Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 - Tuần 10 - Bài 5: Nét gấp khúc, nét xoắn ốc (Tiết 2) - Năm học 2022-2023 - Trần Minh Trí

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 - Tuần 10 - Bài 5: Nét gấp khúc, nét xoắn ốc (Tiết 2) - Năm học 2022-2023 - Trần Minh Trí
docx 4 trang Người đăng Gia Khánh Ngày đăng 18/04/2025 Lượt xem 3Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 - Tuần 10 - Bài 5: Nét gấp khúc, nét xoắn ốc (Tiết 2) - Năm học 2022-2023 - Trần Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 10
 CHỦ ĐỀ 3: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT
 BÀI 5: NÉT GẤP KHÚC, NÉT XOẮN ỐC ( tiết 2)
 Thời gian thực hiện từ: 08/11/2022 đến 09/11/2022
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng cho Hs các phẩm chất như: chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ 
sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật, thông qua một số biểu hiện và hoạt động 
chủ yếu sau:
 • Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu, phục vụ học tập.
 • Biết thu gom giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,...
 • Có ý thức bảo quản sản phẩm mĩ thuật của mình, của bạn; tôn trọng sản phẩm 
 của bạn bè và người khác tạo ra.
2. Năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
2.1Năng lực mĩ thuật
 - Nhận biết được nét gấn khúc, nét xoắn ốc; biết vận dụng các nét đó để tạo 
 sản phẩm theo ý thích.
 - Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của 
bạn.
2.2Năng lực chung
 - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để thực hành, 
 sáng tạo; tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và nhận 
 xét sản phẩm.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, giấy màu, 
 họa phẩm để tạo nên sản phẩm.
2.3Năng lực đặc thù khác
 - Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét, sản 
 phẩm.
 - Năng lực thể chất: vận dụng sự khéo léo của bàn tay để thực hiện các thao 
 tác như: cuộn, gấp, uốn, 
 II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên
 • Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, màu vẽ, 
 bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, bìa giấy, 
 • Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, kéo, bút 
 chì, hình ảnh trực quan; hình ảnh minh họa. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi 
 (nên có).
III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu
 • Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, trò chơi, thực hành, thảo 
 luận, 
 • Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, đặt câu hỏi, 
 • Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Tiết 2
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ổn định lớp và giới thiệu nội 
dung tiết học ( 5p)
-Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài -Suy nghĩ, chia sẻ, bổ sung.
học
-Giới thiệu nội dung tiết học.
Tiếp tục thực hành để hoàn thiện bài làm 
( 20p)
 -HS quan sát.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu nội 
dung Vận dụng. ( 5p)
Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 27 -HS trả lời. HS khác nhận xét 
SGK . bổ sung.
-Cho HS trả lời câu hỏi:
+ Em nhìn thấy gì trong hình?
+Con rắn được tạo nên từ nét gì?
+ Cái quạt được tạo nên từ nét gì?
+Cách tạo ra con rắn, cái quạt từ nét gấp khúc, -HS quan sát.
nét xoăn ốc.
 -GV giới thiệu thêm hình ảnh sản phẩm từ hai 
kiểu nét đã học.
Hoạt động 3: Tổng kết bài học.(4p)
-GV chốt lại: Có thể tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ 
thuật theo ý thích từ nét gấp khúc, nét xoắn ốc.
 -HS lắng nghe. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học 
 tiếp theo. (1p)
 – Tóm tắt nội dung chính của bài học
 – Nhận xét kết quả học tập
 – Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo: xem 
 trước bài 6 SGK, chuẩn bị các đồ dùng, vật liệu 
 theo yêu cầu ở mục chuẩn bị trong Bài 6, trang 
 28 SGK.
* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
 Ngày 03 tháng 11 năm 2022 Ngày 04 tháng 11 năm 2022
 Tổ trưởng Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_tuan_10_bai_5_net_gap_khuc_net_xoan_o.docx