TẬP ĐỌC
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, hào hứng
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của toàn truyện.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Tuần 33: Thứ hai ngày 27 tháng 4 năm 2009 Tập đọc Vương quốc vắng nụ cười (tiếp) I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, hào hứng - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của toàn truyện. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa SGK. III. Các hoạt động: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: HS: Nối nhau đọc 3 đoạn của bài. - GV hướng dẫn đọc câu dài, sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ. - Luyện đọc theo cặp. - 1 - 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: ? Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi. - ở xung quanh cậu: ở nhà vua quên lau miệng, ở quan coi vườn ngự uyển, ở chính mình ? Vì sao những chuyện ấy buồn cười - Vì nó bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên. ? Bí mật của tiếng cười là gì - Nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện ra những chuyện mâu thuẫn, bất ngờ, trái ngược với cái nhìn vui vẻ lạc quan. ? Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào - Làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa xe. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: HS: 3 em đọc diễn cảm toàn truyện theo cách phân vai. - GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm 1 đoạn. HS: 5 em đọc diễn cảm toàn bộ bài theo vai. 3. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc lại truyện. Toán ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp) I.Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập, củng cố kỹ năng thực hiện phép nhân, phép chia phân số. II. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra: Gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài. - 4 HS lên bảng làm. - GV và HS nhận xét: a) => Cho HS nhận xét: Từ phép nhân suy ra 2 phép chia. Phần b, c tiến hành tương tự. + Bài 2: Tìm x. HS: Tự làm bài và chữa bài. - 2 HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét và cho điểm. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu, làm bài và chữa bài. + Bài 4: HS: Tự làm bài sau đó lên bảng chữa bài. Giải: a) Chu vi hình vuông là: (m) Diện tích tờ giấy hình vuông là: (m2). b) Diện tích 1 ô vuông là: (m2). Số ô vuông cắt được là: (ô vuông) c) Chiều rộng tờ giấy hình chữ nhật là: (m). Đáp số: a) Chu vi m; Diện tích: m2. b) 25 ô vuông. c) m. - GV chấm bài, nhận xét. 3. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm bài tập. đạo đức dành cho địa phương I. Mục tiêu: - Giúp HS có ý thức vệ sinh trường học. - Biết vệ sinh trường học để giữ gìn môi trường luôn sạch sẽ. II. Nội dung: 1. GV phân công các tổ làm nhiệm vụ: - Tổ 1: Vệ sinh văn phòng. - Tổ 2 + 3: Quét dọn sân trường. - Tổ 4: Chăm sóc cây cảnh. 2. Phân công mang dụng cụ: - Tổ 1: Mang dẻ lau, chậu, chổi. - Tổ 2: Mang chổi cọ. - Tổ 3: Mang gầu hót rác. - Tổ 4: Mang cuốc, xô tưới nước. 3. Tiến hành lao động: - Các tổ thực hành làm theo sự phân công của GV. - Làm nghiêm túc, đảm bảo an toàn lao động. - GV đi quan sát từng tổ và góp ý kiến, nhắc nhở những tổ làm chưa tốt. 4. Đánh giá kết quả: - GV nhận xét buổi lao động. - Khen những cá nhân, những tổ làm tốt. - Nhắc nhở những tổ, cá nhân làm chưa tốt. Kỹ thuật Lắp xe đẩy hàng ( tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe có thang. - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe có thang đúng kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn khi thao tác, lắp các chi tiết của xe có thang. II. Đồ dùng: - Mẫu xe có thang đã lắp. - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. Các hoạt động: A. Kiểm tra bài cũ: Nêu quy trình lắp xe đẩy hàng B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. HS thực hành lắp xe đẩy hàng a. Chọn chi tiết: HS: Chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. b. Lắp từng bộ phận: HS: 1 em đọc ghi nhớ trước khi lắp. - GV nhắc các em cần lưu ý khi lắp (SGV) - Quan sát kỹ hình trong SGK. c. Lắp ráp xe đẩy hàng HS: Quan sát kỹ hình 1 và các bước lắp trong SGK để lắp cho đúng. - GV quan sát để kịp thời giúp đỡ và chỉnh sửa cho những HS còn lúng túng. - GV nhắc HS lưu ý khi lắp thang vào giá đỡ, thang phải lắp bánh xe, bánh đai trước, sau đó mới lắp thang. 3. Đánh giá kết quả học tập: - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. HS: Trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. - Dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của mình. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. - Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp. 4. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập lắp xe có thang. Thứ tư ngày 29 tháng 4 năm 2009. Kể chuyện Kể chuyện đã nghe đã đọc I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình. - Trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: Một số sách báo, truyện III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: HS: 1 - 2 HS kể câu chuyện giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS kể chuyện: a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu bài tập: - GV ghi đầu bài lên bảng, GV gạch dưới những từ quan trọng. HS: Một em đọc đầu bài. - Nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi. - Một số HS nối nhau giới thiệu tên câu chuyện mình kể. b. Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: * Thi kể trước lớp: - Mỗi HS kể xong, nói ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm. - Cả lớp bình chọn bạn tìm được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện lôi cuốn nhất, bạn đặt câu hỏi thông minh nhất. 3. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể cho người thân nghe. - Dặn HS đọc trước để chuẩn bị nội dung cho bài kể chuyện được chứng kiến hoặc được tham gia ở tuần 34. Toán ôn tập các phép tính với phân số (tiếp) I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập, củng cố kỹ năng phối hợp 4 phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức và giải bài toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc và tính bằng 2 cách. - Hai HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. - GV cùng cả lớp chữa bài. a) Hoặc: + Bài 2: HS có thể tính bằng nhiều cách. Tuy nhiên nên chọn cách thuận tiện. a) VD: b) + Bài 3: HS tự giải bài toán. HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài và chữa bài. - Một em lên bảng làm. Giải: Số vải đã may quần áo là: (m) Số vải còn lại là: (m) Số túi đã may được là: (cái túi) Đáp số: 6 cái túi. - GV chấm, chữa bài cho HS. + Bài 4: HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ và tự làm. - 1 HS lên bảng chữa: - GV nhận xét, cho điểm những em làm đúng. Từ đó = hay = => = 20. Vậy khoanh vào D. 3. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm bài tập. Chính tả Nhớviết :Ngắm trăng . không đề I. Mục tiêu: - Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng hai bài thơ. - Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu dễ lẫn. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS nhớ - viết: HS: 1 em đọc yêu cầu, đọc thuộc lòng 2 bài thơ. - Cả lớp nhìn SGK, đọc thầm ghi nhớ, chú ý cách trình bày. - Gấp SGK, viết lại 2 bài thơ theo trí nhớ. - GV chấm, chữa bài, nêu nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 2: - GV phát phiếu cho các nhóm thi làm bài. HS: - Nêu yêu cầu bài tập. - Làm bài theo cặp (nhóm nhỏ). - Đại diện từng nhóm lên dán kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm. - Cả lớp viết bài vào vở. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và trả lời: - 1 em nói lại thế nào là từ láy. - Cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Một số em làm vào giấy lên bảng dán và trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt lời giải: a) + tr: Tròn trịa, trắng trẻo, trơ trẽn, trùng trình, tráo trưng + ch : Chông chênh, chống chếnh, chong chóng, chói chang b)- liêu xiêu, liều liệu, liếu điếu, thiêu thiếu - hiu hiu, dìu dìu, chiu chíu 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Khoa học Quan hệ thức ăn trong tự nhiên I. Mục tiêu: - HS kể ra được mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. - Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. II. Đồ dùng dạy học: - Hình 130, 131 SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên: + Bước 1: GV yêu cầu HS: HS: Quan sát trang 130 SGK. + Kể tên những gì được vẽ trong hình. + Nói ý nghĩa chiếc mũi tên vẽ trong sơ đồ. + Bước 2: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Thức ăn của cây ngô là gì? - Từ những thức ăn đó cây ngô có thể tạo ra những chất nào để nuôi cây? => Kết luận: (SGV) 3. Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật. + Bước 1: Làm việc cả lớp. HS: Tìm hiểu mối quan hệ thức ăn và các sinh vật qua 1 số câu hỏi: ? Thức ăn của châu chấu là gì - Là ngô. ? Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì - Cây ngô là thức ăn của châu chấu. ? Thức ăn của ếch là gì - Châu chấu. ? Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì - Châu chấu là thức ăn của ếch. + Bước 2: Làm việc theo nhóm. - GV chia nhóm, phát giấy, bút cho các nhóm. HS: Làm việc theo nhóm, vẽ sơ đồ + Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm, cử đại diện trình bày. => Kết luận: Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. Cây ngô đ châu chấu đ ếch. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Mĩ thuật Vẽ tranh: Đề tài vui chơi trong mùa hè ( GV bộ môn soạn giảng ) Thứ tư ngày 29 tháng 4 năm 2009 Tập đọc Con chim chiền chiện I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi tràn đầy tình yêu cuộc sống. - Hiểu ý nghĩa của bài thơ. - Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa SGK. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: Gọi HS đọc bài cũ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Luyện đọc và t ... g. - Với dạng bài: 1 yến 8 kg = ... kg có thể hướng dẫn: 1 yến 8 kg = 10 kg + 8 kg = 18 kg. Phần b, c hướng dẫn tương tự. HS: Suy nghĩ làm bài. + Bài 3: - GV hướng dẫn chuyển đổi rồi so sánh kết quả để tìm dấu thích hợp. HS: Đọc yêu cầu và làm bài vào vở. - 3 em lên bảng làm bài. VD: 2 kg 7 hg = 2000 g + 700 g = 2700 g. Vậy ta chọn dấu “=” + Bài 4: - GV hương dẫn HS chuyển đổi: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài rồi chữa bài. 1 kg 700 g thành 1700 g rồi tính cả cá và rau cân nặng là: 1700 + 300 = 2000 g = 2 kg. + Bài 5: HS: Đọc đầu bài, làm vào vở. - 1 HS lên bảng giải. Giải: Xe ô tô chở được tất cả là: 50 x 32 = 1.600 (kg) 1.600 kg = 16 tạ. Đáp số: 16 tạ gạo. 3. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Địa lý ôn tập I. Mục tiêu: - HS chỉ trên bản đồ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi - păng, đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ - So sánh hệ thống hóa ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, - Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, bản đồ III. Các hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động 1: Làm viêc cá nhân. HS: Điền các địa danh theo yêu cầu của câu 1 vào lược đồ khung của mình. - Lên chỉ vị trí các địa danh theo yêu cầu của câu 1 trên bản đồ. 2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - GV phát phiếu học tập cho HS. HS: Thảo luận và điền vào phiếu. - Lên chỉ các thành phố đó trên bản đồ. 3. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. HS: Làm câu hỏi 3, 4 SGK. - Trao đổi kết quả trước lớp và chuẩn xác đáp án. - GV tổng kết, khen ngợi các em chuẩn bị bài tốt. 4. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân. HS: Làm câu hỏi 5 SGK. - GV trao đổi kết quả và chuẩn xác đáp án. 5. Hoạt động 5: Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Khoa học Chuỗi thức ăn trong tự nhiên I. Mục tiêu: - HS có thể vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ. - Nêu 1 số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. - Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 132, 133 SGK, giấy khổ to III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh: * Bước 1: Làm việc cả lớp. HS: Quan sát H1 trang 132 SGK để trả lời câu hỏi. ? Thức ăn của bò là gì - Cỏ. ? Giữa bò và cỏ có quan hệ gì - Cỏ là thức ăn của bò. ? Phân bò được phân hủy trở thành chất gì cung cấp cho cỏ - Chất khoáng. ? Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì - Phân bò là thức ăn của cỏ. * Bước 2: Làm việc theo nhóm. - GV chia nhóm, phát giấy HS: Làm việc theo nhóm vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ. * Bước 3: - Các nhóm treo sản phẩm và trình bày: phân bò đ cỏ đ bò 3. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn: * Bước 1: Làm việc theo cặp. HS: Quan sát sơ đồ H2 trang 133 SGK. ? Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ ? Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ đó * Bước 2: Hoạt động cả lớp. HS: Một số em lên trả lời câu hỏi trên. - GV nhận xét và giảng: Trong sơ đồ H2 trang 133 SGK, cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn hoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng (chất vô cơ). Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và cây khác. => Kết luận: (SGK). HS: 3 - 4 em đọc. 4. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Thể dục Môn thể thao tự chọn I. Mục tiêu: - Ôn 1 số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. II. Địa điểm - phương tiện: Sân trường, còi III. Các hoạt động: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. HS: Khởi động, xoay khớp tay, chân, - Ôn 1 số động tác của bài thể dục phát triển chung. - Trò chơi. 2. Phần cơ bản: a. Ôn môn tự chọn: - Đá cầu: 9 - 11 phút. - Ôn tâng cầu bằng đùi. - Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 - 3 người. - Ném bóng: 9 - 11 phút. - Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị ngắm đích, ném bóng vào đích. - Thi ném bóng trúng đích b. Nhảy dây: 9 - 11 phút. - Cho HS tập nhảy cá nhân kiểu chân trước chân sau. 3. Phần kết thúc: - GV hệ thống bài. - Đi đều 2 - 4 hàng dọc và hát. - Một số động tác hoặc trò chơi hồi tĩnh. - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Thứ sáu ngày tháng năm 2007.. Tập làm văn điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu: 1. Hiểu các yêu cầu trong Thư chuyển tiền. 2. Biết điền nội dung cần thiết vào một mẩu Thư chuyển tiền. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu Thư chuyển tiền. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền: + Bài 1: GV giải nghĩa những chữ viết tắt, những từ khó hiểu trong mẫu thư. HS: 2 em nối nhau đọc nội dung của mẫu. - Cả lớp nghe. - GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu Thư gửi tiền (như SGV). HS: Một HS giỏi đóng vai em HS giúp mẹ điền vào mẫu Thư chuyển tiền cho bà. - Cả lớp điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền - Một số HS đọc trước lớp. + Bài 2: HS: Một em đọc yêu cầu. - 1, 2 em trong vai người nhận tiền nói trước lớp. - GV hướng dẫn để HS biết người nhận tiền cần viết gì, viết vào chỗ nào HS: Viết vào mẫu Thư chuyển tiền. - Từng em đọc nội dung thư của mình cho cả lớp nghe. - GV và cả lớp nghe, nhận xét xem bạn nào viết đúng, bạn nào viết chưa đúng và cần phải sửa ở chỗ nào trong bài viết. 3. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập viết lại cho quen. Toán ôn tập về đại lượng (tiếp) I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố các đơn vị đo thời gian và quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian. - Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo thời gian và giải các bài toán có liên quan. II. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài tập giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu, làm bài rồi chữa bài. - 3 HS lên bảng. - GV và cả lớp nhận xét. + Bài 2: a) GV hướng dẫn chuyển đổi: 5 giờ = 1 giờ x 5 = 60 phút x 5 = 300 phút. - Hướng dẫn HS thực hiện phép chia: 420 : 60 = 7. Vậy: 420 giây = 7 phút. * Với dạng bài giờ = .... phút có thể hướng dẫn: giờ = 60 phút x = 5 phút. * Với dạng bài: 3 giờ 15 phút = ... phút, có thể hướng dẫn HS: 3 giờ 15 phút = 3 giờ + 15 phút = 180 phút + 15 phút = 195 phút. Phần b, c tương tự phần a. HS: Tự làm các phần còn lại. + Bài 3: Hướng dẫn HS chuyển đổi các đơn vị đo rồi so sánh kết quả: HS: Đọc yêu cầu và làm bài. - 3 HS lên bảng làm bài. VD: 5 giờ 20 phút = 5 giờ + 20 phút = 300 phút + 20 phút = 320 phút. Vậy 5 giờ 20 phút > 300 phút. + Bài 4: HS: Đọc bảng để biết thời gian diễn ra từng hoạt động cá nhân của Hà. + Bài 5: HS: Chuyển đổi tất cả các số đo thời gian đã cho thành phút sau đó so sánh để chọn chỉ số thời gian dài nhất. 3. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm vở bài tập. Luyện từ và câu Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu I. Mục tiêu: - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích. - Nhận biết trạng ngữ chỉ mục đích trong câu; thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu. II. Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: HS: Hai HS lên chữa bài. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: * Bài 1, 2: HS: Một em đọc nội dung bài 1, 2. - Cả lớp đọc thầm truyện “Con cáo và chùm nho”, suy nghĩ trả lời câu hỏi. - GV chốt lại: Trạng ngữ được in nghiêng trả lời cho câu hỏi “Để làm gì? Nhằm mục đích gì”. Nó bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu. 3. Phần ghi nhớ: HS: 2 - 3 em đọc và nói lại nội dung ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: * Bài 1: HS: Đọc nội dung bài, làm bài vào vở. - Một số HS làm trên bảng. - GV và cả lớp chữa bài. * Bài 2: HS: Đọc yêu cầu, làm bài vào vở bài tập. - Một số HS làm vào phiếu, lên bảng dán và trình bày. - GV và cả lớp nhận xét. * Bài 3: HS: 2 em nối nhau đọc yêu cầu, quan sát tranh minh họa rồi làm bài. - GV nhận xét, cho điểm. - Lần lượt đọc lời giải của mình. a) Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm cứng. b) Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng dũi đất. 5. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm nốt bài tập. Thể dục Môn thể thao tự chọn I. Mục tiêu: - Ôn 1 số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, dụng cụ thể thao. III. Các hoạt động: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học. HS: Chạy nhẹ nhàng, hít thở sâu. - Xoay các khớp cổ tay, chân - Ôn 1 số động tác của bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản: - Đá cầu: - Ôn tâng cầu bằng đùi, tập theo đội hình hàng ngang, vòng tròn, vuông. - Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 -3 người tập theo từng nhóm. - Ném bóng: - Ôn cầm bóng đứng chuẩn bị, ngắm đích, ném bóng vào đích. - Thi ném bóng trúng đích. Mỗi em ném thử 2 quả và ném chính thức 3 quả. Tính số quả trúng đích hoặc số điểm đạt được. 3. Phần kết thúc: - GV hệ thống bài. HS: Đi đều hát, tập một số động tác hồi tĩnh. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. hoạt động tập thể kiểm điểm trong tuần I. Mục tiêu: - HS nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng sửa chữa. II. Nội dung: 1. GV nhận xét chung những ưu điểm và nhược điểm trong tuần: a. Ưu điểm: Nhìn chung các em đã thực hiện tốt mọi nề nếp của lớp như : - Đi học đúng giờ. - Học bài và làm bài tương đối đầy đủ. - Khăn quàng guốc dép đầy đủ. - Vệ sinh cá nhân tương đối sạch. - Chữ viết có nhiều tiến bộ. - Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. - Trong lớp chú ý nghe giảng. b. Nhược điểm: - Một số em hay nghỉ học, ý thức học tập một số em chưa tốt. Lười học, chưa chú ý nghe giảng như em: Nguyên, Nga, Chiến, ... - Chữ viết cẩu thả ở một số em: Thảo, Chiến, Quang, ... 2. Phương hướng: - Phát huy những ưu điểm đã có. - Khắc phục nhược điểm còn tồn tại. - Duy trì tốt phong trào vở sạch chữ đẹp. - Chấm dứt hiện tượng nói chuyện riêng, bỏ học
Tài liệu đính kèm: