Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 6

Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 6

MÔN: TẬP ĐỌC TIẾT: 11.

BAØI: NỖI DẰN VẶT CỦA An- đrây- ca.

I. Mục tiêu:

 1.Đọc:- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm,bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện, đọc đúng: An- đrây- ca, nhanh nhẹn, nức nở,

- HS yếu đành vần và đọc được 2-3 câu.

 2. Hiểu: - Ý nghĩa: nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời các câu hỏi trong SGK ).

 - HS có kĩ năng thể hiện và chia sẻ bày tỏ tình cảm với bạn.

II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 - Chép bảng nội dung luyện đọc.

 

doc 18 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 Thứ 2 ngày 26 tháng 9 năm 2011
MÔN: TẬP ĐỌC TIẾT: 11.
BAØI: NỖI DẰN VẶT CỦA An- đrây- ca.
I. Mục tiêu: 
 1.Đọc:- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm,bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện, đọc đúng: An- đrây- ca, nhanh nhẹn, nức nở,
- HS yếu đành vần và đọc được 2-3 câu.
 2. Hiểu: - Ý nghĩa: nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời các câu hỏi trong SGK ).
 - HS có kĩ năng thể hiện và chia sẻ bày tỏ tình cảm với bạn.
II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 - Chép bảng nội dung luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ:(5) - Y/c HS đọc thuộc lòng bài thơ: Gà trống và cáo
 + Vì sao gà không nghe lời cáo?
 +Theo em tác giả viết bài thơ này với mục đích gì?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài
 b)Các hoạt động.
 Hoạt động 1 :(20) Hướng dẫn luyện đọc
 -GV đọc mẫu lần 1.
 - HDHS đọc nối tiếp theo đoạn. GV kết hợp:
 + Giúp hs luyện đọc từ khó, câu khó, tìm đúng giọng đọc bài văn.
 + GV theo dõi giúp đỡ HS yếu đánh vần, đọc.
- Gv đọc mẫu lần 2
- GV cùng lớp nhận xét, nêu giọng đọc đúng của bài.
-HDHS đọc diễn cảm đoạn:“Bước vàokhỏi nhà”.
 + GV đọc mẫu, gạch chân các từ cần nhấn giọng, nêu giọng đọc cụ thể.
 - GV cùng lớp nhận xét, uốn nắn để các bạn đọc đạt yêu cầu.
 Hoạt động 2 (11)* Tìm hiểu bài
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1 + Trả lời.
+ Khi câu chuyện xảy ra, An đrây ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
+ Khi mẹ bảo An đrây ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu thế nào?
+ An đrây ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- Gọi 1 em đọc đoạn 2, trả lời
 + Chuyện gì xảy ra khi An đrây ca mang thuốc về nhà?
+ An đrây ca dằn vặt mình như thế nào?
- Câu chuyện cho biết An đrây ca là cậu bé như thế nào?
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài. Nêu nội dung chính.
 Câu chuyện kể về ai? Cậu là người thế nào?
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
-2 em học thuộc lòng bài thơ và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối theo trình tự đoạn (3 lần).
- Lớp theo dõi, kết hợp: nhận xét bạn đọc, luyện đọc từ khó(I.1).
- 1em đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 4 HS đọc nối tiếp toàn bài. Lớp nhận xét.
- HS luỵện đọc theo cặp.
- HS thi đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét .
- 1 HS ®äc thµnh tiÕng. Lớp đọc thầm, TLCH
 + 9 tuổi, em sống với mẹ và ông đang bị ốm nặng.
+ Nhanh nhẹn đi ngay.
+ Nhập hội đá bóng với các bạn, quên lời em dặn. Mãi sau mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về.
ý 1: An – đrây - ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
- 1hs đọc thành tiếng. Trao đổi theo cặp, TLCH.
 Mẹ khóc nấc lên. Ông qua đời.
 Và khóc khi biết ông đã qua đời. Vì mình... ông chết. Mẹ an ủi, bảo An đrây ca không có lỗi nhưng An đrây ca thì không cho vậy. Cả đêm khóc dưới cây táo. Mãi đến khi lớn vẫn dằn vặt.
- HS tự do phát biểu.
+ Yêu thương ông, không thể tha thứ cho mình vì chuyện mình làm.
+ An đrây ca rất có ý thức trách nhiệm về việc làm của mình.
+ An đrây ca trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và nghiêm khắc với bản thân của mình
ý 2: Nỗi dằn vặt của An đrây ca.
Nội dung chính: An đrây ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
3.Củng cố dặn dò:- Chốt nôi dung bài.
 - Liên hệ giáo dục.
 MÔN : TOÁN Tieát: 26 
BÀI : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột.
 - HS có kĩ năng nhận biết hình và vẽ được hình.
 - Bài tập cần làm : bài 1 & 2.
II. Đồ dùng dạy học – GV vẽ bảng các biểu đồ trong bài học
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:( Kiểm tra lồng ghép.).
 2. Bài mới:a) Giới thiệu bài
 Hoạt động1:(9) Bài1 .
 - GV nêu yêu cầu bài tập.
 - Gợi ý 
 - Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
- Tuần 1 bán được bao nhiêu mét vải hoa? Vải trắng?
- Tuần 2 bán?
- Tuần 3 bán?
- Tuần 4 bán?
 - GV hỏi thêm:
 Cả 4 tuần cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải?
 Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu mét vải hoa?
 Hoạt động 2(7) Bài 1:
 -GV y/c HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi
 + Biểu đồ biểu diễn gì?
 + Các tháng được biểu diễn là tháng nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm trước lớp.-
Nhận xét ghi điểm.
Hoạt động 3(9) Bài 2:
 - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên biểu đồ
 - GVHD cho HS hiểu yêu cầu của bài tập.
 - Yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ.
 - GV cùng lớp nhận xét, chữa bài.
- HS quan sát kĩ biểu đồ. Trao đổi theo cặp. TLCH.
... Số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9
- HS làm vào vở.
- HS nêu miệng bài làm.
- Học sinh quan sát và trả lời
Số ngày có mưa trong 3 tháng trong năm 2004
 Các tháng 7, 8, 9
+ Tháng 7 có 18 ngày mưa
+ Tháng 8 có 15 ngày mưa
+ Tháng 9 có 3 ngày mưa.
+ Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 15 - 3 = 12 (ngày)
+ Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là: (18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày)
- Biểu đồ số cá tàu thắng lợi đã đánh bắt được.
- 1 em lên vẽ tiếp vào biểu đồ GV đã vẽ trươc lên bảng.
- Lớp vẽ vào vở.
- HS nhaéc laïi caùch laäp bieåu ñoà.
3 . Củng cố, dặn dò: - Chốt nội dung bài.
..
MÔN: KHOA HỌC TIẾT: 11.
BÀI: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN.
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể:
 - Kể tên các cách bảo quản thức ăn:làm khô,ướp lạnh,ướp mặn,đóng hộp
 - Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
 - HS có kĩ năng: Thu nhập thông tin và xử lí thông tin qua bài tập, làm nhóm.
II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 24, 25 SGK
 - Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ:(5)
- Giáo viên kiểm tra 3 em.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi
- Nhận xét câu trả lời học sinh và ghi điểm.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài
- 3 em lên trả lời
+ Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn.
+ Chúng ta cần làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
+ Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều ra và qu¶ chÝn?
Hoạt động 1:(8) Các cách bảo quản thức ăn
- GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh họa trang 24, 25SGK và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh họa?
