Giáo án môn học Khoa học lớp 5

Giáo án môn học Khoa học lớp 5

Khoa học:

SỰ SINH SẢN

I. Mục tiêu:

- Sau bài học này, học sinh có khả năng:

- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.

- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bộ phiếu dùng cho trò chơi "Bé là con ai?" Hình trang 4,5 SGK

III. Hoạt động dạy- học:

Hoạt động 1: ( 3p) - GV giới thiệu tổng quát chương trình môn Khoa học lớp 5. Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)

Hoạt động 3: Trò chơi "Bé là con ai?"(12p)

* Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ mình.

* Chuẩn bị: Mỗi học sinh vẽ một em bé và một người mẹ hoặc bố của em bé đó ( có những đặc điểm giống nhau).

GV thu các bức tranh của HS.

*Cách tiến hành:

 

doc 56 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Khoa học lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 5 tháng 9 năm 2006
Khoa học:
Sự sinh sản
I. Mục tiêu:
- Sau bài học này, học sinh có khả năng:
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi "Bé là con ai?" Hình trang 4,5 SGK
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: ( 3p) - GV giới thiệu tổng quát chương trình môn Khoa học lớp 5. Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Trò chơi "Bé là con ai?"(12p)
* Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ mình.
* Chuẩn bị: Mỗi học sinh vẽ một em bé và một người mẹ hoặc bố của em bé đó ( có những đặc điểm giống nhau).
GV thu các bức tranh của HS.
*Cách tiến hành:
Bước1: GV phổ biến cách chơi
_Mối học sinh sẽ được phát một phiếu, nếu ai nhận được phiếu có hình em bé phái đi tìm bố hoặc mẹ của em bé đó hoặc ngược lại.
Ai tìm được trước là thắng ai tìm được sau là thua.
Bước 2: HS chơi như hướng dẫn trên.
Bước 3: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé?
+ Qua trò chơi các em rút ra được điều gì?
- HS trả lời, GV chốt ý: Mọi trẻ em đều có bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
Hoạt động 4: Làm việc theo cặp.(18p)
* Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn: Quan sát H1,2,3 ( trang 4,5 SGK) và đọc lời thoại.
Liên hệ gia đình mình có những ai.
Bước 2: HS làm việc theo cặp.
Bước 3: HS trình bày. GV cho HS thảo luận tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản 
+ Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ.
+ Điều gì có thể sẩy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- GV chốt ý: Nhờ có sinh sản mà các gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò: (2p). GV hệ thống bài: HS đọc mục “Bạn cần biết”. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Nam hay nữ
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết: 
- Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
- Nhận ra được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới: không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3p)
+ Nêu ý nghĩa của sự sinh sản?
Hoạt động 2: (1p)
GV giới thiệu bài, ghi đề bài.
Hoạt động 3:Thảo luận (14p)
* Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: làm việc theo nhóm
GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 1,2,3 trang 6 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Giáo viên kết luận: Ngoài những đặc điểm chung giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ bé trai và bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài của cơ quan sinh dục.
Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nam và nữ có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học.
Hoạt động 4: Trò chơi "Ai nhanh ai đúng" (8p)
* Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như gợi ý trong trang 8 SGK và hướng dẫn cách chơi.
Bước 2: Các nhóm tiến hành làm việc.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Bước 4: GV đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 5. Củng cố dặn dò: Chuẩn bị cho giờ sau.
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2006
Khoa học
Nam hay nữ ? (Tiếp)
I.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ: sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này.
- HS nắm chắc bài, không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
- Giáo dục HS có ý thức tôn trọngcác bạn cùng giới và khác giới.
II. Đồ dùng dạy – học: Tranh SGK.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động1. Kiểm tra bài cũ: (3p).
Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học.
Hoạt động 2. Giới thiệu bài: Trực tiếp. (1p)
Hoạt động 3 : Thảo luận : một số quan niệm xã hội về nam hay nữ. (12p)
* Mục tiêu: HS nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ; sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này.
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
1- Bạn có đồng ý với những câu dưới dây không? Tại sao?
a/ Công việc nội trợ là của phụ nữ.
b/ Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
c/ Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật.
2- Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lí không?
3- Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối sử giữa học sinh nam và học sinh nữ không? Như vậy có hợp lí không?
4- Tại sao không nên phân biệt đối sử giưa nam và nữ?
Bước 2: Từng nhóm báo cáo kết quả.
GV kết luận:
- Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi học sinh đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: 
- GV hệ thống bài: HS đọc mục “ Bạn cần biết. Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
 Khoa học
Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận biết cơ thể của một con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
- Phân biệt một và giai đoạn phát triển của thai nhi.
- Giáo dục HS ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học: Hình 10, 11 SGK
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1. Giảng giải:
* MT: HS nhận biết được một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi. bào thai.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV đặt câu hỏi cho HS làm trắc nghiệm.
1.Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
 a. Cơ quan sinh dục. b.Cơ quan hô hấp.
 c. Cơ quan tuần hoàn. d. Cơ quan sinh dục.
2. Cơ quan sinh dục có khả năng gì?
 a. Tạo ra tinh trùng. b. Tạo ra trứng.
2. Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì? 
 a. Tạo ra trứng. b. Tạo ra tinh trùng.
Bước 2. GV kết luận. 
Hoạt động 2. Làm việc với SGK.
MT: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh và sự PT của thai nhi.
Cách tiến hành: 
Bước 1: HS làm việc cá nhân. HS quan sát hình 1b,c, đọc chú thích, tìm chú thích phù hợp với hình nào. 
HS trình bày, GV chốt ý.
HS đọc lại phần bạn cần biết trong SGK.
Bước 2. HS quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 11 SGK tìm xem hình nào ứng với chú thích vừa đọc.
HS trình bày, GV chốt ý.
HS đọc lại phần bạn cần biết trong SGK.
Hoạt động 3. Củng cố dặn dò: Dặn HS chuẩn bị cho bài sau.
 Khoa học
 Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi.
- Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi người.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học
- HS sưu tầm ảnh chụp bản thân lúc còn nhỏ hoặc ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p)
- Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? 
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp (5p)
- GV yêu cầu một số HS đem ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh của các trẻ em khác đẫ sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu: 
- Em bé mấy tuổi và đẫ biết làm gì?
Hoạt động 4: Trò chơi " ai nhanh, ai đúng?(15p)
Bước 1: GV phổ biến cách chơi
- Mọi thành viên trong nhóm đều đọc các thông tin trong khung chữ và tìm xem mỗi thông tin ứng với lứa tuổi nào. Sau đó cử một bạn viết đáp án vào bảng phụ. Nhóm nào xong mang lên dán úp vào bảng. 
- Nhóm nào xong trước là thắng cuộc.
Bước 2: HS làm việc theo nhóm.
Bước 3: Làm việc cả lớp. HS trình bày kết quả.
- Nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 5: Thực hành (12p)
Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc các thông tin trang 15 SGK và trả lời câu hỏi: 
+ Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi người?
Bước 2: Gọi một số HS trả lời
- GV chốt ý: Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi người, vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất. Cụ thể là:
- Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao, cân nặng.
- Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái có kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh.
- Biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mỗi quan hệ xã hội.
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò (3p)
GV hệ thống bài. Chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba ngày 26 tháng9 năm 2006
Khoa học
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
I. Mục tiêu: Sau bài học,HS biết: 
- Nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
- Xác định tuổi học sinh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các độ tuổi khác nhau làm nghề khác nhau.
- Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3p):
- Tại sao tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1p): Trực tiếp.
Hoạt động 3: Làm việc với SGK (15p)
Bước 1: GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn
- Đọc các thông tin trang 16,17 SGK và thảo luận theo nhómvề đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi.
- GV lưu ý: ở Việt Nam, Luật Hôn nhân và Gia đình cho phép nữ từ 18 tuổi trở lênđược kết hôn nhưng theo quy định của tổ chức y tế thế giới , tuổi vị thành niên là từ 10 đến 19 tuổi.
- GV phát phiếu học tập
Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm
Bước 3: Làm việc cả lớp
Các nhóm trình bày kết quả, mỗi nhóm chỉ trình bày 1 giai đoạn, các nhóm khác bổ sung.
GV chốt ý:
Giai đoạn
Đặc điểm nổi bật
Tuổi vị thành niên
Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. ở tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về cả thể chất lẫn tinh thần và mỗi quan hệ với bạn bè, xã hội.
Tuổi trưởng thành
Tuổi trưởng thành được ...  sử dụng điện rồi đi xuống ; tiếp đến học sinh 2 lên viết,hết thời gian, nhóm nào ghi được nhiều hơn thì nhóm đó thắng cuộc .
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò: (2p)
 - Hệ thống bài.Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Chỉ đâu là nhị, nhụy. Nói tên các bộ phận chính của nhị và nhụy.
- Phân biệt hoa có cả nhị và nhụy vơi hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
- Giáo dục HS ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Sưu tầm hoa thật tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p)
- Kể tên một số đồ dùng và nguồn năng lượng chúng sử dụng?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Quan sát (8p)
- GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK theo cặp.
- Yêu cầu một số HS trình bày kết quả trước lớp.
- Yêu cầu HS kể thêm một số loài cây có cơ quan sinh sản là hoa.
Hoạt động 4: Thực hành với vật thật (13p)
- Làm việc theo nhóm:
+ Quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị, đâu là nhụy.
+ Phân biệt các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhụy; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhụy và hoàn thành bảng sau vào vở:
Hoa có cả nhị và nhụy
Hoa chỉ có nhị hoặc nhụy
Hồng
Đu đủ
Sen
Mướp
Bưởi
Bầu
- Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày từng nhiệm vụ.
- Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhụy. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhụy.
Hoạt động 5: Thực hành với sơ đồ nhị và nhụy ở hoa lưỡng tính (12p)
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ nhị và nhụy trang 105 SGk và đọc ghi chú đẻ tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhụy trên sơ đồ.
- Gọi một số HS lên chỉ bản đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhụy.
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò: (2p)
- Hệ thống bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Sự sinh sản của thực vật có hoa
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
- Phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
- Giáo dục HS ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió.
- Sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính và các thẻ từ có ghi sẵn chú thích.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Chỉ trên sơ đồ nhị và nhụy của một bông hoa.
+ Kể tên một số loại hoa chỉ có nhị hoặc nhụy và một số loại hoa có cả nhị và nhụy.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Thực hành làm bài tập xử lí thông tin trong SGK (10p)
- Làm việc theo cặp: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 106 và chỉ và hình 1 để nói với nhau về: Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
- Đại diện một số HS trình bày kết quả là việc theo cặp trước lớp.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- Làm việc cá nhân: đọc các thông tin và chọn các câu trả lời đúng cho các câu hỏi.
- Yêu cầu một số học sinh trinh bài kết quả.
Đáp án: 1 – a; 2 – b; 3 – b; 4 – a; 5 – b.
Hoạt động 4: Trò chơi “Ghép chữ vào hình” (10p)
- GV phát cho các nhóm sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính và các thẻ từ có ghi sẵn chú thích. HS các nhóm thi đua gắn chú thích vào hình cho phù hợp. Nhóm nào làm xong thì gắn bài của mình lên bảng.
- Từng nhóm giới thiệu sơ đồ có gắn chú thích của nhóm mình.
- Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 5: Thảo luận (14p)
- Làm việc theo nhóm: Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi trang 107 SGK:
+ Kể tên một số loài hoa thụ phấn nhờ gió mà bạn biết?
+ Bạn có nhận xét gì về màu sắc hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió?
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt, hấp dẫn côn trùng
Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hao thường nhỏ hoặc không có
Tên cây
Dong riềng, phượng vĩ, bưởi, cam, chanh, mướp, bầu, bí,
Các loại cây cỏ, lúa, ngô
 - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò: (2p)
- Hệ thống bài.
- Chuẩn bị bài sau. 
Khoa học
Cây con mọc lên từ hạt
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.
- Nêu được điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt.
- Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Hình 108, 109 SGK.
- Ươm một số cây hạt họ đậu.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3p)
+ Thế nào là sự thụ phấn, sự thụ tinh?
+ Kể tên một số laòi hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số loài hoa thụ phấn nhờ gió?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt (12p)
- Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điểu khiển các bạn của nhóm mình tách hạt lạc hoặc hạt đậu đã ươm ra làm đôi. Từng bạn chỉ rõ đâu là vỏ, đâu là phôi, chất dinh dưỡng.
-HS quan sát hình 2, 3, 4, 5, 6 và đọc thông tin SGK để làm bài tập.
- Làm việc cả lớp: Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Kết luận: Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Hoạt động 4: Thảo luận (13p)
- Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo gợi ý sau:
 Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt cuả mình. Trao đổi kinh nghiệm với nhau:
+ Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
+ Chọn ra những hạt nẩy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp.
- Làm việc cả lớp: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- GV tuyên dương nhóm có nhiều HS gieo hạt thành công.
Kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
Hoạt động 5: Quan sát (10p)
- Làm việc theo cặp: HS quan sát hình 7 SGK, chỉ vào từng hạt và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới.
- Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò (2p)
- Hệ thống bài.
- Dặn HS về làm thực hành như yêu cầu ở mục Thực hành.
- Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận
 của cây mẹ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: 
- Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
- Kể tên một số cây được mọc ra từ một số bộ phận của cây mẹ.
- Thực hành trông cây bằng một số bộ phận của cây mẹ.
 - Giáo dục HS ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Chuẩn bị theo nhóm: Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, riềng, hành tỏi.
- Một thùng giấy to để đựng đất.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3p)
+ Nêu điều kiện cần để hạt có thể nảy mầm.
+ Kể tên một số loại cây có thể mọc lên từ hạt.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Quan sát (18p)
- Làm việc theo nhóm: nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK. HS vừa kết hợp quan sát hình vẽ trong SGK, vừa quan sát vật thật:
+ Tìm chồi trên vật thật (hoặc hình vẽ): Ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, của gừng, hành, tỏi.
+ Chỉ và từng hình trong hình 1 và nói về cách trồng mía.
- làm việc cả lớp: Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
- Các nhóm khác bổ sung.
Đáp án:
+ Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía.
+ Người ta trồng mía bằng cáh đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, chấu để lấp ngọn lại. Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía.
+ Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi.
+ Trên củ gừng cũng có những chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi.
+ Trên phía đầu của củ hành hoặc của tỏi có chồi mọc nhô lên.
+ Đối với lá bỏng, chồi được mọc ra từ mép lá.
Kết luận: ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
Hoạt động 4: Thực hành (17p)
- Tổ chức cho các nhóm thực hành trồng cây vào thùng đất đã chuẩn bị.
- Cho các nhóm tham quan lẫn nhau, nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò (2p)
- Hệ thống bài. 
- Dặn HS về thực hành trồng cây bằng thân cành.
- Chuẩn bị bài sau
Khoa học
Sự sinh sản của động vật
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: Vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ phấn, sự phát triển của hợp tử.
- Kể tên một số động vật để trứng, đẻ con.
- Giáo dục HS ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Hình 112, 113 SGK
- Sưu tầm tranh ảnh những động vật để trứng và những động vật đẻ con.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3p)
+ Kể tên một số cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
+ Nêu cách trồng mía.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Thảo luận (15p)
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết SGK và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Đa số động vật được chia thành mấy giống? Đó là những giống nào?
+ Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào?
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
+ Nêu kết quả sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì?
- Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
Kết luận:
- Đa số động vật được chia thành hai giống: Giống đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.
- Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của cả bố và mẹ.
Hoạt động 4: Quan sát (12p)
- Làm việc theo cặp: 2 HS cùng quan sát hình 112, chỉ vào từng hình và nói với nhau: con nào được nở ra từ trứng, con nào vừa được đẻ ra đã thành con.
- Gọi một số HS trình bày.
Đáp án:
+ Các con vật được nở ra từ trứng: Sâu, thạch sung, gà, nòng nọc.
+ Các con vật vừa được đẻ ra đã thành con: voi, chó.
Kết luận: Những loài vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau: Có loài đẻ trứng, có loài đẻ con.
Hoạt động 5: Trò chơi “Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con”(8p)
- Chia lớp thành 4 nhóm. Trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con thì nhóm đó thắng cuộc.
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò (2p). Hệ thống bài. Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docga 5.doc