Dặn dò: Về nhà quan sát kỹ tranh “Bể bơi ngày hè”của Thiên Vân + HS. quan sát tranh trong vở tập vẽ 1. + HS. tranh vẽ cảnh đua thuyền. + HS. hình ảnh các bạn đang đua thuyền là chính. Hình ảnh phụ là lá cờ, nước. + HS. hoạt động này diễn ra trên sông nước, vào dịp lễ hội. + HS. xanh lá cây, xanh lam, đỏ, đen, vàng, tím + HS. có 4 đội đua thuyền. Vì mỗi đội có màu áo khác nhau. + HS. hình dáng người bạn vẽ sinh động không giống nhau. + HS suy nghĩ và tự trả lời. + HS về nhà chuẩn bị cho giờ học Mĩ thuật. Bài 2 VẼ NÉT THẲNG I.MỤC TIÊU: - HS nhận biết được một số loại nét thẳng. - Biết cách vẽ nét thẳng. Biết phối hợp các nét thẳng để vẽ tạo hình đơn giản. HS khá giỏi:Phối hợp các nét thẳng tạo thành hình vẽ có nội dung. - Thích dùng nét thẳng để vẽ tranh theo ý thích. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Một số hình (hình vẽ, ảnh) cho các nét thẳng - Một bài vẽ minh họa. 2. Học sinh: - Vở tập vẽ 1. - Bút chì đen, chì màu hoặc bút dạ, sáp màu. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu nét thẳng: - GV yêu cầu HS xem hình vẽ trong Vở tập vẽ 1 để các em biết thế nào là nét vẽ và tên của chúng: + Nét thẳng “ngang” (Nằm ngang) + Nét thẳng “nghiêng” (Xiên) + Nét thẳng “đứng” + Nét “gấp khúc” (Nét gãy) - GV có thể chỉ vào cạnh bàn, bảng để thấy rõ hơn về các nét “Thẳng ngang”, “thẳng đứng”, đồng thời vẽ lên bảng các nét thẳng ngang, thẳng đứng tạo thành hình cái bảng - GV cho HS tìm thêm ví dụ về nét thẳng. 2.Hướng dẫn HS cách vẽ nét thẳng: - GV vẽ các nét lên bảng và hỏi: “Vẽ nét thẳng như thế nào?” + Nét thẳng đứng: + Vẽ từ trên xuống. + Nét thẳng “ngang”: +Vẽ từ trái sang phải. + Nét thẳng “nghiêng”: +Vẽ từ trên xuống. +Nét gấp khúc: +Vẽ liền nét, từ trên xuống hoặc từ dưới lên. - GV yêu cầu HS xem hình ở Vở tập vẽ 1 để các em thấy rõ hơn (vẽ theo chiều mũi tên) - GV vẽ lên bảng và đặt câu hỏi để HS suy nghĩ: Đây là hình gì? + Hình a: -Vẽ núi: Nét gấp khúc. -Vẽ nước: Nét ngang. + Hình b: -Vẽ cây: Nét thẳng đứng, nét nghiêng. -Vẽ đất: nét ngang. - GV tóm tắt: Dùng nét thẳng đứng, ngang, nghiêng có thể vẽ được nhiều hình. 3.Thực hành: * Yêu cầu của bài tập: HS tự vẽ tranh theo ý thích vào phần giấy bên phải ở Vở tập vẽ 1 (vẽ nhà cửa, hàng rào, cây) - GV hướng dẫn HS tìm ra các cách vẽ khác nhau: + Vẽ nhà và hàng rào + Vẽ thuyền, vẽ núi + Vẽ cây, vẽ nhà - GV gợi ý HS khá, giỏi vẽ thêm hình để bài vẽ sinh động hơn (vẽ mây, vẽ trời) - GV gợi ý để HS vẽ màu theo ý thích vào các hình. * Trong quá trình HS vẽ GV cần bao quát lớp và giúp HS làm bài 4. Nhận xét, đánh giá: - GV nhận xét, động viên chung. - GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ. 