+ Gia đình em thường bảo quản thức ăn bằng cách nào?
+ Các cách bảo quản thức ăn có lợi ích gì?
GV kết luận: có nhiều cách giữ thức ăn được lâu không bị ôi thiu. Bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Phơi khô và ướp lạnh bằng tủ lạnh, đóng hộp, ngâm nước mắm.
+ Phơi khô và ướp lạnh bẳng tủ lạnh..
 + Thức ăn để được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và bị ôi thiu.
-HS nhắc lại.
Hoạt động 2:(7) Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn
- Giáo viên chia lớp thành nhóm, đặt tên các nhóm theo thứ tự
1. Nhóm 1: Phơi khô
2. Nhóm 2: Ướp muối
3. Nhóm 3: Ướp lạnh
4. Nhóm 4: Đóng hộp
5. Nhóm 5: Cô đặc với đường.
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu tên các loại thức ăn đuợc xử lý theo cách đó và cách thực hiện.
- Tiến hành thảo luận nhóm (5nhóm)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và các nhóm có cùng tên bæ sung.
- Giáo viên chốt lại:
Nhóm 1: Phơi khô :- Tên thức ăn: Cá, tôm, mực, củ cải, măng, miến, bánh đa, mộc nhĩ...
- Trước khi bảo quản cá, tôm, mực cần rửa sạch, bỏ phần ruột, các loại rau cần chọn loại còn tươi bỏ phần giập nát, úa, rủa sạch để ráo nước và trước khi sử dụng cần rửa lại.
Nhóm 2: Ướp muối : - Tên thức ăn: thịt, cá, tôm, cua, mực...
- Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần ruột. Trước khi sử dụng cần rửa lại hoặc ngâm nước bớt mặn.
Nhóm 3: Ướp lạnh : - Tên thức ăn: cá, thịt, tôm, cua, mực, các loại rau...
- Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi, rửa sạch, loại bỏ phần giập nát, hỏng, để ráo nước.
Nhóm 4: Đóng hộp : - Tên thức ăn: thịt, cá, tôm..
- Trươc khi bảo quản phải chọn loại còn tươi, rửa sạch loại bỏ ruột...
Nhóm 5: Cô đặc với đường : - Tên thức ăn: mứt dâu, mứt nho, mứt cà rốt, mứt khế.
- Trước khi bảo quản phải chọn quả tươi, không bị dập, nát, rửa sạch để ráo nước.
Hoạt động 3:( 11) Trò chơi : Ai đảm đang nhất.
- Mang các loại rau thật, đồ khô đã chuẩn bị và chậu nước.
- Yêu cầu mỗi tổ cử 2 bạn tham gia cuộc thi: Ai đảm đang nhất? Và 1 học sinh làm trọng tài
- 7 phút học sinh phải thực hành nhặt rau rửa sạch để bảo quản hay rửa đồ khô để sử dụng
- Y/c HS quan sát và kiểm tra sản phẩm từng tổ.
- Tiến hành trò chơi.
- Cử thành viên theo yêu cầu của giáo viên.
- Tham gia thi.
- Quan sát 
 3. Củng cố dặn dò:
 - Khi mua thức ăn đã được bảo quản cần xem kỹ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói.
 - Về học thuộc mục bạn cần biết
 - Nhận xét tiết học
Thứ 3 ngày 27 thang 9 năm 2011
MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT) TIẾT: 6
BÀI: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
 I. Mục tiêu
 - Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ , trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong truyện ngắn “Người viết truyện thật thà.”
HS yếu: nhìn SGK viết.
 -Làm đúng bài tập 2( chính tả chung),và BTCT 3b
- HS có kĩ năng nghe- viết 
 II. Đồ dùng dạy học: - 4 bảng học nhóm, một số trang từ điển.
 III. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ: - Gọi lên viết 1 số từ còn viết sai ở triết trước
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động.Hoạt động 1:(22) Hướng dẫn viết chính tả
Tìm hiểu nội dung truyện.
 - GV đọc mẫu toàn bài.
 - Gọi học sinh đọc truyện
+ Nhà văn Ban - dắc có tài gì?
+ Trong cuộc sống ông là người thế nào?
 * Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh đọc lại truyện
- Y/c HS viết những ngữ dễ viết sai vào bảng con.
 * Hướng dẫn trình bày
 - Gọi học sinh nhắc lại cách trình bày.
 * Học sinh nghe viết
 - Giáo viên đọc bài cho học sinh viết
