Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 11

Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 11

MÔM: TẬP ĐỌC (TIẾT 21)

BÀI: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I. Mục tiêu:

 - Đọc : - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn cảm .

 - HS yếu đọc 1 đoạn, 3-4 câu

 - Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tới.

 - HS có kĩ năng biết về ý chí vượt khó mới thành công.

II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK.

 

doc 17 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Thứ 2 ngày 31 tháng 10 năm 2011
MÔM: TẬP ĐỌC (TIẾT 21)
BÀI: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. Mục tiêu:
 - Đọc : - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn cảm .
 - HS yếu đọc 1 đoạn, 3-4 câu
 - Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tới.
 - HS có kĩ năng biết về ý chí vượt khó mới thành công.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK.
III.Các hoạt động dạy học
 1. Bài mới: a) Giới thiệu bài
 b) Các hoạt động
Hoạt động 1:(21) Luyện đọc.
 - GV đọc mẫu,chia đoạn.
 - Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn. GV kết hợp:
 + Phát âm dúng các từ khó HS thường đọc sai.
 + Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới mục chú giải và những từ ngữ HS thắc mắc.
 + Chú ý giọng đọc. Nhấn giọng ở những từ: rất ham thả diều, bé tí, kinh ngạc, lạ thường, hai mươi, thuộc bài, như ai, lưng trâu, ngón tay, mảnh gạch, vỏ trứng, cánh diều, tiếng sáo, bay cao, vi vút, vượt xa, mười ba tuổi, trẻ nhất,...
- Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau từng đoạn. Cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc hay.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn văn:
 Thầy phải kinh ngạcđom đóm vào trong” 
 + GV đọc mẫu, gạch chân từ cần nhấn giọng, hướng dẫn cách đọc.
 Hoạt động 2: (10) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi:
 + Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? Hoàn cảnh gia đình cậu như thế nào?
 + Cậu bé ham thích trò chơi gì?
 + Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
Đoạn 1, 2 cho biết điều gì?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 thảo luận nhóm và trả lời.
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
Nội dung đoạn 3
- Yêu cầu h/s đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
 + Vì sao chú bé Hiền được gọi la:ứÔng trạng thả diều?
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4: Học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các câu tục ngữ để các em lựa chọn ý đúng nhất ở câu hỏi 4.
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- Câu nào có ý nghĩa đúng với câu chuyện nhất?
- ý 4 của bài.
- Nêu dung chính của bài?
- Học sinh lắng nghe
- HS đọc nối tiếp theo đoạn ( 2-3 lượt) . 
Lớp theo dõi, kết hợp:
+ Nhận xét bạn đọc.
+ Luyện đọc từ khó
+ 1 HS đọc mục chú thích.
- HS luyện đọc cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 4HS đọc nối tiếp toàn bài. Lớp nhận xét, nêu giọng đọc đúng.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- Một số HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, uốn nắn để các bạn đọc đạt yêu cầu.
.- 2 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và trao đổi, trả lời câu hỏi:
+ Sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo.
+ Trò chơi diều.
+ Học đầu hiểu đó, có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà cẫn cßn thì giờ chơi diều.
Đoạn 1, 2: Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
- 2 học sinh đọc thành tiếng. Học sinh đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
ý3: Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
- 2 em đọc thành tiếng.
+ Vì cậu đỗ Trạng Nguyên năm 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, 2 em cùng trao đổi trả lời, nờu ý mình lựa chọn
- Khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn.
- Câu có chí thì nên
ý 4: Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên
Nội dung chính: ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi
3. Củng cố dặn dò
 + Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì?
 + Truyện đọc giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh phải chăm chỉ học tập, làm việc theo gương Trạng Nguyên Nguyễn Hiền.
+ Câu chuyện ca ngợi Trạng Nguyên Nguyễn Hiền. Ông là người ham học, chịu khó nên đã thành tài.
+ Muốn làm được việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó.
+ Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.
+ Nguyễn Hiền là người có Chí. Nhờ đó ông là Trạng Nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta.
---------------------------------------------------
MÔN: TOÁN (TIẾT 51)
BÀI: NHÂN VỚI 10, 100, 1.000, ... CHIA CHO 10, 100, 1.000, ...
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Biết cách thực hiện nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000...và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn... cho 10,100, 1000,...
	- Bài tập cần làm : bài1 a) cột 1,2 ;b) cột 1,2 ;bài 2( 3 dòng đầu ).
 - HS có kĩ năng nắm được cách nhân, chia với 10,100,1000
II. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân. Viết công thức.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
Hoạtt động 1 : (7) Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10.
 a) Nhân một số với 10
- Giáo viên viết lên bảng phép tính:
 35 x 10
- Dựa vào tính chất giáo hoán của phép nhân bạn nào cho biết 35 x 10 bằng mấy?
- 10 còn gọi là mấy chục.
- Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35
- 1 chục nhân với 35 bằng mấy chục?
- 35 chục là bao nhiêu?
- Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10
- Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào?
- Hãy thực hiện:
 12 x 10 78 x 10 457 x 10 7891 x 10
b) Chia số tròn chục cho 10
- Giáo viên viết lên bảng phép tính 350 : 10 yêu cầu học sinh thực hiện
- Giáo viên: ta có 35 x 10 = 350
Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì?
- Vậy 350: 10 bằng bao nhiêu?
- Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35?
- Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chi như thế nào?
- Hãy thực hiện
 70 : 10 140 : 10 2.170 : 10 7.800 : 10
Hoạt động 2:(9) Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1.000.. chia số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 100, 1.000, ...
( Hướng dẫn học sinh tương tự như nhân một số tự nhiên với 10 chia một số tròn trăm, tròn nghìn... cho 100, 1000)
 Kết luận ? Khi nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1000, ... ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào?
 ? Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn... cho 10, 100, 1000, ... ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào?
- Yêu cầu nhiều em nhắc lại.
Họat động 3.(15) Luyện tập
 Bài 1:
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả.
- Giáo viên ghi nhanh kết quả lên bảng lớp.
 Bài 2:
- Nêu yêu cầu bài tập
- Giáo viên viết lên bảng 300 kg = ... tạ
- Giáo viên hướng dẫn cách làm như SGK.
 100 kg = ? tạ
 + Muốn đổi 300kg thành tạ ta nhẩm
 300 : 100 = 3 tạ
 Vậy 300 kg = 3 tạ
- Yêu cầu học sinh làm 3 dòng đầu.
- GV nhận xét ghi điểm.
- 1 em lên trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc phép tính.
- 35 x 10 = 10 x 35
- Là 1 chục.
- Bằng 35 chục.
- Là 350
- Kết quả của phép 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải.
- Ta chỉ việc viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số đó.
- Học sinh nhẩm và nêu
- Học sinh suy nghĩ thực hiện.
- Lấy tích chia cho một thừa số thì được kết quả là thừa số còn lại.
- Học sinh nêu 350 : 10 = 35
- Thương chính là số bị chia xóa đi một chữ số 0 ở bên phải.
- Ta chỉ viết bỏ bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải của số đó.
- Học sinh nhẩm và nêu:
- Ta chỉ viết thêm một, hai, ba,.. chữ sóo 0 vào bên phải số đó.
- Ta chỉ viết bỏ bớt đi một, hai, ba, .. chữ số 0 ở bên phải số đó.
- 5 - 6 em nhắc lại.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm theo cặp.
- HS nối tiếp đọc kết quả và giải thích cách nhẩm của mình.
- Gọi vài em đọc lại bài tập 1 khi hoàn thành trên bảng lớp.
- Học sinh nêu 300 kg = 3 tạ.
+ 100 kg = 1 tạ
+ Học sinh nhắc lại.
- HS làm vào vở
- Một số HS lên bảng làm.
 10 kg = 7 yến 800 kg = 8 tạ
 300 tạ = 30 tấn 
 3. Củng cố dặn dò : - Muốn nhân 1 số với 10, 100, 1000, .. ta làm thế nào? Cho ví dụ
	 - Muốn chia 1 số cho 10, 100, 1000, ... ta làm thế nào?
	 - Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------
MÔN: KHOA HỌC (TIẾT 21)
BÀI: BA THỂ CỦA NƯỚC
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
 - Nêu được nước tồn tại 3 thể: rắn, lỏng, khí.
 - Làm được thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
 - HS có kĩ năng biết về đặc điểm của nước
 II. Đồ dùng dạy học
 - Hình minh họa trang 45 SGK (phóng to)
 - Sơ đồ sự chuyển thể của nước viết sẵn lên bảng.
 - Chuẩn bị cho caực nhóm: các ly thủy tinh, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ :(5) - Nêu tính chất của nước.
- Đọc phần bài học
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới
- 2 em đọc và trả lời.
 Hoạt động 1:(9) Tìm hiểu nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại.	
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 và hình 2 cho thấy nước ở thể nào?
- Hãy lấy một số ví dụ về nước ở thể lỏng?
- Giáo viên dùng khăn ướt lau bảng. Yêu cầu học sinh nhận xét:
 + Liệu mặt bảng có ướt mãi như vậy không?
 + Vậy nước trên mặt bảng đi đâu? Các em làm thí nghiệm sẽ rõ (như H3). Hướng dẫn h/s làm thử thí nghiệm như hình 3.
- Đổ nước nóng vào cốc và yêu cầu học sinh.
 + Quan sát và nói hiện tượng gì xảy ra?
 + Ùp đĩa lên mặt cốc nước nóng khoảng vài phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nhận xét, nói lên hiện tượng vừa xảy ra?
 + Qua 2 hiện tượng trên em có nhận xét gì ?
Giáo viên kết luận:
- Nước ở thể lỏng.
- Nước mưa, nước giếng, nước máy, nước mưa, nước biển, nước sông, nước ao...
- Khi dùng khăn ướt lau bảng, em thấy mặt bảng ướt, sau 1 lúc mặt bàn lại khô ngay.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm 5(4 nhóm)
 + Khi đổ nước nóng vào cốc, ta thấy có khói mỏng bay lên. Đó là hơi nóng bốc lên.
+ Quan sát mặt đĩa, ta thấy có rất nhiều hạt nước đọng lại trên mặt đĩa. Đó là do hơi nước ngưng tụ lại thành nước.
+ Nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể hơi và từ thể hơi sang thể lỏng.
 Hoạt động 2: (8) Tìm hiểu nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và mục «  Liên hệ thực tế và hỏi:
1. Nước lúc đầu trong khay ở thể gì?
2. Nước trong khay đã biến thành thể gì?
3. Hiện tượng đó gọi là gì?
4. Nêu nhận xét về hiện tượng này?
 - Nhật xét , bổ sung.
 Giáo viên kết luận
 - 4 nhóm.
- Học sinh quan sát hình vẽ và thảo luận:
- Đại diện ... i vào vở
- 1 số HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
 1dm2 = 100 cm2 	48dm2 = 4800cm2	1.997dm2 = 199700cm2
100cm2 = 1 dm2	2.000cm2 = 20 dm2	9.900cm2 = 99 dm2	
 3. Củng cố dặn dò
	- Cạnh hình vuông dài 1dm, vậy hình vuông đó có diện tích là bao nhiêu? (1dm2)
	- Đổi 1dm2 = ? cm2 (100cm2)
	- Về nhà hoàn chỉnh bài tập 5 vào vở.
	- Nhận xét tiết học
---------------------------------------------------
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU (TIẾT 21)
BÀI: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ.
I. Mục tiêu: ( Điếu chỉnh khong làm bài tập 1)
 - Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ(đã,đang, sắp).
	 - Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các bài tập thực hành ( 1,2,3 trong SGK).
 - HS khá giỏi biết đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
 - Hs có kĩ năng :phân tích và sử lí thông tin qua bài tập trong bài.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn của BT1 và đoạn văn kiểm tra bài cũ.
	- Bài tập 2a và 2b viết vào bảng phụ và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học	
 1. Bài cũ :(5) - Gọi học sinh lên bảng gạch chân những động từ có trong đoạn văn sau:
Những mảnh lá mướp to bản đều cúp uốn xuống để lộ ra cánh hoa màu vàng. Có tiếng vỗ cánh sè sè của vài con ong bò đen bóng, bay rập rờn trong bụi chanh.
- Động từ là gì? Cho ví dụ
 - Nhận xét và ghi điểm.
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động
Hoạt động 1:(13) Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Cần điền sao cho khớp, hợp nghĩa với 3 từ đã cho vào ô trống.
- Yêu cầu học sinh trao đổi và làm bài.
 - Gọi học sinh nhận xét, chữa bài.
 -Kết luận bài làm đúng
 - 2 HS lên bảng làm,dưới lớp làm vào vở nháp
- 1 em trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 học sinh tiếp nối nhau đọc từng phần.
- Học sinh trao đổi. Sau đó 4 học sinh lên bảng làm phiếu. Học sinh dưới lớp viết bằng bút chì vào vở nháp.
- Nhận xét, chữa bài cho bạn.
- Chữa bài (nếu sai)
Hỏi: Tại sao chỗ trống này em điền từ (đã, sắp, sang)?
Hoạt động 2:(12’) Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc truyện vui.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Yêu cầu học sinh đọc các từ mình thay đổi hoặc bỏ bớt từ và nhận xét bài của bạn.
- Theo từng chỗ trống ý nghĩa của từ với sự việc (đã, đang, sắp) xảy ra.
- 2 em đọc thành tiếng.
- Hoạt động nhóm 4, dùng bút chì gạch chân, viết từ cần điền.
- Học sinh đọc và chữa bài: đã thay bằng đang, bỏ từ đang, bỏ sẽ hoặc thay sẽ bằng đang.
- 2HS đọc lại bài
- Hỏi học sinh từng chỗ: Tại sao lại thay đã bằng đang (đã bỏ, bỏ sẽ)?
- Truyện đáng cười ở điểm nào?
+ Thay đã bằng đang vì nhà bác học đang làm việc trong phòng làm việc.
+ Bỏ đang vì người phục vụ đi vào phòng rồi mới nói nhỏ với giáo sư.
+ Bỏ sẽ vì tên trộm đã lén vào phòng rồi.
+ Vị giáo sư rất đãng trí. Ông đang tập trung làm việc nên được thông báo có trộm lẻn vào thư viện thì ông chỉ hỏi tên trộm đọc sách gì? Ôn chỉ nghĩ vào thư việc chỉ để đọc sách mà quên rằng tên trộm đâu cần đọc sách. Nó cần những đồ đạc quí giá của ông.
 3. Củng cố dặn dò:(5) Hỏi: Những từ nào thường bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
	- Gọi học sinh kể lại truyện Đãng trí bằng lời của mình.
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------
MÔN: TẬP LÀM VĂN (TIẾT 21)
BÀI: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu: - Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người than theo đề tài trong SGK..
	 -Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên ,cố gắng đạt mục đích đặt ra.
 - Hs có kĩ năng thu nhập thông tin và trao đổi thông tin với bạn.
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng viết sẵn:
	 + Đề bài của cuộc trao đổi, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
	 + Tên một số nhân vật để học sinh chọn đề tài trao đổi.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ
 - Giáo viên nhận xét bài kiểm tra giữa kỳ.
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài: Thực hành trao đổi ý kiến với người thân về một đề tài gắn với chủ điểm Có chí thì nên.
 b. Các hoạt động.
Hoạt động 1:(5) HD phân tích đề bài
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 + Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai?
 + Trao đổi về nội dung gì?
 + Khi trao đổi cần chú ý điều gì?
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 em đọc đề bài. Lớp đọc thầm, tìm hiểu đề bài.
 + Giữa em với người thân trong gia đình: bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em...
+ Về một người có ý chí nghị lực vươn lên.
+ Nội dung truyện. Truyện đó phải cả 2 người cùng biết và khi trao đổi phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong truyện.
- Giáo viên dùng phấn nâu gạch chân dưới các từ: em với người thân, cùng đọc một truyện, khâm phục, đóng vai.
 Hoạt động 2.(8)HD HS thực hành cuộc trao đổi.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS cho cuộc trao đổi ( Chọn bạn, chon đè tài như thế nào?)
 - Gọi 1 học sinh đọc gợi ý.
- Gọi học sinh đọc tên các truyện đã chuẩn bị.
- Bảng cột ghi tên nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên. Nhân vật trong các bài của SGK.
- Gọi học sinh đọc gợi ý 2
- Gọi học sinh khá giỏi làm mẫu về nhân vật và nội dung trao đổi.
* Ví dụ: Nguyễn Ngọc Ký.
 a) Hoàn cảnysống của nhân vật?
 b) Nghị lực vượt khó
c) Sự thành đạt
- Gọi học sinh đọc gợi ý 3
- Gọi 2 cặp học sinh thực hiện hỏi đáp.
 + Người nói chuyện với em là ai?
 + Em xưng hô như thế nào?
 + Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện?
Hoạt động 4. Thực hành trao đổi
- Yêu cầu học sinh trao đổi trong nhóm.
- Giáo viên viết nhanh các tiêu chí đánh giá trên bảng.
 + Nội dung trao đổi đã đúng chưa? Có hấp dẫn không?
 + Các vai trao đổi đã đúng và rõ ràng chưa?
 + Thái độ ra sao? Các cử chỉ động tác, nét mặt ra sao?
- GV đến từng nhóm nghe trao đổi để kịp thời góp.
 - Nhận xét, khen ngợi, ghi điểm.
- 1 học sinh đọc thành tiếng gợi ý 1
- Kể tên truyện, nhân vật mình đã chọn.
- Đọc thầm, trao đổi để chọn bạn, chọn đề tài trao đổi.
+ Nguyễn Hiền, Lê- ô- nác -đô-đa Vin xi, Cao Bá Quát, Bạch Thái Bưởi, Lê Duy ứng, Nguyễn Ngọc Ký.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Học sinh trao đổi.
- Ông bị liệt 2 cánh tay từ nhỏ nhưng rất ham học. Cô giáo ngại ông không theo được nên không dám nhận.
- Ông cố gắng tập viết bằng chân. Có khi chân co quắp, .... khó khăn, ngày mưa ngày nắng.
- Ông đã đuổi kịp các bạn và trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp và là Nhà giáo ưu tú.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- 2 em thực hiện.
+ Là bố mẹ/ là anh em/...
+ Em gọi bố, xưng con/anh xưng em...
+ HSTL theo suy ghĩ của mình
- 2 h/s cùng bàn đóng vai người thân tham gia thảo luận, thống nhất dàn ý đối đáp, ghi ra nháp.
- Từng cặp trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung, hoàn thiện cuộc trao đổi. 
- Từng cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp.
- Lớp bình chọn cặp trao đổi tự nhiên, hay nhaát. 
	* Bài tham khảo: SGV/238 hoặc TKBDTV trang 330 - 331
 3. Củng cố dặn dò:- Khi trao đổi ý kiến với người thân em phải chú ý điều gì?
	- Về nhà viết lại nội dung trao đổi vào VBTTV
	- Nhận xét tiết học.
******************************
MÔN: KHOA HỌC (TIẾT 22)
BÀI: MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA?
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Biết mây,mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
	- HS có kĩ năng :Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước tự nhiên xung quanh mình.
II. Đồ dùng dạy học
	- Các hình minh họa trang 46, 47 SGK.
	- Học sinh chuẩn bị giấy , bút màu.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ :
- Gọi 3 học sinh lên trả lời câu hỏi:
 1. Em hãy cho biết nước tồn tại ở những thể nào? ở mỗi dạng tồn tại nước có tính chất gì?
 2. Em hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước?
 3. Em hãy trình bày sự chuyển thể của nước?
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động.
Hoạt động 1:(7) Sự hình thành mây.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm
- Học sinh quan sát hình vẽ, đọc mục 1, 2, 3. Sau đó vẽ lại hình vào đó trình bày sự hình thành của mây.
- Giáo viên đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.
Kết luận: Mây được hình thanh từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh.
Hoạt động 2:(7) Mưa từ đâu ra . ( Giáo viên tiến hành tương tự hoạt động 1)
- Y/c HS nhìn vào hình minh họa và trình bày toàn bộ câu chuyện về giọt nước.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
- Kết luận: Hiện tượng nước biến trở thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Khi nào thì có tuyết rơi?
- Giáo viên gọi mục Bạn cần biết.
Hoạt động 3:(10) Trò chơi “Tôi là ai”
- CTH: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, Y/c HS hội ý và phân vai theo: Giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa, tuyết.
- GV cùng HS nhận xét, xem nhóm nào trình bày sáng tạo, đầy đủ nội dung.
- 3 học sinh trả lời:
- Nhóm đôi (cặp đôi).
- Quan sát, đọc, vẽ và trình bày sự hình thành của mây.
- 2 đến 3 cặp học sinh trình bày, 1 học sinh cầm bức tranh đã vẽ, 1 học sinh nhìn vào đó và trình bày: Nước ở sông hồ, biển bay hơi vào không khí. Càng lên cao, gặp không khí lạnh hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ đó kết hợp với nhau tạo thành mây.
- Học sinh lắng nghe. Vài em nhắc lại.
Câu trả lời đúng: Các đám mây được bay lên cao hơn nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh. Các hạt nước nhỏ kết hợp thành những giọt nước lớn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa lại rơi xuống sông, hồ, ao, đất liền.
- 2 đến 3 học sinh trình bày.
- Khi hạt nước trĩu nặng rơi xuống gặp nhiệt độ thấp dưới 00C, hạt nước sẽ là tuyết.
- 2 học sinh tiếp nối nhau đọc.
- Hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.
- Vẽ và chuẩn bị lời thoại trình bày trước nhóm để tham khảo, nhận xét.
- Lần lượt các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác theo dõi, nhän xét
 3/ Củng cố - dặn dò
- Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình.
- Vì nước rất quan trọng.
- Vì nước biến đổi thành hơi nước rồi lại thành nước và chúng ta sử dụng.
- 1 em đọc mục bạn cần biết.
- Về nhà học thuộc mục bạn cần biết; kể lại câu chuyện về giọt nước cho người thân nghe; luôn có ý thức giữ gìn môi trường tự nhiên quanh mình.
- Nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 11 - doc.doc