5.Dặn dò: - HS quan sát các hình vẽ. - HS tìm các nét thẳng có trong cuộc sống hàng ngày. + HS chú ý quan sát. + Quan sát từng hình và trả lời. + HS thực hành làm bài theo sự hướng dẫn của GV. + HS nhận xét bài của bạn theo sự h ướng dẫn của GV. Bài 3 MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN I.MỤC TIÊU: - Nhận biết được 3 màu :đỏ, vàng, xanh,lam - Biết chọn màu ,,vẽ vào hình đơn giản,tô được màu kín hình * HS khá, giỏi:Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh khi được tô màu - Thích vẽ đẹp của bức tranh khi tô màu II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Một số ảnh hoặc tranh có màu đỏ, vàng, lam. 2. Học sinh: - Vở tập vẽ 1. - Màu vẽ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu màu sắc: 3 màu đỏ, vàng, lam - GV cho HS xem hình 1 (3 màu cơ bản) và hỏi: + Kể tên các màu ở hình 1 Nếu HS gọi tên màu sai, GV sửa ngay để các em nhận ra được 3 màu: đỏ, vàng, lam. + Kể tên các đồ vật có màu đỏ, vàng, lam? - GV kết luận: + Mọi vật xung quanh chúng ta đều có màu sắc. + Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn. + Màu đỏ, vàng, lam là 3 màu chính. 2.Thực hành: * Vẽ màu vào hình đơn giản (h.2, h.3, h.4, bài 3, Vở bài tập vẽ 1) - GV đặt câu hỏi để HS nhận ra các hình ở hình 2, hình 3, hình 4 và gợi ý về màu của chúng: + Lá cờ Tổ quốc. Yêu cầu HS vẽ đúng màu cờ. + Hình quả và dãy núi. - GV theo dõi và giúp HS: + Tìm màu theo ý thích. + Vẽ màu ít ra ngoài hình vẽ. 4. Nhận xét, đánh giá: - GV cho HS xem một số bài và hỏi: + Bài nào màu đẹp? + Bài nào màu chưa đẹp? - GV yêu cầu HS tìm bài vẽ nào đẹp mà mình thích. 5.Dặn dò: _ Chuẩn bị bài: Vẽ hình tam giác. - HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi. +Mũ màu đỏ, vàng, lam +Quả bóng màu đỏ, vàng, lam + HS lắng nghe. + HS thực hành làm bài. + HS nhận xét bài của bạn. Bài 4 VẼ HÌNH TAM GIÁC I.MỤC TIÊU: - Học sinh nhận biết được hình tam giác. - Biết cách vẽ hình tam giác .Vẽ được một số đồ vật có dạng hỉnh tam giác Với HS khá,giỏi: Từ hình tam giác,vẽ được hình tạo thành bức tranh đơn giản - thích vẽ hình tam giác để tạo thành bức tranh. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Một số hình vẽ có dạng hình tam giác (h.1, h2, h3, bài4, Vở tập vẽ 1) 2. Học sinh: - Vở tập vẽ 1 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu hình tam giác: - GV cho HS xem ttranh, đồng thời đặt câu hỏi: + Tranh vẽ hình gì? Hình gì? - GV cho HS xem hình 3, yêu cầu HS gọi tên hình đó - GV kết luận: Có thể vẽ được nhiều hình (vật, đồ vật) từ hình tam giác. 2.Hướng dẫn HS cách vẽ hình tam giác: - GV đặt câu hỏi: Vẽ hình tam giác như thế nào? Đồng thời GV vẽ lên bảng. + Vẽ từng nét + Vẽ nét từ trên xuống. + Vẽ nét từ trái sang phải (vẽ theo chiều mũi tên). - GV vẽ lên bảng một số hình tam giác khác nhau . 3.Thực hành: - GV hướng dẫn HS cách vẽ cánh buồm, dãy núi, nước (GV vẽ lên bảng HS quan sát) - GV hướng dẫn HS khá, giỏi: + Vẽ thêm hình: mây, cá + Vẽ màu theo ý thích, có thể: - GV theo d õi,gi úp HS ho àn th ành b ài. 4. Nhận xét, đánh giá: - GV cho HS xem một số bài và g ơ i ý HS nhận xét. - GV động viên, khen ngợi một số HS có bài vẽ đẹp. 5.Dặn dò: + HS chú ý quan sát và trả lời câu hỏi. + HS theo dõi cách vẽ. + HS thực hành làm bài theo sự hướng dẫn của GV. + HS nhận xét bài của bạn. Bài 5 VẼ NÉT CONG I.MỤC TIÊU: - HS nhận biết nét cong - Biết cách vẽ nét cong Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích. HS khá giỏi: Vẽ được một tranh đơn giản có nét cong và tô màu theo ý thích. -Thích vẽ nét cong theo ý thích. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Một số hình vẽ có nét cong. 2. Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì đen, bút dạ, sáp màu III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu các nét cong: - GV vẽ lên bảng một số nét cong, nét lượn sóng, nét cong kín và hỏi: Đây là nét gì? - GV vẽ lên bảng: quả, lá cây, sóng nước, dãy núi - GV gợi ý HS: các hình vẽ trên được tạo ra từ nét gì? 2.Hướng dẫn HS cách vẽ nét cong: - GV vẽ và hướng dẫn cho HS nhận ra: + Cách vẽ nét cong. + Các hình hoa, quả được vẽ từ nét cong (h2, bài 5, Vở tập vẽ 1). 3.Thực hành: - GV gợi ý HS làm bài tập (Cho HS xem tranh gợi ý). + Cho HS vẽ vào vở tập vẽ. - Nhắc HS vẽ to vừa với phần giấy ở vở vẽ. 4. Nhận xét, đánh giá: - GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ. 5.Dặn dò: + HS quan sát và trả lời câu hỏi. + HS theo dõi cách vẽ. + HS làm bài theo gợi ý của GV. + HS nhận xét bài của bạn. Bài 6 VẼ HOẶC NẶN QUẢ DẠNG TRÒN I.MỤC TIÊU: - Học sinh nhận biết đặc điểm hình dáng, màu sắc của một số quả dạng tròn. - Vẽ hoặc nặn được một quả dạng tròn. -Thích vẽ hoặc nặn quả dạng tròn theo ý thích * HS khá giỏi: Vẽ hoặc nặn được một số quả dạng tròn có đặc điểm riêng.. * GDBVMT: HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Một số ảnh, tranh vẽ về các loại quả dạng tròn - Một số bài vẽ hoặc nặn của HS về quả dạng tròn 2. Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ hoặc đất màu, đất sét. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu đặc điểm các loại quả dạng tròn: - GV cho HS xem các loại quả dạng tròn qua ảnh, tranh vẽ. - Đặt câu hỏi về hình dáng, màu sắc của các loại quả dạng tròn. + Quả táo tây? + Quả bưởi? + Quả cam? - GV hỏi: Nhà các em có trồng các loại cây đó không? - Các em cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây trồng ? 2.Hướng dẫn HS cách vẽ, cách nặn: - GV vẽ một số hình quả đơn giản minh họa trên bảng hoặc lấy đất sét nặn một quả dạng tròn để cả lớp quan sát theo các bước: + Cách vẽ: Vẽ hình quả trước, vẽ chi tiết và vẽ màu sau. Chú ý bố cục (hình vẽ vừa với phần giấy ở Vở tập vẽ 1). + Nặn đất theo hình dáng quả: Tạo dáng tiếp làm rõ đặc điểm của quả, sau đó tìm các chi tiết còn lại như: n ... tục gợi ý để HS tìm hiểu kĩ hơn về bức tranh: +Hình dáng động tác của các hình vẽ. +Hình ảnh chính (thể hiện rõ nội dung của bức tranh) và các hình ảnh phụ (hỗ trợ làm rõ nội dung tranh). +Em có thể cho biết hoạt động trên tranh đang diễn ra ở đâu? (địa điểm). +Những màu chính được vẽ trong tranh? +Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn? _Sau khi HS trả lời, GV bổ sung. 3.Tóm tắt và kết luận: _GV hệ thống lại các câu hỏi và nhấn mạnh: Những bức tranh các em vừa xem là tranh đẹp. Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét về bức tranh đó. 4.Nhận xét, đánh giá: _Nhận xét chung tiết học. _Động viên, khuyến khích những HS có ý kiến nhận xét tranh. 5.Dặn dò: _Về nhà chuẩn bị quan sát và nhận xét tranh. _Chuẩn bị cho bài học sau: “Vẽ cảnh thiên nhiên” +Bữa cơm, học bài, xem ti vi, +Dọn vệ sinh, làm đường, +Đấu vật, đua thuyền, chọi gà, chọi trâu, +Kéo co, nhảy dây, chơi bi, _HS trả lời câu hỏi +HS tự đặt tên cho bức tranh _HS trả lời các câu hỏi. -Tranh thiếu nhi -Các câu hỏi gợi mở Thứ ,ngày tháng năm 200 Bài 31: VẼ CẢNH THIÊN NHIÊN I.MỤC TIÊU: -Biết quan sát,nhận xét thiên nhiên xung quanh. -Biết cách vẽ cảnh thiên nhiên. Vẽ được cảnh thiên nhiên đơn giản HS khá,giỏi: -Có cảm nhận ban đầu về nội dung và vẻ đẹp của bức tranh sinh hoạt -Giáo dục HS yêu thích môn vẽ II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1.GV chuẩn bị: _Một số tranh, ảnh phong cảnh: nông thôn, miền núi, phố phường, sông, biển _Một số tranh phong cảnh của HS năm trước 2.HS chuẩn bị: _Vở Tập vẽ 1 _Màu vẽ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 2’ 1’ 1.Giới thiệu cảnh thiên nhiên: _GV giới thiệu tranh, ảnh để HS biết được sự phong phú của cảnh thiên nhiên _GV gợi ý để HS tìm thấy những hình ảnh có trong các cảnh trên: +Ở cảnh sông biển +Cảnh đồi núi +Cảnh nông thôn +Cảnh phố phường +Cảnh công viên +Cảnh nhà em 2.Hướng dẫn HS cách vẽ: _GV gợi ý để HS vẽ tranh như đã giới thiệu ở trên. Ví dụ: Vẽ tranh về phố phường: +Các hình ảnh chính +Vẽ hình chính trước +Vẽ thêm những hình ảnh cho tranh thêm sinh động hơn _GV gợi ý để HS tìm màu vẽ theo ý thích: +Tìm màu thích hợp vẽ vào các hình. +Vẽ màu để làm rõ phần chính của tranh. +Vẽ màu thay đổi: có đậm, có nhạt. 3.Thực hành: _Dựa vào ý thích của HS, GV gợi ý để HS làm bài: +Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ thể hiện được đặc điểm của thiên nhiên (miền núi, đồng bằng, ) +Sắp xếp vị trí của các hình trong tranh. +Vẽ mạnh dạn thoải mái _Dựa vào cách vẽ của HS (cái đã có), GV gợi ý để các em bổ sung hình ảnh và tìm màu vẽ cho thích hợp với đề tài và ý thích, khả năng của HS, không gò ép theo ý mình. 4.Nhận xét, đánh giá: _GV hướng dẫn HS nhận xét về: +Hình vẽ và cách sắp xếp. +Màu sắc và cách vẽ màu. 5.Dặn dò: _Làm tiếp bài ở nhà (nếu chưa xong). _Quan sát quang cảnh nơi ở của mình. _HS quan sát và trả lời +Cảnh sông biển; +Cảnh đồi núi; +Cảnh đồng ruộng; +Cảnh phố phường; +Cảnh hàng cây ven đường; +Cảnh vườn cây ăn quả, công viên, vườn hoa; +Cảnh góc sân nhà em; +Cảnh trường học +Biển, thuyền, mây, trời +Núi, đồi, cây, suối, nhà +Cánh đồng, con đường, hàng cây, con trâu +Nhà, đường phố, rặng cây, xe cộ +Vườn cây, căn nhà, con đường +Căn nhà, cây, giếng nước, đàn gà _HS quan sát và trả lời: +Nhà, cây, đường, +Vẽ to vừa phải +Vườn hoa, hồ nước, ôtô _Thực hành _HS quan sát tranh và nhận xét -Tranh phong cảnh -Vở, bút màu Thứ ,ngày tháng năm 200 Bài 32: VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN ÁO, VÁY I.MỤC TIÊU: -Nhận biết vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm -Biết cách vẻ đường diềm đơn giản vào áo, váy. -Vẽ được đường diềm đơn giản trên áo,váy và tô màu theo ý thức HS khá,giỏi: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều,gọn trong hình . -Thích vẽ đường diềm trên áo,váy II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1.GV chuẩn bị: _Một