Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 8

Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 8

MÔN : TẬP ĐỌC

 BÀI : NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. Mục tiêu

 1- Đọc được bài thơ với giọng hồn nhiên,vui tươi.

 2- Hiểu ý nghĩa của bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh,đáng yêu,nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.( trả lời được câu hỏi 1,2,4;thuộc 1,2 khổ thơ ).Học sinh khá , giỏi thuộc bài thơ,trả lời được câu hỏi 3

 3- HS có kĩ năng : Biết thể hiện niềm vui, niềm khao khát như các bạn nhỏ khi ước mơ về tương lai tốt đẹp.

 - TCTV: hái chén, đúc, trái bom.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy và học

 

doc 20 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8	Thứ 2 ngày 10 tháng 10 năm 2011
MÔN : TẬP ĐỌC 
 BÀI : NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu 
	1- Đọc được bài thơ với giọng hồn nhiên,vui tươi. 
	2- Hiểu ý nghĩa của bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh,đáng yêu,nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.( trả lời được câu hỏi 1,2,4;thuộc 1,2 khổ thơ ).Học sinh khá , giỏi thuộc bài thơ,trả lời được câu hỏi 3
 3- HS có kĩ năng : Biết thể hiện niềm vui, niềm khao khát như các bạn nhỏ khi ước mơ về tương lai tốt đẹp.
 - TCTV: hái chén, đúc, trái bom.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG GV 
 HOẠT ĐỘNG HS
HĐ 1: KTBC Khoảng 5’
Kiểm tra 2 nhóm HS.
Nhóm 1: Đọc phân vai màn một vở kịch Ở Vương quốc Tương lai.
Nhóm 2: Đọc màn hai.
GV nhận xét + cho điểm.
HĐ 2: Giới thiệu bài (1’
HĐ 3:Luyện đọc Khoảng 10’
a/Cho HS đọc
Cho HS đọc nối tiếp.
Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: giống,phép,xuống, sao,trời.
Hướng dẫn cách ngắt nhịp thơ.VD: khổ 1 cách nhấn giọng:
Khổ 1:
 Nếu chúng mình có phép lạ
 Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
 Chớp mắt / thành cây đầy quả
 Tha hồ / hái chén ngọt lành
-Cho HS luyện đọc theo cặp.
Cho HS đọc cả bài trước lớp.
b/HS đọc thầm chú giải + giải nghĩa từ
c/GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần
HĐ 4 : Tìm hiểu bài Khoảng 9’
Cho HS đọc thành tiếng bài thơ.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
H:Câu thơ nào được lặp lại trong bài nhiều lần?Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?Cho HS đọc thầm lại cả bài thơ.
H:Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ.Những điều ước ấy là gì?
Cho HS đọc lại khổ 3 + 4.
H:Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
a/Ước “không còn mùa đông”
b/Ước “hoá trái bom thành trái ngon”
H:Em thấy những ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ là những ước mơ như thế nào?
-Cho HS đọc thầm lại bài thơ.
H:Em thích ước mơ nào trong bài thơ?
GV nhận xét + khen những ý kiến hay.
HĐ 5: Đọc + HTL bài thơ Khoảng 7’
Cho HS đọc tiếp nối bài thơ (GV hướng dẫn thêm để HS có giọng đọc đúng,hay)
GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2,3 khổ thơ.
Cho HS nhẩm HTL bài thơ.
 - Cho HS thi đọc thuộc lòng.
GV nhận xét + khen thưởng những học sinh nói hay.
-Nhóm một đọc phân vai(màn 1) + trả lời câu hỏi.
-Nhóm hai đọc phân vai(màn 2) + trả lời câu hỏi.
4 HS đọc 5 khổ thơ (HS thứ 4 đọc 2 khổ 4 + 5)
-Mỗi em đọc một khổ,nối tiếp nhau hết bài (hoặc 1 em đọc xong cả bài,em tiếp theo đọc)
-2 HS đọc cả bài trước lớp.
-Cả lớp đọc thầm chú giải.
-1-2 em giải nghĩa từ đã có trong chú giải.
-HS đọc thành tiếng.
-HS đọc thầm.
-Câu thơ Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại nhiều lần.
-Việc lặp lại nhiều lần nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
-HS đọc thầm cả bài.
-Khổ 1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả.
-Khổ 2:...
-HS đọc lại khổ 3 + 4.
-Ước “không còn mùa đông” là ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai,không còn tai hoạ đe doạ con người.
-Ước “hoá trái bom thành trái ngon” là ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh.
-Đó là những ước mơ lớn,những ước mơ cao đẹp:ước mơ về trong hoà bình.
-Cả lớp đọc thầm.
-HS phát biểu tự do và lí giải được vì sao mình thích ước mơ đó.
-Lớp nhận xét.
-4 HS tiếp nối đọc lại bài thơ.
-Cả lớp nhẩm thuộc lòng.
-4 HS thi đọc thuộc lòng.
3/ Củng cố, dặn dò Khoảng 3’:H:Em hãy nêu ý nghĩa bài thơ.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
