Giáo án môn học Lớp 1 - Tuần 26

Giáo án môn học Lớp 1 - Tuần 26

Đạo đức

Cảm ơn và xin lỗi

I. Mục tiêu

- Khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi

- Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối sử bình đẳng

- Thực hành nói lời cám ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.

- Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp

 

doc 25 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Lớp 1 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Ngày soạn: 8/ 3/ 2009
Ngày giẩng: Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009
Chào cờ
Tập trung đầu tuần
__________________________________
Đạo đức
Cảm ơn và xin lỗi
I. Mục tiêu
- Khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi 
- Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối sử bình đẳng
- Thực hành nói lời cám ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
- Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp
 II. Các hoạt động dạy – học
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. KTBC
3. Dạy bài mới
- Cho HS tự nêu tính huống để nói lời cảm ơn, xin lỗi.
- GV nhận xét
* Hoạt động 1: Qua sát và trả lời câu hỏi bài tập 1
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Vì sao các bạn ấy lại làm như vậy?
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời
*KL: 
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài 2
- Chia nhóm theo số và giao việc ( nhóm 4)
- Yêu cầu HS thảo luận
*KL: 
* Hoạt động tiếp nối: Tập đóng vai
- Cho HS đóng vai theo tổ
- Em thấy như thế nào khi được bạn cảm ơn
* KL: Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm chia sẻ.
- Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi và làm phiền người khác.
Tranh 1: Bạn nói lời cảm ơn khi được tặng quà
Tranh 2: Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn
Thảo luận
Trình bày
Tranh 1, 3: Cần nói lời cảm ơn
Tranh 2, 4: Cần nói lời xin lỗi
Tập đọc
Bàn tay mẹ
I. Mục tiêu
- Đọc đúng, nhanh được cả bài bàn tay mẹ
- Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xưởng
- Ngắt nghỉ hỏi sau dấu chấm, dấu phẩy
- Ôn các vần an, at: HS tìm được tiếng có vần an trong bài. Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần an, at. Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn của bạn.
- HS yếu đọc được 1, 2 câu của bài: đánh vần và đọc trơn chậm.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc và luyện nói trong SGK
- Sách tiếng việt 1 tập 2, bản phụ
III. Các hoạt động dạy – học
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. KTBC: không KT
- Gọi HS đọc bài "Cái nhãn vở"
- GV nhận nét, cho điểm
3. Dạy bài mới
a. GT bài 
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* GV đọc mẫu lần 1
- Giọng đọc chậm, nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm.
+ Luyện đọc các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu HS tìm và ghi bảng
- Cho HS luyện đọc các tiếng vừa tìm
- GV giải nghĩa từ:
- Rám nắng: Đã bị nắng làm cho đen lại 
- Xương: Bàn tay gầy nhìn rõ xương
+ Luyện đọc câu:
- Mỗi câu 2 HS đọc
- Mỗi bàn đọc đồng thanh 1 câu. Các bàn cùng dãy đọc nối tiếp.
+ Luyện đọc đoạn, bài.
- Đoạn 1: Từ "Bìnhlàm việc"
- Đoạn 2: Từ "Đi làmlót dầy"
- Đoạn 3: Từ "Bình của mẹ"
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
+ Thi đọc trơn cả bài:
- Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1HS chấm điểm
- GV nhận xét, cho điểm HS
c. Ôn tập các vần an, at:
* Tìm tiếng có vần an trong bài:
- Yêu cầu HS tìm, đọc và phân tích tiếng có vần an trong bài.
* Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at
- Gọi HS đọc từ mẫu trong SGK
- Chia nhóm 4 và yêu cầu HS thảo luận với nhau để tìm tiếng có vần an, at?
- Yêu cầu HS đọc lại các từ trên bảng
- 2 HS đọc
- HS chú ý nghe
- HS luyện đọc CN, đồng thanh, phân tích tiếng.
- HS đọc CN, bàn
- Mỗi đoạn 3 HS đọc
- 2 HS đọc, lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc
- tiếng: bàn
- Tiếng bàn có âm b đứng trước vần an đứng sau, dấu ( \ )
trên a
- HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu.
- Viết tiếng có vần an, at ra bảng phụ
- Cả lớp đọc đồng thanh
Tiết 2
d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
* Tìm hiểu và đọc, luyện đọc:
+ GV đọc mẫu toàn bài (lần 2)
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 
- Gọi HS đọc đoạn 1 và 2
- Bàn tay mẹ đã làm gì cho chị em Bình? 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3
- Bàn tay mẹ Bình như thế nào ?
- Cho HS đọc toàn bài
- GV nhận xét, cho điểm
* Luyện nói:
Đề tài: Trả lời câu hỏi theo tranh 
- Cho HS quan sát tranh và đọc câu mẫu
Mẫu: 
- Ai nấu cơm cho bạn ăn.
- Mẹ nấu cơm cho tôi ăn.
- GV gợi mở khuyến khích HS hỏi những câu khác
- GV nhận xét, cho điểm
4. Củng cố - dặn dò:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 
- Vì sao bàn tay mẹ lại trở lên gầy gầy, xương xương ?
- Tại sao Bình lại yêu nhất đôi bàn tay mẹ ?
- Nhận xét chung giờ học
- VN: học lại bài 
- Xem trước bài "Cái bống"
- 2 HS đọc
- Mẹ đi chợ mấu cơm, tắm cho em bé, giặt 1 chậu tã lót đầy.
- 2 HS đọc
- Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương
- 3 HS đọc
- HS quan sát tranh và đọc câu mẫu
- Thực hành hỏi đáp theo mẫu
- Vì hàng ngày mẹ phải làm những việc 
- Vì đôi bàn tay mẹ gầy gầy, xương xương
Buổi chiều
- HS đại trà luyện viết, đọc lại bài: bàn tay mẹ và làm bài tập 1, 3 trang 136, 137
- HS yếu đọc lại bài: Bàn tay mẹ, đọc trơn chậm câu đầu, làm bài tập 3 trang 137
**********************************
Ngày soạn: 8/ 3/ 2009
Ngày giảng: Thứ ba ngày 10 tháng 3 năm 2009
Toán
Các số có hai chữ số
I. Mục tiêu
- HS nhận biết về số lượng trong phạm vi 20, đọc, viết các số từ 20 đến 50
- Đếm và nhận ra thứ tự các số từ 20 đến 50
II Đồ dùng dạy học
- Đồ dùng học toán lớp 1, bảng gài, que tính, thanh thẻ, bộ số bằng bìa từ 20 đến 50.
III. Các hoạt động dạy – học
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. KTBC: không KT
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Giới thiệu các số từ 20 đến 30
- Y/c HS lấy 2 bó que tính (mỗi bó một chục que) đồng thời GV gài 2 bó que tính lên bảng, gắn số 20 lên bảng và Y/c đọc 
- GV gài thêm 1 que tính
- Bây giờ chúng ta có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Để chỉ số que tính các em vừa lấy em hãy viết số 
- GV gắn số 21 lên bảng, Y/c HS đọc
+ Tương tự: GT số 22, 23... đến số 30 bằng cách thêm dần mỗi lần 1 que tính.
- Em vừa lấy mấy chục que tính ? 
- GV viết 2 vào cột chục
- và mấy đơn vị ?
- GV viết 3 vào cột đơn vị 
+ Để chỉ số que tính các em vừa lấy ta viết số 23 .
- Yêu cầu HS đọc số 
- Y/c HS phân tích số 23 ?
+ Tiếp tục làm với số 24, 25... đến số 30 
 - Viết số 30 và cho HS đọc 
- Y/c HS phân tích số 30
+ Đọc các số từ 20 đến 30
- GV chỉ trên bảng cho HS đọc: đọc xuôi, đọc ngược kết hợp phân tích số
- Lưu ý cách đọc các số: 21, 24, 25, 27
21: Đọc là "hai mươi mốt"
Không đọc là "Hai mươi một"
25: đọc là "Hai mươi lăm"
Không đọc là "Hai mươi năm"
27: Đọc là "Hai mươi bảy"
Không đọc là "Hai mươi bẩy"
nhận biết TT các số từ 30 đến 40 tương tự các số từ 20 đến 30.
+ Lưu ý HS cách đọc các số: 31, 34, 35, 37 (Ba mươi mốt, ba mươi tư, ba mươi lăm, ba mươi bảy)
c. Giới thiệu các số từ 40 đến 50
- Tiến hành tương tự như giới thiệu các số từ 30 đến 40.
Lưu ý cách đọc các số: 44, 45, 47
c.Luyện tập
Bài 1:
- Cho HS đọc Y/c của bài 
- Số phải viết đầu tiên là số nào ?
- Số phải viết cuối cùng là số nào ?
+ Phần b các em lưu ý dưới mỗi vạch chỉ được viết một số.
+ Chữa bài:
- Gọi HS nhận xét
- GV KT, chữa bài và cho điểm.
Bài 2:
- Bài Y/c gì ?
- GV đọc cho HS viết.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 3: Tương tự bài 2
Bài 4: 
- Gọi HS đọc Y/c:
- Giao việc
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chỉnh sửa
- Y/c HS đọc xuôi, đọc ngược các dãy số
4. Củng cố - Dặn dò:
- Trò chơi: đố bạn số nào: GV đọc, chẳng hạn: số gồm 2 chục và 5 đơn 
vị, cho HS viết bảng con
- 2 HS lên bảng
- HS đọc 
- HS lấy thêm 1 que tính
- Hai mươi mốt
- HS viết: 21
- 2 chục
- 3 đơn vị
- HS đọc CN, ĐT
- 23 gồm 2 chục và 3 đơn vị
- HS đọc: Ba mươi
- 30 gồm 3 chục và 0 đơn vị
- HS đọc CN, ĐT
- HS thảo luận nhóm để lập các số từ 30 đến 40 bằng cách thêm dần 1 que tính.
- Cho biết cách đọc số.
- 2 HS lên bảng mỗi em làm một phần 
- Viết số
- HS viết bảng con, 2 HS lên viết trên bảng lớp 
- 30, 31, 32 .... 39
- Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số đó.
3 HS lên bảng
Tập viết
Tô chữ hoa: C, D, Đ
I. Mục tiêu
- HS tô đúng và đẹp chữ c, d, đ
- Viết đúng và đẹp các vần an, at, anh, ach, từ, bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ.
- HS yếu tô được 2 dòng chữ hoa C, 2 dòng chữ hoa D, Đ, viết các vần an, at, các từ: bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ viết sẵn trong khung chữ 
- Chữ hoa C, D, Đ
- Các vần anh, ach, các từ, tia chớp, đêm khuya
III. Các hoạt động dạy học
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. KTBC: KT đồ dùng học tập của HS, KT bài viết ở nhà, chấm 1 số bài 
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn tô chữ hoa.
- Treo bảng phụ cho HS quan sát 
- Chữ C hoa gồm những nét nào ?
- Chữ C hoa gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản, cong trái và cong dưới nối liền nhau tạo vòng xoắn to ở đầu chữ
- ĐB từ ĐN 6 và ĐD 3 tô nét theo chiều mũi tên, DB ở ĐN 2 và ĐD 
4+ 5
- Nhận xét chữ D hoa
- Chữ D hoa gồm mấy nét, là những nét nào?
 Chữ hoa D gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản: lượn 2 đầu và cong phải nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, cuối nét hơi lượn vào trong 
- Tô và HS quy trình: ĐB ở giữa ĐN 6 và ĐD 3, 5 tô nét 1, tô các nét tiếp theo chiều mũi tên, DB ở ĐN5 và Đ D 3, 5
- Cho HS luyện viết chữ hoa D.
- Hướng dẫn HS viết chữ hoa Đ cách viết như chữ hoa D sau đó lia bút lên đường kẻ ngang giữa, viết nét thẳng ngang đi qua nét thẳng.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
c. Hướng dẫn HS viết vần, từ ứng dụng
- GV treo bảng phụ lên bảng
- Yêu cầu HS đọc các vần, từ ứng dụng
- Yêu cầu HS phân tích tiếng có vần anh, ach.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách nối các con chữ, cách đưa bút 
- Viết bảng con: at, anh sạch sẽ
- GV theo dõi chỉnh sửa
d. Hướng dẫn HS tập viết vào vở:
- GV gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết
- GV theo dõi, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế, cầm bút sai.
+ Thu vở chấm một số bài
+ Khen những HS được điểm tốt và tiến bộ
4. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS tìm thêm những tiếng có vần anh, ach.
- Khen những HS có tiến bộ và viết đẹp 
- Luyện viết phần B ở nhà
- Gồm 1 nét
- Tô trên bảng phụ
- Gồm 1 nét 
- HS theo dõi
- HS luyện viết trên bảng con
- HS đọc CN, đồng thanh
- an, at, bàn tay, hạt thóc, anh, ach, gánh đỡ
- HS luyện viết vần, từ ứng dụng trên bảng con
- HS tập viết vào vở
Chính tả
Bàn tay mẹ
I. Mục tiêu
- HS chép lại đúng và đẹp đoạn "Hằng ngày... tã lót đầy" trong bài "Bàn tay mẹ"
- Trình bày bài viết đúng hình thức văn xuôi.
- Điền đúng vần an hay at, chữ g hay gh
- HS  ... à hướng dẫn thêm
3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Cả lớp hát và vỗ tay (1lần)
- Nhận xét chung giờ học
- Học thuộc bài hát ở nhà
- HS chú ý nghe
- HS đọc lời ca 
- HS tập hát từng câu
- HS tập hát theo nhóm, lớp cho đến khi thuộc bài
- HS hát CN, ĐT
- HS theo dõi và thực hiện (lớp, nhóm)
- Cả lớp, tổ 
Buổi chiều
HS đại trà
Tiếng Việt: Luyện viết, tô chữ hoa C,D, Đ phần b
Toán: Làm bài tập 2, 4 trang 139
HS yếu 
Tiếng Việt: Đọc bài Cái Bống, đọc 2 dòng đầu, đánh vần và đọc trơn chậm.
Toán: Làm bài tập 2 trang 139
Ngày soạn: 10/ 3/ 2009
Ngày giảng: Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2009
Toán
Các số có hai chữ số (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- HS nhận biết số lượng, đọc viết các số từ 71 đến 99
- Biết đếm và nhận ra thứ tự các số từ 71 đến 99
II. Đồ dùng dạy - học
- Bộ đồ dùng dạy toán
- Bảng phụ, bảng gài, que tính, thanh thẻ
II. Các hoạt động dạy – học
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. KTBC: không KT
- Gọi HS lên bảng viết các số từ 60 đến 65
- GV nhận xét, cho điểm
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Giới thiệu các số từ 71 đến 99
- Tiến hành tương tự như GT các số từ 60 đến 70
- Cho HS quan sát tranh SGK
- Có mấy chục que tính và mấy que tính rời
- Yêu cầu viết chữ số chỉ chục ở cột chục, chữ số chỉ đơn vị ở cột đơn vị.
- Yêu cầu HS viết và đọc số 
- Giới thiệu các số từ 72- 99 tương tự 
- Các số em vừa học là các số có mấy chữ số?
c. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc Y/c
- GV hướng dẫn HS viết bảng con
- Gọi HS nhận xét.
- GV NX, cho điểm
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc Y/c của bài
- Trò chơi thi viết số tiếp sức
- Cho HS thực hiện theo nhóm
- Nhận xét và tuyên bố nhóm thắng cuộc
Bài 3: Nếu còn thời gian
- Bài Y/c cầu gì ?
- Y/c HS đọc mẫu
- Hướng dẫn HS làm phiếu cá nhân
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài 
- Trò chơi: đố bạn số nào?
- Nêu cấu tạo số và cho HS thi đọc nhanh số.
- HS viết bảng lớp
- Có 7 chục que tính và 1 que tính rời
- Bảy mươi mốt ( 71)
- đều là các số có hai chữ số 
- Viết số
- HS làm bài, 1 HS lên bảng
+ 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80
- Viết số
a. Số 76 gồm 7 chục và 6 đơn vị
b. Số 95 gồm 9 chục và 5 đơn vị
c. Số 83 gồm 8 chục và 3 đơn vị
d. Số 90 gồm 9 chục và 0 đơn vị
Tập đọc
ôn tập
I. Mục tiêu
 - Đọc đúng, nhanh được các bài ;trường em,tặng cháu, bàn tay mẹ
- Đọc đúng các từ khó trong bài: trường em, gọi là, khéo sảy, đường trơn, rám nắng...
- Biết cách ngắt nghỉ hơi khi gặp dấu câu
- Nói được câu có tiếng chứa vần anh, at
- Trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn vừa đọc, bài đọc
- HS yếu đọc được 1, 2 câu của 1 trong các bài tập đọc đã học, nhắc lại câu trả lời của bạn
II. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu ghi các bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy học
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. KTBC: không KT
3. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn ôn tập
* Luyện đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm và đọc bài, trả lời câu hỏi trong bài vừa đọc 
- Hướng đẫn HS yếu đọc 
* ôn vần an, at, anh, ach
- Tìm tiếng, từ chứa vần at, anh
- Cho HS thi tìm nhanh và viết ra bảng phụ
- Nhận xét, tuyên bố nhóm thắng cuộc
- Nói câu có tiếng chứa vần at, anh
- Cho HS nêu miệng 
4. Củng cố dặn dò
- Trò chơi: Đố bạn vần (tiếng) gì
- GV phân tích cấu tạo tiếng, vần cho HS đoán xem đó là vần, tiếng gì, chẳng hạn: âm tr đứng trước, vần ương đứng sau, dấu huyền trên ương, đố bạn đọc 
- Nhận xét giờ học
HS đọc bài CN và trả lời câu hỏi
at
anh
tát
bãi cát
hạt thóc
nhạt
chẻ lạt
mát mẻ
quả chanh
cá cảnh
nhành lan
manh áo
thanh
cành lê
Bố em trồng cây chanh
Bãi cát rất đẹp
Hoạt động ngoài giờ
Trò chơi
____________________________
Buổi chiều
* HS đại trà
- Tiếng Việt: đọc lại bài Cái Bống, đọc thuộc bài, luyện viết
- Toán: HS làm bài tập 3, 4 trang 141
* HS yếu 
- Tiếng Việt: Đọc 2 câu đầu của bài: Bàn tay mẹ, đánh vần và bước đầu đọc trơn chậm.
- Toán: Làm bài tập 3, 4 trang 141
Ngày soạn: 10/ 3/ 2009
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 13 tháng 3 năm 2009
Toán
So sánh các số có hai chữ số
I. Mục tiêu
- HS bước đầu so sánh được các số có 2 chữ số (chủ yếu dựa vào cấu tạo của số có 2 chữ số)
- Nhận ra số bé nhất, số lớn nhất trong một nhóm các số
II Đồ dùng dạy học
- Que tính, bảng gài, thanh thẻ.
III. Các hoạt động dạy – học
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. KTBC: không KT
3. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Giới thiệu 62 < 65
- GV treo bảng gài sẵn que tính và hỏi 
- Hàng trên có bao nhiêu que tính ?
- GV ghi bảng số 62 và yêu cầu HS phân tích
- Hàng dưới có bao nhiêu que tính ?
- GV ghi bảng số 65 và yêu cầu HS phân tích
- Hãy so sánh hàng chục của hai số này ?
- Hãy nhận xét hàng đơn vị của hai số ?
- Hãy so sánh hàng đơn vị của hai số ?
- Vậy trong hai số này số nào bé hơn ?
- Ngược lại trong hai số này số nào lớn hơn ?
- Yêu cầu HS viết bảng con 65 > 62
- Y/c HS đọc cả hai dòng 62 62
- Khi so sánh hai số có chữ số hàng chục giống nhau ta phải làm ntn ?
- Y/c HS nhắc lại cách so sánh
* Giới thiệu 63 > 58
- (HD tương tự)
- Yêu cầu HS lấy que tính, nhận xét và so sánh 2 số 
c. Luyện tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS nhận xét và hỏi cách so sánh
- GV nhận xét, cho điểm
Bài 2: Gọi HS đọc Y/c
Bài 3: Tương tự bài 2.
Bài 4: Cho HS đọc Y/c
- Hướng dẫn HS làm phiếu theo nhóm
- Lưu ý HS: Chỉ viết 3 số 72, 38, 64 theo Y/c chứ không phải viết các số khác.
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố - dặn dò
- Trò chơi: Thi điền dấu nhanh, đúng
- Gắn lên bảng 3 cặp số và cho HS thi điền nhanh
- NX giờ học và giao bài về nhà.
- 62 que tính
- Số 62 gồm 6 chục và 2 đơn vị.
- Sáu mươi lăm que tính
- Số 65 gồm 6 chục và 5 đơn vị.
- Hàng chục của hai số giống nhau và đều là 6 chục
- Khác nhau, hàng đơn vị của 62 là 2, hàng đơn vị của 65 là 5
+ 2 bé hơn 5
+ 62 bé hơn 65
+ 65 lớn hơn 62
- HS đọc ĐT.
- phải so sánh tiếp hai chữ số ở hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn
+ 63 có 6 chục và 3 đơn vị, 58 có 5 chục và 8 đơn vị
+ 63 và 58 có số chục khác nhau: ( 60 > 50) nên 63 > 58
- Điền dấu >, <, = vào ô trống
- HS làm bài, 3 HS lên bảng
34 < 38
36 > 30
25 < 30
55 < 57
55 = 55
85 < 95
- Khoanh vào số lớn nhất 
- HS làm phiếu CN
- Viết các số 72, 38, 64
a- Theo thứ tự từ bé đến lớn
38, 64, 72
b- Theo thứ tự từ lớn đến bé
72, 64, 38
Chính tả
Cái Bống
I. Mục tiêu
- HS nghe, viết đúng và đẹp bài cái Bống.
- Điền đúng vần anh hay ach; chữ ng hay ngh
- HS yếu viết được 2 dòng đầu của bài 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ chép sẵn bài cái Bống và các BT
III. Các hoạt động dạy học 
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. KTBC: đọc cho HS viết: Cái Bống, khéo sảy
3. Dạy bài mới 
a.Giới thiệu bài (trực tiếp)
b. Hướng dẫn HS nghe viết
- GV treo bảng phụ, gọi HS đọc bài trên bảng.
- Y/c HS tìm tiếng khó viết trong bài
- Cho HS viết bảng con
- GV theo dõi và chỉnh sửa
+ Cho HS chép bài chính tả vào vở. 
- Lưu ý cách học sinh trình bày thể thơ 6- 8
- Đọc từng cụm từ, từ, câu cho HS viết, chú ý hướng dẫn HS yếu 
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi
+ GV thu vở và chấm một số bài 
- Nhận xét bài viết.
c. Hướng dẫn HS làm BT chính tả
* Bài tập 2: Điền vần anh hay ach 
- GV gọi 1 HS đọc Y/c 
- Cho HS quan sát các bức tranh trong SGK 
- Bức tranh vẽ gì ?
- GV giao việc
* Bài tập 3: Điền chữ ng hay ngh
- Đáp án: ngà voi, chú nghé 
- GV nhận xét, chữa bài.
- Chấm một số bài tại lớp.
4- Củng cố - dặn dò:
- GV khen các em viết đẹp, ít lỗi, có tiến bộ.
- Nhận xét chung giờ học.
 - Tập viết thêm ở nhà
+ 2 HS lên bảng viết
- HS đọc 
 + 2 HS lên bảng 
- Dưới lớp viết bảng con
- HS viết chính tả
- HS đổi vở KT chéo theo dõi, ghi số lỗi ra lề nhận lại vở, xem số lỗi, viết ra lề
- 1 HS đọc
- HS quan sát 
- HS nêu
- Hộp bánh, túi xách tay
+ 2 HS lên bảng điền
- HS dưới lớp làm vở
- HS làm bài vào phiếu bài tập 
Tự nhiên và xã hội
Con gà
I Mục tiêu
- Nói được tên các bộ phận bên ngoài của con gà
- Phân biệt được gà trống, gà mái, gà con.
- Biết ích lợi của việc nuôi gà. Thịt gà và trứng gà là thức ăn bổ dưỡng
II Đồ dùng dạy học
- Các hình phóng to trong bài 26.
III Các hoạt động dạy học
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
+ Mục tiêu: Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà
+ Cách tiến hành 
- Cho HS quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời
- Quan sát con gà thứ nhất ở trang 54 đó là gà trống hay gà mái ?
- Quan sát con gà thứ 2 trong trang 45 trong SGK là con gà trống hay mái ?
- Quan sát con gà ở trang 55
- Gà trống, gà mái, gà con đều giống nhau ở điểm nào ?
- Khác nhau ở điểm nào ?
- Mỏ gà, móng gà dùng để làm gì ?
- Ăn thịt gà, trứng gà có lợi ích gì ?
- Tiếng gà gáy sáng có ích lợi gì?
+ Kết luận: Trang 54 SGK hình trên là gà trống, hình dưới là gà mái, con gà nào cũng có đầu, cổ, mình, 2 chân và 2 cánh, dùng mỏ để mổ thức ăn,
- Gà trống, gà mái, gà con khác nhau ở kích thước, mầu lông và tiếng kêu 
* Hoạt động 2: Thảo luận
+ Mục tiêu: Biết ích lợi của việc nuôi gà
+ Cách tiến hành 
- Cho HS thảo luận 
- Nhà em nào nuôi gà?
- Nuôi gà để làm gì?
- Kết luận: Thịt và trứng gà cung cấp nhiều chất đạm và tốt cho sức khoẻ...
* Hoạt động 3: Trò chơi
- Đóng vai gà trống đánh thức mọi người vào buổi sáng.
- Đóng vai gà mái cục tác và đẻ trứng.
- Đóng vai đàn gà con kêu chíp chíp 
- Cho cả lớp hát bài: Đàn gà con
- Quan sát thêm con gà.
- Xem trước bài: Con mèo
- HS quan sát 
- Là con gà trống
- Là gà mái
- Giống: Đều có đầu, cổ, mình 2 chân, 2 cánh...
- Khác: Kích thước, màu lông, tiếng kêu.
- Mỏ đùng để mổ thức ăn, móng bới, đào tìm thức ăn.
- HS nêu
- Tiếng gáy của gà còn báo thức cho mọi người ....
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 26
Tỉ lệ chuyên cần đạt 90 % trở lên.
HS có ý thức luyện viết bài và làm bài tập ở nhà
Hăng hái xây dựng bài: ánh, Xây, Phủng, Nam, Quyển
Đọc có nhiều tiến bộ: Phủng
Viết có tiến bộ: Xí

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 1- Tuan 26.doc