số đồ vật, ảnh chụp hoặc sách in: thổ cẩm, áo, khăn, túi có trang trí đường diềm _Một số hình minh hoạ các bước vẽ đường diềm 2.HS chuẩn bị: _Vở Tập vẽ 1 _Màu vẽ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 2’ 1’ 1.Giới thiệu đường diềm: _GV cho HS xem một số đồ vật đã chuẩn bị (áo, váy, vải dệt hoa, túi có trang trí đường diềm) để hướng các em vào bài học. Có thể dùng câu hỏi như: +Đường diềm được trang trí ở đâu? +Trang trí đường diềm có làm cho áo, váy đẹp hơn không? +Trong lớp ta, áo, váy của bạn nào có trang trí đường diềm? _Thông qua đó, giúp HS nhận ra đường diềm được sử dụng nhiều trong việc trang trí quần, áo, váy và trang phục của các dân tôïc miền núi. 2.Hướng dẫn HS cách vẽ đường diềm: GV giới thiệu cách vẽ đường diềm: _Vẽ hình: +Chia khoảng (cố gắng chia đều) +Vẽ hình theo nhiều cách khác nhau: _Vẽ màu +Vẽ màu đường diềm theo ý thích. +Vẽ màu vào áo, váy theo ý thích. *Chú ý: _Màu áo, váy: Tự chọn và khác với màu đường diềm. _Chọn màu sao cho hài hoà và nổi bật. Vẽ màu đều, không ra ngoài hình vẽ. 3.Thực hành: _GV nêu yêu cầu của bài: Vẽ đường diềm trên áo, váy theo ý thích. _GV theo dõi HS chia khoảng, vẽ hình và chọn màu. Chú ý gợi ý để mỗi HS có cách vẽ hình, vẽ màu khác nhau (dù là đường diềm đơn giản). 4.Nhận xét, đánh giá: _GV hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ về: +Hình vẽ (các hình giống nhau có đều không? ). +Vẽ màu (không ra ngoài hình vẽ). +Màu nổi, rõ và tươi sáng. _GV cho HS tự chọn những bài vẽ đẹp theo ý mình. 5.Dặn dò: _Quan sát các loại hoa (về hình dáng và màu sắc). +Ở cổ áo, gấu áo Quan sát và thực hiện +Vẽ màu vào hình. +Vẽ màu nền của đường diềm (khác với màu hình vẽ) +Vẽ màu tuỳ ý +Có thể không vẽ màu (để trắng) _HS thực hành theo đề tài -H.2, Vở Tập vẽ 1 Thứ ,ngày tháng năm 200 Bài 33: VẼ TRANH BÉ VÀ HOA I.MỤC TIÊU: -Nhận biết nội dung đề tài bé và hoa -Biết cách vẽ tranh hình ảnh đề tài có hình ảnh bé và hoa -Vẽ được bức trang có dề tài bé và hoa HS khá,giỏi:Biết cách sắp xếp hình vẽ cân đối,tô màu đều,gọn trong hình -Giáo dục HS yêu thích môn vẽ II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1.GV chuẩn bị: _Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài Bé và hoa _Tranh minh hoạ trong Vở Tập vẽ 1 2.HS chuẩn bị: _Vở Tập vẽ 1 _Bút chì, tẩy, màu vẽ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 2’ 1’ 1.Giới thiệu đề tài: _GV giới thiệu tranh, ảnh để HS thấy: +Bé và hoa là bài vẽ mà các em sẽ rất hứng thú. Đề tài này gần gũi với sinh hoạt, vui chơi của các em. Tranh vẽ thể hiện được vẻ đẹp hồn nhiên, thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu sắc. +Trong tranh chỉ cần vẽ hình em bé với một bông hoa hoặc có thể vẽ nhiều em bé với nhiều hoa ở trong vườn, vườn hoa ở công viên hay ở của hàng bách hoá, chợ hoa 2.Hướng dẫn HS cách vẽ: _GV gợi ý cho HS nhớ lại hình dáng, trang phục của các em bé và đặc điểm màu sắc, các bộ phận của một số loại hoa mà HS sẽ chọn để vẽ vào tranh của minh. Ví dụ: +Màu sắc và kiểu quần áo của em bé. +Em bé đang làm gì ? +Hình dáng các loại hoa. +Màu sắc của hoa. +Tự chọn loại hoa mà em thích. _GV hướng dẫn HS cách vẽ tranh. Bài này có thể vẽ: +Em bé là hình ảnh chính của tranh, xung quanh là hoa và cảnh vật khác. +Bé trai và bé gái mặc quần áo đẹp ở trong vườn hoa. +Vẽ thêm các hình ảnh khác như cây, lối đi, chim, bướm, +Vẽ màu theo ý thích. 3.Thực hành: _GV theo dõi, gợi ý HS vẽ hình và vẽ màu như đã hướng dẫn. 4.Nhận xét, đánh giá: _GV giới thiệu một số bài vẽ của HS và hướng dẫn các em nhận xét về: +Cách thể hiện đề tài (đúng hay chưa rõ đề tài). +Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh (bố cục hợp lí hay rời rạc). +Hình dáng (ngộ nghĩnh, vui,). +Màu sắc của tranh (rực rỡ, tươi sáng). _GV yêu cầu HS tìm các bài vẽ mình thích. 5.Dặn dò HS: _Chuẩn bị cho bài sau: “Vẽ tự do” (xem các bài vẽ ở Vở Tập 1). _HS quan sát _HS thực hành vẽ hình với khổ giấy ở Vở Tập vẽ 1, màu sắc tươi sáng. _HS quan sát tranh vẽ của bạn và nhận xét -Tranh -Bảng lớp -Vở tập vẽ 1 Thứ ,ngày tháng năm 200 Bài 34: VẼ TỰ DO I.MỤC TIÊU: - Biết chọn đề tài phù hợp -Bước đầu biết cách vẽ hình cách vẽ hình , vẽ màu,biết cách sắp xếp hình ảnh. -Vẽ được tranh đơn giản, có nội dung và vẽ màu theo ý thích HSkhá,giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối,vẽ màu phù hợp. -Giáo dục HS tính thẩm mỹ , chính xác II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1.GV chuẩn bị: _Một số tranh của hoạ sĩ, của HS về phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, sinh hoạt, với các vật liệu như chì màu, bút dạ, màu bột, màu nước. 2.HS chuẩn bị: _Vở Tập vẽ 1 _Bút chì, màu vẽ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1’ Đây là bài kiểm tra cuối năm, vì thế cần dành thời gian cho HS làm bài. Cố gắng vẽ xong bài ở lớp. Bài này nên tiến hành như sau: 1.Giáo viên: _Giới thiệu một số tranh cho HS xem để các em biết các loại hình phong cảnh, tĩnh vật, sinh hoạt, chân dung. _Nêu lên yêu cầu của bài vẽ để HS chọn đề tài theo ý thíchcủa mình. _Gợi ý một số đề tài. Ví dụ: + Gia đình -Chân dung: ông bà, cha mẹ, anh chị em hay chân dung mình. -Cảnh sinh hoạt gia đình: Bữa cơm gia đình; Đi chơi ở công viên; Cho gà ăn +Trường học -Cảnh đến trường; Học bài; lao động trồng cây; Nhảy dây -Mừng ngày 20/11; ngày khai trường +Phong cảnh: Phong cảnh biển, nông thôn, miền núi +Các con vật: Con gà, con chó, con trâu, _Giúp đỡ HS làm bài. 3.Nhận xét: Chọn các bài vẽ đẹp trong năm học, chuẩn bị trưng bày kết quả học tập cuối năm. 2.Học sinh: Tự do lựa chọn đề tài và vẽ theo ý thích. -Tranh mẫu -Bài vẽ đẹp Thứ ,ngày tháng năm 200 Bài 35: TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP I.MỤC ĐÍCH: _HS thấy được kết quả học tập trong năm _Nhà trường tổng kết và thấy được kết quả dạy – học Mĩ thuật II.HÌNH THỨC TỔ CHỨC: _Chọn bài vẽ đẹp (vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh đề tài) _Trưng bày ở nơi thuận tiện cho nhiều người xem _Chú ý: +Dán theo loại bài học +Có đầu đề. Ví dụ: ( Vẽ trang trí) – Lớp, năm học III.ĐÁNH GIÁ: _Tổ chức cho HS xem và gợi ý để các em nhận xét các bài vẽ _Tuyên dương HS có bài vẽ đẹp
Tài liệu đính kèm: