Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 1 năm 2009

Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 1 năm 2009

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN:

BÀI: CẬU BÉ THÔNG MINH

I . MỤC TIÊU:

A . Tập đọc

 1, Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

 - Đọc trôi chảy toàn bài , đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : hạ lệnh, vùng nọ, xin sữa, đuổi đi, mâm cỗ.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giũa các cụm từ .

 - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật ( cậu bé, nhà vua )

2, Rèn kĩ năng đọc – hiểu

 - Đọc thầm nganh hơn lớp 2

 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó đọc chú giải ở cuối bài .

 - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện ( ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé)

 - Giáo dục HS biết bảo vệ các loại chim.

 

doc 40 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 1 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH TUẦN 01
(Từ ngày 17/8/2009 đến ngày 21/8/2009)
Thứ/Ngày
Môn học
Tên bài dạy
 Đồ dùng
HAI
17/8/2009
1
Chào cờ
2
Tập đọc-KC
Cậu bé thông minh
Hình sgk
3
Tập đọc-KC
Cậu bé thông minh
Hình sgk
4
Toán
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
VBT
5
TN-XH
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
Hình sgk
BA
18/8/2009
1
Chính tả
(Tập chép) Cậu bé thông minh
Bảng phụ
2
Mỹ thuật
Thường thức mĩ thuật: Xem tranh th 
3
Tập đọc
Hai bàn tay của em
Hình sgk
4
Toán
Cộng trừ các số có ba chữ số 
VBT
5
Thể dục
Bài 1
Sân
TƯ
19/8/2009
1
LTVC
Ôân về từ chỉ sự vật. So sánh
Bảng phụ
2
Tập viết
Ôân chữ hoa: A
Mẫu chữ
3
Toán
Luyện tập
VBT
4
Hát nhạc
Bài 1
5
NĂM
20/8/2009
1
Chính tả
(Nghe viết): Chơi thuyền
Bảng phụ
2
Đạo đức
Kính yêu Bác Hồ
VBT
3
Toán
Cộng các số có ba chữ số 
VBT
4
Thể dục
Bài 2
Sân, bóng
5
SÁU
21/8/2009 
1
Toán
Luyện tập
VBT
2
TN-XH
Nên thở như thế nào?
Hình sgk
3
Tập làmvăn
Nói về đội TNTP.Điền vào giấy tờ in 
Phiếu
4
Thủ công
Gấp tàu thủy hai ống khói
Mẫu, 
5
Sinh hoạt
Thư hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN:
BÀI: CẬU BÉ THÔNG MINH 
I . MỤC TIÊU: 
A . Tập đọc 
 1, Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
 - Đọc trôi chảy toàn bài , đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : hạ lệnh, vùng nọ, xin sữa, đuổi đi, mâm cỗ.
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giũa các cụm từ .
 - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật ( cậu bé, nhà vua )
2, Rèn kĩ năng đọc – hiểu 
 - Đọc thầm nganh hơn lớp 2 
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó đọc chú giải ở cuối bài .
 - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện ( ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé)
 - Giáo dục HS biết bảo vệ các loại chim.
B . Kể chuyện 
 1 . Rèn kĩ năng nói 
 - Dựa vào trí nhớ và tranh , kể lại từng đoạn của câu chuyện .
 - Biết kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt: biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung .
2, Rèn kĩ năng nghe 
 - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện .
 - Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn: Kể tiếp được lời kể của bạn .
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
 - Tranh minh hoạ bài đọc và kể chuyện trong SGK (tranh phóng to ) 
 - Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc .
II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1 . Ổn định: 
2 . GV kiểm tra : sách vở của các em . GV giới thiệu 8 chủ đề SGK tiếng Việt 3 tập 1. GV kết hợp giải thích nội dung từng chủ điểm
3 . Bài mới 
a. Giới thiệu bài:
 - Cho HS quan sát tranh minh hoạ chủ đề măng non, tranh minh hoạ truyện đọc mở đầu chủ điểm Cậu bé thong minh : Cậu bé thông minh là câu chuyện về sự thông minh , tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ .
- GV ghi tựa bài 
b . Luyện đọc
- GV đọc mẫu cả bài 
- GV gợi ý cách đọc 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
+ Đọc từng câu: HS nối tiếp (hoặïc 2 câu) trong mỗi đoạn ( một, hai lần ). GV chỉ định HS đầu bàn đọc, Sau đó lần lượt từng em đúng lên đọc nối tiếp nhau đến hết bài
+ GV theo dõi HS đọc, NX hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS dễ phát âm sai
- GV hteo dõi nhắc nhở các em nghỉ hơi đúngvà đọc đoạn văn giọng thích hợp .
- GV kết hợp giải nghĩa từ :
TN : kinh đô ?
TN : Om sòm ?
TN : trọng thưởng ? 
- GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng
c. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung : 
- GV hướng dẫn HS đọc thầm từng đoạn troa đổi về nội dung bài thao các câu hỏi ở cuối bai đọc .
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ? 
+ Vì sao dân chúng lo sợ nghe lệnh nhà vua ?
+ Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý ?
+ Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ? 
+ Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?
Qua bài chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
* GV hướng dẫn HS đọc thầm cả bài.
*Nêu nội dung của bài ?
d, Luyện đọc lại 
- GV chọn đoạn 2 làm mẫu 
- GV cùng cả lớp nhận xét , bình chọn nhóm đọc hay nhất ( đọc đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật ) 
B . KỂ CHUYỆN 
1 . GV nêu nhiệm vụ : Trong phần kể chuyện hôm nay, các em quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn truyện và từng tập kể lại từng đoạn của cau chuyện .
2 . Hương dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh .
a.HS quan sát lần lượt 3 tranh minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện, nhẩm kể chuyện .
b. GV mời 3 HS tiếp nối nhau, quan sát tranh và kể 3 đoạn câu chuyện 
c. Sau mỗi lần HS kể GV và cả lớp nhận xét về những yêu cầu :
+Về nội dung 
+Về diễn đạt 
+Về cách thể hiện 
- GV cho cả lớp tuyên dương những em có lời kể sáng tạo 
4 . Củng cố – Dặn dò 
 - Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ? 
 - GV nhận xét tiết học .
- 3 HS nhắc lại đầu bài
- HS đầu mỗi bàn đứng lên đọc từng câu nối tiếp nhau đến hết bài 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (3 đoạn)
- Nơi vua và triều đình đóng quân 
- Ầm ĩ , gây náo động 
- Tặng cho phần thưởng lớn .
- HS đọc từng đoạn trong nhóm ( em này đọc, em khác nghe, góp ý ) 
- Một hS đọc đoạn 1 
- Một HS đọc đoạn 2 
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3 
+ Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng .
+ Vì gà trống không đẻ trứng được .
+ Cậu bé nói một chuyện khiến nhà vua cho là vô lý [bố đẻ em], từ đó làm cho vua phải thừa nhận : lệnh của vua là vô lí 
+ Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim .
+ Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của nhà vua.
+ Chúng ta không nên giết các loài chim, phải biết bảo vệ chúng.
*HS trong lớp đọc thầm cả bài 
*Ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé
- 3 HS một nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện, vua, cậu bé ) 
- Hai nhóm thi đọc truyện theo vai 
- HS quan sát tranh
- 3 trẻ kể 3 đoạn
TOÁN: Tiết 1
BÀI: ĐỌC, VIẾT, CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
I . MỤC TIÊU 
 Giúp HS : 
 - Ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số .
 - HS làm được các bài tập
 - Giáo dục HS tính cẩn thận
II. CHUẨN BỊ:
 - Phiếu bài tập
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC 
 GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1 . Ổn định 
2 . Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3 . Bài mới
a. Giới thiệu bài
 - Ghi tựa 
b.Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 : 
Bài 2 :
Bài 3 : 
- GV nhắc các em tính giá trị của các biểu thức trước rồi mới so sánh .
Bài 5 : 
5 . Củng cố - Dặn dò 
- Về làm bài tập ở vở bài tập
- 3 HS nhắc lại 
- HS ghi chữ hoặc viết số thích hợp vào chỗ chấm .
- HS đọc kết quả ( cả lớp theo dõi sửa chữa) 
- HS lên bảng điền số thích hợp vào chỗ trống và được dãy số : 310 ; 311; 312 ; 313 ; 314 ; 315 ; 316 ; 317 ; 318 ; 319 .
Các số liên tiếp từ 310 đến 319 .
b. 400 ; 399 ; 398 ; 397 ; 396 ; 395 ; 394; 394 ; 393 ; 392 ; 391 .
- Các số giảm liên tiếp từ 400 đến 391 
- HS tự điền dấu thích hợp (>,< =)vào chỗ chấm : 
303 516 ; 199 < 200 
HS tự làm vào vở . Sau đó đổi chéo vở kiểm tra chữa bài .
a)Theo thứ tự từ bé đến lớn : 162 ; 241 ; 425 ; 519 ; 537 ; 830 .
b)Theo thứ tự từ lớn đến bé : 830 ; 537 ; 519 ; 425 ; 241 ; 162 .
TỰ NHIÊN XÃ HỘI:
BÀI : HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP 
I . MỤC TIÊU 
 Sau bài học HS có khả năng :
 - Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào hoặc thở ra .
 - Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ .
 - Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra .
 - Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người .
 - Giáo dục HS biết bảo vệ bầu không khí trong lành
II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
 Các hình trong SGK trang 4 – 5 phóng to .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1 . Ổn định
2 . GV kiểm tra sách vở của các em 
3 . Bài mới 
a. Giới thiệu bài
 – Ghi tựa 
Hoạt động 1 : Thực hành cách thở sâu 
*Mục tiêu: để các em nhận biết sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức .
Bước 1: GV hướng dẫn các em thực hiện động tác “Bịt mũi nín thở” 
+ GV hỏi cảm giác của các em sau khi nín thở lâu ?
Bước 2 : 
- Gọi 1 HS lên thực hiện trước lớp động tác thở sau như hình 1 SGK .
- GV yêu Cầu HS cả lớp đứng tại chỗ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức .
- GV hướng dẫn HS vừa làm vừa theo dõi cử động phồng lên xẹp xuống của lồng ngực khi các em thực hiện các động tác trên .
- Em có nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và khi thở ra hết sức.
So sánh lồng ngực khi hít vào , thở ra bình thường và thở sâu ?
Kết luận : Khi ta thỡ, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động ho hấp. Cử động hô hấp gồm 2 động tác: hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngục sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức lồng ngựïc xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài .
* Hoạt động 2 
- GV yêu cầu HS mở SGK, quan sát hình trang 5. Hai bạn sẽ lần lượt người hỏi người trả lời .
(Nhóm đôi) 
- GV gọi một số ca ... NG DẠY HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Nhận xét việc thực hiện bọc vở của lớp.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV gắn mẫu tàu thủy 2 ống khói.
- Mẫu gấp tàu thủy 2 ống khói.
- Nêu câu hỏi định hướng quan sát :
+ Màu sắc của tàu thủy ?
+ Nêu đặc điểm của 2 ống khói?
+ Hình dáng của mỗi bên thành tàu?
- GV giải thích : hình mẫu chỉ là đồ chơi được gấp gần giống như tàu thủy. Trong thực tế, tàu thủy được làm bằng sắt, thép và có cấu tạo phức tạp hơnhiều.
- GV gợi ý để HS suy nghĩ : Gấp chiếc tàu thủy như thế nào ?-
- Mẫu gấp tàu thủy 2 ống khói.
- GV gọi 1 HS lên mở dần tàu thủy mẫu.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu.
- GV treo bảng quy trình.
- Yêu cầu HS nêu cách tạo tờ giấy hình vuông.
- Bảng quy trình gấp tàu thủy 2 ống khói 
- Tờ giấy thủ công hình chữ nhật và hình vuông
- Yêu cầu HS dựa vào bảng quy trình nêu các bước thực hiện
- GV ghi bước 1 lên bảng 
- GV chỉ quy trình (hình 2) và câu hỏi :
- Muốn có điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông ta làm thế nào ?
- Mẫu hình vuông
- Gọi HS lên thực hiện gấp, xác định điểm O và 2 đường dấu gấp giữa hình
- GV ghi bước 2 lên bảng.
- GV nêu câu hỏi : 
+ Các ký hiệu ở hình 2 cho ta biết gì ?
- Em gấp vào như thế nào ?
- GV thao tác gấp hình 3. Lưu ý HS cách miết hình.
- GV đặt ướm hình vừa gấp vào hình vẽ ở quy trình. Yêu cầu HS nhận xét.
- Hỏi : Nhìn ký hiệu ở hình 3, em sẽ thực hiện thao tác nào để gấp được hình 4 ?
- GV gọi HS lên thực hiện gấp hình 4.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 4 và nêu cách gấp hình 5 
- Gọi 1 HS lên thực hiện gấp 
- GV chốt lại cách gấp hình 5. Chú ý ở các nếp gấp. Yêu cầu HS so sanh hình vừa gấp với hình trong quy trình.
- GV hỏi : ta gấp 4 đỉnh hình vuông vào điểm O bao nhiêu lần?
- GV lật mặt sau và ướm vào hình 6 của quy trình.
- GV gợi ý HS tìm hiểu cách gấp từ hình 6 sang hình 7 : em hay quan sát và so sánh hình 6 với hình 7
- Mẫu gấp hình 6 
- Nhận xét số ô vuông trong từng hình. - -- Làm thế nào để tạo được hình 2 ống khói ?
- GV vừa gấp hình 7 vừa nêu cách làm : cho ngón tay trỏ vào khe giữa của 1 ô vuông và dùng ngón cái đẩy ô vuông đó lên. Tương tự đối với ô vuông đối diện.
- Lưu ý cách đẩy ô vuông lên để tạo được 2 ống khói.
- GV tiếp tục gợi ý làm thế nào để gấp được tàu thủy có 2 ống khói ở giữa và 2 bên thành tàu có mũi tàu thẳng đứng ?
- GV gấp mẫu hình 8 và nêu cách làm : lòng 2 ngón tay trỏ vào phía dưới 2 ô vuông còn lại để kéo sang hai phía. Đồng thời dùng ngón cái và ngón giữa của 2 tay ép vào.
- Lưu ý HS sử dụng ngón tay để kéo 2 ô vuông còn lại sang 2 phía.
- GV ghi bảng bước 3.
- GV làm mẫu toàn bộ quy trình gấp tàu thủy 2 ống khói
- Mẫu hình vuông để thao tác lại quy trình
Hoạt động 3 : luyện gấp nháp.
- GV chia nhóm 4 HS.
- GV theo dõi sửa chữa.
- Nhận xét 
Củng cố : 
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước gấp.
- Thi đua : gấp hình theo quy trình.
- GV chia 3 nhóm. Nêu yêu cầu : gắn các hình gấp theo thứ tự. Nhóm nào thực hiện đúng và nhanh sẽ thắng
- GV phát cho mỗi nhóm bảng ghi tên các hình.
- GV tổng kết thi đua - tuyên dương
3. Dặn dò : 
Tập gấp tàu thủy 2 ống khói.
Chuẩn bị : tiết sau thực hành và trang trí sản phẩm, mang theo giấy màu, kéo, hồ dán, bút màu
PP : Trực quan, vấn đáp
- HS quan sát.
+ Màu xanh biển
+ 2 ống khói ở giữa tàu và giống nhau.
+ Mỗi bên thành tàu có 2 hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng.
- HS tiếp tục quan sát mẫu
- HS mở dần mẫu và nhận xét : sử dụng tờ giấy hình vuông để gấp.
- HS theo dõi
- Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật sao cho 1 cạnh của chiều rộng trùng với 1 cạnh của chiều dài, miết đường gấp và cắt bỏ phần giất thừa. Mở ra được hình vuông.
- Bước 1 : Gấp cắt bỏ tờ giấy hình vuông.
- Bước 2 : gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông
- Bước 3 : gấp thành tàu thủy 2 ống khói
- HS nhắc lại bước 1
- Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần bắng nhau. Mở hình vuông ta được điểm O ở giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông
- HS thực hiện và nêu.
- HS nhắc lại bước 2
- Gấp vào để tạo hình vuông mới
- Gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào điểm O sao cho các cạnh gâp vào phải nằm đúng đường dấu gấp giữa hình
- HS quan sát.
- Hình vừa gấp giống hình 3 ở quy trình
- Lật mặt sau gấp lần lượt 4 đỉnh hình vuông vào điểm O.
- 1 HS lên gấp
- Nhận xét và so sánh hình 4 ở bảng quy trình.
- Lật mặt sau tiếp tục gấp 4 đỉnh hình vuông vào điểm O.
- HS thực hiện
- HS rút ra nhận xét : 2 hình giống nhau.
- 3 lần. Từ hình 2 gấp để có hình 3, hình 3 gấp để có hình 4, hình 4 gấp để có hình 5 
- HS nhận xét : lật mặt sau hình 5 được hình 6
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày cách làm và thực hiện thao tác gấp 2 ống khói.
- Nhận xét
- HS theo dõi. Nhận xét hình vừa gấp với hình 7 quy trình.
- HS suy nghĩ và nêu cách làm
- 1 HS lên thực hiện gấp thử
- Nhận xét
- HS theo dõi
- HS nhắc lại bước 3 
- HS theo dõi.
- HS thực hiện gấp trên giấy nháp. 
- 1 HS nêu.
- HS ngồi theo nhóm, thực hiện sắp xếp và gắn các hình theo thứ tự của bảng quy trình.
- Nhóm nào xong xẽ lên gắn trên bảng lớp.
- HS tham gia nhận xét.
SINH HOẠT: Tiết 1
I. Mục tiêu: 
 - Giúp HS nhận biết được những ưu khiết điểm trong tuần 1
 - HS biết tự nhận xét về bản thân và nhận xét về bạn của mình.
 - Giáo dục học sinh tính trung thực, thật thà, tinh thần đoàn kế, biết giúp đỡ lẫn
nhau.
 - HS biết tham gia vào các hoạt động tập thể một cách chủ động.
 - Biết thêm về một số phụ nữ thành đạt, tầm quan trọng của những người phụ nữ trong gia đình.
II. Nhận xét tuần 1:
 - Các tổ trưởng nhận xét về tình hình của tổ mình trong tuần 1.
 - Lớp phó học tập nhận xét về tình hình học tập của lớp trong tuần 1 .
 - Lớp phó lao động nhận xét về tình hình lao động, vệ sinh của lớp trong tuần 1 .
 - Lớp trưởng nhận xét bao quát về tình hình của lớp trong tuần 1 :
 - HS có khuyết điểm đứng dậy nêu lí do và đưa ra lời hứa trước lớp. 
 - GV nhận xét.
 1. Chuyên cần: Trong tuần không có bạn nghỉ học không có lí do. 
 2. Nề nếp: Đi học đúng giờ, tham gia sinh hoạt 15’ nghiêm túc, tham gia tập thể dục giữa giờ đầy đủ.
 3. Hạnh kiểm: Trong tuần không có HS nào vi phạm về hạnh kiểm.
 4. Học tập: Cả lớp đã đi vào ổn định, học bài và làm bài ở nhà tương đối đầy đủ, đến lớp chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dụng bài, song vẫn có một số bạn chưa học bài ở nhà như: Sin
 5. Vệ sinh: Cả lớp giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
 6. Công tác khác: Tham gia đầy đủ các phong trào do trường, đội tổ chức.
III. Kế hoạch tuần 2:
 - Duy trì sĩ số học sinh.
 - Duy trì tốt nề nếp của trường, lớp.
 - Đôn đốc học sinh học tập, và có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.
 - Phối hợp với các tổ chức đoàn thể để vận động học sinh đến lớp.
MĨ THUẬT:
BÀI: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT : XEM TRANH THIẾU NHI
Đề tài : MÔI TRƯỜNG 
I/ MỤC TIÊU : 
Kiến thức : Hs tiếp xúc , làm quen với tranh của thiếu nhi , của hoạ sĩ vẽ đề tài môi trường .
Kỹ năng : Hs biết cách mô tả , nhận xét hình ảnh , màu sắc trong tranh .
Thái độ : Giáo dục hs có ý thức bảo vệ môi trường .
II/ CHUẨN BỊ : 
Thầy : Tranh của họa sĩ về đề tài thiếu nhi , môi trường và các đề tài khác .
Trò : sưu tầm tranh ảnh về môi trường , vở , bút màu  
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Xem tranh (15’) 
Gv yêu cầu hs quan sát tranh và tìm hiểu nội dung tranh theo câu hỏi gợi ý 
Tranh vẽ hoạt động gì ?
Những hình ảnh chính , hình ảnh phụ trong tranh ?
Hình dáng , động tác của các hình ảnh chính như thế nào ? Ở đâu ? 
Những máu sắc náo có nhiều ở trong tranh ?
Gv theo dõi động viên khuyến khích và sửa chữa , bổ sung 
Gv nhấn mạnh thêm : 
xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp 
xem tranh cần có những nhận xét riêng của mình . 
HĐ2 :Nhận xét – đánh giá (12’) 
Gv yêu cầu sắp xếp tranh , ảnh đã sưu tầm được theo từng chủ đề thích hợp như :
Nhà trường 
Thiếu nhi với thiên nhiên 
Môi trường  
Gv nhận xét chung , điều chỉnh sai sót 
Tuyên dương nhóm thực hiện nhanh , chính xác .
Giáo dục hs yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống .
HĐ3 :Củng cố 
-Gv yêu cầu nhóm vẽ 1 bức tranh nói về thiếu nhi 
-GV tuyên dương . 
HT: Cá nnhân , nhóm 
Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
Hs nhận xét , bổ sung 
HT:Nhóm , lớp 
Hs thảo luận và chọn ra tranh , ảnh theo từng chủ đề mà gv yêu cầu sắp xếp lại 
Trình bày nội dung tranh trước lớp 
Nhóm khác nhận xét . bổ sung ý kiến 
Hs lưu ý lắng nghe 
HT: Lớp 
Toàn nhóm thi đua vẽ 1 bức tranh nói về đề tài thiếu nhi và trưnng bày trên bảng lớp 
Hs nhận xét .
5.Củng cố dặn dò:ø 
-Tiếp tục sưu tầm tranh ảnh đẹp 
-Chuẩn bị : Tìm các mẫu trang trí đường diềm 
-Nhận xét tiết học . 

Tài liệu đính kèm:

  • docga lop 3.doc