----------------------------------------------
 MÔN : TOÁN ( TIẾT 36 )
BÀI : LUYỆN TẬP	 
I/ Mục tiêu 
-Tính được tổng của 3 số,vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất. 
- HS có kĩ năng : Vận dụng kĩ năng cộng vào làm bài tập.
- Bài tập cần làm : bài1(b) ,bài 2(dòng 1&2) ,bài 4( a)
II/ Đồ dùng dạy học
Bp kẻ sẵn bảng số BT 4-VBT.
III/ Các hoạt động dạy – học
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS 
 KTBC: 
- GV: Gọi 3HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời ktra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: *Luyện tập-thực hành:
Bài 1: - Hỏi: + BT y/c cta làm gì?
+ Khi đặt tính để th/h tính tổng của nhiều số hạng ta phải chú ý điều gì?
- Y/c HS làm bài – ý b
- Y/c HS nxét bài làm của bạn trên bảng.
- GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài 2: - Hãy nêu y/c của BT.
- GV: Hdẫn: Để tính bằng cách thuận tiện ta áp dụng t/chất g/hoán & k/hợp của phép cộng. khi tính, ta có thể đổi chỗ các số hạng của tổng cho nhau & th/h cộng các số hạng cho kquả là các số tròn với nhau.
- GV có thể làm mẫu 1 b/thức sau đó y/c HS làm bài. Vd: 96+78+4 = (96+4)+78 = 100+78 = 178.
- GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài 4: - Y/c HS đọc đề bài.
- Hỏi tìm hiểu đề.
- GV: Y/c HS tự làm bài.(ý a)
- GV: Nxét & cho điểm HS.
- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn .
- HS: Nhắc lại đề bài.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- 2HS nxét.
- HS: Trả lời.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- HS: Nxét & trả lời.
- HS: Đọc đề.
- HS: TLCH tìm hiểu & làm vào VBT, 1HS lên bảng làm.
3/Củng cố-dặn dò:- GV: T/kết giờ học, dặn : r Làm BT & CBB sau. 
 *****************************************
MÔN : KHOA HỌC
BÀI 15: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH
I. Mục tiêu
 Sau bài học, HS có thể :
Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh: hắt hơi ,sổ mũi,chán ăn ,mệt mỏi,đau bụng,nôn,sốt..
Biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu không bình thường..
HS có kĩ năng : Phân biệt được lúc cơ thể khẻo mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
II. Đồ dùng dạy – học
Hình trang 32, 33 SGK.
III. Hoạt động dạy – học
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 22 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới (30’) 
HOẠT ĐỘNG GV 
HOẠT ĐỘNG HS 
Hoạt động 1 : QUAN SÁT HÌNH TRONG SGK VÀ KỂ CHUYỆN
Cách tiến hành :
Bước 1 : - GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu ở mục Quan sát và Thực hành trang 32 SGK.
Bước 2 :
GV yêu cầu lần lượt từng HS sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32 SGK thành 3 câu chuyện như SGK và yêu cầu kể lại với các bạn trong nhóm.
Bước 3 :
Gọi các nhóm lên kể chuyện trước lớp.
Kết luận: Như đoạn đầu của mục Bạn cần biết trang 33 SGK
Hoạt động 2 : TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI MẸ ƠI, CONSỐT !
Cách tiến hành :
Bước 1 :
GV nêu nhiệm vụ : Các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh.
Bước 2 : Làm việc theo nhóm
Bước 3 :
Yêu cầu các nhóm lên trình diễn.
Kết luận: Như đoạn sau của mục Bạn cần biết trang 33 SGK. 
Đại diện các nhóm lên kể chuyện trước lớp, mỗi nhóm chỉ trình bày một câu chuyện, các nhóm khác bổ sung.
HS nghe GV nêu nhiệm vụ.
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra.
- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác góp ý kiến.
- HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến cách lựa chọn cách ứng xử đúng.
3/Củng cố dặn dò : -GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới. 
************************************ 
Thứ 3 ngày 11 tháng 10 năm 2011
MÔN : CHÍNH TẢ ( Nghe-viết)-t8
BÀI : TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu
 - Nghe - viết đúng và trình bày sạch sẽ bài : “Ngày mai, các em có quyền... đến to lớn, vui tươi” trong bài: Trung thu độc lập.
 - Làm đúng bài tập (2)a.
- HS có kĩ năng: Nghe – viết được đoạn chính tả.
- HS yếu: Nhìn SGK viết 1 đoạn khoảng 4 câu.(8 em )
II. Đồ dùng dạy - học Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 2a
III. Các hoạt động dạy – học 
 1. Bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng GV đọc và viết các từ.
- GV nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài
 Hoạt động1:(22) Hướng dẫn viết chính tả. 
 - GV đọc đoạn viết.
 + Cuộc sống mà anh chiến sỹ mơ tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào?
 + Đất nước ta hiện nay đã thực hiện được ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sỹ chưa?
 * Hướng dẫn viết từ khó: quyền, mơ tưởng, mươi mười lăm, thác nước, phấp phới, bát ngát, nông trường
- Giáo viên nhận xét sửa sai.
 * Nghe viết chính tả
 - Giáo viên đọc học sinh viết
 - GV đọc lại cho học sinh soát lỗi.
 - Giáo viên thu vở chấm.
 Hoạt động 2: (6) Luyện tập
Bài 2a: Nêu yêu cầu bài tập
Em chọn những tiếng nào điền vào ô trống? Những tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm
- GV theo dõi, nhận xét,chữa bài.
- GV nhận xét ghi điểm cho từng nhóm.
- GV yêu cầu HS đọc lại truyện và nêu ý nghĩa truyện.
- trung thực, chung thuỷ, trợ giúp, họp chợ, trốn tìm, nơi chốn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc đoạn văn cần viết trang 66 SGK. Trả lời câu hỏi.
 + Anh mơ đến đất nước tươi đẹp với dòng thác nước đổ xuống làm chạy vui tươi.
 + Đất nước ta hiện nay đã có được những điều mà anh chiến sĩ mơ ước. Thành tựu kinh tế đạt được rất to lớn: Chúng ta có những nhà máy thủy điện lớn, những khu công nghiệp, đô thị lớn..
- 2 học sinh lên bảng viết từ khó, học sinh khác viết vào bảng con.
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát lỗi ghi ra lề.
- HS nộp vở.
- 1 em đọc thành tiếng.
- HS đọc thầm lại truyện, suy nghĩ, thảo luận nhóm, làm vào bảng học nhóm.
- Đại diện các nhóm treo bảng lên, trình bày.
a) kiếm giắt, kiếm rơi xuống nước, đánh dấu, kiếm rơi, làm gì, đánh dấu, kiếm rơi, đã đánh dấu.
- HS phát biểu.
 3. Củng cố dặn dò: - Trả bài, nhận xét bài viết của HS
- Giáo viên nhận xét tiết học , hướng dẫn bài tập về nhà BT3a
- Nhận xét tiết học.
**************************************
MÔN : TOÁN ( T 37)
BÀI : TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 - Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 - HS có kĩ năng : Nhớ công thức vào giải toán theo cách mình chọn.
 - TCTV: Tổng, hiệu
 - Bài tập cần làm : bài 1& 2
II. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ: 
 2. Bài mới: a. giới thiệu bài: (1’ )
* Hoạt động 1 (10) Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Giáo viên đ ... ọc đề.
 + Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
+ Những từ ngữ và câu đó là lời của ai?
+ Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
Giáo viên: dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Lời nói đó có thể là 1 cụm từ, 1 câu, 1 đoạn văn.
 Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
-Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi.
 + Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?
+ Khi nào dấu ngoặc kép được phối hợp với dấu 2 chấm?
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
 + Từ “lầu” chỉ cái gì?
 + Tắc kè hoa có xây được “lầu” theo nghĩa trên không?
 + Từ “lầu” trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì?
 + Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?
Ghi nhớ:- Chốt nội dung ghi nhớ 
 - Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
 Hoạt động 2:(14)3. Luyện tập
 Bài 1:(5)
Nêu yêu cầu bài tập .
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
Chốt lời giải đúng.
 Bài 2: (4) - Nêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi SGK
- GV nhận xét, bổ sung.
 Bài 3:a
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Hướng dẫn: Tìm những từ nhữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a và đoạn b, đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép. 
- Kết luận lời giải đúng.
 + Con nào con nấy hết sức tiết kiệm
 “ vôi vữa”.
 + Tại sao từ “vôi vữa” lại được đặt trong dấu ngoặc kép?
 3b) Tiến hành như a
- 1 Học sinh đọc.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi theo cặp, dùng bút chì gạch dưới các từ ngữ, câu được đặt trong dấu ngoặc kép.
- HS phát biểu.
 + Từ ngữ:” Người lính.. mặt trận”; “đầy tớ trung.. của nhân dân”.
+ Câu:” Tôi chỉ có một sự ham... học hành”.
+ Lời của Bác Hồ.
+ Dẫn lời nói trực tiếp của Bác Hồ.
- 1 em đọc đề.
- HS dựa vào VD trên kết hợp đọc mục ghi nhớ để trả lời.
- 2 em ngồi cũng bàn thảo luận.
 Khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một cụm từ như: Người lính vâng mệnh quốc dân ra mặt trận.
Khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn như câu nói của Bác Hồ: “Tôi chỉ có một sự ham muốn.. được học hành”.
- 1 học sinh đọc .
- HS đọc thầm lại các câu thơ, thảo luận nhóm 4, TLCH
“lầu” chỉ ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng, đẹp đẽ.
 Tắc kè xây tổ trên cây, tổ tắc kè bé, không phải cái lầu theo nghĩa trên.
 Từ “lầu” nói cái tổ của tắc kè rất đẹp và quí.
 dùng để đánh dấu từ “ lầu” là từ được dùng với nghĩa đặec biệt.
- 3 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 2 học sinh đọc yêu cầu BT.
- HS làm vào vở BT, gạch chân các lời nói trực tiếp.
- HS phát biểu.
- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?
- Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa.Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Lớp đọc thầm lại các câu văn, trao đổi chung, phát biểu.
 Không thể viết xuống dòng đặc sau dấu gạch đầu dòng vì đây không phải là lời nãi trực tiếp giữa 2 nhân vật đang nói chuyện.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- 1 em lên làm, học sinh dưới lớp trao đổi làm vào VBT.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
+ Vì từ “vôi vữa” ở đây không phải như vôi vữa con người dùng. Nó có ý nghĩa đặc biệt.
3. Củng cố dặn dò:
 - Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép
 - Về làm bài cho hoàn chỉnh.
 .
MÔN : TẬP LÀM VĂN ( T 16 )
BÀI : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU TRUYỆN.
I. Mục tiêu: 
 - Nắm được tình tự thời để kể đúng nội dung trích đoạn kịch: Ở vương quốc Tương Lai(bài TĐ – t 7)-Bt 1
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo tình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV ( BT2,3).
 - HS có kĩ năng : Suy nghĩ, phát triển suy nghĩ thành lời nói, thuyết trình trước lớp.
- TCTV: Một số mẫu câu (như thế nào? Khi nào?...) dùng để hỏi học sinh
II. Đồ dùng dạy học:
 - Chép sẵn bảng ví dụ về cách chuyển thể 1 lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
 - Bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1,2 của câu chuyện: Ở vương quốc Tương Lai theo cách kể 1 , lời mở đầu đoạn 2 theo cách kể 2
 1. Bài cũ:(5)- Gọi học sinh lên kể lại câu chuyện hôm trước các em kể.-BT3
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn học sinh làm bài
 Hoạt động: (10’) bài 1
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề
- Hướng dẫn HS làm mẫu chuyển thể lời thoại giữa Tin- tin và em bé thứ nhất từ ngôn ngữ kịch sang lời kể.
 + Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
 - GV cùng lớp nhận xét, góp ý. GV mở bảng mẫu đã chép sẵn, chốt lại cách kể đúng.
Một hôm, Tin- tin và Mi -tin đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn thấy một em bé đang mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin- tin ngạc nhiên hỏi:
 - Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy?
 Em bé trả lời:
 - Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
- GV treo tranh minh họa truyện ở Vương quốc Tương lai. Yêu cầu học sinh đọc lại truyện trong nhóm theo trình tự thời gian.
 - GV cùng HS nhận xét . 
- 2 học sinh kể.
-1 em đọc đề.
 Là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau.
- 1 học sinh giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin- tin và em bé thứ nhất.
- Quan sát tranh, 2 học sinh ngồi cùng bàn kể chuyện, sửa chữa cho nhau.
- 3 - 5 học sinh thi kể.
 Hoạt động 2: (10) Bài 2
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu.
 - Hướng dẫn HS nắm yêu cầu BT.
 + Trong truyện ở Vương quốc Tương lai hai bạn Tin tin và Mi tin có đi thăm cùng nhau không?
 + Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau?
 - Giáo viên nhận xét nội dung truyện đã theo đúng trình tự không gian chưa? Bạn kể đã hấp dẫn sáng tạo chưa?
 - Nhận xét cho điểm học sinh 
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
+ Đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kỳ diệu cùng nhau.
+ Công xưởng xanh trước khu vườn kỳ diệu sau.
- Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện theo trình tự không gian, góp ý cho nhau.
 + 3 - 5 em đến tham gia thi kể.
+ Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể
Hoạt động 3: (7)Bài 3
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc, trao đổi 
- GV nhận xét, kết luận.
 Kể theo trình tự thời gian.
 + Mở đầu đoạn 1:Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
+ Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin -tin và Mi- tin đến khu vườn kỳ diệu.
+ Về trình tự sắp xếp?
+ Về từ ngữ nối 2 đoạn
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Đọc và trao đổi chung cả lớp.
- HS phát biểu
-Kể theo trình tự không gian
+Mở đầu đoạn 1: Mi -tin đến khu vườn kỳ diệu.
+ Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi- tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin-tin đến công xưởng xanh
+ Có thể kể đoạn trong công xưởng xanh trước đoạn trong khu vườn kỳ diệu và ngược lại.
+ Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm.
 3. Củng cố dặn dò - Có những cách nào để phát triển câu chuyện?
- Những cách đó có gì khác nhau?
- Nhận xét tiết học
- Về viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo 2 cách vừa học.
-------------------------------------------
MÔN : TOÁN ( T 40 ) 
BÀI : HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
 - Có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc
 - Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê-ke .
 -HS có kĩ năng : Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc ngoài bài học.
 - TCTV: Thế nào gọi là vuông góc
 - Bài tập cần làm được : bài 1 & 2 , bài 3 ( a )
II. Đồ dùng dạy học: - Ê ke, thước thẳng (cho giáo viên và học sinh)
 III.Hoạt động dạy và học.
 1. Bài cũ: Yêu cầu HS: Vẽ 1 góc nhọn? 1 góc bẹt? 1 góc tù?
- Hãy so sánh cách góc này vơi góc vuông?
 Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài
 Hoạt động1: (12)Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
- Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?
- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì?
 - GV kéo dài 2 cạnh BC và DC thành 2 đường thẳng, tô màu 2 đường thẳng( đã kéo dài) . Cho HS biết: “ Hai đường thẳng BC và DC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau”
 GVÝCHS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc trong thực tế cuộc sống.
- GVHDHS vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau. GV vừa nêu cách vẽ vừa thao tác.
 Dùng ê ke vẽ:
 + Vẽ đường AB
 + Đặt 1 cạnh ê ke trùng với đuờng thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được 2 đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau.
- Yêu cầu học sinh cả lớp vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
 Hoạt động 2:(17) Luyện tập:
 Bài 1:(5) GV đọc yêu cầu BT.
 - GV vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập SGK/52
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ GV yêu cầu HS cả lớp dùng eke kiểm tra hình vẽ trong SGK.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ý kiến.
- Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau?
Bài 2: (5)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, cho biết AB vàBC là một cặp cạnh vuông góc với nhau, yêu cầu HS nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau cả trong HCN ABCD.
 - Giáo viên nhận xét và kết luận đáp án đúng.
 Bài 3:(6)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên vẽ hình lên bảng, yêu cầu HS: dùng ê ke kiểm tra rồi nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình.
- 2 em vẽ trên bảng.
- 1 em trả lời.
- HS quan sát, trả lời.
- Hình ABCD là hình chữ nhật.
- Góc vuông.
- HS quan sát, dùng ê ke kiểm tra và nêu nhận xét: “ Hai đường thẳng BC và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C”
- Ví dụ: hai mép của quyển sách, quyển vở., 
- HS theo dõi thao tác của GV và làm theo
 C
A 0 B
 D
 - 1 học sinh lên bảng vẽ, học sinh cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- 2 em đọc yêu cầu.
- Dùng ê ke để kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc với nhau không?
- Dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK, 1 HS lên bảng kiểm tra hình vẽ của GV
 Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau.
Vì khi dùng ê ke để kiểm tra thì thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc góc vuông có chung đỉnh I.
- 1 học sinh đọc to trước lớp.
- HS làm vào vở
- 1 HS lên bảng làm
- 2 em đọc to trước lớp: AB và AD, AD và ĐC, DC và CD, CD và BC,
- 2 em đọc đề.
 -HS quan sát.
- HS làm việc theo cặp.
- 1 HS lên bảng kiểm tra và làm bài.
- GV cùng lớp nhận xét, bổ sung. 
 3/Củng cố dặn dò
 - HS nêu lại cách kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
 - Hướng dẫn BTVN.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
-------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc