Giáo án môn Đạo đức - Bài: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ

Giáo án môn Đạo đức - Bài: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ

 I. MỤC TIÊU:

- Biết: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.

- Biết yêu quý anh, chị em trong gia đình.

- Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày.

+Biết vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

- Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

 II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Vở bài tập đạo đức1

- Tranh phóng to bài tập1 và bài tập 2.

- Bài thơ Làm anh (tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn).

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 9 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1395Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức - Bài: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI VÒNG TRƯỜNG
Trường tiểu học TânTrung
GV: Dương Trúc Bạch
Dạy lớp 1B
 NĂM HỌC : 2010 – 2011
 Môn : Đạo đức
 Tiết thời khóa biểu : 3
 Tiết phân phối chương trình : 9
Ngày day : Thứ tư ngày 20-10-2010
Bài:: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ 
(Tiết 1)
 I. MỤC TIÊU:
- Biết: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.
- Biết yêu quý anh, chị em trong gia đình.
- Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày.
+Biết vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
 II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Vở bài tập đạo đức1
Tranh phóng to bài tập1 và bài tập 2.
Bài thơ Làm anh (tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn).
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
- Nhận xét sự chuẩn bị.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: Tiết học trước các em được học bài gì? (gọi cá nhân trả lời – nhận xét).
- Em hãy kể về gia đình mình. (gọi cá nhân 2 em lần lượt kể – nhận xét)
- Theo em mọi người trong gia đình cần đối xử với nhau như thế nào?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh trả lời đúng.
+ Nhận xét chung.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết: Trẻ em ai cũng có quyền có gia đình và có quyền được cha mẹ yêu thương chăm sóc. Đối với ông bà cha mẹ ta phải kính trọng, đối với anh chị em ta phải đối xử như thế nào? Vậy, để biết được điều đó cô cùng các em tìm hiểu qua bài học hôm nay: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
Hoạt động I: Bài tập 1: Xem tranh - nhận xét.
- GV nêu yêu cầu: Từng cặp học sinh cùng bàn quan sát 2 bức tranh ở VBT của BT1, cho biết: tranh vẽ những ai, họ đang làm gì?
(Gọi học sinh nhắc lại yêu cầu)
Tiến hành quan sát tranh trong vòng 3 phút – Giáo viên theo dõi, giúp đỡ thêm.
 HS xem tranh và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong bài tập 1
- Giáo viên đính tranh phóng to lên bảng. Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
 (3 nhóm – nhận xét)
- Gọi một số HS nhận xét việc làm của các bạn trong tranh.
- Cả lớp trao đổi bổ sung
Giáo viên kết luận tranh:
 Tranh 1
 + Anh đưa cam cho em ăn, em nói lời cảm ơn. 
 Anh rất quan tâm đến em, em lễ phép với anh.
 Tranh 2
 + Chị giúp em mặc áo cho búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hòa thuận và đoàn kết.
Kết luận & Giáo dục:
 Các em cần phải noi gương theo các bạn ở hai bức tranh. Anh chị em trong gia đình phải biết thương yêu hoà thuận với nhau. Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
 Nghỉ giữa tiết.
Hoạt động II: Bài tập 2: Thảo luận phân tích tình huống. 
- Giáo viên đính tranh BT2 lên bảng. Yêu cầu cả lớp xem tranh (1phút) và cho biết tranh vẽ gì ?
- Gọi cá nhân nêu kết quả quan sát.
- Giáo viên hỏi: Theo em bạn Lan ở tranh 1 sẽ giải quyết như thế nào với tình huống đó?
- Gọi cá nhân đưa ra ý kiến dự đoán.
- Giáo viên chốt lại các ý trả lời.
- Nếu là Lan em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao?
Giáo viên kết luận: Ta nên chọn cách giải quyết cuối cùng. Nhường cho em chọn trước là thể hiện chị thương yêu em nhất. Chị biết nhường nhịn em nhỏ.
- Giáo viên hỏi: Theo em bạn Hùng ở tranh 2 sẽ giải quyết như thế nào với tình huống đó?
- Gọi cá nhân đưa ra ý kiến dự đoán.
- Giáo viên chốt lại các ý trả lời.
- Nếu là Hùng em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao?
Giáo viên kết luận: Ta nên chọn cách giải quyết cuối cùng. Cho em mượn và hướng dẫn em cách chơi là thể hiện sự yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
 IV.Củng cố – dặn dò:	
 - GV củng cố lại bài: Chúng ta vừa được học bài gì?
+ Là em cần phải NTN đối với anh chị?
+ Là anh, chị phải NTN đối với em nhỏ?
Gíao viên cho cả lớp đọc bài thơ Làm anh.
Nhắc nhở các em làm theo bài học.
Dăïn dò: Chuẩn bị cho tiết học sau.
Nhận xét tiết học
- Vở đạo đức lớp 1.
- HS Trả lời - bài: Gia đình.
- Học sinh kể: Gia đình em có ông, bà ,.
- Phải kính trọng, lễ phép, thương yêu nhau,
- Lắng nghe – Nhắc lại tên bài học
(Mở vở bài tập trang 15)
- Nhắc lại yêu cầu của giáo viên:
- HS quan sát tranh theo cặp.
 Từng căp HS trao đổi về nội dung mỗi bức tranh
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày – nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét cá nhân.
- Lắng nghe.
- 2 HS khá, giỏi nhắc lại kết luận.
- Học sinh quan sát tranh ở bảng 1 phút.
- 2, 3 em nêu: 
*Tranh 1: Bạn Lan đang chơi với em được cô cho quà.
*Tranh 2: Bạn Hùng có ô tô đồ chơi, em nhìn thấy và đòi mượn chơi.
- Cá nhân đưa ra ý kiến khác nhau:
(có thể là như sau)
+ Lan dành quà riêng cho mình.
+ Lan chia cho em quả bé và dành cho mình quả to.
+ Lan cho em quả to còn dành cho mình quả bé.
+ Mỗi người một nửa quả bé và một nửa to.
+ Lan nhường cho em chọn trước.
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe.
- Cá nhân đưa ra ý kiến khác nhau:
+ Hùng không cho em mượn
+ Đưa cho em mượn và để em tự chơi
+ Cho em mượn và hướng dẫn em cách chơi
- Trả lời ý cá nhân.
- Lắng nghe
- Lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ.
+ Phải lễ phép với anh chị
+ Phải nhường nhịn em nhỏ.
Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ 
 Làm anh
-*-*- —Z– -*-*-
 GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI VÒNG TRƯỜNG
Trường tiểu học Tân Trung
GV: Dương Trúc Bạch
Dạy lớp 1B
 NĂM HỌC : 2010 – 2011
 Môn : Học vần
 Tiết thời khóa biểu : 2
 Tiết phân phối chương trình : 81
Ngày day : Thứ tư ngày 20-10-2010
Bài :: eo – ao
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Đọc được: eo, ao chú mèo, ngôi sao; từ ứng dụng.
 - Viết được: eo, ao chú mèo, ngôi sao.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ các từ khoá.
- Tranh minh hoạ từ ứng dụng.
- Các vần, từ để chơi trò chơi.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức:	1 phút
Văn nghệ đầu giờ
 II. Kiểm tra bài cũ: 3 - phút
-Giáo viên gọi 2, 4 em đọc và viết các từ ứng dụng.
 1 -> 2 em đọc câu ứng dụng.
 GV nhận xét, sửa chữa và cho điểm. 
GV nhận xét chung.
	cối xay vây cá
 ngày hội cây cối
	Giờ ra chơi, bétrai thi chạy, bé gái thi nhảy dây.
 III. Dạy học bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 1 phút
Bài học hôm nay giúp các em biết thêm các vần có âm o đứng cuối. Bài 38 eo , ao
- Ghi tên bài lên bảng.
 2. Dạy vần:
Vần eo 7 phút.
a) Nhận diện vần và đánh vần.
-Giới thiệu cấu tạo vần eo.
- GV hướng dẫn hs đọc trơn vần eo. GV hỏi:
+) Vần eo gồm mấy âm ghép lại? âm nào đứng truớc âm nào đứng sau? 
-GV cho hs So sánh eo với o
- Vậy đánh vần như thế nào?
-GV cho hs đánh vần nối tiếp theo nhóm, cá nhân.
- GV nhận xét, sửa chữa lỗi phát âm cho HS.
*) Dạy tiếng khóa: Tiếng mèo
 - GV vừa viết vần ân xuống vừa nói các con vừa được biết vần eo.Vậy các con xem cô viết thêm âm gì ? Vần eo cô thêm âm m tạo thành tiếng gì ?
 - GV nhận xét tuyên dương
-GV cho hs đọc trơn .
- - Em nào phân tích tiếng cân cho cô tiếng mèo.
- V ậy ta đánh vần như thế nào ?
 - GV nhận xét và cho hs đánh vần.
 Cá nhân – nhóm – đồng thanh
 GV chỉnh sửa.
*) Dạy từ khóa: Từ chú mèo
GV nói : Các con vừa biết tiếng mèo có âm m và vần eo. Vậy các con xem cô bức tranh vẽ gì nhé.
- GV đính tranh chú mèo và hỏi: Tranh vẽ gì?
+ Người ta nuôi mèo để làm gì?
Mèo là con vật có ích, chúng ta cần chăm sóc và bảo vệ chúng.
- Cô có từ chú mèo ( gv vừa nói vừa ghi bảng).
 - GV cho hs đọc trơn từ.
 -Gv nhận xét tuyên dương.
-GV cho hs đọc xuôi , ngược lại vần tiếng , từ vừa học.
-GV nhận xét tuyên dương.
eo : ( 8 phút )
 Quy trình tương tự
 ** Nhận diện vần
-GV chỉ vần ao và hỏi:
+) Vần ao gồm có mấy âm ghép lại? âm nào đứng trước âm nào đứng sau ?
 -GV cho hs So sánh eo với ao
-GV nhận xét
** Đánh vần
-GV cho HS phân tích – đánh vần – đọc trơn.
 GV chỉnh, sửa lỗi cho HS.
GV cho hs đọc tổng hợp 2 vần.
-GV nhận xét.
-GV nói : Các con mới được học 2 vần. Để giúp các con học tốt hoạt động tiếp theo cô mời các con nghỉ giữa tiết.
 Nghỉ giữa tiết
b) Luyện viết: 8 phút.
- Muốn viết vần eo ta viết con chữ nào trước, con chữ nào sau? Các con chữ có độ cao như thế nào?
 GV viết mẫu – hướng dẫn hs cách viết:
+) Đặt bút dưới đường kẻ ngang 2 một chút viết e nét kết thúc của e lia bút nối sang o. Nét kết thúc của o trên đường kẻ ngang 3.
-Từ chú mèo có mấy chữ? Độ cao của các con chữ thế nào?
-GV viết mẫu và nêu cách viết:
+) Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3 một chút viết c, nét kết thúc của c nối liền với nét khuyết trên của h, nét kết thúc của h là nét bắt đầu của u, nét kết thúc của u trên đường kẻ ngang 2. Dấu huyền đặt trên u. Cách ra 1 khoảng viết được chữ o viết m nối liền e, nét kết thúc của m là nét bắt đầu của e, lia bút lên dòng kẻ ngang 3 viết o, nét cong kín của o chạm vào nét kết thúc của e, nét kết thúc của e nằm trên dòng kẻ ngang 3. Đặt dấu huyền trên e.
-GV cho HS viết vào bảng con.
 – GV chỉnh sửa tuyên dương.
-Tương tự gv hướng dẫn : ao, ngôi sao.
-GV cho hs viết bảng con.
-GV nhận xét tuyên dương
 GV nhận xét, sửa chữa nhắc nhở các em tư thế ngồi viết, cách cầm viết khoảng cách từ bảng con và mắt đảm bảo.
c) Đọc từ ứng dụng : 5 phút.
-GV nói : Các con vừa viết được eo chú mèo, ao, ngôi sao. Để biết được tiếng nào có vần mới học trong các từ ứng dụng này. Cô mời các con đọc qua các từ ứng dụng nhé .
 - GV gỡ bảng phụ ghi các từ ứng dụng lên bảng cho hs nhẩm đọc tìm tiếng có mang vần mới học.
GV đọc mẫu cho hs đọc từ ứng dụng
-GV giải thích từ kết hợp cho HS xem tranh, hoặc vật thật.
+)Cái kéo: Là dụng cụ dùng để các em cắt giấy trong môn học thủ công.
 +) Leo trèo: là leo và trèo lên cây.
+ Trái đào: Cho HS xem tranh trái đào.
+ Chào cờ: Cho HS xem tranh chào cờ.
-GV cho hs đọc từ ứng dụng , gv chỉ và đặt thước ở tiếng có âm mới học cho hs phân tích.
-GV nhận xét tuyên dương.
- GV chỉnh, sửa lỗi phát âm cho HS.
 3 ) Củng cố:
 -Con mới học xong 2 vần gì ?
 -GV cho hs đọc lại bài .
 - GV nhận xét .
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
GV tổ chức cho HS thi nối tiếng với vần vừa học.
Ai nhanh và đúng hơn sẽ được tuyên dương.
GV nhận xét.
Bài 38: eo , ao
HS nhắc lại tên bài:
 + Vần eo được cấu tạo bởi 2 âm e và o: e đứng trước o đứng sau.
HS so sánh và nêu:
- Giống nhau: đều có o.
 - Khác nhau :eo bắt đầu bằng ê.
e – o –eo
-HS đọc cá nhân nối tiếp – nhóm.
- Âm m và dấu huyền thành tiếng mèo.
- HS : 5>7 em đọc trơn.
- có âm m đứng trước và vần eo đứng phía sau, dấu sắc đặt ở đầu chữ e.
mờ - eo- meo - huyền – mèo
mèo
HS đánh vần theo: cá nhân nối tiếp, nhóm ,cả lớp. 
Tranh vẽ chú mèo.
Bắt chuột.
-HS nhẩm và đọc trơn từ.
 - HS đọc nối tiếp cá nhân, cả lớp
chú mèo
-HS 2 em đọc xuôi, 2 em đọc ngượ
Eo - mèo - chú mèo
HS : Có 2 âm a và âm o ,a đứng trước, o đứng sau. 
-HS so sánh nêu:
-Giống nhau: đều kết thúc bằng o
-Khác nhau: ao mở đầu bằng a
-HS phân tích – đánh vần – đọc trơn 
theo: Cá nhân nối tiếp – nhóm – đồng thanh.
a – o - ao
sờ – ao – sao
ngôi sao
HS đọc cả lớp
- Viết con chữ e trước, con chữ o sau. Các con chữ đều cao 2 ô li và trên dòng chuẩn.
-HS nghe theo dõi cách viết.
- Từ chú mèo có 2 con chữ. Có con chữ h cao 5 ô li. Các con chữ còn lại đều cao 2 ô li trên dòng chuẩn.
-HS nghe theo dõi cách viết.
 HS viết vào bảng con: eo – chú mèo
HS viết vào bảng con: ao – ngôi sao
HS nhẩm đọc và tìm.
cái kéo trái đào
leo trèo chào cờ
-HS cả lớp đọc theo 1 lần.
- HS nghe.
-HS đọc cá nhân vừa đọc vừa phân tích theo chỉ dẫn của gv, nhóm, cả lớp.
+ eo-ao.
2 HS đọc lại bài không theo thứ tự.
 Cái áo
 eo Leo trèo ao 
 Chú mèo
 Mào gà 
HS chơi trò chơi(2 HS).
TIẾT 2

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an thi GV gioi vong truong.doc