 - Giáo viên đọc toàn bài, học sinh soát lỗi.
Hoạt động 2:(8)HDHS làm bài tập chính tả.2b
 -GV nêu yêu cầu bài tập.
 - Phát phiếu bài tập cho từng nhóm. Phát thêm ch mỗi nhóm 2 trang từ điển.
 - Nhắc HS : Nếu không tự nghĩ ra được các từ đó thì các em có  ... ài tập cần làm : bài 1; bài 2(dòng 1, 3 );bài 3
- Rèn kỹ năng làm tính cộng có nhớ đến 2 lần.
II. Các hoạt động dạy học
 1. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Giảng bài
 Hoạt động 1:(10) Củng cố cách thực hiện phép cộng.
 - Giáo viên viết lên bảng hai phép tính cộng 48.352 + 21.026 và 367.859 + 541.728 và yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính.
 Em hãy nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình?
 - GV tường trình lại cách đặt tính và caùch tính.
- 2 HS lên bảng làm. HS cả lớp làm vào bảng con.
- HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét.
- HS nêu cách đặt tính và các bước tính.
 -HS nhắc lại.
 *Giáo viên chốt lại: đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
 Hoạt động 2:(19) . Luyện tập
 Bài 1:(6)
 - GV y/c HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- GV y/c HS nêu cách tính một số phép tính trong bài.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- 4 em lên bảng lớp làm. Cả lớp làm vở.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
 -GV cùng lớp nhận xét chữa bài
 4.682	 5.247	 2.968 3.917
+ 2.305	 + 2742	+ 6.524	+ 5.267
 6.987	7.988	 9.492	 9.184
 Bài 2: 6’ : -Yêu cầu đọc yêu cầu bài,làm vào vở.4 em lên bảng làm.
 - GV chốt kết quả đúng , y/c ở dưới tự kiểm tra cho nhau.
Bài 3: (7)
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên cùng lớp theo dõi, nhân xét và đi đến bài giải đúng:
Tóm tắt:
Cây lấy gỗ: 325.164 cây
Cây ăn quả: 60.830 cây
Tất cả: ? cây
 - Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm vào vở,4 em lên bảng làm.
- Dưới đổi vở kiểm tra kết quả cho nhau.
- 2 em đọc đề . Lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở
 Bài giải
Số cây huyện đó trồng có tất cả:
325.164 + 60.830 = 385.994( cây)
Đáp số: 385.994 cây
 2. Cuûng coá: - Em hãy nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng - HS	 nhaéc laïi.
 - Về nhà làm bài tập 2, BT- VBT.
 - Nhận xét tiết học
------------------------------------------- 
 Thứ 6 ngày 30 tháng 9 năm 2011
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( T 12)
BÀI : MRVT : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
 I. Mục tiêu:
-Biết thêm được một số từ ngữ về chủ điểm trung thực - tự trọng.
-Bước đầu biết xắp xếp các từ Hán Việt có tiếng “trung” theo 2 nhóm nghĩa(BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm(BT4).
- HS có kĩ năng làm việc theo nhóm, tích cực, tự giác. 
 II. Đồ dùng dạy học :- 4 bảng học nhóm viết nội dung bài tập, 2, 3.
 III. Các hoạt động dạy học:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Hoạt động1:(8) bài 1:
 - Giáo viên giao phiếu cho nhóm
 - Yêu cầu nhóm thảo luận.
 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả
 - Giáo viên nhận xét chốt lại.
- 4 nhóm
- Học sinh thảo luận, làm vào bảng nhóm
- 4 nhóm trưởng báo cáo.
Thứ tự điền như sau: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, minh, tự hào.
- Yêu cầu vài em đọc lại đoạn văn vừa điền hoàn chỉnh. 
Hoạt động 2: (7) Bài 2
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài.
 - HS có thể dùng từ điển để hiểu đúng nghĩa của từ.( Phát cho mỗi bàn 1 vài trang từ điển.
- Giáo viên phát phiếu cho 4 em.
- Yêu cầu học sinh làm phiếu lên dán bảng.
- GV cùng học sinh nhận xét chốt lại
 -2HS đọc
- HS đọc yêu cầu BT.
- 4 em thực hiện bảng phụ
- Học sinh khác làm vào vở BT.
 + Một lòng một dạ gắn bó với lý tưởng, tổ chức hay với người nào đó là : trung thành.
 + Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi là: trung kiên.
 + Một lòng một dạ vì việc nghĩa là: trung nghĩa.
 + Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là: trung hậu.
 + Ngay thẳng thật thà là: trung thực
 Hoạt động 3: (7) Bài 3
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề bài
 - Giáo viên giải nghĩa 1 số từ .
 - Yêu cầu hoc sinh thảo luận cặp 
 - GV chốt lời giải đúng.
 - Ghi điểm cho nhóm làm tốt..
- 2 em đọc.
- Thảo luận cặp đôi, làm bài vào VBT bằng bút chì.
- 2 cặp làm ở bảng nhóm, treo lên bảng, trình bày.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
a) Trung có nghĩa là ở giữa: trung thu, trung bình, trung tâm.
b) Trung có nghĩa là: một lòng một dạ: trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên.
Hoạt động 4: (7) Bài 4
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu học sinh chơi tiếp sức theo nhóm,tổ
- Nhóm nào đặt nhiều câu và đúng là thắng cuộc.
- 2 em đọc.
- Học sinh suy nghĩ đặt câu với từ do nhóm trưởng phân công.
- Từng thành viên tiếp nối nhau đọc câu văn.
 HS lắng nghe và nhận xét
 Ví dụ: Bạn Ngọc là học sinh trung bình trong lớp.
 Thiếu nhi ai cũng thích tết trung thu.
 3. Củng cố dặn dò: - Từ ngữ đó thuộc chủ đề nào? 
 - Về làm bài 4 trang 63
 - Nhận xét tiết học.
---------------------------------------------
 MÔN : TẬP LÀM VĂN ( T12 )
BÀI : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
 I. Mục tiêu: - Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời gợi ý dưới mỗi tranh để kể lại được cốt truyện Ba lưỡi rìu. 
 -Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu
- HS yếu kể được 1 đoạn.
- Hs có kĩ năng: Biết thật thà trong mọi tình huống, thật thà với cha me trong gia đình.
 II. Đồ dùng dạy học: - Phóng to 6 tranh SGK, có lời dưới mỗi tranh.
 - 2 bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Bài mới: a) Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn làm bài tập
 Hoạt động 1:(12) Hướng dẫn kể chuỵên
-Y/cHS dựa vào tranh kể lại cốt truyện:Ba lưỡi rìu.
- Giáo viên dán 6 tranh lên bảng theo thứ tự.
- Giáo viên giải nghĩa tiều phu?
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 + Truyện có mấy nhân vật?
 + Nội dung truyện nói về điều gì?
GV: Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
- Y/c 6 HS tiếp nối nhau đọc câu dẫn giải dưới tranh.
- Yêu cầu học sinh dựa vào tranh kể lại cốt truyện?
- Giáo viên tuyên dương.
 Hoạt động 2:(22) Phát triển câu chuyện
 - Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài
 - Yêu cầu cả lớp quan sát kỹ tranh 1, đọc gợi ý, suy nghĩ trả lời:
 + Nhân vật làm gì? + Nhân vật nói gì?
 + Ngoại hình nhân vật ra sao?
 + Lưỡi rìu trong tranh lưỡi vàng, rìu bạc hay rìu sắt Trông lưỡi rìu thế nào?
 - GV yêu cầu 3 HS xây dựng đoạn 1
 - Gọi học sinh nhận xét.
* GV y/c HS hoạt động nhóm với 5 tranh còn lại.
 - GV chia lớp thành 10 nhóm, 2 nhóm cùng 1 nội dung.
-Gọi 2 nhóm cùng nội dung trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nghe và nhắc lại (người đàn ông làm nghề kiếm củi trong rừng)
- Cả lớp quan sát và trả lời:
+ 2 nhân vật: chàng tiều phu và cụ già chính là ông tiên.
+ Kể lại việc chàng trai nghèo đi đến củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu.
- 6 em đọc,lớp đọc thầm 
- Từng cặp HS dựa vào lời dẫn mỗi tranh kể lại cốt truyện cho nhau nghe 
- 2 em kể.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS quan sát tranh, TLCH
+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông.
+ Cả nhà ta chỉ trông và lưỡi rìu mày. Nay mất rìu thì sống thế nào đây.
 + Nghèo, ở trần, quấn khăn mở rìu.
 + Lưỡi rìu, bóng loáng.
- 3 học sinh kể đoạn 1
- Nhận xét lời kể của bạn.
- Cả lớp quan sát.
- Nhóm 2 em.
- 2 nhóm thực hiện.
- Giáo viên nhận xét ghi ý chính lên bảng lớp
Đoạn
Nhân vật nói gì?
Nhân vật làm gì?
Ngoại hình nhân vật.
Lưỡi rìu vàng, bạc, sắt
- Tổ chức cho học sinh thi kể từng đoạn
- Giáo viên nhận xét sau mỗi lượt học sinh kể.
-Tổ chức cho học sinh thi kể toàn truyện
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
- kể chuyện theo nhóm 6 phát triển ý, xây dựng đoạn văn.
- Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn , kể toàn truyện.
 4. Củng cố dặn dò:
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học.
 - Choát noäi dung baøi.
 - Keå laïi caâu chuyeän cho moïi ngöôøi nghe. 
---------------------------------------------
MÔN : TOÁN ( T 30)
BÀI : PHÉP TRỪ
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
 - Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số(không nhớ và có nhớ không quá 3 lượt và không lien tiếp )
- Bài tập cần làm : bài 1; bài 2(dòng 1);bài 3
 - Kỹ năng làm tính trừ.
 II. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ:(5)
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép cộng?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài
 b) Giảng bài
 Hoạt động 1: (7) Củng cố cách thực hiện phép trừ
 - GV viết lên bảng 2 phép trừ SGK. Yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính.
 - Y/c cả lớp nhận xét bài làm 2 bạn trên bảng.
 - Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình?
 - GV tường trình lại cách đặt tính và tính, hướng dẫn kĩ lại phép trừ có nhớ.
 -2 em nhắc lại
-2HS lên bảng làm. HS khác làm vào bảng con.
- HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính .
 -Hs theo dõi
* Giáo viên chốt lại: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau,viết dấu - và kẻ gạch ngang.- Trừ theo thứ tự từ phải sang trái.
Yêu cầu học sinh nhắc lại
 Hoạt động 2. Thực hàn
Bài 1 (6):-GV y/c HS đặt tính và thực hiện phép tính vaứo bảng con.
- GV cùng HS nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
 987.864 969.696
+ 783.251 + 656.565
 204.613 313.131
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
Bài 2: ( 6’) : -Yêu cầu đọc yêu cầu bài,làm vào vở.4 em lên bảng làm.
 - GV chốt kết quả đúng , y/c ở dưới tự kiểm tra cho nhau.
 Bài 3: (6)	
 - Giáo viên đọc đề bài, vẽ bảng như SGK 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ. SGK/40 và nêu cách tìm đoạn đường xe lửa đi từ Nha Trang đến TP. Hồ Chí Minh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài
- Giáo viên nhận xét và sửa bài.
- 3 em nhắc lại.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-4 em lên bảng, HS khác làm vào bảng con.
 839.084 628.450
- 246.937 - 35.813
 592.147 592.637
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm vào vở,4 em lên bảng làm.
- Dưới đổi vở kiểm tra kết quả cho nhau.
- 2 HS đọc bài toán. Lớp đọc thầm.
Quan sát hình vẽ, trả lời.
HS làm bài vào vở.
1 HS lên bảng làm bài.
Lớp nhận xét chữa bài.
Bài giải
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP. Hồ Chí Minh dài là:
1.730 - 1.315 = 415 km
Đáp số: 415km
 3. Củng cố dặn dò: - Nêu cách thực hiện phép trừ?
- Về nhà làm bài 2 vào vở
- Xem trước bài: Luyện tập
- Nhận xét tiết học
-----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN - 6.doc